Hôm nay,  

Một Người Đón Xe Bus

07/05/200700:00:00(Xem: 208813)

Người viết: Trần Đông Thành

Bài số 1258-1869-574vb2070507

*

Tác giả Trần Đông Thành, cư dân Calif, lần đầu tham dự viết về nước Mỹ bằng câu chuyện rất cảm động của chính ông: một người tàn tật phấn đấu với cuộc sống.

*

Tôi qua Mỹ theo chương trình O.D.P, vừa được 2 tháng thì lâm bệnh nặng. Kết quả tôi bị tàn tật suốt đời. Mang chứng bệnh tai biến mạch máu không chết là may nhưng sau khi bình phục dù tôi tập thể dục hàng ngày theo phương pháp Therapy nhưng chân mặt còn yếu lắm, đi lại phải chống gậy và xiêu vẹo như bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Tay mặt không giơ cao qua khỏi vai và run rẩy như lau sậy trong gió.

Tôi tự tìm thấy cho mình sự sung sướng bằng cách đọc sách vở, tìm thú vui trong giây phút bình phẩm nghệ thuật văn hóa, tìm hiểu những nét mới lạ của các nhà danh họa. Ngoài ra tôi còn thú đa mê học hỏi, càng học càng say mê, chìm đắm.

Trước hết là tới thi chu kỳ Notary Exam. Theo qui luật, thí sinh phải có mặt tại hội đồng thi đúng 8:30 sáng. Mà từ nhà tôi đến trường thì phải qua 2 chuyến bus, thời gian đến đó chưa rõ phải mất bao nhiêu giờ. Để không bị trễ giờ tôi thức sớm 6:00 sáng, trong lúc cả nhà còn nồng nàn say giấc điệp thì tôi phải vội vã chống tó, chân tả chân hữu lượt bượt, ra ngồi trên băng lặng lẽ và lạnh lẽo chờ xe bus. May quá! Tôi đến nơi kịp lúc nhưng tim đập mạnh thiếu điều nhảy khỏi lòng ngực. Có lẽ vì sợ cà rịch cà tang đến trễ thi chăng"

12:00 đúng giờ ăn lunch, ban giám thị cho phép thí sinh có 1 giờ lunch. Tôi ra đón xe bus, ra quán phở bò chút ít món ăn Bắc cho ấm bụng chiều thi. Tôi đi xe bus chuyến 63 nhưng các họ hàng nhà bus đến đều mang số khác họ của tôi mong đợi. Tôi ngồi, tôi đứng, thập thò đi đi lại lại trông mãi mà chuyến xe vận mạng vẫn không thấy hình bóng. Tôi nghĩ có lẽ xe cách chuyến 1 giờ, thôi thì ta lội bộ vậy. Khập khểnh được hơn 20 thước thì ân nhân 63 trờ đến. Tôi hớt hải tay chống chân bơi khập khểnh, vừa đến nơi thì xe bus mở máy chạy, để lại đằng sau một luồng khói xì như chê tôi một handicap hấp tấp, thiếu kiên nhẫn đợi chờ...

Luống cuống dồn tô thịt bò, bánh phở xong, uống vội ly cà-phê đá mát cổ họng, tôi tất tả ra trạm đón xe bus 63 về trường thi. Mới 1:35 chiều! Còn sớm chán! Thời gian thừa thãi tôi nhìn bâng quơ những bộ hành qua lại và trầm trồ những xe chạy qua có hình dáng tân kỳ lộng lẫy của tiền thế  kỷ 21. Một bà già người Mỹ tuổi ngoài 50 ngồi chểm chệ trên chiếc xe lăn đưa hai đầu gối tổ bố ra phía trước như ngạo nghễ "Đâu có ai dám đụng tới ta, tổng thống Bush, oai danh thiên hạ còn "ngán" ta thay!"

Tôi mỉm cười một mình "Ô hay! Thiên hạ tật nguyền chẳng phải một mình ta". Bỗng nhiên tôi sực nhớ câu chuyện thảm thương trên xe lửa, các nạn nhân tật nguyền đều bị xô nhào xuống đất. Điều tra cho thấy một vấn nạn của người "Tàn tật ghét người tàn tật, xô ngã kẻ tàn tật cho chết để trong đời không còn thấy loài người tàn tật có mặt trên thế gian này nữa, đó là lý giải "Tự ti mặc cảm", họ cảm nhận tàn tật là xấu hỗ, là thiệt thòi, bị đời khinh khi nhưng lại sao có người còn bắt chước số phận tàn tật để "Khổ đau như thân ta"" Riêng tôi, lại lấy sự kiện đó làm vui trên đời này có nhiều gã tàn tật, tôi càng có nhiều bạn đồng nghiệp chia sẻ sự mặc cảm với tôi. Thói đời chị cùi dễ thông cảm với anh bệnh hủi. Nói như vậy là quá ích kỹ và hẹp hòi phải không chứ! Nhưng tôi lại chấp nhận ý nghĩ đó, vừa an ủi vừa dỗ dành trên đời rất khó tìm bạn đồng hành "Đi chuyến xe đời" với tôi.

Còn 10 phút nữa là đóng cửa trường thi, nội bất xuất ngoại bất nhập. Trời ơi! Mặt tôi cắt không còn giọt máu. Trễ rồi! Mất cơ hội trở thành anh "Notary Public" rồi.

Vất đi 6 giờ training rồi! Còn tiền phí tổn phải nộp mỗi lần thi cử! Nhất là tôi sợ thì giờ thức dậy tang tảng 6 giờ sáng, trong khi mọi người còn ngái ngũ và nằm mơ thấy nhiều mộng đẹp.

Tôi liều lĩnh chận một xe người đồng hương Việt Nam:

- Xin anh chị cho tôi quá giang đến trường thi cho notary. Tôi bị trễ rồi! Xin ông bà thương!

Đáng lẽ tôi phải gọi là anh chị vì "Mạnh Thường Quân" nhỏ tuổi đáng con tôi thôi!

- Chú về đâu"

- Trên đường Santa Clara, đầu free way 101.

Tôi lo lắng "Ông" tài xế hơi lưỡng lự chưa hiểu rõ con người tôi; là người lành dữ thế nào:

- Bao xa"

Tôi nài nỉ:

- Đây tới đó chừng 5 phút.

- Lên đi!

- Tôi thót lên mau không cần gậy gộc:

- Cám ơn ông bà giúp đỡ.

Bị hối:

- Mau lên! Tôi còn đi rước con tôi.

- D..ạ! D..ạ!

Hú hồn! Tôi vừa tới cửa thì anh gác dan cũng vừa hớ cửa vừa đủ lọt cho tôi vào.

Hắn gắt:

- Chậm chạp thế! Muốn bỏ thi à"

- Dạ ! Tôi ráng lắm chớ! Mắc dịch, đón hoài cũng không gặp xe bus tới.

- Ở lộ trình nào"

- Dạ, 63

Anh ta cười khảy:

- Chịu khó chờ một đến hai tiếng, ông già lẫm cẫm ạ!

Lần thứ nhất tôi bị người đời chê lẩm cẩm, tự ái lắm nhưng cam chịu để được nhờ ân huệ:

- Dạ, vâng.

Thi xong, 6 giờ tối. Tôi chờ đón bus từ bus 23 sang 73.Trời lại đổ mưa như trút nước, Gió lạnh từng cơn lùa vào cổ áo, mép áo trống trải bao bọc thân hình tôi.

Còn da bọc xương. Lạnh run. Mọi hành khách đón xe muộn tiên đoán thời tiết xấu nên ai ai cũng dự bị áo ấm, khăn trùm đầu, khăn choàng cổ. Riêng tôi chỉ cái áo mỏng tanh dính da và mang đôi giày san-dal đưa trơ trẻn 10 đầu ngón chân trần truồng ra thách đố với thời tiết lạnh thấu xương ở đất Mỹ. Thân thể tê cứng, không còn miếng ốc nào để mọc. Có chăng là bộ xương tử thi tái mét, đánh phấn bị nhạt nhẽo sắp liệm vào quan tài đóng kín! Một anh Mễ mon men tới khen tôi:

- Old men! You're strong! Don't catch a cold!

Tôi trả lời lật bật:

- I'm very cold.

Bạn Mễ thông cảm cỡi áo khoác choàng qua vai run lẩy bẩy của tôi:

- You need it! Take it now!

Tôi không từ chối. Tôi có cảm giác bàn chân mặt tôi bị lật ngang giống lá bài lật ngửa, như bị lọi chân, khó bề bước chân lên bậc cấp xe bus. Tôi cố cắn chặt môi chịu lạnh nhưng hai bờ môi vẫn ung dung bung ra mấp máy như tấm phên tre bị phẫy gió.

Bước tới ngạch cửa nhà, đồng hồ treo tường "Con chim" vừa líu lo 11 tiếng chip chip, thanh âm lạnh lùng, rùn rợn và quái gở. Tôi quăng bị, gộc xuống bàn một tiếng phạch khô khan, nghe như lời chua cay than thở của người chán đời. Kịp thều thào:

- Diễm, nấu cho ba nồi nước xông đi con! Ôi! Lạnh quá! Ô! Ô!

Rồi tôi ngã người trên sofa và mệt mỏi sải tay sãi chân ngủ như chết.

Một lát, tai tôi nghe vẳng vẳng, lời mời gọi như ở xa lắm:

- Ba dậy! Con hâm cơm và cá kho dọn cho ba ăn.

Tôi như trút làn hơi trăn trối:

- Để cho ba yên! Ba mệt lắ...m rồi, các con ơi!

Bạn bè khuyên tôi dù sức khỏe được bình phục nhưng một mình phải tập luyện thường xuyên bằng cách kiên trì đi bộ thật nhiều, tốt hơn là đi fitness để các huấn luyện viên rèn luyện cho. Nhưng tôi không nghe theo lời khuyên hữu ích đó được vì sự đi lại của tôi rất khó khăn. Đi xe bus cũng phải hai giờ đón bus. Đành phải quyết định "Thôi".

Tôi nghĩ ra cách thể thao thể dục bằng thực tế đi bộ "Chợ trời". Ở đó nhiều khách lạ như buổi hội tầm xuân. Nhiều vật cổ kính rất thu hút tâm hồn người sưu tầm. Mọi người muốn có mặt ở chợ trời sớm, để có đủ đồ vật bình dân nhưng khan hiếm, rộng lựa chọn thì phải tới giờ cao điểm sớm chừng 10:00 sáng. Tôi ra trạm bus 8:00 giờ sáng. Mua lại các món hàng "Second hand" nhỏ có, lớn có, nặng có, nhẹ có. Cái mang vai, cái xách. Lũ là lũ lượt. Đi chút lại dừng nghỉ chân, kịp thở. Tới được trạm xe bus về nhà thì thở hồng hộc như cua-rơ đua nước rút tới mức thắng cuộc. Chờ hoài mỏi mòn đành ngủ ngồi ở băng ghế cho đỡ thèm ngủ. Lúc mở mắt ra, lim dim, thấy lờ mờ hình dạng xe bus 73, lộ trình mình đi đã rề bánh từ từ chạy tới ngã tư, bỏ lại sau lưng một hành khách handicap đáng thương.

Tôi đành dậm chân kêu trời. Trời nóng. Ngoài trời như thấy một đàn sao trời hắt vào mắt! Mồ hôi ra ướt hết lưng áo. Phần đói bụng cồn cào phần mệt lả. Chỉ biết ngồi đây trách trời cao không có mắt thương xót cho người tàn tật phải chịu nhiều bất hạnh. Len lõi trong chút cảm nghĩ, may mà tôi được ở một đất nước Nhân vị như the United States mới được xã hội Hiệp Chủng Quốc cưu mang và an ủi, giúp tôi được ân huệ lãnh tiền SSI và thẻ người bệnh "Đi xe bus không tốn tiền".

Thật là một an ủi lớn cho người bất hạnh, khốn đốn trong cuộc sống. Người Mỹ, có danh từ nhân đạo là "Disability person" hay "Handicap" cũng cùng một ý nghĩa cao thượng nhằm giúp đỡ kẻ tàn tật, lớp người bần cùng, oằn oại trong xã hội loài người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,947,589
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.