Hôm nay,  

Gió Cuốn

17/02/200800:00:00(Xem: 276242)

Tác giả: Nguyễn Hữu Thời

Bài số 2225-1620802-vb8170208

*

Trước 1975, Nguyễn Hữu Thời là nhà giáo, nhà binh   VNCH, khoá 18 Thủ Đức. Hiện làm việc cho Sypris Data System Co. Los Angeles. Ông là tác giả đã tham dự và nhận giải viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên và rất có lòng với giải thưởng. Sau đây là bài viết mới ông góp cho năm thứ 9 của giải thưởng.

*

 Bà Tư Sảng ngồi chễm chệ trên sập gụ kê nơi phòng khách, vừa nhai trầu bỏm bẻm, vừa nghiên người qua bên phải nói với xuống nhà dưới cho con gái, tiếng bà rổn rảng nhưng cứ bị cắt ngang từng hồi, nên rất khó nghe. Thỉnh thoảng, bà với tay lấy cái ống nhổ, và nhẹ nhàng, thận trọng nhổ nước trầu vào đấy. Chốc chốc, bà dùng hai ngón tay bốc một nhúm thuốc rê đựng trong cái hộp để cạnh đó, rồi vê vê như hòn bi; xong đưa lên miệng chà vào hàm răng cửa đen bóng, óng ánh, xác mạnh mấy cái; chà vừa xong, bà cảm thấy thoải mái, nét mặt bà rạng rỡ, sáng lên. Bà tằng hắng, lên giọng:

- Nè Miễn ạ! Mẹ đã khuyên bảo, lấy lời hơn lẽ thiệt nói với con nhiều làn rồi. Lần nầy là lần cuối, mẹ không nói nữa đâu. Hết năm nay, con lên hai mươi rồi. Hồi mẹ bằng tuổi con bây giờ; đã có anh Hai con rồi đó. ...

Bỗng nhiên, bà ngưng lại như lấy trớn, tay phải chụp vội cái ống nhổ, nhổ hẳn xác trầu ra. Bà tiếp, giọng rõ ràng hơn, lôi cuốn hơn, không còn ngắt quãng nữa. Bà nói một hơi dài:

- Đời người con gái tuổi xuân rất ngắn con ơi, dịp may không tới hai lần, con cứ chê bai kén chọn mãi, rồi " lỡ thì" đó con ạ! Sắc đẹp rồi cũng có ngày tàn thôi. Mẹ thấy thằng Sâm con anh Hương Điều, tuy vợ ly dị, nhưng no chí cốt làm ăn, không chơi bời, đàn đúm, rượu chè, cờ bạc, trai gái gì. Người Việt mình qua Mỹ ngày càng nhiều, phòng mạch nó bên Mỹ ngày càng đông khách, tuy nó lớn hơn con gần ba mươi tuổi; nhưng là vì dân thầy thuốc, nó biết giữ gìn sức khoẻ, trông nó trẻ như người ba mươi. Con đã thấy nó rồi đấy. Vậy mẹ nói có đúng không" Hai đứa con trai nó đã ra ở riêng từ lâu rồi, nghe nói tụi nó cũng đã có vợ con, gia đình cả. Giờ đây, chỉ còn mình nó trong căn nhà rộng, suốt ngày lủi thủi đi làm ở phòng mạch, và nhà thương, về nhà không có ai bầu bạn chuyện trò, không ai lo cơm nước, quán xuyến mọi thứ lặt vặt khác trong nhà nên nó muốn bước thêm bước nữa đó con. Nhiều đàn bà, con gái ... lỡ thì có, ly dị có, chồng chết cũng có; ở bên đó cũng dòm ngó nó dữ lắm; thích nó lắm; nhưng nó nói với dì Sáu, nó chỉ kết được với con thôi. Nó biết gốc gác, ngọn ngành gia đình mình từ khi nó còn nhỏ, chớ lấy người khác nó sợ họ chỉ " Mượn Đò Qua Sông" thôi. Qua khỏi 5 năm; họ thi vào quốc tịch, rồi ra Tòa xin ly dị; xong về Việt nam kiếm ông chồng bằng trang bằng lứa; bảo lãnh qua đó dễ quá mà! Đã vậy, mẹ còn nghe anh Ba Xe Đò có thằng con trai đang làm trạng sư bên Mỹ nói rằng; theo luật thì phải chia tài sản cho vợ khi ly dị nữa đó.Thằng Sâm, nó là bác sĩ, nó cũng rành luật lệ nên nó biết phòng trước thì hơn. Con Miễn đang loay hoay dưới bếp, loáng thoáng nghe mẹ nói tiếng được, tiếng mất, từ dưới nhà; nó vội vã bước nhanh lên, vừa đi, vừa hỏi :

- Mẹ kêu con. Mẹ nói với con.

 -Ừ! Mầy đúng là con đoảng. Tao tưởng mầy còn đứng ngồi đâu đấy chứ. Nói với mầy chứ nói với ai đây. Không lẽ tao nói với đầu gối. Ngồi xuống đây mẹ nói chút chuyện.

Bà Tư sửa lại thế ngồi, rồi thong thả nói tiếp:

- Con nên nhớ rằng người con gái nào dù có đẹp, có tài cho mấy đi nữa; cũng có một thời " con gái" thôi, con ơi! Con có nhìn thấy cô Quế Nhân con ông giáo Siêng trên phố không. Cô ấy có nhan sắc mặn mà; lại thêm học hành giỏi nữa . Mới 23 tuổi, cô Nhân đã ra trường đại học trên Cần thơ. Ông Giáo Siêng cứ kén chỗ " Môn Đăng Hộ Đối". Đòi chàng rể tương lai phải có bằng cấp cao hơn con gái ổng, phải có nghề nghiệp vững chắc, và có căn bản kinh tế nửa... Giờ đã hơn bốn mươi mà cô ấy có ai rước đâu! Trên không ai ngó xuống, dưới không kẻ dám nhìn lên. Rốt cục, giờ đây vẫn phòng không, gối chiếc. Buồn quá ! Cô Nhân lại cặp với cô bạn gái thân, rủ nhau đi đây, đi đó, du lịch Tân Gia Ba, Thái Lan. Đi đâu cũng hai người cặp kè với nhau như bóng với hình. Riết rồi lối xóm họ sầm xì cô Nhân là dân "Ái Nam Ái Nữ" giống như bên Mỹ có tụi " Lết- Ba, Lết- Biên" gì đó!

 Miễn suy nghĩ lung lắm! Từ khi gặp bác sĩ Sâm về thăm tỉnh nhà, có ghé qua nhà thăm gia đình nàng. Miễn thấy ông trông có vẽ hiền lành, đạo mạo, ít nói. Người ông bệ vệ, hơi lùn, mập mạp, to con, dáng đi nặng nề, bụng hơi phệ; đầu tóc ông sói, và đã có vài sợi bạc, nhưng tiếng nói nhẹ nhàng như con gái mới lớn, e dè, rụt rè, làm nàng chú ý đến ông nhiều. Từ đấy, nàng sinh ra chút cảm tình. Hiện nàng chưa có một lần yêu đương nào với ai, quả tim chưa có hình bóng nào, chưa ràng buộc, hẹn ước với ai, và nghe mẹ thường nói " tình yêu sẽ đến sau hôn nhân" vẫn thường xảy ra mà. Nàng cũng có chiều suy nghĩ về ông. Nhưng ngăt nỗi, ông lớn hơn nàng gần ba mươi tuổi... Miễn sợ bạn bè chê cười là nàng ham danh bác sĩ, ham tiền tài, vật chất, ham qua Mỹ ở mà thuận lòng lấy bác sĩ Sâm. Một chốc suy nghĩ thoáng qua, nhưng rồi Miễn cũng buột miệng nói:

- Mẹ cho phép con suy nghĩ một thời gian nữa; rồi con sẽ quyết định.

- Suy nghĩ cái giống gì nữa. Còn hơn tháng nữa thằng Sâm nó về ăn Tết đấy. Tết Mậu Tý năm nay, đúng là năm tuổi của mẹ. Năm con chuột đó con. Thế nào nó cũng qua đây thăm viếng, chúc Tết Mẹ. Liệu mà trả lời cho Mẹ ngay.

Đang nói ào ào, bỗng nhiên bà Tư xụ mặt xuống; trông đôi mắt bà mơ màng, nhìn xa xôi, bà nói giọng như là " cải lương", khi trầm, khi bỗng, than thận trách phận mình:

-Tao vừa mới sinh ra mầy được mấy tháng, cha mầy vội bỏ tao và tụi bay, rồi lặng lẽ đi vào lòng đất lạnh, một mình tao thui thủi lo lắng nuoi tụi bay khôn lớn, ăn học, không để tụi bay thiếu hụt ngày nào, bữa đói, bữa no đâu! Tuy ngó lên không bằng ai, nhưng ngó xuống thì khó có ai bằng mình; tụi bay cũng qua được lớp mười hai, rồi kiếm vợ cho thằng Hai, gã chồng cho chị Ba mầy đàng hoàng; đứa nào cũng có nhà cửa, ruộng vườn đầy đủ, công việc làm ăn ổn thỏa, giờ còn có mầy là út, là con đẻ ráng, đẻ muộn... Hồi có bầu mầy, chị Tư tao mỗi lần đến thăm thường mắng " Răng sắp rụng mà bụng lại to". Tao phải ngậm tăm chịu đựng. Giờ tao phải lo chuyện chồng con mầy cho xong, rồi tao xuống tóc qui y, nương nhờ cửa Phật từ bi. Tao hy vọng có ngày gặp lại cha mầy ở cõi niết bàn... " Nói xong, bà rưng rưng nước mắt, lấy khăn mu-xoa chậm chậm nơi hai khóe mắt ra chiều xúc động lắm! Miễn nhìn Mẹ, thấy trắc ẩn trong lòng, nàng biết tuổi Mẹ ngày càng cao, thường hay đau yếu luôn, năm đến lại là năm tuổi của Mẹ, nàng thấy cũng lo lắm! Không lẽ, để Mẹ cứ luôn lo lắng cho mình hoài; nàng thấy trong bụng không yên. Miễn ôn tồn, nhỏ nhẹ trả lời mẹ:

- Mẹ tính sao cho xong thôi. Con chỉ sợ khi con theo chồng về Mỹ, mẹ ở lại đơn chiếc, buồn bã, rồi sinh ra bệnh thì khổ lắm!

Nghe Miễn nói thế, nét mặt bà Tư đổi ngay, tươi hẳn lên. Bà từ từ đứng lên, chậm chạp bước đến trước bàn thờ Phật, dưới tượng Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, có hình thờ Dượng Tư, bà thắp nhan và lâm nhâm khấn vái những gì Miễn nghe không rõ.

 Đám cưới của Miễn và bác sĩ Sâm xảy ra như dự định, tổ chức linh đình trên tỉnh. Bà Tư hầu như mời hết cả xóm lên tỉnh ăn cưới. Chiều hôm có đám tiệc, cả xóm rộn ràng như sap co ngày lễ hội, chị Năm chạy qua nhà chị Sáu mượn thêm sợi dây chuyền gĩa, con Tỵ mang thử đôi guốc cao gót của thằng Cưỡng bạn trai gởi từ trên Sài gòn về tặng, nó ỏng a, õng ẹo đi lại ngoài đường nhiều lần, nghiên qua, ngã lại, trợt lên, trợt xuống, con Chín qua nhà bác Tám mặc hộ cái áo dài, cài nút cho bác Tám gáí, bác Tám trai chưa đi ăn tiệc cưới đã say ngất ngưởng, bác " xỉn" quá; cứ ngồi chưởi đổng, nói xa, nói gần chuyện thằng Bỉnh làm cán bộ " qui hoạch" trên xã; giựt của bác mấy sào ruộng... Bác dự định hôm nay theo đám dân oan đi xe đò lên Sài gòn biểu tình đòi nợ; nhưng kẹt đám cưới của Miễn nên Bác hoãn lại để đi chuyến khác. Tuy vậy, bác cũng ấm a, ấm ức, nói xa, nói gần, phàn nàn những kẻ cầm quyền ở địa phương nầy, xử ức Bác. Bác hoãn đi khiếu kiện không có nghĩa là Bác bỏ qua chuyện nầy, Bác chỉ gác lại đó thôi.. Bác nói, đời người con gái, ai cũng có một lần hệ trọng kết hôn. Hơn nữa, Miễn là người cháu gái lối xóm, hiền lành, nết na, lễ phép mà Bác rất quí mến; nên dù có bận gì bác cũng bỏ; để đi tham dự đám cưới, chúc mừng Miễn cái đã.

 Thấm thoát Miễn đã theo chồng về Mỹ gần hai năm rồi. Bà Tư như đã nguyện, bà xuống tóc qui y, xin vào chùa ở làm ni sư, nương nhờ cửa Phật. Nhà cửa, vườn tược bà bán lấy tiền chia đều cho ba đứa con. Những tháng đầu tiên ở Mỹ, Miễn phải học lái xe, đi học Anh văn ở Adult School, hy vọng sau nầy sẽ ra giúp việc cho chồng ở phòng mạch. Nhưng đã hơn hai năm rồi, nàng vẫn chưa thấy chồng đề nghị cho mình ra phòng mạch giúp chàng trông coi văn phòng. Nàng nhắc chồng thì chàng thường gạt ngang đi:

- Phải từ từ đã. Công việc không dễ đâu em. Cô Bão đang làm chạy việc, không lẽ bỗng nhiên cho cô ấy nghỉ ngang, xem ra đâu được. Thỉnh thoảng em ra chơi để học hỏi cách làm việc thì tốt hơn. Hơn nữa, em phải học qua lớp " Medical Assistant'' , và phải biết sử dụng computer, biết căn bản công việc trước đã.

 Bác sĩ Sâm bận rộn tối ngày, ông ra khỏi nhà từ bảy giờ sáng, khi thì ở phòng mạch, khi ở nhà thương, có nhiều hôm về nhà quá mệt, ông không dùng cơm chiều, chỉ uống ly sửa, tắm rồi đi nghỉ. Phần Miễn hằng ngày, quá rảnh rỗi, ngoài thời giờ đi học thêm Anh văn, nàng thường lái xe vào các Mall ngắm quần áo. Riết rồi cũng chán. Căn nhà năm phòng ngủ cuả bác sĩ Sâm quá lớn, nằm lưng chừng đồi, cây cỏ trong vườn rậm rạp. Mỗi lần có gió lớn, lá cây rụng xuống cuốn theo chiều gíó lăn xuống chân đồi.

Mỗi tuần, cứ vào thứ Năm, hai cha con ông Tapialo người Mễ đến tỉa dọn cây cối, cắt cỏ, trồng hoa v... v...  Roberto con trai ông Tapialo vì lỡ dan díu với bạn gái cùng lớp đến mang bầu nên phải bỏ học nửa chừng ở bậc trung học; theo cha phụ việc để có lợi tức lo cho vợ, và đứa con.tương lai. Tiếng Anh của ông Tapialo không rành mấy, nên mỗi khi cần tiếp xúc với vợ chồng bác sĩ Sâm.; ông phải nhờ con mình noi chuyen. Nhiều hôm không có bác sĩ  Sâm ở nhà, cha con ông Tapialo vào nhà hỏi việc, Miễn tỏ ra thật lúng túng, ngại ngùng, ngượng ngập, trả lời tiếng được, tiếng mất. Riêng Roberto tuy mới học tới lớp 12 chưa tốt nghiệp trung hoc; nhưng sinh đẻ ở Mỹ, ngoài tiếng Mễ lưu loát, tiếng Anh không thua gì một thanh niên Mỹ chính gốc. Roberto tuy bằng tuổi Miễn nhưng để râu tùm lum giống như mấy ông già tu đạo bên Trung Đông làm Miễn thấy sợ sợ mỗi lần nó vào nhà hỏi chuyện nầy, chuyện kia. Nó lanh lẹ, tháo vát, và có thể làm mọi việc lặt vặt trong nhà như sửa điện, thông hầm cầu v... v... mà người Mỹ thường gọi là "handy man".

Một hôm, hai cha con ông Tapialo đang làm việc ngoài vườn; bỗng nhiên có con chó berger giống Đức của bà Debbie hàng xóm sẩy dây xích nhảy rào qua vườn nhà Miễn sủa inh ỏi; chúng xáp lại tấn công Miễn đang ngồi ngòai hàng hiên đọc báo. Nàng quá sợ rú lên! Nhanh như những chiến binh thuần thục trong chiến trận, cha con ông Tapialo nhảy vào tiếp cứu, chận lại, la hét con chó; cũng vừa lúc ấy bà Debbie chạy qua quát tháo, con berger đang hung hăng tấn công, quần thảo với cha con ông Tapialo bỗng ngưng lại, quịt đuôi và theo bà Debbie về nhà. Từ dạo ấy, Miễn tin tưởng cha con ông Tapialo, không còn sợ sệt khi họ cần hỏi han điều gì.

Ngày lại ngày, riết rồi cha con ông Tapialo trở thành người tín cẩn của Miễn. Bác sĩ Sâm bận rộn cả ngày. Ông làm việc " tối tăm mày mặt", khi về tới nhà thấy ông rã rời, mệt mỏi. Ông chỉ chào vợ một tiếng rồi đi thẳng vào phòng. Có những bữa cơm chiều, Miễn ngồi chờ mấy tiếng đồng hồ mới thấy chồng lái xe về nhà, chậm chạp, nặng nề bước lên bậc cấp. Tắm rửa cơm nước qua loa, ông nói với Miễn vài lời; rồi đi vào phòng đọc qua vài tạp chí y-khoa, đọc báo; rồi lăn ra ngủ đến sáng. Dọn dẹp xong, nhiều đêm dài ngồi một mình nơi phòng khách, nàng uể oải xem TV., đổi hết đài nầy, qua đài nọ, nhưng tâm trí để tận đâu đâu. Miễn nhớ quê nhà, nhớ Mẹ, nhớ anh chị, nhớ các cháu, nhớ bạn bè. Nàng nghĩ đến hồi chiều, Roberto nhờ nàng giữ cái ghế cho nó đứng trên thay cái bóng đèn nhà bếp, lơ đãng, nó trượt chân ngà chúi vào người nàng. Nàng hoảng hốt, và cảm thấy có một cảm giác kỳ lạ; như là có một luồng khí lạnh chạy rần rần trong người, mặt đỏ lên, tay chân lúng túng. Nàng cảm thấy như mình vừa phạm tội với chồng.

 Từ khi thành hôn với bác sĩ Sâm; tuy không phải tình yêu đôi lứa nhưng ông đã để lại cho nàng nhiều sự kính trọng và thương mến. Nàng nghe vẳng vẳng bên tai lời Mẹ thường nói "Nhiều khi tình yêu đến sau hôn nhân" con ạ!.Tuy đã sống chung ba năm với chồng, tình nàng yêu Sâm vẫn chưa đến.  Nàng chỉ biết làm tròn bổn phận người vợ, trìu chồng, săn sóc chồng từng "Miếng Ăn Giấc Ngủ"nhưng có một cái gì ngăn cách, xa vời giữa nàng và Sâm. Có những đêm dài, nằm cạnh chồng, nàng thao thức trăn trở; miên man nghĩ ngợi bâng quơ không thể nào ngủ được. Miễn nghe tiếng thở đều đều của Sâm, và tiếng máy lọc không khí trong phòng. Nàng choàng tay qua ôm ngang bụng Sâm; chàng nhẹ nhàng gác tay nàng qua bên; rồi nghiêng mình quay mặt ra ngoài, và lẩm nhẩm nói gì nàng nghe không rõ. Miễn ngỡ ngàng, và cảm thấy cô đơn trống vắng lạ thường! Nhiều khi Miễn tự hỏi cuộc hôn nhân của mình, sự chọn lựa của mình có phải là điều sai lầm không! Sao anh ấy trông có vẽ hững hờ, xa cách. Rồi Miễn tự trấn an. Anh ấy vẫn chiều chuộng thương yêu mình hết mực mà! Bằng cớ là gần đây Sâm thường khuyên mình phải cố gắng luyện giọng Anh ngữ thật nhuyễn, rồi ra phòng mạch giúp chàng vì phòng mạch ngày có nhiều khách nói tiếng Anh. Anh ấy còn nhấn mạnh là phải thực tập nói chuyện và nghe tiếng Anh mỗi ngày mới mong đạt được kết quả nhanh chóng. Nàng nghĩ đến Roberto có thể giúp nàng được điều đó.

Ngoài thời giờ làm việc ngoài vườn giờ còn lại trong ngày Roberto dành cho Miễn, tập nàng đối đáp Anh ngữ cho quen, cho dạn nói. Có những tuần không phải ngày làm của cha con ông Tapialo nhưng Roberto vẫn đến trò chuyện huấn luyện giọng nói Anh Ngữ cho Miễn. Liên tục gần một năm  cố tâm hoc tập, thực hành Anh ngữ, Miễn thấy tiến bộ rõ rệt. Và chính cũng là lúc Miễn rơi vào vòng tay ân ái của Roberto lúc nào nàng cũng không nhớ nữa.

Và rồi, một buổi trưa, nàng và Roberto đang nằm trong phòng ngủ sau khi say sưa "giấc mộng vu sơn" thì có tiếng gọi cửa giọng của cô Bao y tá, và là thơ ký riêng của Sâm.

Sâm nhờ Bao về nhà lấy món đồ mà chàng vội vã đi làm buổi sáng bỏ quên ở nhà. "Có Tật Giật Mình" Roberto và nàng hoảng hốt mặc vội quần áo, Roberto tông ra cửa sau, nó không suy nghĩ nhảy đại qua rào nhà bà Debbie thoát thân tránh mặt;. cũng là lúc con chó berger của Debbie đang thơ thẩn đi lại trong vườn. Thấy kẻ lạ, nó phóng tớì chồm lên tấn công tới tấp ngay, tiếng sủa của berger, tiếng la hét cầu cứu của Roberto vang lên cả xóm. Bà Debbie chạy ra can thiệp cứu Roberto qua cơn kinh khiếp nhưng Roberto đã bị thương khá nặng. Debbie gọi khẩn cấp 911, xe cứu thương đưa ngay Roberto vào bệnh viện mới cứu sống được hắn.

Câu chuyện vỡ lở, cảnh sát điều tra, Sâm thắc mắc không phải ngày làm việc của cha con ông Tapialo, sao Roberto đến nhà Sâm với lý do gì. Miễn nói dối là Roberto lẻn vào nhà ăn trộm bị Miễn phát giác nên bỏ chạy. Cô Bao là nhân chứng nhìn qua cửa kiếng thấy Roberto từ phòng ngủ của Miễn Sâm chạy thục mạng ra vườn và nhảy qua nhà láng giềng. Nhưng điều quan trọng mà Miễn không giải thích được là cái quần lót còn để lại trong góc phòng không phải của Sâm. Cảnh sát điều tra, Roberto đành phải khai sự thật.

Ngoài vườn ngọn gió Santa Ana thổi mạnh. Năm ngoái, cũng mùa này, gió đã thổi cháy bao nhiêu nhà cửa. Năm nay, gió mạnh hơn, cuốn theo lá khô vàng chạy xuống chân đồi nhưng không gây được đám cháy nào. Không có đám cháy ngoài rừng nhưng đang có đám cháy hung bạo hơn ngay trong lòng Miễn.

Nhìn gió thổi nghiêng ngả cây cối, Miễn thấy như mình đang bị gió cuốn theo, không biết ra sao.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,027,050
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến