Tác giả: Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh Bài số 3138-28438 vb6031111
Tại miền Nam trước 1975, phong trào du ca đã phát triển mạnh mẽ trong những năm1960’, 1970’. Sau biết bao biến thiên, du ca hiện đang tiếp tục phát triển tại hải ngoại. Nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang, người khai sinh phong trào du ca, định cư tại Westminster vừa bị đột quị, hiện đang điều trị trong bệnh viện. Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh, một tác giả của báo Tuổi Hoa ngày xưa, từng nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2010, viết bài này để góp lời cầu nguyện cho nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang mau chóng lành bệnh để lại nâng cây đàn ghi-ta, hát những khúc du ca muôn thuở.
***
Tôi không nhớ rõ ngày tháng nào nhạc du ca đã đến với tôi, hay đúng hơn, là tôi đã đến với nhạc du ca. Có lẽ là từ lâu lắm, khi tôi cầm trên tay những bản nhạc được in bằng lối in ronéo phát cho một nhóm sinh hoạt cộng đồng, chỉ cần nhìn note nhạc hoặc có một anh chị lớn cất giọng hướng dẫn, thì cả nhóm hát theo được ngay. Nhạc du ca dễ hát, dễ nhớ. Nhưng không phải vì nó đơn giản. Mà vì nó nói giùm trái tim đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ. Tôi như đã thuộc lòng lời bài hát “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang: Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang Lê sau bàn chân gông xiềng của thời xa xăm Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loang xoang Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian Ôi! Cả một quá khứ bi hùng của cha ông, làm sao không gợi nên tình nước" Mà cha ông ta đã bất khuất can trường như vậy, làm sao con cháu đời này lại không noi theo" Còn Việt Nam, triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng Nhạc du ca đến với giới trẻ, với mọi tầng lớp người dân, đến trong sân trường, trên sân khấu cộng đồng, lan tỏa trên vùng đất của những trại tạm cư, khi chiến tranh về đến ranh giới giữa thôn quê và thành phố. Những người tuổi trẻ, khi nhỏ những giọt mồ hôi trong lúc phát gạo, muối, thuốc men, khi đi chích ngừa cho đồng bào tị nạn chen chúc trong trại tạm cư, sẽ thấy nhạc du ca chan chứa niềm cảm động của mình: Trời sáng tươi đã lên rồi Trời sáng luôn trong lòng tôi Cặp mắt khô sau đêm dài Tìm quanh đây một ngày vui (Dưới Ánh Mặt Trời – Nguyễn Đức Quang) Mà cũng không phải chỉ có làm lụng, thức khuya đến khô mắt khô da đâu! Những giây phút thơ mộng và hứa hẹn cùng người yêu cũng thật lãng mạn. Tôi nhớ như in nụ cười dí dỏm và thân người lắc lư trong khi tay gảy đàn và miệng hát rộn rã của những anh sinh viên: Anh sẽ về, em ơi anh sẽ về Về nơi ngôi nhà vách đất với hàng hoa thơm Nơi con đê già, nơi cây cầu tre Nơi con đường đất dấu chân trâu bò … Đưa em vào gió, khẽ trao cành hoa Ra sau vườn nhỏ trồng lại cho em dây Hoàng Lan hương đậm thêm (Anh Sẽ Về- nhạc Nguyễn Hữu Nghĩa, thơ Khê Kinh Kha) Thuở bé tôi cứ tự hỏi khi các anh sinh viên đi về thôn quê có dám đi chân trần để theo dấu chân trâu bò hay không… Tôi thường bị “kí” đầu vì những câu hỏi như vậy. Nhưng tôi thật thích những lời lẽ đơn giản mà nói lên đủ tình ý đậm đà. Chỉ với hoa, với gió, với một dây Hoàng Lan, mà ước mơ nói ra có thể làm người ta bật khóc. Và thật tình là các anh, các chị, đã thật dễ thương khi cùng ca ngợi cảnh bình yên của một quê nhà khói lửa mà chỉ cần hướng mắt nhìn về bên kia sông là đã thấy: Này người yêu người yêu anh ơi Bên kia sông là ánh mặt trời Này người yêu người yêu anh hỡi Bên kia đồi cỏ non đan lối … Này người yêu anh ơi Cho anh nồng ấm cuộc đời Như hoa có ánh mặt trời Ôi núi mừng vì mây đến rồi Này người yêu anh hỡi Yêu nhau mình đưa nhau tới Bước nhẹ và nói bên môi Nói cho vừa mình anh nghe thôi (Bên Kia Sông – Nguyễn Đức Quang) Tôi vẫn thích lời hát của bài “Bên kia sông” lần đầu tôi được nghe. “Nói bên môi”, nghe thật cảm động. Sau này tôi được thấy những bản ghi lại “nói bên tai” rồi “nói êm xuôi”. Chữ nào đúng đây" Hay là nhạc sĩ đã sửa lại" Hay có lẽ vì tôi vốn tính chấp nhất, cái chấp nhất của người học trò trung thành với những gì mình đã biết đầu tiên" Tôi vẫn nhớ những đêm văn nghệ trong sân trường đại học, anh chị em sinh viên hay hát những bản nhạc này: Ánh sáng đã lan tới Sức sống đã vun xới trên bao nỗi vui mừng Quê hương hết tăm tối Quê hương sẽ đổi mới Quê hương đã yên vui (Đến Với Quê Hương Tôi- Bùi Công Thuấn)
Đường Việt Nam ôi vô cùng vô tận Đường ngang tàng ngoài biển Nam giữa Trường Sơn
Đường ngày qua đầy vết kinh hoàng Mỗi xóm làng một dở dang (Đường Việt Nam – Nguyễn Đức Quang) Có đi, có làm việc, có vui buồn trong quãng đời làm công tác xã hội, có thấy những giọt mồ hôi và nước mắt của người dân mình, mới thấm thía nỗi ước ao hy vọng vươn lên: Hy vọng đã vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền Hy vọng đã vươn lên trong lo sợ mùa chinh chiến Hy vọng đã vươn lên trong nhục nhằn tràn nước mắt Hy vọng đã vươn dậy như làn tên đang rực lên trong màn đêm (Hy Vọng Đã Vươn Lên- Nguyễn Đức Quang) Và như nói với nhau rất thật lòng, rất thẳng thắn, bằng những ngôn từ rất giản dị, như bạn bè nói với nhau: Không phải là lúc cứ ngồi đặt vấn đề nữa rồi Phải dùng bàn tay mà làm cho tươi mới Hàng chục năm qua ta ngồi ngó nhau nghi ngờ nhau khích bác nhau cho cay cho sâu cho thật đau … Thế giới ngày nay không còn ma quái Thần tượng tàn rồi, còn anh với tôi Chúng ta đi tới bằng cái tầm thường thôi (Không Phải Là Lúc – Nguyễn Đức Quang) Có những lúc hát mà rơi nước mắt, vì thấy sao quê hương mình, người dân của mình lắm nỗi gian nan: Nước non đã bao phen đớn đau u sầu Ta như dân phiêu lưu vẫn tin ngày đến nơi nào Nghe trong lời cỏ cây khuyên đừng sợ gì chiêm bao Qua ngày u ám sẽ sáng tươi cơn nắng đầu …Khi đêm trôi qua ngày ngẩn ngơ như chưa từng hay Chơ vơ bên lối ruộng cổng trường xơ xác điêu tàn Em thơ ơi vô tội, em đi đâu đi hoài Tuổi hồng chưa thấy bóng mây (Một Giấc Chiêm Bao – Nguyễn Đức Quang) Nhưng phải nhanh chóng thoát khỏi giấc chiêm bao, để truyền cho nhau niềm lạc quan và khơi lại hào khí dân tộc: Nhìn lên trên cao mây lớp chập chùng Nhìn ra khơi xa sóng bủa mịt mùng Nhìn lên cây cao lũ cò trắng đậu Nhìn ra anh em mắt cười nhìn nhau Nhìn lên cao nguyên e ấp giọng khèn Nhìn con sông sông xanh cô lái dịu hiền Nhìn anh thương binh mái đầu nhuốm bạc Nhìn ra quanh ta thấy đời hồi sinh Đó niềm tin hòa bình Đến cùng dân Việt mình Đó là câu chuyện tình Đã sáng dậy bình minh (Nhìn Lên Trên Cao- Ngô Mạnh Thu) Ta mang nặng trên vai xiềng xích Bao thế hệ chất cao buồn đau Nước phân ly lòng đau tựa cắt Tiến tới người Việt ơi tháo gông xiềng tối tăm Dòng từng dòng cuồng lũ ta dựng vẻ vang Đoàn từng đoàn vượt tới ta xây lại kiếp người Ngày từng ngày lầm than chìm lắng theo hận thù Ngày quật cường Việt Nam ngày chói sáng khung trời (Những Bước Chân Đi Tới – Bùi Công Thuấn) Trên bản nhạc “Người yêu tôi bệnh”, có dòng chữ nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang nhắn nhủ: “Đi làm công tác xã hội là đã chọn một người yêu: Nguyễn Thị Quê Hương”. Nắng nóng cháy da đã về rồi Trên thân người đẹp tôi Bão tố buốt xương cũng về rồi Cho thêm tàn phai … Giờ còn có nhau giúp nhau cho thật nhiều Ngày nào mất nhau sớt chia không được đâu! (Người Yêu Tôi Bệnh – Nguyễn Đức Quang) Và quê hương Việt Nam của tôi đang bệnh đó! Cuộc đời ơi! Du ca ơi! Còn một mảnh đất quê hương thứ hai nữa: mảnh đất hứa của những người Việt Nam tha hương. Khi các nhạc sĩ du ca đem dòng nhạc một thời sôi nổi ở quê nhà đến các vùng đất mới, họ cũng đã chan hòa tâm tình của mình khắp nơi. Và phong trào du ca đã sống lại trong lòng các bạn trẻ. Tiếng hát gắn liền với những sinh hoạt cộng đồng, nói lên ước vọng của thanh niên, dù những người mang du ca đến vùng đất mới tóc cũng chẳng còn xanh. “Xin chọn nơi này làm quê hương”, đúng như vậy! Này bạn, mang găng trắng Bồng súng gác trên đồi Arlington Chiều nay trời sẽ mưa hay sương gió lạnh lùng Có còn vững đôi chân" Bởi nơi đất nước này: Bắc Nam cùng mạch sống! Thắng thua đều anh hùng Bốn mùa hoa nở rộ, dưới mộ đài hùng tráng Chung dòng “Tổ Quốc Ghi Công” Triệu linh hồn oan khuất Chiều nay xa quê nhà Còn chỗ không, người lính gác" Chúng tôi về đây nằm Trên đồi Arlington! (Trên Đồi Arlington – Nguyễn Đức Quang)
Nhiều người đã nói rất nhiều về phong trào du ca ngày xưa, thập niên 1960, 1970, và du ca hải ngoại bây giờ. Tất cả là một mối, một lòng. Riêng tôi luôn yêu mến dòng nhạc này như yêu một người bạn thiết. Vì nhạc du ca đã đi vào nỗi niềm của tôi, nói giùm trái tim tôi. Giờ đây, tôi muốn nói lên lời cám ơn một dòng nhạc tuyệt diệu của Việt Nam. Tôi tri ân những người nhạc sĩ, những nhà thơ, những tiếng hát đã giúp cho tuổi học trò của tôi có nhiều kỷ niệm thật đẹp. Cám ơn những người sáng lập, cám ơn những người đã làm khởi sắc phong trào du ca. Cám ơn những người đã khuất và những người đang tiếp nối. Và xin góp một lời cầu nguyện cho nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang mau chóng lành bệnh để lại nâng cây đàn ghi-ta, hát những khúc du ca muôn thuở. Chúng ta vẫn cùng hát. Cuối tháng 2, 2011 Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.