Hôm nay,  

Bệnh Hiểm Nghèo

04/09/200700:00:00(Xem: 136274)

Bài số 2082-1945-649vb2030907

*

Tác giả là cư dân Anaheim, kể về trường hợp ông chồng  chữa lành ung thư nhờ giải phẫu. Nhân vật chính trong truyện, ông chồng là cựu Hải Quân Trung Tá Hạm Trưởng của QLVNCH. Sau 10 năm đi tù CS, ông cùng 2 con vượt biên đến Mỹ năm 1986 và bảo lãnh vợ, 3 con sanh định cư năm 1992. Tác giả cho biết bà sống an vui cùng chồng, các con và các cháu.

*

Năm nay Trời trở lạnh sớm. Vợ chồng già khó ngủ cho dù đã mở máy sưởi. Thấy anh Phi vẫn thao thức lăn qua lăn lại, tôi hỏi  "Anh có mệt sao giờ này chưa ngủ"" Anh đáp nhỏ: "Anh hơi tức ngực."

Sáng dậy, anh ăn điểm tâm qua loa rồi lái xe đi Bác Sĩ sau khi đã đưa 2 cháu ngoại đi học. Tôi ở nhà lo cơm nước và dọn dẹp nhà cửa. Khoảng 2h anh về nói Bác Sĩ cho Anh chụp X-Ray và có kết qủa ngay. Bác Sĩ bảo phổi Anh có một vết đen ông cho thuốc bảo uống 1 tháng tái khám và dặn thêm "nếu cần chú vẫn  có thế đi khám trước hẹn". Mặc dù Anh uống thuốc đều đặn nhưng đã 2 tuần không thuyên giảm. Anh đi Bác Sĩ và được cho biết: "Sau khi uống thuốc trị về nhiễm trùng phổi không bớt. Vì Bác Sĩ lại cho anh chụp X-Ray ngay, lấy kết qủa liền. Bác Sĩ đã giới thiệu anh tới PULMO NARY, M.D.

Bác Sĩ Đồng là Bác Sĩ gia đình của vợ chồng tôi hơn 10 năm. Rất tử tế và ân cần. Bác Sĩ Đồng nói: "Cháu sẽ giới thiệu Chú đi Bác Sĩ Trung". Trong khi chờ lấy hẹn, cháu sẽ order cho chú những test sau: 1) Thử máu  2) Thử Đờm  3) Thử phân   4) Thử nước tiểu.

Sau một tuần kết qủa tốt. Anh Phi đi gặp Bác Sĩ Trung. Sau khi chụp X-Ray và thử nhiều test, kết qủa đều tốt. Bác Sĩ Trung cho anh Phi đi chụp Cat-Scan và hẹn một tuầu tái khám.    BS Trung mở computer vừa chỉ vào máy vừa nói: "Đây là 1 vết đen trên phổi bên trái của Bác", Bác có đi Baker field chơi không" Tôi ngạc nhiên: "Ở Baker field có liên quan gì đến bệnh phổi của nhà tôi". Bác Sĩ nói: "Ở đó có 1 loại vi khuẩn có thể làm nhiễm trùng phổi". Anh Phi đáp: "Tôi chỉ đi qua không ở lại đêm bao giờ".  Ông hỏi tiếp: "Bác thử lao chưa" Anh trả lời: "Tôi đã có test ở bên đảo Mã Lai và Phi, kết qủa tốt".

Ông trầm ngâm giây lát, "Tất cả các test của Bác Sĩ Đông kết qủa rất tốt, bây giờ cháu order để Bác làm Biopsy truy tầm ung thư". 

Sau khi làm Biopsy và thử test về lao, về nghiễm trùng, thử máu, thử đờm, thử nước tiểu. BS Trung nói 1 tuần có kết qủa cháu sẽ phone cho Bác.

Vợ chồng tôi ra về, trong lòng bớt lo. 6 ngày trôi qua trong yên lặng, vợ chồng tôi hơi mừng vì Mỹ có câu: "No news is good news". Nhưng ngay sáng hôm sau, chúng tôi được BS Trung mời đến văn phòng.  BS nhìn anh Phi giây  lát mới cất giọng nói nhỏ: "Hôm qua cháu gọi lúc 4:00PM báo cho Bác biết  kết qủa  của các test khác. 1 giờ sau kết qủa Biopsy của Bác mới về..., Ngưng lại vài giây ông tiếp: "Kết qủa cho biết Bác bị lung cancer". Nói xong ông nhìn xuống tập hồ sơ để trước mặt. Chắc ông cũng không muốn nhìn vào 2  khuôn mặt lo lắng và sợ hãi của cặp vợ chồng già.

Nghe bác sĩ nói, tôi tưởng như bị  giáng búa tạ vào đầu, toàn thân tê cứng. Tôi cất giọng ảo não: "Xin BS cho biết bệnh phát ra đã bao lâu". Ông nói: "không thể nói chính xác được, vì phổi không có triệu chứng rõ rệt". Câu hỏi thứ hai của tôi: “ Xin BS cho biết có chữa được không"". Ông nói: “Có 2 cách chữa: 1) Cắt bỏ chổ có tumor   2) Chạy Chemo. Tuy nhiên cháu hy vọng đây là giai đoạn  đầu có thể giải phẩu. Nếu cắt bỏ được tumor là Phương pháp tốt nhất có thể diệt hết mầm, rể ung thư. Có nhiều người cũng khỏi trở lại sức khỏe bình thường nhớ tinh thần vững 50%. Nhờ Bác Sĩ chữa chạy 50%. Nếu chạy chemo thì cuộc sống của bác sẽ thay đổi hoàn toàn, vì chemo diệt được tế bào ung thư đồng thời cũng làm hại những tế bào tốt của bác. Cháu sẽ trở lại vấn đề này sau. Bây giờ cháu order test cho bác: 1) MRI  2)Cardioloy procedure.  3) radiology.”

Ngày anh Phi đi làm test MRI. Trong khi chờ chồng và cháu Cang, tôi phải ngồi chờ ở phòng ngoài vì y tá cho 1 người đi theo .Trong 2 giờ chờ đợi tôi không đói, không khát, mặc dù đã qúa trưa. Tôi qùy xuống giữa sân ở bệnh viện Lakeview lâm râm khấn vái: "Xin Trời Phật giữ lại mạng sống cho chồng con,  cho chồng con khỏi bệnh phổi. Con xin thế mạng cho chồng."

Giữa trưa 12:PM nhiều người đi ngang nhìn thấy, 1 người đàn bà nhan sắc dưới trung bình,  mặt mày thiểu não, bơ phờ qùy giữa trưa hè oi bức, miệng khấn tay vái, họ tưởng tôi vừa trốn khỏi bệnh viện tâm thần. Nhưng tôi chỉ đặt hết niềm tin vào Trời Phật.

Sau 1 tuần các kết qủa đều tốt: MRI, Radiology và Cardiology Procedase. Bác sĩ Trung giới thiệu anh Phi đi gặp Bác Sĩ Choi Hematology Oncology. 

Bác si Choi rất tử tế. Ông  cho chồng tôi đi học lớp Chemotherapy. Và thử test. chụp Cat-Scan, Thử Pet, Thử máu. Tất cả test kết qủa đều tốt. BS Choi giới thiệu  anh Phi gặp Bác Sĩ  Davidson, về Surgery. BS Davidson lại order test nữa. Kết qủa tốt BS Davidson cho thử Lymph Nodes và nói nếu chưa lan tới sẽ cho giải phẩu.

Ngày xưa, các cụ nghe giải phẩu là mặt mày đổi sắc thất kinh và chỉ cầu cho bệnh qua khỏi. Nhưng ngày nay ỏ thế kỷ 21 mói sự đều thay đổi. Vì trong những cái xấu phải lựa cái ít xấu nhất và không thể không lựa chọn. Với bệnh cancer nếu được giải phẩu là được cải tử hoàn sanh. Chồng tôi đang chờ đợi và tôi không những cầu nguyện sức khỏe cho chồng mà lại còn cầu nguyện cả cho BS.

Năm ngày trước khi giải phẩu, cháu Phương chở bố đi khám sức khỏe" BS dặn: “Nếu anh Phi cảm, ho, sốt phải báo cho BS ngay." Nghe BS dặn tôi rất lo vì nếu anh Phi đau BS sẽ dời lại  ngàygia"i phẫu. Cái tumor còn trong phổi giống như giữ thuốc độc trong người. Cả đêm tôi thắp nhang khấn Trời Phật phù hộ cho anh và cầu cho Bác Sĩ, vì 1 người đau ốm, cả  phẫu thuật sẽ không tiến hành được. Các con tôi đều lấy phép, call sick, và nghỉ không lương để chở Bố đi Bác Sĩ.

Ngày giải phẩu chính thức, cháu Cang chở vợ chồng tôi đến bệnh viện 9:00 AM. Sau khi làm giấy tờ vào phòng số 1 y tá bắt đầu cho nước biển. Khoảng 1 giờ sau y tá đẳy x echo chồng tôi xuống Recovery Room và chỉ cho 1 người đi theo. Cháu Cang bảo tôi: “Má xuống Lobby chờ con".

Khoảng nửa giờ sau cháu Cang xuống nói: “Ba bảo con xuống thăm Má". Tôi thật cảm động vì lúc nào đối với tôi anh Phi cũng ân cần, săn sóc hết lòng. Tôi bảo con: “Con ở trên đó chừng nào y tá đưa Ba vào phòng giải phẫu con hãy xuống đây". Khoảng 2 giờ sau cháu Cang xuống bảo" y tá đã đưa Ba vào Operating Room con không được vào theo." Tôi hỏi: “Lúc đó Ba đã mê chưa hay còn tỉnh táo". Cháu  đáp: “sắp sửa thôi, vì y tá hỏi: “Ông làm nghề gì Ba trả lời tôi ở Anaheim và chỉ bị cao huyết áp thôi. "Con đã chờ khi BS vào phòng giải phẫu con mới xuống đây. BS bảo con cuộc giải phẫu kéo dài khoảng 2giờ 30. Hai mẹ con ngồi ở Lobby tôi thấy thời gian dài vô tận.

Hai mẹ con im lặng ngồi chờ, thần kinh căng thẳng. Mặc dù con tôi rất sốt ruột nhưng không hé môi, vì tôi thấy cặp mắt nó dán vào cửa ra vào.  Khoảng 5:00 PM cháu Cang nói:" BS tới kìa Má". Hai mẹ con đứng lên chào Bác Sĩ. Ông ta bắt tay tôi bằng cả 2 tay và nói: "Cuộc giải phẫu very smooth,  tuy nhiên trong vòng 24 giờ đầu cần phải theo dõi kỷ vì ông ta giải phẫu trên 10 năm chỉ có 2% hay 3% là bệnh nhân hoặc bị Stroke hay chảy máu. Nếu 24 giờ sau không có biến chứng là cuộc giải phẫu thành công mỹ mãn".


Quay sang cháu Cang ông hỏ i"thank you" tiếng Việt Nam  là gì" Cháu cang trả lời, ông nói với tôi "cám ơn bà, cám ơn bà".

Khoảng 1 giờ sau y tá cho tôi biết chồng tôi đã được chuyển xuống phòng 1 (phòng hổi sức). Sau 7:00 PM chồng tôi được đưa vào lẩu 7 phòng 715. Nhìn chồng mặt trắng nhợt, môi mầu bạc, mắt nhắm nghiền, tứ chi, ngực bụng, dây rợ chằng chịt giống như 1 Robot. Đã hơn 40 năm chung sống,  tôi chưa thấy chồng tôi mê man đau ốm trong tình trạng tội nghiệp như thế này. Nước mắt tôi tuôn xuống như mưa. Hai mẹ con không nói câu nào luôn đứng bên giường lúc kéo chăn, lúc kéo drap. Chồng tôi luôn miệng kêu la mặc dù chưa mở mắt, tôi biết anh vô cùng đau đớn, vì kể từ ngày làm vợ anh, anh không than thở, kêu la bao giờ vì biết tôi tình cảm yếu đuối hay lo hay sợ, anh chưa tỉnh nhưng miệng vẫn nói lảm nhảm vì đau vì khát nước. Tôi chì dám cho anh chút nước đá mà thôi.

Đến 9 giờ tối cháu Cang hỏi giờ thăm viếng, y tá nói những bệnh nhân ở phòng DUO được thăm 24/24. Nhưng ở đêm chỉ cho phép I người nuôi bệnh. Mẹ con ai cũng giành ở lại đây. Sau cùng tôi phải nói với con: "Ba thích Má ở cạnh Ba nhất, thứ 2 là con". Con hãy chiều Ba về nhà ngủ  mai vào sớm". Cháu cang ngối đến 12:00AM mới về.

Nhờ Trời Phật phù hộ 24 giờ trôi qua chồng tôi 1 lần nữa vượt thoát được sự hiểm nghèo. Đúng 1 ngày sau chồng tôi được chuyển xuống phòng 601. Đêm đầu tiên mê man trong đau đớn. Đêm thứ 2 anh kêu chóng mặt BS bảo anh bị Side Effect của thuốc giảm đau và ông bảo y tá Stop nước biển trong có thuốc. Chỉ vài giờ sau,  anh kêu đau ghê gớm trán mồ hôi đọng từng giọt như hạt bắp. Mặt tái nhợt, môi thâm tím vì vừa đau đớn vừa mất máu. Đau cả ngày lẫn đêm,  thuốc Vicodin chỉ uống 4 giờ 1 lần, bao tử anh dư Acid (anh chỉ có 1 bệnh đau bao tử kể từ khi đi tù về).

 Cả đêm tôi không chớp mắt được chút nào, vì anh đau đớn rên la, cộng thêm vòi cao su từ phổi Bác Sĩ đặt vào để rút nước dơ và máu trong khi giải phẫu. Nhìn ống nước đỏ lờ tôi rất lo vì không hiểu đây là nước và máu dơ hay là phổi còn đang chảy máu. Vì phổi chảy máu hay Stroke là biến chứng không tốt của giải phẩu.

Một đêm dài trôi qua nhưng nhờ Trời cũng bình yên tôi không phải kêu Bác Sĩ trực. Đến đêm thứ 2 lúc đó là 1:00 AM mấy tháng nay tôi ăn chay để cầu an cho chồng. Cộng thêm thần kinh luôn căng thẳng trong mấy ngày qua tôi tôi gần như kiệt lực.Có lúc tôi vừa vào restroom được vài phút nghe thấy Anh kêu la dữ dộ, vôi vàng rửa tay chạy ra hỏi, Anh đáp: "Anh thấy trong người rạo rực lắm". Tôi lo sợ:" Rạo rực là sao, Anh phải nói rõ để em kêu y tá". Anh đáp nhỏ giọng mệt mỏi "Anh không tả được".

Nhìn khuôn mặt trắng xanh mệt mỏi, đôi môi khô trắng nhợt. Tôi chợt nghĩ" Có lẽ anh đói" vì đã 3 ngày qua Anh chỉ ăn Liquid Food. Tôi vội mở chai nước táo đút cho Anh được ½ cup, một mặt bấm chuông kêu y tá trực. Sau khi nghe tôi tả y ta đo Blood Pressure, temperature và bảo tôi "Every thing good". Nhưng tôi vẫn xin gặp BS trực, vì huyết áp anh hơn 170 mặc dù mồ hôi tuôn chảy trên mặt, trên người tay chân rung rẩy và kêu chóng mặt. Người RN nói:"Emergency mới kêu BS trực". Tôi liền lấy thêm ½ cup nước táo đút cho Anh. Anh nhăn mặt: "Nước táo chua qúa anh không uống đâu". Tôi phải năn nỉ: "Anh thương em, gắng uống đi, vì tuần trước anh cũng bị triệu chứng trên, anh ăn 1 lát cheese mới bớt Anh nhớ không" Sợ anh Phi đau bao tử, uống nước chua lại bị cồn cào thêm. Tôi bấm chuông xin 1 chén Liquid Soup. Cô y tá cho 1 chén nhưng qúa nóng, cô bảo tôi: "Chờ chút cô kiếm đá cục". Chờ cô sẽ mất nhiều thời gian, người Anh Phi đã yếu, lại lả đói chờ lâu sẽ nguy hiểm. Tôi  cảm ơn cô và ngăn lại. Tiện tay tôi đổ nước táo vào chén soup để đút cho anh Phi. Anh nhăn nhó kêu lên: "Em đút gì cho Anh mà khó nuốt qúa". Tôi dịu dàng: "Em đang cấp cứu Anh cố gắng 1 chút".

Sau khi uống được 1/3 cup soup + nước táo thấy mặt Anh hơi có sắc, tôi xin thêm 1 bát soup, chờ nguội đút hết cho Anh. Thời gian kéo dài 2 giờ. Anh Phi có vẻ tỉnh táo và 4:00AM sáng Anh thiếp đi ít phút. Tôi ngồi bên cạnh trông chừng anh, mắt nhìn gần như không chớp.

Sau 4 ngày BS vào take off những băng dán lúc Surgery. Bác Sĩ giải phẫu rất ân cần tủ tế, hang ngày đều thăm bệnh rất kỹ và trước khi về nhà cũng ghé qua phòng chào tạm biệt chồng tôi.

Sau những ngày căng thẳng và giờ phút nguy hiểm đã qua với bao công sức của mọi người; chồng tôi đã vượt qua được sự hiểm nghèo của bệnh tật. Cũng như nhờ sự tài ba siêu việt của BS giải phẩu, sự săn sóc tận tụy của tất cả nhân viên của Bệnh Viện Lakeview của Kaiser đã giúp chồng tôi vượt qua căn bệnh thập tử nhất sinh của loài người ở thế kỷ này.

*

Hôm nay chồng tôi xuất viện trong khi chờ nhân viên làm các thủ tục và chờ BS cho thuốc.

Bác Sĩ Davidson trong bộ vest mầu mâu đậm đã tới chào tạm biệt và chúc chồng tôi may mắn. Mặc dù hôm nay là ngày off của ông. Ông vừa cười vừa nói: "Tôi chưa có gia đình,  nhưng chắc chắn tôi sẽ kiếm vợ Việt Nam. Ông giới thiệu cho tôi 1 ngưới".

Tôi biết đây chỉ là lời nói của 1 người lịch sự và học  thức. 1 Bác Sĩ tài ba siêu việt, 1 tấm lòng nhân đạo vượt bực, cộng thêm vóc dáng "long hình hổ bộ", kiếm đâu chả được mỹ nhân.  Nhưng thấy vợ chồng tôi đã già lại bệnh nói thế để chồng tôi lên tinh thần để sức khỏe mau bình phục mà thôi.

Sau 2 tháng giải phẩu,  Amh Phi đi tái khám. Mặc dù thấy sức khỏe Anh mỗi ngày mỗi khả quan, nhưng tôi vẫn hối hộp. Nhưng rất may BS Young cho biết: "Trong lúc giải phẫu BS đã quay Video và thử nhiều test mọi kết qủa đều tốt". Chồng tôi đã trở lại người bình thường đương nhiên sẽ yếu hơn lúc chưa bị bệnh, giải phẫu. Anh cũng không phải uống b ất cứ  lọai thuốc nào hay phải chạy Chemo. Mỗi 3 tháng  tái khám để chụp X-Ray và thử máu.

Vợ chồng tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả BS đã chạy chữa cho chồng tôi, nhất là BS Davidson. Xin cảm ơn tất cả nhân viên của bệnh viện Kaiser tại Lakeview nói riêng và nước Mỹ nói chung đã cưu mang giúp đỡ  vợ chồng tôi và các con trên bước đường định cư.

Vợ chồng tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả các bạn vàng đẵ gọi phone, thăm hỏi sức khoẻ và chúc những lời tốt đẹp nhất.

Một lần nữa con xin cảm tạ Trời Phật cho chồng con 1 đại ơn phước, đã cho con sống lại từ đây.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,023,776
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Nhạc sĩ Cung Tiến