Hôm nay,  

Người Mỹ Dịu Dàng

27/10/200700:00:00(Xem: 161482)

Bài số 2132-1924-700vb7271007

*

Tác giả 37 tuổi, cư dân Midway City, CA, công việc: Civil Engineer, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt, trong số này có "Rằng Xưa Có Gã Làm Nail," một trong những bài được đọc nhiều trên Online. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Trong ngôn ngữ Việt Nam, hai chữ "dịu dàng" thường được dùng để diễn tả vẻ đẹp của người phụ nữ. Ví dụ như "cô ấy ăn nói dịu dàng, cử chỉ dịu dàng, phong cách dịu dàng"..vân vân và vân vân. Nhưng với tôi thì hai chữ ấy phải được dành cho bố.

Hôm nay sau 27 năm ở Mỹ, ở lứa tuổi 75 bố tôi đã được tuyên thệ chính thức thành công dân Mỹ. Tôi nói với bố "Từ hôm nay trở đi con sẽ gọi bố là một người Mỹ dịu dàng"

Bố quay lại nhìn tôi rồi cười mỉm, một nụ cười không hở môi rất dịu dàng của bố. Bố nói:

"Con qua Mỹ từ nhỏ nên vốn tiếng Việt thật là bết bát. Nhưng thôi bố cũng cám ơn nhã ý của con."

Chúng tôi, anh chị em cộng thêm dâu, rể, cháu, tất cả là gần 30 mạng họp mặt nhau ở nhà người chị cả ở Irvine để ăn mừng bố đã trở thành công dân Mỹ mà cũng là belated sinh nhật bố. Tôi và Minh là hai đứa út tuy chưa lập gia đình nhưng cũng có "our sweethearts" đi chung. Nhưng ngoài chúng tôi những người ruột thịt trong gia đình bố còn mời thêm gia đình cậu mợ Quang từ Alhambra xuống chung vui với bố.

Nhắc đến gia đình cậu Quang thì có một câu chuyện phải được gọi là "cười ra nước mắt". Cái gia đình đó, hai ông bà đó và cả đám con của họ đã làm cho tôi phải mất ăn mất ngủ, uất ức dồn nén mà không biết làm sao ngoại trừ phải che tai bịt miệng mà nghe lời của bố để khỏi gây xích mích trong dòng họ. Vâng, tôi xin được kể câu chuyện uất ức của tôi và cũng để giải thích vì sao bố tôi muôn thuở vẫn "dịu dàng" còn tôi muôn thuở vẫn "gàn gàn".

Gia đình chúng tôi, bố mẹ và đàn con 8 đứa, qua Mỹ năm 1975. Lúc đó chị cả lớn nhất chưa tới 20 còn thằng út thì mới bước đi chập chững và tôi là áp út cũng vừa lên 4. Chúng tôi đã sống qua nhiều nơi từ Virginia sang Minnesota và cuối cùng là vào năm 1978 khi bố nhận được việc làm mới ở Alhambra miền nam California thì cũng lúc đó bố mua 1 căn nhà cũng gần chỗ làm. Bố nói "An cư thì mới lạc nghiệp".

Từ căn nhà 4 phòng ngủ đó anh chị em chúng tôi bắt đầu tập bay trên đất mới rồi "tung cánh bay đi". Lần lượt các anh chị lớn tốt nghiệp đại học, lập gia đình, mua nhà rồi dọn ra ở riêng. Ấy thế mà chúng tôi cũng quanh quẩn ở miền Nam Cali. Gần nhất là gia đình anh chị thứ sáu chỉ cách 2 blocks đường. Xa nhất là gia đình chị cả ở "tận" Irvine cách Alhambra "đến" 30 dặm.

Năm 1997 khi tôi tốt nghiệp Master Degree ngành Mechanical Engineering thì cũng là lúc người anh kế tôi đột ngột qua đời vì chứng ung thư gan. Năm 1998 Thằng Minh cũng tốt nghiệp và cũng là cái duyên với Miền Nam Cali chan hòa nắng ấm, hai anh

em đều tìm được việc gần nhà. Một năm sau đó mợ tôi qua đời vì biến chứng của bệnh tiểu đường. Sau khi mợ qua đời, bố nói bố không thể nào ở trong căn nhà này nữa vì nhìn cảnh mà không thấy người bố chịu không nổi. Thế là bố dọn sang ở với chị cả. Bố thích làm vườn, chăm sóc mấy đứa cháu và thời gian còn lại bố lo việc nhà thờ và hoạt động từ thiện.

Ngôi nhà này giờ đây trở nên rộng lớn quá. Nhớ lại quảng thời gian dài 10 người sống chung dưới một mái nhà mà vui. Bố mẹ ở một phòng, 3 người chị ở chung một phòng, 3 người anh ở 1 phòng, còn tôi và thằng Minh thì phải ở phòng khách. Nhưng không hề gì vì lúc nào gia đình cũng rộn rã tiếng cười. Giờ đây chỉ còn tôi và Minh mỗi đứa được phòng riêng. Chúng tôi giữ một phòng cho bố mỗi khi bố ghé chơi, còn phòng kia chúng tôi dùng làm phòng tập thể dục.

Một năm trôi qua hai anh em tôi cũng sống thoải mái dưới mái nhà xưa. Vườn rau sau nhà của mợ cũng còn xót lại một giàn bầu. Tấm hình của bố mẹ ngày cưới ở tận Nam Định miền Bắc Việt Nam và tấm hình của đại gia đình chụp năm 1978 vẫn còn treo trong phòng bố.

Một đêm đầu Đông năm 1999 khi thế giới đang nhốn nháo trước chuyện "con bọ thiên niên kỷ", bố gọi điện thoại cho tôi báo tin vợ chồng cậu Quang, em bà con của bố sẽ từ Việt Nam sang và bố muốn chúng tôi dọn ra khỏi nhà để giúp gia đình họ có chỗ ở tươm tất trong buổi đầu chân ướt chân ráo nơi xứ lạ quê người.

"Hai đứa con còn thanh niên thì dễ rồi. Bổn phận người đi trước giúp người đi sau là chuyện thường. Hai đứa có việc làm tốt thì mướn nhà mà ở."

Bố nói nhẹ nhàng nhưng coi như là lệnh không cãi được nên hai anh em chúng tôi ngoan ngoãn nghe theo. Vả lại thật ra chúng tôi cũng muốn ở nơi khác cho có sự thay đổi. Bố nói:

"Hai đứa con mỗi tháng trả cho bố được 400 đô để bố trả tiền nhà, bây giờ bố cũng sẽ tính giá như vậy cho cậu mợ Quang."

Thế đấy, bố chỉ lấy tiền nhà có 400 một tháng. Một căn nhà 4 phòng ngủ ở khu yên tĩnh như thế thì với cái giá đó phải nói là 80% off. Nhưng chúng tôi cũng thừa biết rằng những tháng đầu tiên họ làm gì có tiền mà trả cho bố.

"Gia đình cậu mợ Quang bao nhiêu người vậy bố""

"Hai vợ chồng và 2 đứa con. Thằng con trai thì 18, con chị cũng 20 rồi. Tội nghiệp cả đời cậu mợ ấy lam lũ, chật vật lắm. Bố thương lắm và bố mong các con cũng nên thương cậu mợ và các em"

Thế là lần đầu tiên sau 23 năm hai anh em tôi dọn ra khỏi căn nhà kỷ niệm đó. Thằng em tôi thì đến ở nhà bà chị, còn tôi thì mướn 1 bed room apartment ở riêng cho khỏe. Nhưng tôi phải trả đến trên 500 đô mới có được 1 chỗ coi được.

Trước ngày gia đình cậu mợ Quang đến Mỹ, gia đình chúng tôi mỗi người giúp môt tay dọn dẹp và sắp xếp ngôi nhà thật tươm tất. Khi gia đình cậu Quang đến thì trong nhà đã có đủ giường, tủ, tủ lạnh, chăn, mền cho đến quần áo cũ, nồi xoong chảo, gạo, nước mắm etc... , không thiếu một thứ gì. Cậu Quang không ngớt lời cám ơn bố, mợ Quang còn nắm lấy tay tôi vừa nói vừa khóc:

"Cậu mợ đội ơn hai cháu phải dọn ra cho gia đình cậu mợ tá túc. Hai cháu cứ việc đến chơi bất cứ lúc nào. Mợ nấu ăn luôn cho. "

Cậu Quang cũng khóc theo vợ rồi nhìn bố nói:

"Chúng em chỉ là ở trông nhà hộ cho anh. Anh đừng lo, tụi em sẽ chăm sóc nhà cửa đàng hoàng"

Chúng tôi rời khỏi căn nhà đầy kỷ niệm đó mà lòng cũng dâng lên một niềm vui. Khi xe vừa lăn bánh bất chợt tôi nhận thức ra rằng từ đây về sau cánh cửa của ngôi nhà thân thương đã hoàn toàn khép lại. Tôi đưa mắt nhìn lại ngôi nhà cũ rồi tưởng tượng như tất cả bố mẹ và các anh chị em trong đó có tôi vẫn còn đang hiện diện trong ngôi nhà ấy. Mẹ tôi vẫn hiền từ ngồi đọc kinh thánh, cha tôi vẫn dịu dàng ngồi đọc báo, các anh chị người thì đang học bài, người thì xem truyền hình. Còn tôi và thằng Minh thì đang chơi những con hình bằng mủ.

"Don't ask me why, the time has passed it by. Someone else moved in and took our place... "

Ca khúc The First of May của nhóm nhạc Bee Gees chợt trỗi lên trong đầu tôi làm cho tôi thấy buồn buồn làm sao.

*

Bẵng đi một thời gian cũng gần một năm, một hôm theo lời bố dặn tôi ghé thăm cậu mợ và cũng đem tặng một cái máy portable air conditioner. Vừa lái xe đến trước nhà tôi đã phải sững sờ kêu lên:

"Oh my god, what the "F" is going on""

Thảm cỏ xanh tươi ngày xưa giờ đã ửng lên một màu vàng tái. Cái Driveway dẫn vô garage phía sau thì có đến 3 chiếc xe cũ đậu nối đuôi nhau. Giữa những chiếc xe loáng thoáng những vết loang dầu nhớt. Tôi đi thẳng một mạch ra vườn sau thì thấy giàn bầu của mợ tôi ngày xưa được dung làm chỗ phơi đồ. Tôi đi vòng trở ra sân trước và cũng theo phép lịch sự gõ cửa để xin vào. Phải gõ cửa mạnh vài lần mới có tiếng chân người ra mở cửa cho tôi.

Khi mợ Quang nhìn thấy tôi thì mợ có vẻ không vui. Mợ bảo tôi chờ chút rồi khép cửa lại. Tôi đứng trước cửa ngơ ngác khá lâu cũng không thấy mợ trở ra. Tôi đoán mợ trở vô nhà để dọn dẹp gì đó. Tôi tự trách mình là lẽ ra nên gọi điện thoại trước cho cậu mợ thì đúng phép tắc hơn. Trong lúc tôi còn đang đứng loay hoay thì có chiếc xe hơi chạy đến đậu trước nhà. Một cặp nam nữ trung niên bước ra khỏi xe, tay ôm mấy túi thực phẩm. Họ đi thẳng ra phía sau, cử chỉ thong dong như là họ đã ở trong nhà này từ lâu.

