Hôm nay,  

Nóc Giáo Đường

25/07/200700:00:00(Xem: 817753)

Tác giả: PHAN
Bài số 2049-1912-616vb3240707

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài  viết về nước Mỹ đặc biệt. Với bài  viết “Ba Mùa Cỏ” ông là một trong 12 tác giả trong danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Sau đây là bài viết mới nhất của ông. Bài đ0ăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.

Nhà thờ lớn lắm, parking đậu xe cũng cỡ Wal-Mark, tuốt góc tiếp giáp với xóm nhà ở là góc parking không xài tới nên người ta đậu vài chiếc tàu câu cá, xe bus của
Nhà thờ, có cái nhà kho cũ chứa vài vật dụng không xài nên cũng không khóa cửa, chúng tìm được nơi đó để qua đêm. Tôi nhìn vô trong kho tối mò, hai đứa trẻ đang qùy gối đọc kinh, thật muốn khóc với chúng. Tôi không phải người có đạo mà cũng nhìn lên nóc Nhà thờ cao ngất thánh gía. Tôi cũng đọc lâm râm: "Kính thưa Đức Mẹ, con là người ngoại giáo, con chỉ biết đọc kinh lương tâm để xin Đức Mẹ thương xót cho hai đứa trẻ trong kho đừng đánh mất niềm tin ở Thiên Chúa trên Trời…" tôi đọc xong rồi cười mình ngớ ngẩn, niềm tin trong tôi là gì chứ"! "Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người…" tôi bảo hai đứa nhỏ theo tôi về nhà tôi. Chúng ngần ngại bản năng nên còn lưỡng lự! Nhưng Đức Mẹ hiển linh cho tôi thấy hai cái xe còn đậu ở parking xa xa, chỗ Gym chơi bóng rổ (basketball).

Nhà thờ lớn lắm, có Gym bóng rổ mà nhiều đội đến đây tập luyện, thi đấu. Có nhà giữ trẻ, có rất nhiều văn phòng làm việc mà tôi cũng không biết họ làm gì" Tôi thường đưa thức ăn đến đây cho họ để biết Nhà thờ giàu lắm, thế thôi.
Tôi nhìn hai cái xe là biết liền: Vợ chồng anh Mat còn ở đây. Anh Mat là người Mỹ trắng cao lớn, đẹp trai, chừng bốn mươi tuổi. Cô vợ rất đẹp, tên Kath (tôi thấy ghi trên ticket mà họ order thức ăn như vậy). Vợ chồng họ có hai đứa con nhỏ xinh xắn và rất ngoan. Đứa con gái nhỏ của họ là người khách hàng duy nhất trên nước Mỹ có cám ơn tôi đã đưa thức ăn đến cho nó. "Cảm ơn bạn đã đem thức ăn đến cho chúng tôi." Còn lại, từ ông bác sĩ trưởng khoa trong bệnh viện đến anh Mễ cắt cỏ cũng chỉ cho người (drive)-tôi, đồng bạc tip là hết! Nước Mỹ đệ nhất thiên hạ về khoa học kỹ thuật nhưng về giáo dục nhân cách cũng không có gì đáng nể. Tôi tin là Đức Mẹ xui tôi đi tìm anh Mat. Tôi quen biết vợ chồng anh đã lâu, chẳng biết họ giữ chức vụ gì trong Nhà thờ mà có văn phòng riêng, lúc nào giầy tờ cũng ngồn ngộn trên bàn làm việc, điện thoại reo liên tục thì thôi. Tôi chào hỏi và tường trình cặn kẽ hoàn cảnh của hai đứa nhỏ đang tạm trú ngoài kho.

Vợ chồng anh ra ngay nhà kho đón chúng.
 Họ nuôi dạy hai đứa trẻ mồ côi chung với con họ, quan hệ của tôi với vợ chồng anh Mat đã thân hơn xưa. Trước đây, họ order bữa tối cho gia đình họ chừng hai ba chục đồng thì cho tôi năm đồng tiền tip. Khi order cho Hội đoàn hai, ba trăm đồng thì ký cho tôi mười phần trăm. Từ hôm họ nuôi hai đứa trẻ, tôi chỉ nhìn vào ticket ký bao nhiêu tiền tip thì tôi móc túi tôi lấy tiền mặt bằng như vậy và gởi cho hai đứa nhỏ. Thỉnh thoảng vợ tôi gởi cho chúng hai chục thì tôi đưa cho cô Kath hai chục và nói: "vợ tôi phụ cô nuôi chúng". Vợ chồng anh Mat nói chuyện với tôi nhiều hơn khi tôi có dịp delivery cho họ. Anh Mat không tìm được người nhận con nuôi mà nhận hai đứa vì ai cũng chỉ muốn nhận một đứa thôi. Trong khi anh em nó van nài cô Kath đừng chia lìa anh em nó. Chúng còn nhỏ qúa để không hiểu cho hoàn cảnh tài chánh của vợ chồng cô Kath. Nhưng cô ấy tốt hết biết, cứ như thế mà nuôi chúng, cho đi học đàng hoàng.
Tôi bắt đầu áy náy khi cảm nhận mình đã trút lên vai hai người tốt một gánh nặng qúa đáng. Lẽ ra mình cũng phải chịu trách nhiệm nhiều hơn mới phải. Tôi lại trình bày với vợ chồng anh Mat: "Vợ chồng tôi xin chịu phần mua quần áo cho chúng". Cô Kath đồng ý cho tôi vui chứ trong ánh mắt cô ấy, tôi đã đọc được tấm lòng Đức Mẹ.
 Mới được một lần thì "có tin vui giữa giờ tuyệt vọng". Một bà Mỹ gìa giàu nứt đố đổ vách, nhận nuôi anh em chúng. Anh Mat nói với tôi: "Từ nay, chúng được bảo đảm nơi ăn chốn ở. Sức học của chúng tới đâu cũng không gặp khó khăn tài chánh". Tôi và vợ chồng anh Mat đã nâng ly cảm ơn Thiên Chúa, Đức mẹ. Chúc mừng cho hai đứa trẻ "mồ côi khi cha mẹ còn sống" ngay trong văn phòng của vợ chồng anh.

*
Câu chuyện nguội dần từ khi hai đứa nhỏ khốn khổ bị bỏ rơi đã có nơi ăn chốn ở. Tương lai tùy thuộc vào trí tuệ và sự biết thân của chúng! Lắm lúc bình tâm tôi suy nghĩ về mình. Hình như tôi lấy lại được niềm tin đã mất từ lâu.

Tôi chẳng bao giờ tin vào tôn giáo nào cả. Với tôi chỉ có tôi giúp tôi chứ không ai giúp tôi. Nhưng qua sự việc động lòng từ bi bất ngờ của tôi, nếu không có vợ chồng anh Mat giúp đỡ (họ chịu hết rồi còn gì) tôi thật sự không xoay sở nổi cho hai đứa nhỏ tội nghiệp, dù tôi rất thông cảm với hoàn cảnh của chúng, tôi thương cái tình huynh đệ của chúng cũng là cái mà tôi không có dù cha mẹ tôi chẳng sinh ra đời một mình tôi.

Tôi buồn.
Ai cũng có những nỗi đau dịu dàng trong tâm khảm. Ngày qua ngày chỉ có vợ chồng chia chung những ngọt bùi lẫn cay đắng của giòng đời, gia đình, người thân, bạn bè, cuộc sống… Vậy mà vợ chồng tôi đã nhiều lần tưởng "đứt" vì gia đình hai bên còn ở Việt Nam với đủ thứ yêu cầu không cần biết đến vui buồn sướng khổ của chúng tôi bên đây! Bản thân chúng tôi là những người siêng năng, chịu cực đi làm. Tôi, ngày 12 tiếng thì vợ cũng jop rưỡi chứ đâu có ai làm biếng, nhưng không tìm được tiếng nói chung. Qua vụ việc hai đứa nhỏ bị bỏ rơi, hình như chính vợ chồng tôi, ai cũng có lời thề không nói ra là không bao giờ bỏ rơi con mình như thế. Người lớn phải chấp nhận mọi hoàn cảnh vì trẻ nhỏ. Và lòng đã quyết là chấp nhận mọi hoàn cảnh vì trẻ nhỏ thì sao người lớn không tìm tiếng nói chung để giảm áp lực, để bất đồng thành hòa đồng, tạo nên bầu không khí dễ thở trong nhà cho mọi người cùng xiết chặt tay nhau mà vượt qua khó khăn hiện tại. Vợ chồng tôi như hiểu nhau hơn, còn yêu thương thì tạ ơn trên! Cả hai chưa hề thay đổi.

Những lần cầm tờ hai chục mà vợ tôi gởi cho hai đứa nhỏ tội nghiệp (vợ tôi không biết mặt chúng) tôi thấy vợ tôi không tệ, keo kiệt như tôi đã có lần âm thầm nghĩ! Tôi hối hận. Con tôi còn nhỏ nhưng cũng gởi cho hai người bạn không may con gấu nhồi bông, hộp chocolate… Tôi thấy con tôi bớt lì lợm, nó trở nên ngoan hơn như là ý thức được gía trị mái ấm gia đình, cha mẹ mà hai người bạn kia không có. Gia đình tôi ấm áp hơn xưa từ một việc làm phước, thiện.

Vậy mà từ đó giờ không làm là tại sao" Tôi hiểu con người tôi, tôi hiểu hoàn cảnh lẫn xuất xứ của tôi. Chính đói nghèo và từng ngày va chạm với gian manh, điêu ngoa, lường lọc để có sự sống. Tôi đã từng ngày đánh mất niềm tin ở con người, tất cả.


Sự khó khăn với cơm ăn áo mặc qua rồi thì khó khăn với những giấc mơ giàu sang phú qúy, trường sinh bất tử… làm tôi nghi ngại thế nhân, thần linh, tôn giáo… đến một hôm đọc được truyện ngụ ngôn này trong sách nhà Phật. Tôi phản tỉnh, truyện như vầy: "… người tiều phu đốn củi đang vác bó củi đốn được về nhà. Khi anh ta đi qua cánh đồng tranh thì bị con cọp đói hung dữ tấn công. Anh ta chạy và cọp rượt theo, khi khoảng cách không cho phép anh giữ bó của trên vai, anh đành vất bỏ bó củi (công sức một ngày cũng là cơm gạo gia đình). Cọp tiếp tục rượt đuổi anh ta đến bờ vực thẳm. Cùng đường, anh ta nhảy đại xuống vực chứ không chịu để cho cọp ăn thịt mình. Tay anh ta níu được cọng dây nho nên thân mình treo lại giữa không trung, nhìn lên trời xanh, nhìn xuống đáy vực sâu hun hút! Trên bờ vực thẳm, con cọp đói rống lên vài tiếng giận dữ rồi bỏ đi. Người tiều phu dõi mắt theo cọng dây nho để tìm đường thoát hiểm. Có những con chuột đang gậm nhấm gốc rễ của cọng dây nho! Anh ta nhìn lại trước mặt mình, có trái nho dại chín mọng thơm ngon, anh bứt trái nho bỏ vào miệng.
Trái nho mới thơm ngọt làm sao."

Tôi chính là người tiều phu trong cuộc săn đuổi của khó khăn đời sống như con cọp đói không bao giờ dừng lại, nhưng tôi cũng không bao giờ hiểu, thấy sự thơm ngọt nhỏ nhoi trước mắt mà trân qúy nên cuối cùng tôi đến bên bờ vực thẳm của cuộc sống là chuyện hôn nhân luôn bất an. Không biết từ đâu mà tôi luôn quan niệm: Đồng tiền bỏ ra phải có tiếng keng, tiếng keng càng lớn càng tốt nên cuối cùng, nhiều lần tôi xém phải nghe tiếng keng của quan tòa chia cắt chính vợ chồng tôi. Lần này, cả hai vợ chồng cùng chi ra những đồng tiền mồ hôi nước mắt đi làm mà hoàn toàn âm thầm như đất, không một ai biết ngoài mình nhưng cuối cùng là gặp lại nhau sau tháng năm dài miệt mài lo toan cuộc sống và đã thất lạc nhau dù còn ngủ chung giường.

Phải chăng, vợ chồng tôi gặp lại nhau sau một việc làm phước cho người dưng. Bao năm qua tưởng rằng sống cho nhau nhưng thật ra chỉ sống cho mình - độc đoán và ích kỷ. Lâu lắm rồi, vợ chồng tôi mới cùng ngồi nói chuyện về một việc không phải là tiền nhà, tiền xe… bên đây. Bên kia, má xin tiền cho dì út nó mở tiệm gì đó bên nhà, bà nội tụi nhỏ than van không người đưa đi bác sĩ! Con cháu cả đống, không lẽ phải gởi tiền về thêm để mướn người đưa mẹ đi bác sĩ"!...

Lần này ngồi xuống để nói nhau nghe những cảm tưởng về việc mình làm mà không ăn nhập gì với gia đình mình hết. Những suy nghĩ tha nhân sống lại trong lòng băng gía theo cơm áo gạo tiền lót ngót hai mươi năm xa xứ sang đây. Tôi gặp lại cô thợ Hãng dệt tan ca đêm, lầm lũi đạp xe về nhà qua những con đường vắng đầy lo sợ. Chắc vợ tôi cũng gặp lại người xích lô tốt bụng đã chở giúp cô ấy về nhà sau một lần bị trấn lột, giựt xe đạp. Hôm sau còn đến thăm với hai bàn tay trắng vì có gì đâu để đem theo" Không lẽ đem theo cái bằng Đại học như giấy lộn để sắc thuốc trị thương hay đem theo tờ giấy mãn hạn Nghĩa vụ quân sự mà không có ô dù thì không tìm được việc làm để hù nạn nhân chết luôn đi cho rảnh!

 Những tình cảm thiết tha đôi lứa hòa trong tình cảm đồng cảnh ngộ nghèo rớt mồng tơi, tự nó tan biến theo đà ăn nên làm ra để chỉ còn thấy nhau qua thu nhập hàng tháng. Kính trọng tờ check của nhau hơn kính trọng nhau từ bao giờ thì không ai có thời gian, tâm tư cũ để nghĩ lại nữa. Tôi mang ơn trên đã xắp đặt chuyện hai đứa nhỏ người dưng để chính những người giúp chúng đã nhìn lại mình, ngồi lại với nhau và nói về những ngày khốn khó để thấy mình thay đổi - theo chiều hướng xấu hơn khi đã dư thừa. Để nhận thức ra rằng: chúng ta đã lạc nhau từ ngày qua Mỹ!

   Chúng tôi đồng ý được với nhau khi cùng nhìn ra sai trật - không ngụy biện. Cùng đồng ý với nhau: Hãy giúp thêm những người khốn khó hơn mình. Cho họ là cho mình, có khi cái thối lại của người nhận còn lớn hơn cái nhận từ người cho. Hai đứa nhỏ tội nghiệp kia đã nhận không đáng kể gì từ gia đình tôi nhưng chúng đã làm cho một gia đình đã nhiều lần đứng bên bờ vực thẳm tìm lại được tình thương yêu và sự thấu hiểu của ban đầu, của những người quyết chí xây dựng nên chính gia đình này. Tôi phải mang ơn chúng hơn chúng cảm ơn tôi.
*
 Tôi lại có dịp deli cho cô Kath. Cô ấy vui mừng thấy tôi bước vô văn phòng, nhấc cái phone gọi anh Mat về văn phòng vì tôi tới chứ không phải người drive nào khác. Cô nói tôi: "Anh có qùa. Đoán xem ai gởi và nhân dịp gì"" Tôi chịu thua.

Anh Mat bước vào văn phòng, anh cười thật tươi - mãn nguyện, nói: "Bọn trẻ gởi tặng tôi cái áo mưa vì chúng thấy tôi ưa ra điều động xe sau khi tan lễ, cho khỏi kẹt xe, nhưng gặp hôm trời mưa thì tôi ướt như tắm mưa. Chúng gởi cho anh cái nón mùa đông có trùm lỗ tai, có lẽ thấy anh đi deli không có nón chống lạnh".
Tôi nhớ đến vài cái nón trong xe tôi do vợ con tặng tôi, tôi đã bao giờ trân qúy những qùa tặng thể hiện lòng thương yêu, quan tâm đó chưa khi lòng kiêu hãnh đầu đội trời chân đạp đất trong bất kể người đàn ông nào chưa bao giờ tắt! Tôi đã gieo xuống tình người lòng tốt của mình là tốt nhưng không trân qúy đúng mức lòng tốt của người khác thì thật là chưa tốt. Từ nay tôi đội nón theo mùa như luôn có những người thương yêu tôi luôn ở bên tôi dù nắng mưa gió bão, tuyết rơi hay tối trời cũng không còn cảm giác một mình trên vạn nẻo đường xuôi ngược.

Tôi đọc những giòng chữ trẻ con trong cái thiệp bọn nhỏ gởi cho tôi, thằng anh lời ngắn tình dài: "Chúc ông được hạnh phúc trong ngày Father's Day sắp tới. Anh em tôi đã cầu nguyện cho ông được bình an từ trong cái kho của Nhà thờ, chúng tôi sẽ cầu nguyện cho ông được bình an tới mãi mãi…"

Con em lời dài mà tình cũng dài luôn để thể hiện nữ tính. Nó luyên thuyên kể lể nào là nó cầu nguyện Đức Mẹ thường xuyên cho nó có một người cha, một người mẹ và một mái gia đình ấm cúng, mọi người thương yêu nhau. Nhưng Đức Mẹ đã làm nó giận! Nó bỏ cầu nguyện để nhắc nhở Đức Mẹ thôi. Ai dè, bỏ cầu nguyện thì mọi việc tồi tệ hơn là anh em nó bị bỏ rơi, bị đuổi khỏi Aparterment. Nó cầu nguyện lại trong cái nhà kho thì lần này Đức Mẹ đã nghe. (Chắc cái nhà kho đó là Thánh Địa") Đức Mẹ đã nghe những lời cầu nguyện của nó ở đó nên cho nó có ông bà Ngoại (chắc là ông bà Mỹ nhận nuôi anh em nó). Cho nó có hai người cha một lúc, một người giảng giải Kinh Thánh cho nó nghe rất hay; một người cho nó ăn cơm chiên rất ngon. Và trên cả tuyệt vời là Đức Mẹ cho nó có một người mẹ tốt đẹp như Đức Mẹ. Nó chỉ không thích mẹ Kath có một điều duy nhất là dặn nó phải cầu nguyện bình an luôn cho những người đã bỏ rơi nó vì đó mới chính là cha mẹ ruột của nó. Cầu nguyện và tha thứ cho những khó khăn, lỗi lầm của họ để họ sớm quay về!...

Ôi! Cô Kath.
Nó luyên thuyên đến quên luôn chúc tôi một lời Happy Father's Day làm tôi cứ ưa nhìn lên nóc giáo đường để tìm người đáng nghe câu ấy nhất là Cha của sự sống. Có lẽ tôi sẽ tìm cách quan hệ lại với Ngài để lấp lại khoảng trống vô thần trong tôi do u minh, ích kỷ, đố kỵ và lòng tham đã cướp hết thanh an là điều tôi có thể được mà.

Chuyện kể của NTDzũng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến