Hôm nay,  

"happy Vietnamese New Year!"

08/02/200800:00:00(Xem: 66313)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Tác giả: Đào Như

 

Bài số 2217-2009-782vb6080208

 

(Bài Viết Về Nước Mỹ năm 2007)

 

*

 

Đào Như là bút hiệu của  Bác sĩ Đào Trọng Thể, tác giả đã được trao tặng giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2005,  với các bài "Tự Khúc", "Dấu Chân Người Lính." Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại Oak Park, IL (vùng Chicago) Hoa Kỳ, ông là chuyên gia bệnh tâm thần, và đã thành lập một câu lạc bộ đặc biệt để trợ giúp nhiều đồng hương và cựu chiến sĩ VNCH, cựu tù nhân cộng sản. Sau đây là bài viết đặc biệt của ông nhân dịp Tết Năm Mới Mậu Tý. Tác giả lưu ý về bài viết: “Tất cả chỉ là hư cấu, xin đừng ngộ nhận- Đào Như.

 

*

 

 Alfred D. Sulfridge, Bác sĩ Trung Tá Không Lực Mỹ tại phi trường Trà Nóc, Cần thơ. Anh thường đến hợp tác làm việc với tôi tại bịnh viện Thủ Khoa Nghĩa, Cần thơ. Bác sĩ Sulfridge là người bạn tốt của tôi về chuyên môn, phẫu thuật, mặc dầu anh ta nhỏ hơn tuổi 2 tuổi. Nhưng làm sao ấy, tôi vẫn không thích anh chàng ấy. Nhiều lúc tôi cũng tư hỏi, tại sao mình không thích Alfred" Tên ấy cũng tốt đấy chứ. Nhưng tôi đành chịu, tự nhủ thầm thích hay không thích là lý do của trái tim, hơi đâu mà thắc mắc. Và tôi lờ chuyện đó luôn...

 

 Tôi qua My cuối 79. Trong ngày Nguyên đán của năm 80, không ngờ bác sĩ Sulfridge biết tôi đang ở Mỹ, hôm đó anh gọi chúc Tết tôi. Bác sĩ Sulfridge nói chuyên với tôi rất nhiều, rất lâu. Anh hỏi thăm tôi, gia đình tôi, cha mẹ, vợ con tôi, với những lời chân thành sâu sắc. Anh cũng muốn giúp đỡ tôi về mọi mặt trong khả năng của anh, nếu tôi và gia đình tôi cần. Tôi cám ơn anh ấy. Tôi nói là tôi không quên ơn anh ấy, dù cho đó chỉ là lời hứa, và tôi hứa là chúng tôi sẽ không quên anh ấy một khi chúng tôi cần sự giúp đỡ nào đó từ các đồng nghiêp. Chúng tôi nói chuyện với nhau rất tình nghĩa và chúng tôi cùng có chung những cảm nhận sâu sắc về nhau. Nhưng cuối câu chuyện, một lần nữa bác sĩ Sulfridge chúc Tết tôi:

 

-"Happy Chinese New Year!"

 

Tôi giận tím người! Tôi khựng lại một hồi lâu, rồi lạnh nhạt trả lời:

 

 - The same to you!

 

 Và... tôi 'cúp' điện thoại!

 

Ôm ngực, ngồi nghỉ một hồi lâu, mới thấy mình vô lý. Mới thấy Alfred và tôi, cả hai chúng tôi đều là nạn nhận của một ý thức sai lầm về Tết. Thật sự Tết nhất là vấn đề của thời gian, mùa màng, thời tiết, căn cứ trên sự di chuyển của mặt trời, của mặt trăng. Có ai sở hữu mặt trời, mặt trăng đâu mà gọi là Tết Tây, Tết Tàu, Tết Ta!... Nhưng ngặt một điều, lễ đầu năm âm lịch tiếng Việt gọi là Tết, Trung Hoa gọi Nguyên Đán; lễ đầu năm dương lịch Tây gọi là Nouvel an, Mỹ gọi là New Year&Ai cũng đặt tên cho thời gian cái tên của riêng mình... y như là thời gian, mặt trời, mặt trăng là của riêng họ, con cháu họ! Từ xưa, Trung Quốc lớn quá, có nền văn minh rất sớm và tỏa sáng ảnh hưởng và làm mờ nhạt các nền văn minh của các quốc gia chung quanh như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật... Do đó thế giới Tây phương mỗi khi nhìn về các nước Đông Á và Đông Nam Á đều nhìn qua lăng kính của văn minh TQ. Tệ hại cho đến nỗi tên của nước ta, có thời người Tây phương gọi là IndoChina, IndoChine... Tết Ta, Tết Nhật, Tết Triều Tiên ... họ đều gọi là Chinese New year! Cũng có lẽ bực bội vì lý do đó, quyết tâm thoát ly ra khỏi ảnh hưởng của TQ, trước hết là Nhật, và sau đó là Triều Tiên không ăn mừng năm mới âm lịch nữa, không ăn Tết nữa!

 

 Sau một hồi minh định như vậy, tôi mới ngộ ra rằng tại sao hồi năm 70 tôi không mấy có cảm tình với vớ bác sĩ Sulfridge, chỉ vì Tết năm đó anh ấy trịnh trọng chúc tết tôi y chang với câu anh ấy chúc vừa rồi: 

 

"Happy Chinese New Year"

 

Khiến tôi giận anh tím mặt. Tôi không thèm nhìn mặt anh ấy liên tiếp trong ba ngày sau đó! Bây giờ ngồi nghĩ lại mà thương hại cho mình!...

 

Sau năm 80, Bác sĩ Sulfridge và tôi có nói chuyện điện thoại với nhau đôi ba lần và bặt tin nhau cho mãi đến Tết năm ngoái tôi nhận được điện thoại của bác sĩ Sulfridge gọi chúc Tết tôi. Thật cảm động nghe giọng nói quen thuộc của anh như thuở nào! Có điều là chúng tôi lớn tuổi cả rồi. Tôi đã 72 và anh ấy cũng 70! Chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều, chúng tôi đã từng chia sẻ với nhau những cas phẫu thuật cấp cứu.

 

Anh đã từng 'vào'giúp tôi, cũng như tôi cũng đã từng 'vào' giúp anh trong trường hợp chúng tôi gặp khó khăn trong phẫu thuật! Nhưng tuyệt nhiên chúng tôi không một lời nhắc đến chiến tranh. Có điều anh làm tôi ngạc nhiên và cũng cảm động vô cùng là cuối câu chuyện anh trịnh trọng chúc tết tôi: "Happy VietNamese New Year!"

 

Tôi nghe tim mình bồi hồi, xúc động... Ngưng một chập... hy vọng anh còn chờ tôi ở bên kia đầu dây, tôi trịnh trọng:

 

"Happy VietNamese New year" Dr Sulfridge!

 

Tôi nghe tiếng cười rạng rỡ của anh và nghe anh nói:

 

 "Many thanks, Dr Dao"

 

Thật sư câu chúc Tết của bác sĩ Sulfridge: "Happy VietNamese New Year" chẳng những làm cho tôi vui sướng mà còn làm cho tôi tự hào! Ôi! Chỉ có một chút xích ra khỏi ảnh hưởng Trung Quốc, năm ngoái, chúng ta ăn Tết trước TQ một ngày, mà gây sự chú ý quan tâm cùng khắp thế giới. Và qua câu chúc Tết của Bác sĩ Sulfridge: "Happy VietNamese New Year " ai còn dám nói người Mỹ thiếu tế nhị trong giao tế" Phải chi những năm của thập niên 40 của thế kỷ trước, có được sư cảm nhận sâu sắc giữa hai dân tộc Việt Mỹ như sư cảm nhận giữa chúng tôi hôm nay, thì đâu đến nỗi có những trang sử đẩm máu đáng tiếc! Mỗi lần nghĩ về người bạn đồng nghiệp xa xưa, bác sĩ Sulfridge, tôi cảm thấy một thoáng bâng khuâng. Sau 'sư cố' khu hành chánh Tam sa tại đảo Hải Nam, Trung Quôc, không hiểu Alfred còn nhớ tôi không" Liệu anh ấy sẽ chúc tết tôi với câu: "Happy VietNamese New Year!"".../.

 

 Đào Như

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,022,192
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến