Hôm nay,  

Từ Địa Cầu Lên Cung Trăng

07/10/200700:00:00(Xem: 186600)

Người viết: Trần Đông Thành

Bài số 2116-1979-684vb801007

*

Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt, trong đó có "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Ông là cư dân San Jose, công việc: Income Tax Services.

*

Nguyễn Ái một con cọp trong bày cọp dữ đã từng tung hoành trên các chiến trường đỏ lửa miền Nam Việt Nam. Tên "Cọp rằn 91" thuộc Trung đoàn 7, sư đoàn 5 bộ binh, đã vang dội  các trận chiến trong   rừng Bình Long, An Khê, Bình Dương, An Lộc, Bình Giã, Chơn Thành, Phú Giáo làm cho Sao Vàng Bắc Việt, các sư đoàn thiện chiến Cộng Sản nghe danh phải chui trốn như chuột nhủi vào hang.

Cọp bị sa lưới quân Bắc Việt không phải vì mai một tinh thần chiến đấu mà vì tình hình đen tối của đất nước, bị sụp hầm gai chông bởi câu tuyên bố "Bất vụ lợi quần chúng, đắt vụ lợi cá nhân" của một tướng thất trận 5 sao, bầu trời sáng chói "Tôi kêu gọi hàng ngũ anh em quân đội buông súng xuống để bàn giao cho chánh quyền bên kia... " Cọp con mở tròn xoe hai mắt nhìn một cách thống thiết con cọp cha từ từ rụng lông rụng cánh.

Cọp rằn 91 oanh liệt ngày xưa giờ chỉ còn là một cọp già thân gầy ghẻ lở vì thế cuộc dành cho số phận phải điêu tàn, lẻ loi. Cọp là chúa sơn lâm đang rơi hai hàng nước mắt lã chã thương cho bày sư tử oai phong, voi rừng hùng dũng, lưỡi Sấm sét ngang tàng sắp hàng dọc vào cái gọi là Suối máu, Bắc Lạng, Ninh Hòa, Đồng Tháp, Đầm Dơi để cải tạo.

Cải tạo học được gì"

Các sinh viên tốt nghiệp ngày nhập khóa gồm quân, cán, chánh ra trường cao học ra người hóa ngợm, lừ ư một lũ. Lớp học 5 năm, 10 năm, 20 năm hay là gắn bó thiết tha với lao tù không bao giờ đợi cửa tù hé mở" Những cái xác ra khỏi cửa tù còn có phải là người hay là những chiếc bóng ma quái, da bọc thây, từ từ bước ra với cặp mắt ngơ ngáo của những thây ma biết đi lảo đảo và khập khễnh.

Họ là ma về trần gian!

Những bước đi thất chí của những người già sanh ra trong xã hội mới. Họ không còn dây thanh âm để nói. Như đờn không dây để hát. Trường đại học cải tạo đã cắt đứt dây nói rồi cho nên Nguyễn Ái hay các anh em tốt nghiệp khác được khôi nguyên bằng "câm nín". Câm bởi lặng. Lặng cho nên câm. Một loại "Ngậm câm". Nguyễn  xưa là cọp thì bây giờ phải về rừng mà tạm trú. Rừng đó là rừng cách mạng âm u đặt tên rất mỹ ý và mỹ từ nhưng lột được các xác cọp, xác voi, xác sư tử, đó là kinh tế mới Lê Minh Xuân, Sông Bé... Cọp thả về rừng mới, đất mới nhà không có ở, cơm không có ăn, tối không có đèn. Trong bày thú có nhiều cọp té sông, nhiều voi rớt giếng, sư tử bỏ thây vì ngộ độc, các lưỡi sét bị rỉ sét "cộng sản hóa"rơi tòn ten trên sườn núi hoang vu, rừng thiêng độc địa.

Vợ của Nguyễn Ái đã đưa con đi ngoại quốc. Bây giờ không biết tin tức ở đâu. Ở Kinh tế mới nói thật ra là ý nghĩa trống trải chớ có kinh tế gì đâu. Kinh tế có từ nhưng không có nghĩa, vì ở đó là vùng đất hoang vu, cỏ mọc um tùm. Bà con không có đất để cày cấy hay làm vườn thì làm gì ra kinh tế! Gia đình tan nát khi thí sinh không thi mà đậu vào bách khoa "Cải tạo".

Vợ đi xa. Con lạc loài. Cha mẹ tản mác. Bà con sinh sống kẻ Nam người Bắc. Khóc. Than. Đói. Nhìn cảnh chết chóc của đồng loại Nguyễn Ái khóc thành cười, cười ra nước mắt.

Nguyễn Ái tìm về Sài Gòn sinh sống. Xã hội không cho chàng trai nước Việt cơ hội để sống sót. Muốn làm nhưng đảng lao động không cho việc để làm. Ngân hàng có cán bộ nhà nước đảm đang. Chạy xe taxi có công nhân của con ông cháu cha đảm trách. Chạy xích lô bị giới hạn lộ trình để đẹp mặt thành phố nhằm bịt mắt quốc tế. Dân tôi sống đời tự do hạnh phúc, phè phỡn trên nghèo đói. Chết không ván chôn. Khóc ra cười. Cười thành khóc. Đời hỗn độn. Chân giả một màu sắc.   Bán dạo bị công an hốt. Tụ 5 tụ 3 học sách trộm cắp bị thộp.

Trong tù nhốt dân khu cu đen, Nguyễn Ái hỏi một nhà sư khoác áo vàng cà sa trên cái quần xà lỏn:

- Tại sao thầy vô đây"

Chấp tay lại Di Đà:

- Công an cấm thuyết pháp.

Ái động lòng:

- Sao thầy không chấp hành để được yên thân"

Sư cười nghiêm nghị như lúc gõ mõ:

- Tôi nghe thủ tướng nước ta đọc diễn thuyết "Nước ta hoàn toàn tự do tôn giáo"

- Tự do tôn giáo có nghĩa là tự do vào tù, thầy ạ!

Con cháu Tam Tạng nhìn vào cõi Niết Bàn:

- Nam mô! Xin đại từ đại bi hỉ xả

- Ngồi tù đọc kinh không sợ bị bắt bớ.

- Ông tại sao vô đây.

- Giựt đồ!

- Mô Phật!

Nguyễn Ái cãi lại:

- Bác Hồ thì ngon hơn Quan Âm!

Thầy nằm trên vũng nước đái quỷ ngủ lúc nào không hay. Nguyễn Ái thở một hơi dài.

Nguyễn Ái qua Mỹ theo chương trình HO. Mỹ lờ đờ với đồng minh Việt Nam Cộng Hòa nhưng còn chút ngó ngàng tới anh em  HO đã từng vây lưng sát cánh bảo vệt thành trì tự do, đồng minh với họ.

Nguyễn Ái nay 50 tuổi. Qua một xứ tự do thở không khí trong lành của nhân vị nhân ái, Ái trở về nguyên hình cọp Bình Long, Phước Long nhưng cọp đã mất đi nanh vuốt sắc bén của ngày trước huy hoàng, mà ngày nay chỉ còn là chân cùi hủi nếu không nói là vất vưởng, tê liệt. Nguyễn Ái học Anh văn ESL mỗi tối trời lạnh lẽo. Ban ngày vất vả đi cày kiếm cơm. Share phòng cho đỡ tốn kém. Làm đủ nghề: Hái trái cây, may kỹ nghệ, delivery of newspaper, giao bánh Pizza, waiter, nail... Nghề nào cũng đòi hỏi tài nghệ. Nhưng cọp có cá nghề lính hiện tại không có ai xài.

Xã hội Mỹ tốt, người dân Mỹ giàu lòng bác ái, đất Mỹ chuộng công bình. Ái có nhà Housing. Các hội từ thiện kêu cho xe hơi. Hội Hồng Thập Tự tìm giùm vợ con cho gia đình chàng sum hợp.

Con cọp 91 vùng dậy ra mắt sơn lâm!

Nguyễn Ái được ấm ổ. An cư lạc nghiệp. Học hành tấn tới, ra trường 4 năm đại học nhờ chánh phủ Mỹ tài trợ. Financal aid. CA aid. Thư viện giúp sách vở nghiên cứu. Chồng học, vợ học, con học. Tất cả đều thành đạt.

Nguyễn Ái không là cọp Lai Khê nữa mà bây giờ là cọp manager Mỹ, sản xuất sản phẩm kỹ thuật cao, high technic, cho thế giới. Bằng khen, tưởng lục treo đầy tường trong phòng học. Chụp hình với thống đốc, nghị sĩ quen thuộc với bộ mặt sinh hoạt Mỹ.

Vợ Nguyễn Ái bà Trần Thị Xuân tốt nghiệp San Jose University hạng tối ưu, làm việc cho IBM. Lên vice president. Chụp hình bắt tay với T.T Bush ra ngoại quốc với ngoại trưởng Rice.

Con của Nguyễn Ái là Nguyễn Trung, cao học kinh doanh mở một company tên tuổi và thành danh của Mỹ, được báo chí Mỹ, truyền thông Mỹ ca ngợi và đăng hình toàn nước Mỹ biết mặt tung hô "Con của một Veteran Việt Nam thành công ở United States".

Đứa con gái Út của Nguyễn Ái, Nguyễn Anh Thư Đào, một bác sĩ hạng ưu làm việc khoa ung thư tại bệnh viện VMC, cứu sống bao nhiêu sinh mệnh mà các đồng nghiệp bó tay.

Nguyễn Ái ngồi nghĩ lại từ lúc ở Việt Nam không cho làm việc gì hết vì cách mạng phân biệt "Ngụy quận ngụy quyền". Chàng có công với đất nước bây giờ thành vô dụng. Người có tài mà không đất dụng võ. Có ý chí nhưng bị tịt ngòi. Đủ xông pha mà đất nước biến thành tiêu cực. Chàng đã làm lao động khiêng mỏ neo bị rớt vập chân. Một cẳng cao cẳng thấp. Bữa cháo bữa không. Đói ôi là đói. Đói cồn đói cào. Đói khóc ra nước mắt. Rồi ăn trộm cám heo. Cái nghề không bao giờ nghỉ tới nhưng trường đào tạo xã hội chủ nghĩa đã tạo lên.

Nước Mỹ thay đổi cuộc sống mới, đem lại vinh quang xán lạn cho tương lai gia đình Nguyễn Ái.

Mọi người trong nhà Nguyễn Ái đều là một hạt giống tốt trong thế giới nhân loại. Một cây lúa mới trổ mầm tốt tươi hứa hẹn một sự thu hoạch to tát cho xã hội Mỹ.

Sự đi lại dễ dàng. Nay miền Nam mai Bắc Mỹ cách xa ngàn dậm trường. Không ai bắt bớ. Không ai kềm kẹp. Tự do ngôn luận. Vẽ hình hí họa chê tổng thống bất tài, đánh thua Iraq, bộ máy CIA phao tin thất thiệt. Đủ phương tiện học hành. Thư viện đầy dẫy. Nền khoa học kỹ thuật tân tiến. Nguyễn Ái có, Thư Đào có, người nước ta trên phương diện xa rời chánh trị, "Boat people" hay "Đường bộ" đã có mặt hiện diện tại các cơ sở từ quân sự, chính trị đến nền kinh doanh nước Mỹ: nhà bác học ở cơ quan Nasa, nghiên cứu vũ trụ qua thám thính của con thuyền không gian, Nữ lưu sáng chế cũ khí tầm nhiệt có công trong mật vụ diệt trừ ác quỷ Binla Den hay tên đồ tể Sadam Hessein, bác sĩ tư vấn tổng thống Bush về tim mạch.

Ngoài ra ta còn có các bộ mặt danh tiếng góp công vào xã hội Mỹ: Nào luật sư, bác sĩ, dân biểu, nghị sĩ, Lee Sandwich, cả nước đều biết tên Ba Lẹ, Lion hoặc là Tây Hồ cung cấp giò chả nem cho thế giới.

Người Việt đa số thành công ở Mỹ. Gia đình bà quả phụ Nguyễn Thị Liên có con là 8 bác sĩ, ở Úc, Canada, Pháp, Thụy Điển.

Nguyễn Ái xúng xính trong bộ Pijama sọc cười mỉm chi cọp với bà Trần Thị Xuân, vice president of IBM company.

- Con mình thành đạt quá hở mình"

Bà Xuân yểu điệu:

- Con em nó giống em chớ sao.

Chồng nheo mắt phơi các dấu chân chim ở đuôi mắt:

- Thằng Trung, con Anh Đào mình dành là con mình thì bây giờ tôi với bà kiếm con chung đi bà"

Vợ nũng nịu:

- Ý già mà ham!

- Bộ già không biết ăn sao bà"

Già mắc cỡ:

- Đồ quỷ nà!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến