Hôm nay,  

Bàn Tay Của Bora

24/02/200800:00:00(Xem: 114754)

Tác giả: DTKN

Bài số 2232-1620809-vb8240208

*

DTKN là bút hiệu của một nữ sinh viên 26 tuổi, từng nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2002 khi mới 20 tuổi. Năm 2007, cô có bài “12 năm ở Mỹ”, khi đang hoàn tất chương trình cao học. Sau đây là bài viết mới nhất.

*

Chiều cao của Mâng được tiếng tiết kiệm, trong khi bề ngang thườnc có phương hướng hào phóng. Thưở nhỏ Mâng luôn đứng trội hơn đám nhóc trong xóm. Nhưng vào đến giữa cấp 2 thì Mâng tịt lớn, ngậm ngùi nhìn đầu chúng bạn từng cái từng cái một lần lần nhích qua đầu nó. Lúc bấy giờ phần kiễng chân, rướn cổ đến phiên Mâng lãnh đủ, lãnh thừa. Qua hết mùa hè lớp bảy Mâng theo gia đình sang Mỹ. Đặt chân lên đến đất mới Mâng bỗng nhiên được thăng chức. Từ một người lùn lên đến người "siêu" lùn. Từ 'small' lên đến 'super small'.  Bởi lẽ nó bé con quá nên mấy đứa cùng lớp thường gọi Mâng 'shortie' hoặc 'smallie'.  Ban đầu bất đồng ngôn ngữ nên Mâng không hiểu, chỉ lờ mờ biết đám nhóc đang nhạo nó.  Khi Mâng đã gom đủ vốn tiếng Anh để giải mã từ 'shortie' và 'smallie' thì cũng là lúc đám nhóc đổi đối tượng, quay sang ghẹo chọc những đứa tị nạn mới, lù mù tiếng Anh hơn.

Chị lớn thường trách móc mỗi khi nghe Mâng than đến chiều cao của nó. Chị bảo Mâng sanh ra tay chân đầy đủ, không bị bệnh hoạn, yếu đuối đã là điều may  mắn nhiều người không có được.  Chị đưa Mâng xem hình ảnh của các em khuyết tật từ những hi từ thiện như The Smiling Train hoặc The Christian Fund, những nơi chị trợ giúp  Mâng nhìn vào những khuôn mặt lạc lõng ấy, thấy được mất mát và khổ cực.  Mâng cố nghe và thấm thía suy tưởng lạc quan và công bằng của chị.  Nhưng rốt cuc, Mâng vẫn không dứt bỏ được hết buồn tủi  cho cái tấc thước dọc khiêm nhường trời ban.  Mỗi lần chen lấn trên xe buýt vào giờ cao điểm hoặc đi mua quần áo, Mâng lại thầm ước điều ước cũ rích ấy, 'Mong sao cao thêm năm in'.  Ước rồi lại buồn vì biết điều ấy khó lòng thành sự thật.

Sinh nhật mười bảy của nó, chị lớn mua tặng Mâng đôi giầy cao gót màu nâu.  Mang được một tuần thì Mâng bỏ cuộc, lò mò quành về với đôi sneakers đế dẹp.  Không hiểu sao người khác đi giầy cao gót tài tình thế.  Những cái gót bé bằng đầu đũa vậy mà họ, đứng trên chúng, có thể lướt qua lượn lại với cả dịu dàng và tốc độ.  Tình trạng buồn về chiều cao của Mâng có lẽ còn kéo dài nếu nó không gặp Bora.  Hay nói chính xác hơn, bàn tay của Bora.  Chuyện ấy xảy ra cách đây cũng đã sáu, bảy năm, và nếu không vô tình đọc thấy thông báo đám cưới của Bora tuần trước thì có lẽ Mâng cũng đã quên hẳn lần gặp gỡ thật bình thường tuy nhiên với Mâng, thật đáng nhớ giữa chiều cao của nó và bàn tay bé xíu của Bora.

Hôm đó là ngày đầu tiên Mâng đi tập yoga ở trường đại học.  Yogi dẫn đầu là một bác sĩ  nữ, nom đã ngoài sáu mươi nhưng bà di chuyển thật nhẹ nhàng, nhanh nhẹn.  Trước khi bắt đầu, bà qui tập học sinh lại để thông qua những động tác yoga mà bà sẽ truyền đạt trong bốn tháng tới.  Có những động tác, bà nói, liếc mắt về phía Mâng, sẽ gây khó khăn cho những người thấp, vì thế "những người thấp" có thể nói chuyện riêng với  bà để được "yểm trợ đặc biệt". Lòng Mâng đã có chút bẹp xì, nỗi buồn đã bắt đầu len lỏi.  Tay chân của mọi người trong lớp chợt chập chờ trước mắt Mâng - vừa dài lại vừa thon, thay vì ngắn ngủn, cục mịch như của nó.  Nhưng Mâng chưa kịp buồn trọn nỗi buồn thì bất chợt một học sinh khác ngồi cách đó mấy hàng giơ cao tay.  Cô gái chậm rãi hỏi, 'Bà nghĩ tôi có thể tập yoga với bàn tay này không"'

Bora cũng là sinh viên năm hai như  Mâng.   Bora học nghành Chính Trị với ước mơ trở lại Nam Hàn sau khi tốt nghiệp.  Lúc đó tuy có chút tò mò nhưng Mâng không hỏi về bàn tay của Bora.  Sau này, khi cả hai đã ra trường và mất liên lạc, điều Mâng nhớ nhất ở Bora không phải vì cô bé có bàn tay đặc biệt, khác thường, mà vì hình như lúc nào cô cũng cười, hình như cô không bị ám ảnh bởi khác biệt của bản thân như Mâng.  Nói như chị lớn của Mâng thì Bora đã vượt qua được cái bức tường buồn tủi.  Mâng thì, chị ví von, vẫn còn đang lượm gỗ đóng thang.

Cánh tay trái của Bora có lẽ ngắn bằng của Mâng, cũng tròn tròn, cục mịch.  Nhưng từ cổ tay đổ xuống thì khác.  Cổ tay Mâng dẫn đến bàn tay, bàn tay có năm ngón xòe, cụp, và tuy ngón nào cũng lùn cũn nhưng tất cả hoạt đng bình thường.  Thay vào đó, cổ tay của Bora gắn liền với mt cục đỏ, và trên cục đỏ ấy có năm cục đỏ khác, lớn nhất bằng hạt đậu phụng, bé nhất bằng hạt tiêu sọ.  Năm cục thịt nhỏ ấy nếu phát triển bình thường thì đã là năm ngón tay của Bora.  Khi Bora giơ tay lên cho bà yogi xem, cô bé từ từ thụt lại, không vi vã, không giấu diếm.  Mâng nhớ như in cái khoảnh khắc đôi mắt nó chạm bàn tay của Bora, và sự tủi thân về chiều thấp của nó chợt tan biến, chợt được thay thế bằng ngạc nhiên xen lấn hổ thẹn.

Dĩ nhiên Mâng không thay đổ 360 đ ngay tức khắc.  Nhưng từ dạo đó Mâng dần dần bắt đầu biết quí trọng những gì nó có, bắt đầu với hai bàn tay với đủ mười ngón tay bình thường.  Nó bắt đầu làm những điều mà trước đây nó ngại với lí do...hơi bị lùn. Khi đi chợ, nó bớt đỏ mặt mỗi lần phải nhờ người khác lấy dùm món đồ nào đó nằm ở tầng trên.  Trên xe buýt, dịp nào bị lấn áp, thay vì im re rồi buồn giận, Mâng đập nhẹ vào vai người bên cạnh, xin tránh đường.  Đặc biệt là mõi lần đi giao thiệp bên ngoài, Mâng thôi không tránh né tiếp xúc với những người cao to nữa.  Để rồi trong mt lần tiệc như bao lần tiệc khác, Mâng gặp người lý tưởng của nó.  Tuy anh đứng cao hơn Mâng mt foot mt in rưỡi, nhưng anh hiền như khoai mì (tức là dễ bị ăn hiếp).  Giữa hai đứa Mâng oai như Napoleon, viên tướng bé xíu, còn anh, anh là cận vệ.

Đám cưới của Bora tổ chức ở Nam Hàn.  Mâng lọc cọc gõ lời chúc mừng lên trang web gia đình Bora lập ra.  Trang chủ có tấm ảnh của Bora lúc ấu thì, cười toe trước cái bánh sinh nhật hình tròn.   Cám ơn nhé cô bạn thích cười.  Cám ơn duyên phận đã tạo nên cuc gặp gỡ giữa chiều cao của Mâng và bàn tày của Bora.  Cám ơn đã giúp Mâng tìm đủ gỗ để đóng được cái thang mà vượt qua bức tường bướng bỉnh hôm xưa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,351,359
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến