Hôm nay,  

Cô Thắm Qua Cầu... Golden Gate

01/03/200800:00:00(Xem: 142455)

 

Tác giả: Phương Điền Nguyễn

Bài số 223451620812-vb6290208

*

Tác giả là một nhà báo Việt ngữ tại Atlanta. Ông làm báo, viết tin, bình luận.... với bút hiệu Phuơng Điền Nguy\ễn. Một trong những mục ông phụ tráchg là  “Thư Atlanta Về SaiGon” với bút hiệu Bình Thien  tại Atlanta; Tác giả nay đã 70 tuổi. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông., với lồi đ8ề tặng như sau: [tặng Vân, và các cô dâu với lời chào "Good Day America!"]

*

Nhiều cô Thắm tỉnh lẻ, hay tỉnh chẵn như SàiGòn, lâu nay vẫn được nhà nước giả đò làm ngơ cho lén lút đăng ký đi Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore... lấy chồng ngoại kiều để gởi tiền về nước giúp tăng lượng “kiều hối”.

Cô Thắm trong truyện này  đi xa hơn. Cô có chồng Việt kiều và theo chồng về xứ "Tây Hoa." Tây Hoa ở đây là Hoa Kỳ.

Hôm xuống Hartsfield Jackson Int'l Airport ở Georgia, cô Thắm thấy Minh cùng cha chồng đứng đón tại lối ra vào một buổi trưa hè. Đáng lẽ đi xe điện là phương tiện giao thông tiện lợi, lại rẻ nhất để đến phi trường, cũng như về chỗ ở là thành phố Chamblee; nhưng Minh không thích đi rước cô vợ mới cưới kiểu bình dân này! Chàng bay bướm lái xe đi rước Thắm; rồi phóng ra xa lộ để cho nàng ngắm đất trời, phố xá Mỹ to... mà bề mặt các dãy nhà phức hợp vắng vẻ, hắt hiu lúc kinh tế trì trệ.

Xe chạy tới nhà thắng cái kịt, Thắm bước xuống xe, bỗng đưa ra lời nhận xét mà chàng gật đầu cho là quá đúng:

-Ở đây không thấy xe lam và xích-lô...!

Tháng ngày qua cho Thắm quen dần nếp sống mới. Mẹ chồng của nàng hướng dẫn cặn kẽ cách thức shopping: mua-trả/trả-mua sao cho đúng cách ở Mỹ.

Thắm tỏ vẻ ngạc nhiên:

-Ủa, mua-trả/trả-mua là sao mẹ" Họ không xỉa xói, chửi xéo-xiên, hay đốt phong long sao"

Bà trúng tủ vì rành sáu câu:

-Không! Ở Mỹ khác! Họ còn cám ơn mình, vì có mình hàng họ mới có người biết đến... Sau đó nó có giập mình giập mẫy thì họ có lý do đem Sale trắng đó con. Vả lại, có mình, nhân viên Customer Service, hay người xếp lại hàng mới có công ăn việc làm. Họ có phải chủ đâu mà càm ràm...!

-Vậy hả mẹ! Chớ ở ViệtNam thì con không dám - nhất là ở các chợ Tân Định, Bà Chiểu, SàiGòn... giờ đầy dân sau '75 vô buôn bán... dễ mất lòng họ lắm! Từ nay con sẽ theo cách mẹ chỉ, không bị chửi là tốt rồi! Con sẽ áp dụng đúng cách mua-trả/trả-mua như mẹ nói!

Rồi Thắm cũng đành bỏ những bộ quần áo trước khi đi nàng cho là model nhất, vì ở đây, cô cảm thấy nó như bị trơ cứng, lạc điệu đến tội nghiệp cho người mặc; mà cũng chẳng có ai để ý, trầm trồ! Nếu còn ở quê nhà - Thắm lượn ven phố Đồng Khởi thì phải biết... bao chàng trai cứ tròn mắt vo vo. Có điều hiện nay, Thắm cảm thấy thân mình cũng trở thành quốc tế rồi: áo made in France, quần made in London, khăn choàng made in Bangladesh, giày made in Italia, bóp made in Canada... nên Thắm nghĩ, cho dù nữ hoàng Cléopatra xưa kia sống lại chưa chắc đã được các lân bang triều cống đầy đủ đồ như vầy...!"

