Hôm nay,  

Mùa Đông Nhớ Hơi Ấm Mẹ Hiền

22/02/200800:00:00(Xem: 136000)

Tác giả: Nguyễn T

Bài số 2230-1620807-vb6220208

*

Bài viết của Nguyễn T. là  truyện ngắn kể về một bà mẹ hiền lành đi câu trên xứ Mỹ, bị con trai mải cờ bạc quên đón. Mong tác giả Nguyễn T. tiếp tục viết và bổ túc dùm ít dòng tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.

*

Kéo cần câu lên, bà lẩm bẫm:

-Răng mà bửa ni cá không vô!

Móc mồi mới vào lưỡi câu, bà cố vươn vai quăng dây câu ra xa vài ba mét, rồi nhẹ quay trục cho sợi dây cước căng, bà đứng tựa vào lan can dõi mắt quan sát cái đầu cần câu hồi hộp chờ đợi. Thỉnh thoảng, từng cơn gió biển miền Manhattan Beach hất ngược cái nón lá ra sau, thổi mái tóc bạc lòa xòa che phủ vầng trán đen sậm nhiều nếp nhăn. Mặc dù đã cẩn thận mặc hai ba áo, nhưng hôm nay sao bà cảm thấy lạnh, cảm giác ơn ớn từ xương sống. Gác cần câu dựa vào rào sắt, bà móc túi áo lôi ra bọc trầu-không mà lúc nào cũng kè kè bên mình.

Hai chú người Mễ Tây Cơ đang đứng câu kế bên tò mò nhìn qua. Bà xĩa một viên thuốc lào vào môi trên, nhìn chúng gật đầu chào rồi nhai tròm trèm miếng trầu một cách ngon lành.

-Hê lô du, nô phit,..a.. tu đê " (Anh bạn, hôm nay không có cá hay sao")

Bà vừa hỏi, vừa nhai trầu làm quen.

-No fish, no good today. (Không có cá, ngày xấu quá)

Một chú trả lời.

Đàng kia, cách bà mươi bước, hai ông bà người Mễ Tây Cơ đang xếp cần câu vào thùng, họ chuẩn bị về. Bà nhìn đồng hồ, đã 11 giờ đêm rồi, sao giờ này thằng con chưa đến đón bà. Chắc nó lại bị kẹt xe trên đường chắc. Chưa khi nào thằng Út lại đến trễ thế này.

Chợt bà thấy đầu cần câu giựt giựt, hình như cá đang cắn mồi, bà chụp nhanh cần và quay tay truc. Quay nhẹ, thấy cưng cứng, chắc là cá lớn rồi đây, bà thầm nghỉ. Bà tiếp tục quay nhanh hơn, dây căng cứng. Gồng hết sức già vào bàn tay nhăn nheo sạm nắng, bà ghì cần vào bụng cho có thế, rồi quay từ từ. Dây câu càng căng hơn, đầu cần oằn xuống. Bà đuối sức lắm rồi. Cố sức kéo mạnh cần, bà hết nghiêng bên trái qua bên phải, nhưng không hơn tí nào. Bực mình, tháo quai nón lá xuống, bà giựt mạnh cần câu. Phựt! Tiếng giây cước đứt nghe khô khan làm mấy chú hải-âu sợ hãi bay lên kêu oang-oác. Thì ra lưỡi câu nằm dưới nước lâu quá đã bị sóng đánh quấn vào chân cầu dính cứng, chứ có con cá nào đâu.

Ầm !

Một cơn sóng đập mạnh vào chân cầu làm nước văng lên tung tóe, ướt một bên vai áo, bà vừa chùi nước vừa lẩm bẩm điều gì đó. Ướt áo, mỏi chân và lạnh, bà không còn muốn câu nữa, nên xếp cần câu, khăn, dao vào cái thùng nhựa. Rửa tay sạch sẽ, bà lấy chuỗi tràng hạt đeo ở cổ xuống đọc kinh, mắt không khỏi nhìn ra chỗ đậu xe để xem xem thằng con Út bà đã đến chưa.

*

-Hi, hôm nay không có cá sao trông mặt anh buồn thế, anh Cần-Câu"

Giật mình nhìn qua, Cần-Câu thấy cô Tràng-Hạt vừa hỏi vừa rụt cổ vì gió lạnh.

 Tràng-Hạt không thấy Cần-Câu đáp mà chỉ thấy anh chỉ chỉ vào cái miệng của mình nhăn nhó ra chiều đau lắm.

-Aha, lại mất lưỡi rồi phải không" Gắng chịu một chút, rồi mai mẹ sẽ gắn cái lưỡi mới và đẹp hơn.

Ngập ngừng một lát, Tràng-Hạt hắng giọng tiếp:

-Em quen Anh từ ngày mẹ kiếm được Anh ở trong góc nhà xe, tính đến nay cũng gần một tháng. Nhưng Em chưa bao giờ kể cho anh biết về mẹ, cuộc đời mẹ. Tiện hôm nay anh không nói được, hihihi, em sẽ kể cho anh nghe. Anh nép sát vào em một chút cho ấm và dễ nghe hơn.

Cần-Câu gắng đẫy mấy cái bọc nylon lỉnh kỉnh qua một bên để nhích gần vào Tràng-Hạt, hồi hộp chờ nghe câu chuyện mà Cần-Câu thực sự muốn biết về vị ân nhân đã cứu mình.

*

Em sinh ra ở Miền Nam Việt Nam năm 1900 hồi đó trong một gia đình giàu có. Chung quanh em lúc nào cũng có các bạn Kim Cương, Bạch Kim, Mắt Mèo, chú Mã Não, cô Vàng Anh và em Hồng Ngọc. Ngày nào tụi em cũng tổ chức trò chơi và ăn uống đến hai ba giờ sáng mới chịu đi ngủ. Vui hết biết.

Kéo cao cổ áo cho đỡ lạnh, Tràng-Hạt cao giọng hơn để át tiếng gió.

Vào một buổi sáng mùa xuân, có hai vợ chồng ăn mặc rất lịch sự muốn mua em để làm quà cho ai đó. Thế rồi em phải chia tay tất cả trong lưu luyến nhớ thương, để theo chân người khách lạ ra đất Bắc. Những ngày đầu sống ở Bắc sao buồn quá. Chẳng có bạn bè, người thân để chuyện trò, chỉ thấy mưa gió dầm dề, trời rét căm căm lạnh thấu xương, dễ sợ lắm.

Em thắc mắc, sao Nam Bắc liền một mảnh đất mà khác biệt giữa hai bên lại xa quá vậy"

Em không hiểu, nhưng nhiều lúc em muốn tự tử chết cho xong. Giá như hồi đó em chết thì đâu gặp anh ở vùng biển vắng của nước Mỹ này phải không. Hihihi.

Chớp chớp đôi mắt nai với nụ cười thật dễ thương, Tràng-Hạt vuốt lại mái tóc bị gió thổi bay bay.

Em gặp mẹ. Mẹ lúc ấy là một em bé dễ thương lễ phép với đôi mắt đen trong sáng, hồn nhiên. Sinh ra trong khung cảnh nghèo đói của vùng đất Nghệ An, mẹ mồ côi cha lẫn mẹ khi vừa lên 5 tuổi. Để kiếm miếng cơm manh áo cho hai em trai, mẹ phải đi ở đợ cho địa chủ ngay từ ngày ấu thơ. Mẹ ê a học lóm từ đứa con của địa chủ A Bờ Tờ. Mẹ học nằm lòng những bài thơ quốc ngữ mà ai đã một lần dạy cho mẹ. Mẹ thông minh sáng dạ, và rất mực tin kính vào đạo, vào Chúa. Ngày nào mẹ cũng nói chuyện với em. Mẹ đặt hết những vui buồn trong ngày cho Đức Mẹ. Những lúc ấy, nếu ai để ý, thì sẽ bắt gặp một con bé sốt sắng lần chuỗi tràng hạt trong góc nhà những khi rảnh việc, hoặc ngâm ê a câu thơ đồng quê những lúc chăn vịt trên đồng. Mẹ rất hồn nhiên trong sáng, vô tư giữa lòng đời.

Rồi một ngày kia, người ta bắt ông bà địa chủ mà ai cũng cho là hiền lành tốt bụng của mẹ đi. Họ bắt mẹ phải mắng nhiếc ông bà chủ. Họ trói ông, họ đá vào đầu ông.

Hai mắt sưng húp, tím bầm, môi trên bị rách còn khô máu, quần áo nhàu nát, hai tay trói quặp ra sau. Ông quỳ bên vợ, đầu hơi cúi, nhưng ánh mắt ông lại bình tĩnh sáng ngời. Ánh mắt như gởi gấm phó thác làm cho lòng mẹ cảm thấy ấm áp. Nước mắt mẹ ràn rụa, cổ họng nghẹn lời, bên tai mẹ lùng bùng những lời nhục mạ chưởi bới.

 Mẹ cầu nguyện cho ông bà chủ được bình an. Mẹ tin ông bà chủ gieo cây tốt ắt phải gặt trái tươi tốt. Chúa trên cao đã nghe lời xin, ông bà chủ được tha tội chết, nhưng phải đi tù. Ruộng vườn tài sản bị tước đoạt trắng trợn.

Lòng dân lành hoang mang, uất hận dâng tràn, luân thường đạo lý hỗn loạn.

Thiên hạ lao nhao bán tín bán nghi: Đánh tư sản địa chủ là rứa răng"

Trong trí óc non nớt vô tư, mẹ không biết.

 *

Mẹ càng lớn càng xinh đẹp. Người ta mai mối một chàng trai khỏe mạnh hiền lành cho mẹ. Họ thương nhau và nên vợ nên chồng trong bối cảnh nghèo nàn rách nát đó. Tình yêu trong sáng đã làm đôi vợ chồng son quên đi kiếp người cùng khổ lúc bấy giờ.

Chiến tranh nối liền chiến tranh. Hiệp định Geneve chia đôi Bắc Nam ra đời.

Nghe nói vào Nam được tự do thờ phượng hơn. Mẹ liền bàn tính với Cha kế hoạch di cư vào Nam. Tuy mới sinh đứa con đầu lòng chỉ hơn vài tháng, mùi tanh của máu còn phảng phất từ cái quần thô đen. Bậm môi ôm chặt đứa con thơ, từ Nghệ An, vượt qua bao ngày dầm mưa giãi nắng bằng đôi bàn chân trần nứt nẻ rướm máu. Gia đình đã đến được chỗ những chiếc tàu "há mồm" chờ ngày vào Nam.

Chính quyền lo sợ, cho người lên tàu thuyết phục dân chúng ở lại. Họ đưa những ông cha đạo "xã hội chủ nghĩa" nói chuyện với giáo dân. Nhưng có lẽ không một ai lại không biết lòng người dạ thú của chế độ, họ chỉ lặng lẽ cầu nguyện để được vào Nam bình an, dù chưa ai biết miền Nam như thế nào.

Những ngày đầu ở Nam thật cực nhọc muôn bề. Chồng gia nhập lính. Mẹ phải lân la bán cháo cho lính và nhân viên sở Mỹ. Ngày nào bán không hết cháo, thì gia đình mẹ có một bữa ăn no nê. Còn bửa nào bán hết, mẹ tranh thủ mua cá thịt để đối lấy tiếng cười của đám con thơ. Dù buồn hay vui, trước khi đi ngủ, gia đình luôn quây quần trước bàn thờ dâng lời tạ ơn. Những lúc đó, Tràng-Hạt rất là vui vì được mẹ nâng niu trên bàn tay gầy xanh xao nhưng đầy ấm áp.

Đói khổ và nổi lo sợ hoang mang dưới tầm đạn ì ùng, đã làm cho sự tử tế của con người mờ nhạt. Ai ai cũng kiếm con đường lợi riêng cho chính bản thân họ. Vậy mà có một bác lái xe ngựa, đang trên đường chở hàng qua cầu Ông Đành, đã xúc động khi thấy một em bé sơ sinh đầu bẹp lép bê bết máu, khóc oe oe bên cạnh một phụ nữ xanh xao lo sợ. Bác không do dự, bế hai mẹ con lên chiếc xe ngựa và tức tốc chạy vào nhà thương. Người phụ nữ chỉ biết nhìn bác với ánh mắt cảm động biết ơn. Người phụ nữ đó là mẹ.

Sau ngày Cộng quân chiếm miền Nam, gia đình chạy về Bình Long. Mẹ phải bôn ba đi đốt củi lấy than bán kiếm tiền nuôi chồng con. Bụi vào mắt, lửa phỏng da, mặt mày lấm lem, làn da xanh xao của mẹ bị vùi dập không thương tiếc. Nhưng mẹ vẫn vui vì mẹ biết rằng bên mẹ đang có một gia đình nhiều yêu thương.

Bôn ba thêm một vài nơi, nhưng cuối cùng mẹ chọn Suối Nghệ làm nơi sinh sống. Mẹ nói nơi đây là vùng mới khai hoang, đất đai màu mỡ. Cư dân sống từng nhóm tùy theo tín ngưỡng và vùng nơi ra đi. Nên mẹ thích nhất.

Dù nghèo, nhưng gia đình mẹ lúc nào cũng râm ran tiếng cười. Các con mẹ đều kính trọng và thương mến lẩn nhau. Tình cảm xóm giềng xem ra rất thân thiện khắng khít.

Mẹ kính trọng và thương người kém may mắn một cách đặc biệt. Dù nhà ba gian mái tôn chật hẹp chỉ đủ chỗ cho gia đình bảy đứa con, nhưng mẹ sẵn lòng nhường một gian cho những người ăn xin ở ngoài Bắc vào. Chia sẻ với họ chén cơm miếng cá những ngày trời mưa, mà họ không đi xin được. Mẹ đối xữ những người làm thuê như người trong gia đình.

Hàng xóm ai cần giúp gì, mẹ sẵn lòng giúp đỡ không suy tính. Nên ai ai cũng thương cũng mến.

Mẹ thường khuyên các con mẹ sống ở đời thì phải nghèo cho sạch, rách cho thơm. Đừng vì một miếng ăn mà sứt mẻ tình cảm anh em họ hàng.

Mẹ khỏe lắm. Mẹ làm việc quần quật từ sáng đến tối không biết mệt. Hết gánh nước tưới rau thì lại xay lúa xàng gạo, hết xắt chuối nuôi heo thì lại đi chợ nấu ăn. Lúc nào cũng thấy mẹ làm việc đầu tắt mặt tối. Mẹ làm lụng cực khổ, không than thân trách phận chỉ vì mẹ thương các con của mẹ nhiều nhiều lắm.

*

 Tiếng còi xe báo cho mọi người biết đã tới giờ đóng cửa. Tràng-Hạt thấy bà vẫy vẫy ông cảnh sát. Khi chiếc xe tới gần, ông cảnh sát ló đầu ra ngoài hỏi:

- Hi, what's up" (Chào, có chuyện gì thế")

- Du, ghi mi dua tê lê phon. (Xin cho tôi mượn điện thoại của ông.)

Bà ấp úng vài giây rồi lắp bắp.

 -"!"

Ông cảnh sát chưa hiểu ý bà muốn nói gì.

 -Ai..cô..mai sân. (Tôi muốn gọi cho con trai tôi.)

Chợt hiểu, ông ta phá lên cười và hỏi mẹ.

 -What is your son's phone number " (Số điện thoại con bà số mấy ")

-Guết ờ mi..nức, sích tu sích..sế vần ết..dê rô... ( Xin chờ một chút, 626780..)

Ông cảnh sát cố gắng bấm số điện thoại theo âm điệu tiếng Mỹ mà bà tự học.

Chờ phôn reo, ông ta đưa máy cho bà.

Đầu giây bên kia thằng con trai không bắt phôn. Bực mình, bà liền nhắn to vào máy.

-Ra chở mẹ về, mẹ đang chờ ngay bến cầu.

 Bà trả lại máy cho ông cảnh sát, cười cười.

_Thanh cù ve ri mất. (Cám ơn ông rất nhiều.)

Ông cảnh sát cất phôn, ái ngại nhìn bà rồi lái xe đi.

Mưa bắt đầu rơi lún phún. Gió mạnh dần. Trời sắp có bão. Chỉ còn một mình bà trên cầu. Nép mình dưới mái hiên tránh mưa, đưa mắt mờ mờ ra hướng ngã ba đường, bà mong ngóng con bà trong đêm đen gió lạnh.

Thỉnh thoảng, một chiếc xe dừng lại chờ đèn xanh làm bà mừng hụt.

Mưa bắt đầu rơi nặng hạt. Bà lùi dần vào góc sân nơi có mái hiên và một tàng cây có thể che bà đở ướt. Bà cảm thấy lạnh và sợ bóng tối.

*

Thằng con trai bà, vì mải mê muốn gỡ lại số tiền đã thua nên quên mất giờ hẹn đi đón mẹ. Mất hết kiên nhẫn thường ngày, hắn hăng máu đánh bậy mấy lá bài cuối cùng. Càng đánh càng thua, hắn lại càng muốn gỡ. Đến khi không còn một đồng bạc dính túi, hắn mới chịu đứng lên.

Móc túi nhìn đồng hồ, hắn không tin vào mắt mình nữa, đã hơn 2 giờ sáng.

Bước vội như bay ra bên ngoài, hắn chạy ra xe dưới cơn mưa tầm tã, hai hàm răng cắn lại, môi trề ra, nhăn nhó.

-Thôi chết tôi rồi, có ai đón mẹ chưa vậy.

Đề máy xe, hắn vừa chạy nhanh vừa gạt nước mưa đã làm mờ kiếng xe, khấn vái:

- Lạy trời cho bớt mưa và xa lộ đừng bị kẹt xe. Lỡ mẹ con có chuyện gì, làm sao con sống nỗi!

Ép mạnh bàn đạp lên chân ga, chiếc xe củ kỹ lồng lên dưới cơn mưa, băng tới.

Hắn biết nếu hắn không đón bà thì chẳng có ai đón. Đúng như cái câu mà hắn đã một lần nghe bà nói: "Một mẹ nuôi nổi trăm con, chứ trăm con không nuôi nổi một mẹ". Hắn cảm thấy thương bà quá đỗi. Nước mắt nhạt nhòa, hắn òa lên "Mẹ ơi!"

Không biết có phải do tạo hóa mà con trai út thường là rất thương mẹ. Hắn đã từng nguyện phải làm vui lòng bà trong từng cử chỉ lời ăn tiếng nói khi qua Mỹ. Vậy mà có lúc hắn đã làm bà khóc trong tức tưởi ấm ức. Tuy đã xin lỗi bà ngay, nhưng cũng đủ làm hắn trằn trọc suốt mấy tháng trời. Hắn biết bà thương hắn nhất nhà, và hắn cũng vậy, rất để ý bà.

Hắn nhớ lại lúc còn bé xa xưa, cứ mỗi chiều chiều, khi có chiếc xe Lam nào dừng đầu ngõ, hắn mở to mắt cố tìm xem những hành khách xuống xe có mẹ hắn không. Không thấy mẹ, tự dưng hắn muốn khóc, hắn mếu. Còn nếu thấy, hắn hét to và ba chân bốn cẳng phóng ra đầu ngõ. Mẹ hắn quảy đòn gánh trên vai, hai bên hai chiếc giỏ lớn, bước thoăn thoắt. Còn hắn, như chú khỉ con, cứ chạy nhảy tung tăng hớn hỡ sát bên.

Dù đi đâu về, mẹ bao giờ cũng có quà cho hắn, lúc thì một cái bánh chuối chiên, khi thì một cái bánh mì thịt thơm phức, thỉnh thoảng thì vài cái kẹo dừa.

Hắn thích nhất là những lúc đi ngủ, phải được mẹ xoa lưng hắn mới chịu ngủ. Bao giờ mẹ cũng xoa lưng hắn nhẹ nhàng, hơi ấm từ bàn tay mẹ lan dần qua làn da, thấm vào từng tế bào truyền khắp cơ thể, hòa theo tiếng ru đưa hắn vào giấc ngủ nhẹ nhàng. Hắn đâu biết rằng, sau khi hắn ngủ say, mẹ hắn rón rén thắp chiếc đèn dầu con, ngồi còng lưng vá lại cái áo cho hắn.

  *

 Hắn nhấn ga nhưng cái xe cũ không tiến nhanh hơn dưới cơn mưa nặng hạt, gió thổi tạt ngược làm xe hắn chao qua chao lại. Hắn bặm môi ôm chặt tay lái.

... Rồi hắn và cha mẹ hắn được bảo lãnh theo diện đoàn tụ qua Mỹ.

Cha hắn chết sau thời gian dài được bà chăm sóc tận tụy.

Biết bà thường lủi thủi một mình ở nhà buồn, nên hắn hay mướn phim cho bà xem. Hắn chọn lựa những phim hay nhất, sưu tầm những kịch hài vui nhất. Thỉnh thoảng, hắn kiếm cách đưa bà đi bác sĩ khám bệnh xin thuốc, rồi đưa bà đi ăn. Hắn muốn bà được vui, được thoải mái, để bù đắp phần nào những ngày cơ cực xưa.

Sấm chớp lòe sáng, chiếc xe vẫn rẽ nước chồm tới phía trước dưới làn mưa dầy. Xa lộ thưa thớt bóng xe. Cây hai bên đường lắc lư theo chiều gió mưa.

Kia rồi, cầu Manhattan Beach lộ ra dưới ánh sấm chớp. Bật đèn pha lên, hắn dừng lại trước ngôi nhà tròn đưa mắt tìm kiếm. Không một bóng người, không một bóng xe. Hắn cố gắng mở to mắt chạy xe chầm chậm qua lại. Mẹ hắn đâu rồi. Hắn đâm ra hoảng và cố trấn tĩnh. Tiếng sóng đập ì ầm và tiếng gió hú làm hắn bật khóc.

Quay kiếng xe xuống, mặc cho những hạt mưa quất vào mặt rát buốt, hắn gào lên: "Mẹ ơiiiiiiii, mẹ ơiiiiiiiiii mẹ". Hắn mở cửa xe, chạy ra ngoài đêm mưa, miệng không ngớt réo gọi. Nhưng tiếng kêu của hắn chưa kịp đến tai bà đã bị tiếng sóng và gió nuốt chững.

Hắn đâu ngờ, chỉ cách hắn khoảng ba mươi thước, phía bên kia lùm cây sát thùng rác cao, mẹ hắn đang co người run lên bần bật, bà cóng lắm rồi.

Hắn vuốt nước mưa và nước mắt nhạt nhòa trên mặt, ngó nghiêng ngó ngửa rồi bước thẩn thờ ra xe trong thất vọng não nùng.

Nghe lại giọng nói của bà lần cuối trong cái phôn tay cách đó hơn ba giờ đồng hồ. Giá như mẹ hắn có cái phôn tay thì đâu đến nổi này. Hắn khóc không ra tiếng. Hắn gọi cho mấy anh chị để hỏi xem bà về chưa, rồi bấm 911.

*

Bên kia thùng rác, tấm thân già run bật theo từng cơn gió, hai chân bà mỏi nhừ, mắt như mờ đi, nhắm nghiền.

-Con ơi là con! Con có biết mẹ đang chờ con không! Con hết còn nhớ đến mẹ già này nửa hay sao! Con đã từng hứa là sẽ không thèm lấy vợ để chăm sóc mẹ suốt đời mà. Cục cưng đẻ rớt của mẹ... 

 Hai hàm răng cùn đánh vào nhau lộp cộp, chân tay mất cảm giác, bà thấy chóng mặt, say xẩm, đất trời quay cuồng, đảo lộn. Bà té nhào xuống hè sũng nước.

Mưa vẫn tuôn xối xả, gió vẫn thét gào, sóng biển gầm lên tung bọt trắng xóa như khóc thương cho đời một người mẹ lưu lạc trên xứ người chẳng may gặp cơn hoạn nạn.

 ***

Hôm sau, người đi ngắm biển phát hiện một người đàn bà Á Châu nằm bất động bên thùng cần câu, trên tay còn nắm chặt chuỗi tràng hạt. Chắc bà đang cầu nguyện cho thằng con trai đẻ rớt của bà.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,300,908
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.