Cuối cùng mợ Quang mở cửa mời tôi vô. Phòng khách ngổn ngang những thùng đựng vải và quần áo bên cạnh chiếc máy may và cái bàn ủi. Tôi chưa kịp đoán ra thì mợ đã nhanh miệng nói

"Cháu thứ lỗi nhà cửa bề bộn. Mợ có nói với bố cháu rằng mợ lãnh hàng gia công về may kiếm thêm tiền. Cháu khiêng thùng gì thế""

"Thưa mợ bố cháu biết nhà không có centrail air, nên bố bảo cháu ghé Costco mua cho cậu mợ và các em cái máy lạnh di động. Mợ muốn cháu đặt phòng nào cháu khiêng thẳng vô luôn"

Mợ Quang lật đật nói

"Thôi thôi cháu cứ để đây được rồi. Đợi Ông Quang về thì ông ấy sẽ tính cho. Làm phiền cháu quá."

Mợ vừa nói vừa như muốn cho tôi biết mợ bận lắm không tiếp khách lâu được. Tôi kiếu mợ xin về. Mợ đưa tôi ra cửa rồi dặn thêm

"Cậu đi làm cây xăng tới khuya mới về. Mợ thì vừa may vừa lo cơm nước cho hai em nên nhà cửa vườn tược thiếu chăm sóc. Cháu đừng nói với bố nhá, cậu mợ sẽ làm lại cho đàng hoàng"

Tôi vừa lái xe chạy được mới nữa block đường đột nhiên tôi để ý thấy có một chiếc xe truck chạy ngược chiều. Chiếc xe chở máy cắt cỏ và vài cái máy khác làm cho tôi thấy ngờ ngợ. Con đường này là đường cụt trước giờ đâu có ông hàng xóm nào làm nghề cắt cỏ đâu. Tôi dừng xe lại ở góc đường rồi quay đầu nhìn lại. Chiếc xe truck đậu phía trước nhà "cậu mợ Quang", một người đàn ông Việt Nam trung niên bước ra khỏi xe với điếu thuốc trên miệng. Ông ta cũng lại đi vào nhà bằng cửa sau nhưng trước khi bóng ông khuất khỏi tầm nhìn của tôi, ông thả một làn khói trắng vào giàn bông giấy rồi vứt điếu thuốc lên bãi cỏ và sau đó đưa chân giẫm lên điếu thuốc.

"Oh my God, bao nhiêu người ở trong nhà này thế""

*

Trong khi chờ nhập tiệc chúng tôi quay quần nhau thưa chuyện với bố. Không phải chỉ mình tôi biết được chuyện gia đình cậu mợ Quang đã sử dụng ngôi nhà của bố tôi ra sao, các anh chị lớn đều đã biết từ lâu. Chị cả tôi đã cằn nhằn với bố:

"Thế bố biết chuyện cậu mợ Quang cho share phòng này từ lâu rồi mà bố không phản đối gì sao""

Anh trưởng cũng xen vào:

"Bố đã lấy tiền nhà quá rẻ, vậy mà họ nỡ nào biến căn nhà họ tá túc thành một hình thức kinh doanh."

Thằng Minh cũng nói thêm:

"Cho mướn đến 3 phòng kia chứ đâu phải chỉ một phòng. Hai đứa con của chú Quang thì ở phòng khách."

Đến lượt tôi:

"Bố có thấy căn nhà chưa" Gớm lắm, hư hết rồi."

Bố ngồi nghe hết đứa này đến đứa khác cằn nhằn, đay nghiến vậy mà bố vẫn mỉm cười:

"Cậu mợ chỉ vì muốn có tiền để nuôi con thôi. Không bao lâu nữa đâu thì họ cũng sẽ trả nhà lại. Bố sẽ sửa chữa lại căn nhà. Dù sao căn nhà đó bố sẽ để lại hết cho các con."

Tôi ức lắm, lẽ ra họ phải bàn thảo với bố chứ" Ít ra số tiền họ cho share phòng phải là tiền của bố. Nhưng tôi biết có nói cũng vậy thôi. Bố nhìn con người bằng một cảm giác khác mà tôi không tài nào hiểu nổi.

Cậu mợ Quang đến thật đúng giờ. Cậu mợ tặng cho bố một giỏ hoa lan thật đẹp. Bố có vẻ vui lắm và cứ hỏi cậu mợ về cuộc sống mới. Tuyệt nhiên bố không đá đọng gì đến chuyện căn nhà của bố.

Chúng tôi ngồi vào bàn tiệc. Người lớn ngồi 1 bàn lớn, mấy đứa cháu thì ngồi ở bàn nhỏ dành cho trẻ con. Chị cả đã đặt làm một chiếc bánh kem ở giữa là hình lá cờ Mỹ để chúc mừng công dân mới của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Cậu Quang hỏi bố "Sao anh qua Mỹ lâu thế này mà đến bây giờ anh mới vô quốc tịch""

Bố gắp một miếng thịt quay, cẩn thận chấm vào chén nước mắm một hồi lâu cho thịt thấm rồi chầm chậm cho vào miệng. Bố cũng nhai thật chậm nuốt cho trôi miếng thịt rồi mới trả lời cậu Quang:

"Anh cũng không hiểu vì sao nữa chú ạ. Ngày còn đi làm thì cứ loay hoay với việc làm. Mấy năm nay về hưu đột nhiên để ý nhiều đến chuyện chính trị chính em mới thấy mình cần phải tham gia, cần có tiếng nói. "

Mợ Quang được dịp đánh bóng tên tuổi người anh rể:

"Vậy mà anh thi một lần là đậu ngay. Tụi em tiếng anh tiếng u thì cứ như vịt nghe sấm."

Chị cả xen vào câu chuyện:

"Thưa cậu mợ sao cháu không thấy hai em Ngọc và Trí đâu cả""

Nghe người cháu hỏi đến hai đứa con, Mợ Quang chưa kịp nuốt trôi miếng chả giò đã vội lên tiếng khoe:

"Ô ngày hôm nay hai chị em nó dắt nhau đi mua xe mới. Chúng nó cứ cãi nhau không biết nên mua Toyota Camry hay là Honda Accord. Mợ bảo mua xong thì ghé đây cho mấy anh chị thấy xe mới."

Cậu Quang tiếp lời vợ:

"Sau hơn 1 năm cần kiệm chắt chiu tụi em cũng có số vốn nên cũng muốn cho hai con có xe mới với người ta."

Anh Trưởng ho tằng hắng. Chị Sáu làm bộ đứng dậy đi chỗ khác. Tôi đưa tay thúc cùi chỏ thằng Minh.

Đột nhiên mợ Quang quay sang nhìn tôi rồi thọc một câu:

"Cháu Tuấn à, cháu qua Mỹ lâu thế này mà không mua nổi chiếc xe mới sao" Cứ mỗi lần cháu đến nhà mợ cứ thấy cháu lái hoài chiếc xe cũ. Thằng Trí nhà cậu mợ mới qua có hơn một năm là đã sắm xe mới rồi đấy."

Tôi giận tím mặt đưa mắt quay sang nhìn chị cả. Chị cũng đang trợn mắt lên giận dữ như tôi. Trong đôi mắt của chị hình như chị bảo với tôi rằng "Mày có nói không nếu không thì để cho tao"

Vừa lúc đó đài Tivi loan báo tin lụt ở Brazil và tin chính quyền Mỹ đã nhanh chóng gửi đồ qua cứu trợ. Bố tôi chợp lấy tin này nên vội nói ngay:

"Các con thấy không" Người Mỹ lúc nào cũng là tiên phong trong việc cứu trợ cho thế giới. Mỗi khi có chuyện là người Mỹ nhanh chóng giúp ngay. Ấy thế mà thiên hạ cứ rủ nhau chửi Mỹ. Nhưng chửi thì chửi, giúp thì mình vẫn giúp thôi."

Bố tôi là thế đó, không biết giận, không biết hờn, không có chuyện gì làm cho bố phải cau mày nhăn mặt.

Chị cả lắc đầu rồi nhìn tôi. Cả hai chị em đều nhìn nhau mà lỡ khóc lỡ cười.

Không phải người Mỹ nào cũng dịu dàng. Nhưng bố của tôi, ông ấy quả là một người Mỹ hay nói đúng hơn là một công dân Mỹ rất "dịu dàng."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,000,727
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến