Hôm nay,  

Người Chị Cả & Giấc Mơ Du Học

07/12/200700:00:00(Xem: 179541)

Người viết: Nguyễn Thị Mão

Bài số 2169-1961-737vb6071207

*

Tác giả sống và làm việc tại San Francisco, là người đã cổ võ cô bạn Nguyên Phương gửi bài Viết Về Nước Mỹ. Nghe tin bạn được giải đặc biệt, cô xin nghỉ làm lên xe đò xuôi Nam cùng bạn dự lễ phát giải 2007. Sau đây là hai bài viết ngắn của cô.

*

1.  Người Chị Cả

 Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975,  gia đình tôi cũng như nhiều gia đình Việt Nam khác còn ở lại Việt nam, đã phải đối đầu với đủ loại  khó khăn của cuôc sống duới chế độ cộng sản. Bố công chức mất việc, các em còn nhỏ, là con cả trong nhà tôi đã không quản ngại đi bán chợ trời, rồi chuyển qua đi buôn hàng chuyến.  Rồi cơn lốc đổi tiền lần thứ hai lại cuốn mọi nguời theo giòng xoáy của xã hội.

  Dòng nguời Việt vuợt biển đang diễn ra âm thầm khắp nơi.  Bên cạnh sự ra đi của ngưòi Hoa, gia đình tôi cũng thấp thỏm tìm đuờng. Tôi là người đầu tiên đi để mong cho gia đình có hy vọng sống còn. Năm 1980,  tôi đã may mắn thành công cùng với hơn 100 ngưòi khác trong một chiếc thuyên chỉ rộng có 4 mét chiều ngang và 22 mét chiều dài,  đến trại Bidong sau bốn ngày lênh đênh trên biển.

Sau 1 năm ở trại tị nạn tôi đuợc lên đuờng đi Mỹ với vôn liếng chỉ có tờ giây tị nạn trong tay, còn tiếng Anh thì chẳng biết là bao.

Đặt chân đến phi truờng San Francisco,  tôi đuợc đón bởi nguời bảo trợ và đuợc đưa đến một apartment ở downtown. Hôm sau tôi đuợc đưa đi làm thủ tục giấy tờ,  và tôi biết rằng tôi từ nay phải tự lo lấy và còn phải nghĩ đến bố mẹ và các em còn ở Việtnam,  tất cả trông mong vào mình.

Cũng như những nguời tị nạn Việt nam khác,  đi học và làm việc để tìm cho mình một tuơng lai và cơ hội giúp gia đình,  tôi không dám nghĩ đến bản thân tôi nhiều,  mặc dù tuổi tôi đã cao trong lúc đó.

Tất cả làm lại từ đầu,  tôi đến truờng học để học tiếng Anh,  tối đi làm nhà hàng.  Rồi lên college học tiếp tục với ngành kế toán,  nhưng tôi vẫn tiếp tục làm nhà hàng để có thu nhập thêm,  gửi tiền về giúp bố mẹ tôi và các em.

Sau khi tốt nghiệp tôi may mắn đuợc làm trong một công ty bảo hiểm,  tôi thôi viêc làm nhà hàng. 

Bên cạnh cuộc sống mới,  tôi vẫn chú ý đến việc bảo lãnh gia đình sang đoàn tụ, và đây là buớc thứ hai để có cơ hội thực hiện giấc mơ tự do mà gia đình tôi hằng ấp ủ. Nhưng bố tôi đã mất sau khi mọi thủ tục xong,  chỉ chờ ngày mua vé và lên đuờng. Không lời nào có thể diễn tả nỗi đau trong tôi lúc bấy giờ,  khi hay tin bố tôi chết vì bị nhiểm trùng sau một cuôc giải phẫu ruột thừa. Lòng tôi trùng xuống và bàng hoàng về chuơng trình y khoa của nuớc Việt Nam dưới sự thống trị của cộng sản,  mạng nguời có thể chết dễ dàng chỉ vì thiếu vệ sinh trong ngành y khoa. Gia đình tôi hoả táng bố theo lời uớc nguyện của bố khi bố còn sống,  vì bố không muốn cộng sản đào mồ bố lên khi họ cần giải toả đất đai.

Năm 1990 ngày sở di trú báo tin gia đình tôi đoàn tụ. 

Nỗi vui trong tôi không làm sao tả nỗi,  tôi sẽ đuợc găp lại mẹ và các em sau hơn 10 năm xa cách. Nhưng  gia đình tôi không sang đầy đủ vì hai em gái tôi đã lập gia đình nên phải chờ thêm 10 năm nữa,  chỉ có mẹ tôi và 2 em còn độc thân sang đuợc.

Tất cả chỉ còn là thời gian.

Năm 2000,  tôi lại vui mừng đón các em tôi sang đoàn tụ,  lần này còn có thêm 2 cháu gái,  2 cháu trai và 2 ngưòi em rể nữa. 

Cũng như bao gia đình Việt nam khác, uớc mơ của gia đình tôi đã thưc hiện đuợc,  và riêng mẹ tôi rất mãn nguyện đuợc sống trong vùng đất tự do.

Sau khi gia đình tôi đoàn tụ đầy đủ,  mẹ tôi sống đuợc thêm muời hai năm mới qua đời, măc dù đôi lúc mẹ cũng buồn vì nhớ quê cha đất tổ,  nhớ hàng xóm và bạn bè,  nhưng mẹ hiểu rằng mẹ phải đánh đổi tất cả để có hai chữ tự do. Lúc này tôi cũng yên bề gia thất mặc dù tôi chẳng còn trẻ nữa.  Nhưng tôi thật hạnh phúc vì tôi đã thực hiện đuợc giấc mơ tự do mà bố mẹ tôi hằng ấp ủ trong suốt thời gian khi còn sống ở Việtnam. Tôi nhớ mãi lời mẹ tôi nói khi bà đặt chân lên đất Mỹ "Mẹ sinh ra ở miền bắc,  sống ở miền nam,  và sẽ chết ở bên Mỹ".

Đúng là Mẹ tôi đã an nghỉ trên đất Mỹ, sau khi đã cùng các con  đuợc sống tự do và làm nguời tự do. Còn bố tôi yên nghỉ trên cõi vĩnh hằng, nhưng tôi chắc rằng bố đang mỉm cuời khi biết rằng tôi đã làm đúng vai trò của nguời chị cả trong gia đình,  và thực hiện được phần nào ước mơ của Bố, mong cho các con các cháu được sống đời Tự Do.

2. Giấc Mơ... “du học”

Tôi còn nhớ tháng Hai năm 1975, tôi đang làm thủ tục đi du học Mỹ do người cô bảo trợ tài chánh, thì biến cố 30  tháng Tư xảy ra, thế là tôi mất cơ hội đi du học.

Làn sóng người di tản khỏi Saigon tháng Tư năm ấy ngày một gia tăng, tôi chỉ mong làm người di tản thôi.

Khi nhận được tin nhắn của Bill, một người Mỹ làm quản lý hãng cafe Martin cho cô tôi, tôi tức tốc lên để làm thủ tục di tản, nhưng khi tôi lên đến nơi thì Bill đang kẹt tại phi trường Tân Sơn Nhất, nên không thể ra đón tôi và một số thân nhân, bạn bè của Bill đang chờ tại nhà cafe Martin đường Hai Bà Trưng.

Thế là mọi người túa ra  tìm đường thoát, tôi đi cùng người anh họ đến tòa Đại sứ Mỹ để mong có lối thoát, nhưng nơi đây người đông nghẹt và cổng thì đóng kín. Tôi và anh họ tôi đành trở về nhà.

Rồi ngày định mệnh đã đến, anh họ tôi phải vào trại cải tạo như bao người lính khác vì anh là một phóng viên quân đội, còn tôi trở về với gia đình bố mẹ tôi bên đường Trương Minh Giảng.

Gia đình tôi lúc bấy giờ rất khổ sở vì bố tôi là một công chức nên ông bị mất việc, mẹ tôi chỉ ở nhà nội trợ nên kinh tế gia đình rất sa sút, cơ cực. Tôi phải bươn chải với chị tôi để kiếm tiền về giúp gia đình. Hai chị em tôi làm đủ nghề như bán rau ngoài chợ, buôn cafe chui từ Long khánh về saigon...

Thế rồi tôi bắt được mối đi vượt biên, và tôi bàn với bố mẹ tôi để tôi ra đi. Gia đình bàn nhau, nghĩ rằng chị tôi trước kia làm sở Mỹ, thì chắc được ưu tiên và quyền lợi hơn, nên bố tôi quyết định để chị tôi đi trước. Thế là giấc mộng ra đi của tôi lại phải chờ cho dịp khác.

 Hôm sau chị tôi lên đường và chị may mắn được tàu Tây Đức vớt cùng với 39 người khác cùng chuyến với chị. Chị không định đi, thế mà chị lại lại ra đi trước.

Sáu tháng sau... tôi lên xe đò xuống miền tây Rạch giá cùng với 3 người đồng hành. Chúng tôi cũng được xuống thuyền vượt biên cùng với khoảng 50 người khác.  Khi thuyền ra khơi, chúng tôi bị công an bắt tại của khẩu Đại Ngãi, mang về đồn công an Rạch giá. Tôi bị ở tù 3 tháng tại đây rồi được về.

Một năm sau tôi lại tìm được mối đi, lại khăn gói lên đường trong âm thầm, nhưng chuyến đi bị báo nên người tổ chức hủy bò.

 Về nhà, với niềm hy vọng mới. Tôi lại đi sau khi 8 tháng chờ đợi, lần này thì lại oai hơn đi ngay sông Saigon, tôi đi xuống Cát Lái rồi xuống tàu với số người đông chưa bao giờ tôi thấy, khoảng 450 người trên chiêc thuyền to (sao họ tổ chứ tài thế cứ như được đi bán chính thức vậy), rồi lại rời bến.. . . . Nhưng ra đến Vũng Tàu thì tàu không thể đi thêm được vì khoang tàu nước vào nhiều quá, mọi người nhốn nháo, lo sợ... và công an ra tới thế là đưa mọi người vào đồn.... chuyến này tôi ở tù một tháng.

Trong nhiều năm, cứ như thế cho đến khoảng 8 lần, tôi mới thực hiện được giấc mơ du hoc chuyển thể thành tị nạn của mình.

Đầu năm 1989, có người bạn thấy tôi vất vả long đong trên đường xuất ngoại, anh ta có người quen sắp sửa một chuyến vượt biên, anh bèn hỏi tôi có còn giữ ý định đi nữa không" Tôi như bắt được vàng, hăng hái nhận lời và chuyến đi lần đó đã thành công. Tôi và 156 người khác cùng thuyền đã may mắn đến đảo Bidong Malyasia trước khi họ tuyên bố đóng cửa đảo. Tôi ở đấy 6 tháng và chờ phỏng vấn rồi tôi được chuyển trại để chờ đi Philippine trước khi định cư tại Mỹ.

 Tôi đến San Francisco đầu năm 1990. Cuộc đời tôi bắt đầu lại từ đầu ở tuổi rât muộn màng, nhưng tôi vẫn thấy tôi còn nhiều may mắn là thực hiện giấc mơ "du học" của tôi mặc dù phải trải qua thời gian quá dài, giấc mơ ấy cũng biến thể thành hai chữ "tị nạn".

 Mặc dù con đường "du học" của tôi đã biến thành "cuộc đời tị nạn" nhưng tôi thấy giấc mơ tự do đã thành sự thật, và tôi không quên mỉm cười với số mạng.

Ý kiến bạn đọc
02/07/201915:09:44
Khách
Cám ơn Hoàng Chi Uyên đã đọc bài viết đã hơn 10 năm , và đã viết lời khích lệ.Vâng cuộc đời tôi vất vả lắm nhưng , mãnh lực tự do cho bản thân và gia đình đã giữ cho tôi niềm kiên trì đến khi thành công. Nay mọi sự đã ổn đinh.
Mão Nguyễn
02/07/201905:20:51
Khách
Đọc bài Chị Nguyễn Thị Mão mà thương cảm cho số phận lênh đênh của chị: cơ hội đến sát tầm tay mà lại bị lỡ mất dịp thoát ra khỏi nước, lại còn bị tù tội. Thật đáng phục cho ý chí của chị: 8 lần bị thất bại mà chị vẫn kiên trì và đã thành công. đã thế mà chị còn bảo lãnh được cho cả nhà và còn lâp gia đình sống êm ấm hạnh phúc. Quả là ơn trên đã ban thưởng cho chị!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Nhạc sĩ Cung Tiến