Có điều, Thắm cũng có trình độ đại học ViệtNam và đi làm một thời gian với ông chủ người Thụy Điển, có vợ Việt, biết ăn mắm tôm như điên. Ông có cửa hàng đại diện cho hãng ở ViệtNam - mà nghề của Thắm là đi giới thiệu để bán các sản phẩm máy in của hãng sản xuất. Thắm bán giỏi nên được hãng cho đi thăm các nước khác cũng có hãng này ở Singapore, Bỉ, Hòa Lan... như là phần thưởng cho nhân viên cỡi ngựa xem hoa - nên khi đến thành phố Chamblee, không thấy buildings ngất ngưởng, nhà cửa san sát như bên Châu Au; lòng Thắm ngờ ngợ chưa cho là đúng xứ Mỹ tân kỳ, duyên dáng. Mỹ gì... không có buildings cao, không nhà cửa đậm nét phong sương, không nằm kề bên con lộ lót đá ngòng ngoèo... Điều suy nghĩ này nàng chỉ mơ hồ nhận thấy, mà chưa lộ ra!

Một bữa, gia đình dẫn nàng ra chơi ở thủ phủ Atlanta, viếng đài truyền hình CNN coi cách thức nhân viên làm việc, thăm hãng Coca Cola... uống Coke tại chỗ. Và nhân dịp Lễ Độc Lập July 4, họ dẫn nàng đi coi chiếu phim LaserShow ở Stone Mountain...

Thắm thấy thích quá nên phát ngôn:

-Ô... Bây giờ em mới thấy Mỹ thật sự là vĩ đại!

Anh chồng hoảng hồn hỏi:

-Chớ hôm giờ em tưởng Mỹ là Cuba hả"

-Hổm giờ em cứ thấy Hoa Kỳ thấp lè tè... không nhà cao cửa rộng, các buildings không dính chùm san sát phong sương như ở Châu Au. Nhà cửa ở đây cất rời rạc, vì đất quá rộng! Bây giờ em thấy Mỹ thật là Mỹ, không còn mơ hồ như trước nữa...! 

Hồi trước...

Khi mới tới đất Mỹ, Thắm từng lãnh đủ cái mà người Tây Hoa gọi là Culture Shock! Nàng hay nhớ nhà, nổi nóng, buồn bực bất chợt, hay hậm hực với người bên cạnh; vì cô nghĩ: Mỹ... tho, sao tào lao chi địa quá...! Thét rồi, người bạn gái giới thiệu cho Thắm vô làm chung chỗ cũng hết hơi cãi, chỉ nói một câu dứt khoát:

-Nếu bà cứ mang tư tưởng chê bai hoài thì có ngày tui cũng bị đuổi chung với bà...!

Thắm cãi lại:

-Mình hỏi, nói cho tốt hơn, chớ có gì đâu" Như bà thấy, tại sao xe buýt cứ đậu ở ngay gốc đường không cho xe khác đi là cản trở lưu thông, phải vậy không"

-Thôi đi mẹ! Việc này không cần mẹ bàn! Như trong siêu thị, hoặc đâu đâu, người Mỹ chỉ thích khen, bà không thích cách làm này hay cách làm khác thì xin nghỉ, tìm chỗ khác - đơn giản vậy thôi.

Người bạn nói thêm:

-Mà người Mỹ hay nói láo... vô hại, bà có biết không" Bà tập tánh như họ đi!

Thắm mở to mắt:

-Sao láo mà vô hại"

-Chẳng hạn như gặp người quen, mình hỏi "How're you"" Người kia trả lời "I'm fine...!"

Nhưng thật sự ngày hôm đó mặt bà ta bí xị, bị nhức đầu, quặn bụng, ợ hơi suốt đêm cũng nói "khỏe" là vì họ không muốn ai xen vào đời tư, nên họ cứ trân mình xạo xự... Cái xạo ở đây vô hại nên hằng ngày thiên hạ vẫn vô tư lừa dối chính mình rần rần... Như bà thấy hai người nói chuyện. Nói đã đời, người nào cũng ngắt ngang nói "I know..." Rồi người kia cũng "I know...!" Rốt cuộc, những câu họ trao qua lại như thần chú để xin đời đỡ... quạnh hiu đó bà!

Và sau này...

...Thắm sốt sắng lao vào bất cứ công việc gì để kiếm tiền. Khi thì chạy theo "sô" Nail, lúc tận dụng thời gian học lái xe. Rồi chồng Thắm cosign mua cho nàng chiếc Nissan mới cáo từ hãng. Thế là đời Thắm cứ mệt đừ... trả tiền góp mỗi tháng, tiền bảo hiểm xe cho tay lái mới, tiền ăn, tiền tã cho con cũng không thể chắt chiu thêm gì khác... Tuy nhiên, có xe hơi, nắng khỏi che mặt, mưa không ướt đầu còn bảnh hơn chiếc scooter 2 bánh, tay ga của nàng chạy luồn lách phố xá lúc đi làm, đi chơi, mặt che mạng nắng bụi lúc còn ở quê nhà; nên Thắm dự tính làm thêm job nữa...

Ối, Tây Hoa (Kỳ) là đất cơ hội, dù kinh tế đang có triệu chứng khịt mũi, hắt hơi. Cô Thắm đã đi nhiều nơi, đã qua cấu Golden Gate.

Nhờ làm chợ Publix nên Thắm học được văn hóa Hoa Kỳ nhanh hơn những người mới đến Mỹ, chuyên làm lanh quanh trong cộng đồng mình. Chỉ hai năm sau, Thắm đã được manager đề bạt đứng ở quầy Customer Service để giải quyết những thứ hàng trả lại... Nhưng, Thắm từ chối; đứng cashier tính tiền, giao tiếp chào hỏi... để khỏi súc nước wash mouth, hay bị sâu răng! 

Đứng trên "mặt trận nói," Thắm nghĩ đến người bạn cho là "đánh banh miệng" hơi khôi hài, có khi hai người được coi như hai đối thủ bóng bàn, người này trêu câu nói qua bên kia thì đối thủ trêu câu trả lời đó lại về đối thủ. Chẳng hạn như nàng trêu câu sau khi tính tiền:

-You have a great day...!

Thì miệng bà khách cũng trêu lại:

-You're too...!

Như thế các đối thủ không phải giả vờ gãi tai, giụi mắt để suy nghĩ câu trả lời thế nào cho đúng phép! Cách nói tóm gọn mà hiểu nhanh  như câu chào lúc đối mặt: "Hi..." rồi đằng ý cũng "Hi..." là tiện nhất.

Có lần Thắm vô nhà bank gửi tiền, nàng thấy ở cửa ra có câu Thank you your business quá lịch sự. Nàng nghĩ mình làm việc cho mình mà nhà băng cũng “Cảm ơn công việc của chị.” Thiệt quá cỡ lịch sự...! Vì thế, nàng hoan hô văn hóa Tây Hoa cùng mình - từ cách ăn-mặc, đến lời nói thật đơn giản.

Có lần, đang nghĩ lan man de xe ra thì có người khác lái tới cũng quẹo ra, lấn phần đường nên Thắm không de lại được; Thắm phải lái lố qua phần đường của lối vào. Người lái ngoài đường chờ cho Thắm lấy tay lái lại để đi thì nàng nghe người kia trêu câu... cú tay trái:

-Idiot...!

Thắm trêu lại cú phải...

-You're too...!

Thôi thì... các Thắm nhỏ nhỏ con ơi... cho can!

...Tất cả đó là Văn Hóa Gà cạp độ thường ngày ở xứ này. Trong bọn họ đều biết mình là thành viên của khối NATO, với chủ trương No Action Talk Only - cùng lắm là nhấn kèn chửi bậy chút hả giận rồi bỏ chạy - vì chỗ nào có phố rùm là cảnh sát tới! 

Có điều, Thắm cũng khoái "Văn Hóa Gà" của Tây Hoa lắm! Môn này viết sao thì viết, nói sao thì nói - nhưng điểm tận cùng là cũng cho người khác "dui dẻ... tửng tửng" - nhưng ảnh hưởng đến kinh tế gia đình thế mới ác! Một bữa Thắm thấy mẹ chồng làm với đồng lương công chức trong Cafeteria của trường học, mà sao bà vẫn đi xe Mercedes đen láng-o. Đã vậy mà khi ra phố vào những đợt kinh tế Hoa Kỳ có vẻ mặt bí xị nhất, Thắm cũng thấy nhiều người lái các loại xe đời mới vào nhà hàng KFC, hay Church's Chicken... ăn. Hay có khi họ vào SAM's Club, bê những bệ thịt gà tổ chảng đem ra xe. Ngừơi nào người nấy đều đi xe sịn không, mà mua gà là thứ rẻ nhất.

Nàng hỏi mẹ chồng:

-Mẹ, hồi còn ở VN, con thấy ăn gà đã là sang rồi, nói chi những thứ thịt hiếm khác! Vậy mà qua đây, con thấy nó là thứ rẻ nhất. Tại sao người có tiền hay bê cả vỉ để dành ăn cả tuần; lại ít ăn thịt khác. Đâu phải họ nghèo... đi toàn là xe đắc tiền như Audis, Lexus, BMW... không hè.

Gặp "tủ trường học" bà trả lời như giảng bài:

-Kinh tế là việc rõ ràng với Mỹ con à. Ngay tại trường tiểu học nơi mẹ làm, món gà được dạy cho học sinh ăn từ lúc bé vô trường mẫu giáo, rồi cấp 1, cấp 2... cho đến khi lên đại học, hoặc suốt đời cũng vậy! Gần đây con để ý trên TV, các công ty ăn uống, nào là Mac Donald, hay Checkers... gì gì đó cũng đem gà ra dụ người tiêu thụ. Mà người tiêu thụ là ai - là giới trẻ con được ăn gà từ lớp 1 lớp 2... đã quen, giờ thành danh, hoặc là người lớn có gia đình. Họ cũng dẫn theo đàn con, cứ cho chúng ăn món ẩm thực ruột của họ đã từng ăn là gà, và uống Coca refill thêm - để dành tiền sắm xe sang trang hoàng bề mặt, lái chạy phom phom, lối trình diễn tiền ngoài đường - may có người quen nhận biết là sướng quá rồi...!

Bà tiếp:

-Và cũng vì hồi trẻ chúng được ăn gà, cũng như được nuôi bằng những thứ sữa bò hộp như "Enfamil..." cho đến hơn một tuổi thì chuyển sang sữa bò tươi nguyên chất. Khi chúng lớn lên - con phải để ý lắm mới thấy - những đứa trẻ sanh tại Mỹ thì vóc dáng, nhất là khuôn mặt, đứa nào cũng hao hao như nhau; chúng đi đâu với bộ đồng phục nhà trường thấy đẹp lắm. Chúng cứng cáp, năng động, thích phá dàng trời, lại được cha mẹ khoái, cho là thông minh. Nói nào ngay, vì chúng tiếp cận, thấy ngay từ giây phút đầu các kỹ thuật, biết cả việc cha mẹ bị cấm đánh mông [spanking ban] con; nên vì sự tự do riêng, chúng không nhớ công ơn cha mẹ, mà chỉ nhớ con bò sữa là "totem" - nên công ty Chick-fil-A thấy vậy càng khoái, lật đật cổ võ toàn dân ăn gà đừng ăn bò, để khi cha mẹ lớn tuổi, chúng không gởi họ vô viện dưỡng lão nữa. Xã hội Tây Hoa thấy vậy cũng khuyến khích các bà mẹ từ lâu nên cho con bú sữa mẹ để con thương mình hơn. Trong khi các bà ai cũng nói vì bận sinh kế 8 tiếng ngoài xã hội, và con bú không được... vì nhột quá!

-Vậy là câu nói ViệtNam "chị có cơm, tôi có cháo..." cũng đâu có gì sai lắm phải không mẹ"

-Ở ViệtNam nói khiêm nhường khi người khác ăn phần sư tử [cơm] mà mình thì gặm có chút xương [cháo] thôi; chớ sự thật con thấy ở Mỹ có khi nào họ ăn cháo gà mà không cho thêm bào ngư vào đâu"

-Vậy là câu nói đúng ở VN, sai ở Mỹ phải không mẹ!

-Sai thì không hẳn là sai, vì con thấy qua đây, cuộc đời đã xoay chiều đến 180 độ... Từ cháo trắng của ta, biến thành chicken soup  của Mỹ. Câu này ý nói món ăn kém dinh dưỡng nhất là cháo trắng, nhưng cách nấu ở Mỹ luôn có gà, mà... không có cúm thì mới ngon đó con!

Thắm cũng nghe người đời có cảm tưởng là người Tây Hoa không yêu tổ quốc họ lắm. Vì xứ này là chỗ "di cư chung không ai khóc." Tuy nhiên, cho đến khi Thắm thấy ông Mỹ trắng trong vùng nàng ở, mỗi lần chạy thể dục thì ông đem theo cái túi nylon, chịu khó lượm rác dọc con đường chạy qua để làm sạch vùng mình ở. Ông lượm cách tự nhiên, vô tư không cần để ý ai. Thắm nghĩ, ông cũng phục vụ đất nước với tấm lòng, dùbiết trước sau gì mình cũng vào lòng đất  mà vẫn làm một cái gì đó để trả lại đời!

Hôm Thắm sinh đứa con trai đầu lòng, Alex Huy Nguyễn làm cả nhà vui mừng. Thằng bé kháu khỉnh tệ! Dòng họ của Thắm từ ViệtNam gởi thư hỏi thăm tới tắp. Riêng ông nội của cháu mới có cháu lần đầu nên cưng lắm, gởi thư về ông anh ở đường Bùi Viện, Q.1, SàiGòn khoe um... Ông anh của ổng hỏi:

-Vậy chớ chú dạy cháu theo văn hóa ViệtNam hay Tây Hoa vậy"

Ông đành phải viết thư trả lời chút tếu để ông anh bà chị yên lòng:

Kính gởi nhị vị lão gia,

Hôm giờ đệ tơ lơ mơ về công ăn việc làm... "báo hại," nên cũng không dư thời giờ để hỏi thăm sức khỏe hai người. Nghỉ viết rồi! Gia trung của đệ vẫn vậy. Mùa đông sắp tới nơi mà bang Georgia lại hạn hán; ông thống đốc Sonny Perdue phải cầu mưa để cho TV chụp hình...

Thằng bé Huy sắp 18 tháng rồi, nó lém lĩnh lắm. Nó mang giày Adidas, với những bước chân đi rần rần như lính Lê Dương thời Pháp thuộc! Nó thấy cái gì ở gần tay là bóc ném đi để cho ông/bà nội/cha/mẹ lượm lên, nó khoái lắm...! Đệ đã bảo cha mẹ nó rồi: trong nhà phải nói tiếng Việt với nó. Ở Mỹ, không sợ nó dốt tiếng Anh, chỉ sợ nó dốt tiếng Việt như lời nhà văn Nguyễn Văn Ba ở Canada nói.

Đệ dặn thế; nhưng có khi cha mẹ nó đi làm về, lúc vỗ về/nựng/chơi với con lại nói tiếng Việt một cách rất ư là ba-rọi như: "I say, con không được làm thế... OK!" Hay khuyến khích/dụ con làm việc gì đó, tụi nói: "Oh, come on... ráng đi con!" Thành ra thằng nhỏ lưỡng đầu thọ địch hai văn hóa - mà một bên trọng, bên khinh - có nghĩa, cái nào lấn lướt hơn thì nó sẽ thắng trong đầu óc thằng bé Việt gốc Mỹ này! Tuy nhiên, hình như nó sanh trên đất Mỹ, bú sữa Mỹ, coi TV Mỹ (dù ông nội có dụ cho nó coi ké DVD ViệtNam) thì ngôn ngữ tiềm ẩn trong nó dễ tiếp thu tiếng Anh hơn tiếng Việt. Nó năng động, cứng, đi không muốn vịn tay ai, và tự lập như cách sống ở đây. Đệ khi phạt, bắt nó phát cho ba cái vào đít, miệng nói đánh đít... đánh đít, nó không biết; nhưng nói "spanking" lúc đệ vỗ bồm bộp vào mông nó thì nó lập lại "...pking..." như cãi lại; hay mẹ nó bảo đừng phá computer của ông nội. Nó lập lại: "...pu...tơ..." Thế mới khổ! Thấy nó dễ thương, đệ nói với mẹ nó là "cục... xoàn" của ông đấy!

 Và, cũng xin thưa với huynh rằng: văn hóa Việt trong hoàn cảnh này chỉ được nói trong bốn góc nhà, rồi xa hơn thì ra tới ngưỡng cửa cái... để nó ngôn với cha mẹ,  ông bà nó... để đi học mà thôi! Còn bước xa ra hơn nữa, như con lộ trước nhà thì bắt buộc phải dùng tiếng Mỹ - cho đến suốt đời lên tới đại học, muốn về nguồn thì tìm chỗ học! Khi đó thì giọng nói cũng ngọng, vì chưa lột lưỡi như cưởng không có ăn ớt hiểm! Ca sĩ Trường Vũ [người Triều Châu] than khi hát bài "Mùa Thu Lá Bay" bằng tiếng Trung Hoa, được chuyển lời qua tiếng Việt thì anh hát rất hay [trong DVD Vân Sơn,] còn lúc hát bằng tiếng Hoa, được Việt Thảo phỏng vấn thì anh thật thà nói: "sao mà nó 'bẻ miệng' quá!"

Anh chị mến,

Biết vậy! Nhưng sự lựa chọn nào cũng kỳ công. Ở quốc ngoại, mỗi căn nhà như một ốc đảo! No Trespassing là câu cảnh cáo không được vượt qua khu gia cư. Cho nên hàng xóm không tiếp xúc; hay chỉ nói vói dăm câu vớ vẩn xã giao để khỏi bị thưa kiện là chắc ăn nhất - nên làm gì có người cùng hội cùng thuyền bàn ra/tán vào... cho nhuần nhuyễn tiếng Việt như ở quê nhà! Tuy thế, điểm cuối ở đây đệ muốn nói là vì các Thắm chưa trải qua cuộc tình lãng mạn của tuổi đôi mươi, như mớ hành trang làm đà Vượt Sóng khi cuộc sống chung còn nhiều trái ý để hòa đồng... tha thứ đời. Chào.  Nguyễn Văn Tánh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Nhạc sĩ Cung Tiến