Hôm nay,  

Thư Gởi Ba Ở Việt Nam

26/11/200200:00:00(Xem: 201566)
Người viết: Trần Thị Hoàng

Bài tham dự số 74\VBST

Bà Trần Thị Hoàng sinh năm 1947 tại Huế, lập gia đình tại Saigon, dạy học. Đến Mỹ tháng Tư 1984, công việc: làm thuế và hoa cưới. Một mình nuôi con thành đạt.
Thư gửi Ba nói lên ý nguyện muốn về săn sóc cha già 92 tuổi còn ở lại quê hương. Ảnh trên, bà Hoàng trước Ngọ Môn tại cố đô Huế.


Kính Thưa Ba,

Từ ngày rời xa vòng tay của Ba đến nay đã 16 năm. Đã 16 cái Tết không có con và hai cháu ở cạnh Ba. Thời gian trôi nhanh quá.

Ngày ba mẹ con con bước lên máy bay qua Mỹ, con đã ôm chầm lấy chân Ba mà khóc vì sợ rằng từ đây con không còn gặp Ba nữa. Mặc dầu con ra đi bằng sự bảo lãnh của anh Hai, nhưng con đâu có biết Ba còn sống đến ngày con được trở về thăm Ba. Thế mà con đã trở về Sàigòn đến 8 lần để thăm ba. Mọi chuyện ở trên đời này lắm lúc trở nên khó hiểu đối với con.

Sau hơn 10 lần đi vượt biên mà không thành, con chán nản nói những lời đau xót với Ba: "Chắc con chết mất vì con không thể ở với Cộng Sản và nhất là hai đứa con của con trưởng thành và học hành trong cái chế độ ngu dốt này."

Xong cái tiểu học, con đã cho hai cháu nghĩ ở nhà để dạy tiếp và nhờ một người bạn kèm thêm Anh văn cho hai cháu với hy vọng sẽ qua Mỹ ăn học như con của các bác, các cậu đã ra đi từ năm 75. Con đã cầu nguyện hằng đêm để cho ba mẹ con ra đi được bình an.

Thế là một ngày đẹp trời ba mẹ con con đã ra đi chính thức. Đó là ngày mà các cháu hằng năm vẫn ghi nhớ: ngày 24 tháng 4 năm 1984. Sau 9 năm đi đong bobo mỗi tháng, xếp hàng cả ngày để mua một lạng thịt cho cả 4 người trong một Hộ khẩu. Ngày con ra đi Ba đã vui mừng vì gia đình mình có thêm được một người thoát khỏi chế độ đói khát của Cộng sản để đến bến bờ tự do.

Nay con đã ở Mỹ 16 năm. Con gái đầu lòng của con, cháu Mi mà Ba từng cầm tay tập viết vần mẫu tự ABC dưới cây đèn dầu từ trên bàn thờ Mẹ để cho cháu viết tập mỗi đêm cúp điện, nay đã tốt nghiệp Dược Sĩ (Doctor of Pharmacy tại UCSF) và đã lấy chồng cùng ngành.

Ngày hôm nay, ngày 26 tháng 6 năm 2000 con viết thư này về ba để báo tin cho Ba hay thằng Cu Tý (cháu tuổi Nhâm Tý) vừa tốt nghiệp Tiến Sĩ Kinh Tế tại California. Cu Tý đã học không ngừng nghĩ từ ngày đặt chân lên đất Mỹ, 16 tuổi cháu đã xong High school, 21 tuổi cháu đã ra trường ở Berkley và nay đã tốt nghiệp Tiến Sĩ Kinh Tế vào năm 27 tuổi.

Ba biết không, ngày hôm qua khi cháu vào trường để trình Luận Án con đã quỳ mãi trước bàn Phật tụng chú Đại Bi không ngừng. Cũng như 9 năm ở lại với Cộng Sản con hằng đêm đã kêu gào cầu xin ơn trên giúp con. Thì nay cái kết quả mà con có được, không một bà mẹ Việt Nam mà không ước muốn: đó là sự vinh hiển, đỗ đạt bằng cấp cao của hai đứa con trên đất Mỹ này.

Thế là con đã mãn nguyện.

Chiều nay trên đường đi làm về, con dừng lại ở bờ biển gần chỗ con làm, con nằm dài trên cát ấm, nhìn thẳng lên trời và nói thầm: "Ôi mình là người đàn bà sung sướng và hạnh phúc nhất trên đời này".

Con đã từng nói với con gái của con: "Ngày ba con đi Học tập con mới lên 5 tuổi, mẹ đã làm tròn bổn phận làm vợ, nuôi nấng, thăm nuôi, thuốc men và một lần suýt bỏ mạng ở đèo Rù Rì trên đường đến trại giam A 30. Thế mà ngày trở về Ba con đã ra đi với một người đàn bà khác không một lời giã biệt. Mẹ đã coi thường chuyện này, không đau khổ, không khóc lóc than van bỏ con đi lấy chồng để trả thù, hay tự tử vì không chịu nổi khổ đau. Mẹ tự nghĩ một người cha như vậy không xứng đáng với hai đứa con."

Thưa Ba con đã vươn lên, đã dặn lòng quên người đàn ông bội bạc đó, một mình sẽ nuôi con thành người hữu ích cho dân tộc Việt, con đã coi như chồng con đã chết trên đường vượt biên như tất cả đồng bào đã đi tìm tự do và đã mất xác trên biển Đông. Con quyết tâm dạy dỗ nuôi nấng hai cháu nên người. Con đã viết một câu lộng kiếng treo trên tường "Mục đích duy nhất là nuôi dạy cho con cái mình nên người, mọi chuyện khác chỉ làsự nhắc nhở giúp tôi giải quyết tốt đẹp vấn đề này mà thôi".

Con đã nói với con trai của con: "Các anh các chị, con của các bác các cậu qua đây từ năm 75 đỗ đạt bằng cấp Bác sĩ, luật sư là chuyện đương nhiên vì cậu mợ giàu có, cùng nhau nuôi dạy con cái. Còn Mẹ đây chỉ có một mình lo cho các con từ vấn đề tinh thần đến vật chất. Các con phải hãnh diện vì một mình Mẹ đã vào College học ba mảnh bằng khác nhau để kiếm tiền nuôi con".

Thưa ba,

Năm đầu tiên trên đất Mỹ con vừa đi làm ban ngày tại tiệm in thiệp cưới Hoa Tiên vừa đi học ban đêm để lấy bằng Electronic Technician. Sau khi tốt nghiệp con đã đi làm 6 năm ở Irvine, con thấy nghề này không hợp với đàn bà, nên con ghi tên học về Thuế (TAX) thi đúng vào cái thời điểm trên Computer có chương trình tự làm thuế nên văn phòng con không đủ tiền sở hụi, con lại phải học ngay nghề Floral Design ở Golden West College, và bây giờ con đã có một nghề vững chắc mà con rất yêu thích. Con đang làm part time tại một tiệm hoa của Mỹ tại Huntington Beach.

Con vẫn thường nói với hai con của con: "Hai mảnh bằng của các con là sự trả hiếu cho Mẹ rồi, không cần các con phải đem tiền về nuôi Mẹ hằng tháng. Thế mà hàng năm, con gái con vẫn mua vé máy bay và nhắc nhở Mẹ lấy Vacation về thăm ông Ngoại ở Việt Nam."

Chắc Ba cũng chia sẻ với con một điều là chính phủ Mỹ đã cưu mang gia đình con những năm đầu tiên trên miền đất hứa nay mà biết bao gia đình ước ao, đã bỏ mình trên biển Đông để tìm đến bến bờ tự do. Nỗi niềm đó ngày hôm nay con phải cám ơn Nước Mỹ như câu "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt.

Thưa Ba,

Đã 16 năm qua, bây giờ đã ngoài 50 tuổi, sắp có cháu. Trời đã ban cho con nhiều quá. Con đã đạt được những điều con mong ước. Các cháu của Ba đã thành đạt. Bổn phận làm mẹ của con có thể coi là tạm chu toàn.

Trong những ngày này, con hằng nghĩ tới bổn phận làm con, muốn được ôm chân Ba như ngày ba mẹ con con ra đi.

Hiện con chưa biết sẽ thu xếp công việc những ngày tới ra sao, nhưng con biết chắc là con sẽ trở về. Nhờ ơn trời Phật, Ba đã 92 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh. Con luôn muốn được ở cạnh Ba để săn sóc Ba trong những ngày sắp tới.

Con gái của Ba,
Trần Thị Hoàng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,073,168
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.