Hôm nay,  

Tôi Là Người Đáng Ghét

27/03/200800:00:00(Xem: 837760)

Người viết: Phan

Bài số 2261 -1635-38-vb5270308

Tác giả là một nhà báo, người phụ trách một cột mục trên tạp chí Ca Dao tại Dallas, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bài viết mới của ông lần này được ghi “Viết theo lời kể bạn tôi,” là chuyện quanh một cây xăng, khởi đầu từ thời nước Mỹ bị khủng bố tấn công..

Từ sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 09 năm 2001, tôi chỉ đổ xăng ở cây xăng sau tiệm nail của vợ tôi. Lý do thật đơn giản là tôi ủng hộ ông chủ cây xăng mà trước đó… tôi ghét ông ta. Ông ấy có cha Mỹ, mẹ Mễ nên nước da ngăm đen như Mễ mà mắt xanh, tóc vàng như Mỹ. Ong cỡ ngoài bốn mươi tuổi, thấp người nhưng mạnh khoẻ. Tôi không thích lối nói chuyện lấc xấc của ông nên ghét rất tự nhiên.

Biến cố 911 đã thay đổi hết ý nghĩ của tôi vì sáng hôm sau biến cố chỉ vài ngày. Tôi đưa vợ ra tiệm trước khi đi làm như mọi hôm, thấy cây xăng đông vui nên qua xem. Thì ra ông ta cho dọn hết những món ăn sáng mà thường ngày cây xăng bán cho khách hàng ra ngoài sân rộng với nhiều cái bàn kê sát lại thành một dãy bàn. Đầu dãy bàn là tấm bảng ghi: "Xin ủng hộ cho nạn nhân khủng bố ở New York". Tiếp theo là hàng hà những món ăn sáng, đến thùng thùng nước ngọt ướp đá, bàn cuối cùng là thùng đựng tiền quyên góp của Hội Hồng Thập Tự Mỹ để chung với thùng cờ Mỹ (loại nhỏ để gắn lên xe). Tôi đứng xem thì ông đến chào hỏi tôi theo phong cách lấc xấc cố hữu của ông. Nhưng ông cho tôi biết điều tôi không ngờ là hôm nay, ông cho free tất cả thức ăn, nước uống để gây qũy ủng hộ những nạn nhân bị khủng bố.

Tự nhiên tôi thấy bản mặt ông dễ coi hơn hôm qua, giọng nói và phong cách lấc xấc của ông bớt thấy ghét vì vẻ ngậm ngùi khi nói về những nạn nhân chết oan. Ong không hề nói tới oán thù người gây ra thảm cảnh - cũng là một điều lạ. Hôm nay, ông nói chuyện với tôi ít quá! Người mà hôm qua, tôi không thể nói chuyện với ông. Hôm nay, ông bận rộn hơn công việc đếm tiền hàng ngày vì ông phải đi bắt tay từng người khách hàng ghé đổ xăng, ông chia sẻ với những người đang rớt nước mắt khi cầm lên tay cây cờ Mỹ, ông an ủi những người thanh niên Mỹ vừa bỏ tiền vô thùng quyên góp, vừa đấm tay vào không khí với hết lòng tức giận…

Tôi đứng nhìn người Mỹ-đủ mọi thành phần. Ông trán cao với bộ quần áo sang trọng, đôi giày bóng loáng, cái xe đắt tiền… ông ấy đổ xăng bằng thẻ tín dụng, xong. Bước qua cái máy ATM để cà thẻ. Cuối cùng là cầm xấp giấy bạc đi xếp hàng với mọi người. Khoảng cách của ông ta và những người lao động đã thu ngắn lại sau biến cố tang thương! Ong ta chỉ lấy một lon Coke mà bỏ vô thùng một xấp tiền (tiền trong máy ATM toàn là tờ $20).

Người phụ nữ trẻ trung và phong độ trí thức như một cô giáo, cô ta cũng làm y như ông trán cao. Mấy anh thợ sơn với cái xe van đầy sơn cũng như những bộ quần áo mà họ đang mặc. Từng người xếp hàng lấy một cái bánh mì, một hotdog, một lon Coke, bỏ vô thùng một tờ $20 rồi lấy cây cờ ra cắm lên xe mình. Họ ăn đứng, uống đứng và trò chuyện với nhau về biến cố đau lòng. Những mẩu chuyện tiếu lâm hay tục tĩu thường nghe ngoài cây xăng đã biến mất trong sáng hôm nay.

Mấy người Mễ cắt cỏ cũng như thế, nhưng họ chỉ bỏ vào thùng tờ $5, người Mễ kia chắc không có nhiều tiền, nhưng tôi đoán lòng tự trọng rất cao vì anh ta để cái bánh mì hotdog với lon Coke lên bàn, cho hai tay vào hai túi quần -lôi luôn vải túi quần ra để chứng minh cho mọi người thấy là anh ta đã vét hết hai túi. Anh bỏ vô thùng hai tờ $1 trong tiếng vỗ tay của nhiều người -cả tôi nữa. Anh Mỹ đen là vua ăn hỗn đồ free, nhưng hôm nay anh ấy đã xếp hàng, bỏ tiển vô thùng, lấy mỗi cây cờ… rồi bật khóc.

   Ong chủ cây xăng bần tiện đến độ tôi lỡ đổ xăng $40.01 thì ông ta cũng đòi tôi cho được một cent. Nhưng hôm nay, trước nỗi đau bàng hoàng của nước Mỹ, ông tự tay xách ra xe những người thợ làm bờ rào, mớ nước ngọt mà ông bỏ vội vô bao ny-lon.

Tôi đứng xem những người Mỹ khi đồng bào họ lâm nạn, họ cũng quên hết địa vị xã hội mà hôm qua họ khăng khăng giữ. Ong trí thức đàm đạo với bà quét dọn cây xăng. Ong giáo sư đứng gặm bánh mì hotdog chung với thợ hồ, thợ xây, những người làm đường… Họ đàm đạo với nhau như con một cha; anh em một nhà. Tôi xúc động thật sự với cô bé con chừng sáu tuổi, tóc buộc đuôi gà để khoe khoang gương mặt sáng như thiên thần. Cặp táp đeo sau lưng như chuẩn bị đi học, cũng theo mẹ đến xếp hàng như người lớn, cũng bánh mì hotdog với lon Coke như ai. Nhưng đến thùng bỏ tiền thì cô bé trút hầu bao bạc cắc! Cô bé đóng góp hết gia tài bạc cắc của mình thì cũng tương đương ông Bill Gate đóng góp vài chục tỷ đô la! Tấm lòng lúc này cần hơn hiện vật hay hiện kim. Cô bé thiên thần cũng tự lấy một phần ăn, một lon Coke, một cây cờ rồi đi ra chỗ trống. Khác người lớn là để thức ăn, nước uống lên bàn trống. Cô bé úp mặt vô lá cờ… thút thít. Tôi tiếc là không có cái máy ảnh trong tay để có chút quà mọn gởi Bin.

Lần đầu tiên tôi được thấy "tấm lòng người Mỹ" nên tôi gọi cho ông xếp trong Hãng rằng tôi đến trễ! Tôi nhất định coi cho hết một buổi quyên tiền để hiểu biết thêm về đất nước cho mình tạm dung. Sau khi được xếp chấp nhận, tôi theo dòng người xếp hàng để làm công dân Mỹ cho đáng công nước Mỹ cho tôi vô Quốc tịch Mỹ. Tôi cũng bánh mì hotdog, lon Coke, $20, lá cờ… Tôi ăn rất ngon miệng vì ăn cùng mọi người-chứ ngày thường thì tôi không ăn thức ăn ngoài cây xăng. Tôi uống lon Coke ngon như bia, rượu vì người uống rượu bia thường không thích nước ngọt. Tôi thích nhất là cảm giác xài tiền! Chưa bao giờ tôi thấy mình xài tiền đúng đắn như hôm nay! Dù $20 chỉ có… thế thôi! Tiền là bằng chứng của sức lao động, là thước đo khoảng cách giàu nghèo trong xã hội; là nguyên ủy của khổ đau vì tranh giành giữa đồng loại với nhau. Nhưng ở một hoàn cảnh nào đó! Đồng tiền là phương tiện chuyên chở tình người.

Tôi ít khi nào suy nghĩ viễn vông kiểu này lắm! Nhưng sao hôm nay tôi lại muốn đóng góp thêm! Tôi muốn đóng vài ngàn đô la để tạ ơn nước Mỹ một lần. Tôi muốn kết bạn với cô bé buộc tóc đuôi gà - dù cô ấy đáng mặt bạn bè với con tôi thôi!

Những ý tưởng của tôi được hiện thực sau khi "final". Ong chủ cây xăng cùng nhân viên Hồng Thập Tự mở thùng quyên góp, đếm tiền. Cuối cùng, người nhân viên của Hội Hồng thập Tự Mỹ công bố số tiền thu được là gần ba chục ngàn đô la. Ong chủ cây xăng công bố: Tiền thức ăn, nước uống mà ông đã cung cấp cho buổi sáng nay là $750, mọi người có mặt đều vỗ tay hoan hô sự thành công mỹ mãn. Tôi thấy ông chủ buồn! Ong không nhận tờ giấy Hồng Thập Tự chứng nhận cho ông đã đóng góp $750, để giành tới cuối năm khai thuế. Ong tâm sự với tôi rằng: Ong muốn quyên góp cho Hội Hồng Thập Tự một trăm ngàn đô la. Ong tính cây xăng sẽ chi ra chừng mười ngàn đô la thức ăn, nước uống để có thể thu vô một trăm ngàn. Ong chưa hài lòng với thành quả đạt được trong sáng hôm nay.

Tôi không tưởng tượng được một người keo kiệt tới cái penny như ông mà khi đất nước lâm nguy, đồng bào khốn khó… ông dám chi ra mười ngàn tiền túi - không thèm khai thuế. Tôi tự thấy xấu hổ về lòng yêu nước của mình - Nước Việt Nam kìa! Nước Mỹ đã lầm về tôi là cho ăn ở, việc làm… nhưng làm được đồng nào là lo gởi về Việt Nam 10%, còn nhiêu tích lũy để xe hơi nhà lầu.

Tất cả những điều tôi vừa kể, đưa tôi đến lần đầu tiên trong đời đi làm công tác xã hội. Tôi hợp tác với ông chủ cây xăng, mở một "Bữa quyên góp" như thế nữa vào ngày thứ tư trong tuần vì thứ tư là ngày cây xăng đắt nhất (theo thống kê thu nhập của cây xăng). Phần ông chủ cây xăng đóng góp như cũ, phần tôi order $500 chả giò Việt Nam mà ông bà bác làm chả giò… "Lấy ba trăm thôi! Hai bác phụ cháu $200, coi như đóng góp với nước Mỹ." Người già Việt Nam coi bộ rộng lòng hơn con trẻ!

Một ngày Vui trong đời - sống trên đất khách. Tôi học hỏi được nhiều điều từ thực tế hơn tôi tưởng! Bà lượm lon cũng xếp hàng, đóng góp theo khả năng tài chánh như mọi người. Bà ăn cái chả giò ngon nhất trong đời - nhưng chỉ ăn một cái thôi. Tôi lấy cho bà thêm cái nữa, bà từ chối vì cái chả giò có thể đổi được $20 cho người cần thiết. "Anh để lại đi, tôi đã thấy ông kia ăn xong cái chả giò, ông trở lại xếp hàng thêm lần nữa, bỏ thêm $20 vô thùng để ăn thêm cái chả giò".

Lâu lắm rồi! Tôi mới có một ngày vui trong đời tỵ nạn. Tôi chia sẻ niềm vui với đồng nghiệp trong Hãng, đến tai ông xếp trong Hãng biết tôi lấy Vacation đi làm công tác xã hội thì ông cho tôi ăn lương 8 tiếng - hôm tôi nghỉ, không tính vô Vacation. Tôi yêu đời; yêu người thiết tha… tôi yêu nước Mỹ.

Từ đó, tôi chỉ đổ xăng ở một cây xăng là vậy! Nhưng có niềm vui nào trọn vẹn đâu" Cây xăng có ba người phụ việc với ông chủ là bốn. Ba người thấy mặt tôi là mở xăng cho tôi đổ trước-tính tiền sau. Riêng ông già Mỹ gốc Nga, bắt tôi trả tiền trước rồi mới cho đổ xăng. Tôi đã hỗn với ông đôi lần nhưng ông giữ nguyên tắc của ông - tôi đầu hàng. (Bởi người đổ xăng bằng thẻ tín dụng thì cứ cà thẻ rồi đổ. Chính những kẻ đổ xăng tiền mặt như tôi nhưng ưa quên vô trong trả tiền mà bỏ chạy luôn, nên ông già chơi chiêu nắm cán.) Tôi có vợ làm nail nên check tiền lương của tôi bị thu tóm sạch sành sanh. "Anh chịu khó xài tiền mặt giùm em!..." Tôi tức ông già đến độ, gọi vô trả tiền trước thì tôi chạy luôn, không thèm đổ xăng nữa!

Hôm, ông ra nói chuyện với tôi chứ không gọi vô trả tiền trước. "Tôi biết anh không chạy luôn như nhiều kẻ gian đã làm, tôi biết anh… Nhưng miếng cơm manh áo của tôi, tôi phải nghe lời chủ! Anh thông cảm…"

Tôi ân hận. Nhiều khi mình đặt tự ái, tự trọng bản thân cao quá! Rồi không hiểu cho khó khăn của người khác. Tôi thành bạn ông già Móc-cu-ra-đốp, có bà vợ Mang-guốc-Nga-đi-lốp-cốp, ưa quét dọn cây xăng.

Thời gian lặng lẽ đã sáu, bảy năm đi qua. Tối nay tôi đến đón vợ về, chợt nhớ xe gần hết xăng nên qua đổ xăng trong lúc vợ còn đếm tiền, tính sổ thu nhập trong ngày. Tôi được nghe tin buồn bất ngờ đến hoang mang. Ong già Nga trò chuyện với tôi vì cây xăng vắng khách về đêm. "Ong chủ của tôi đã qua đời hơn tháng nay. Ong ta bị nhồi máu cơ tim nhưng không qua khỏi. Nay, bà chủ đã sang lại cây xăng này cho người khác. Ong chủ mới không giữ tôi lại làm việc như hai anh bạn trẻ mà anh cũng quen biết. Tôi không nghĩ là tôi tìm được việc làm với tuổi tác đã cao của tôi… Rất mừng, được gặp anh trong ca làm cuối cùng của tôi, hôm nay. Tôi tặng anh món quà mọn để nhớ tới tôi vì tôi sẽ nhớ những người khách đổ xăng đáng nhớ - trong đó có anh. Tôi tặng anh cái quẹt Zipo mà có lần anh đã nói với tôi là ở bên Việt Nam rất qúy cái quẹt này…"

Từ giã ông gìa khó chịu mà sao nghe buồn buồn trong lòng! Sao không mừng khi thoát được một người khó chịu như ông"! Tôi về tiệm nail để đón vợ. Em quát cho tôi một trận: "Đàn ông gì mà lắm chuyện hơn cả đàn bà! Đi qua đổ xăng thôi mà gần một tiếng đồng hồ. Anh có biết là mấy giờ rồi không"..." Tôi im lặng nhận lỗi! Nhưng lòng tôi hoang mang… Sao tôi lại có thể thương yêu một người thấy ghét thế này! Và ghét những người rất đáng yêu như ông chủ cây xăng; ông già Nga… tôi là người đáng ghét nhất trên hành tinh hụt hẫng này vì cả đời sai lộn.

  Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,261,700
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến