Hôm nay,  

BÀ CON, BẠN HỮU

13/03/200700:00:00(Xem: 164702)

BÀ CON, BẠN HỮU

Người viết: Nguyễn Lê

Bài số 1217-1828-535vb3130307

*

Tác giả Nguyễn Lê từng là chủ một nhà hàng ăn Việt Nam thành công tại  Philadelphia PA. đã góp nhiều bài viết  và đã nhận giải thưởng đặc biệt  Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài ông viết thường giản dị, chân thật, thể hiện tính lạc quan, tốt đẹp. Bài viết mới lần này của ông là về chuyện bà con nội ngoại và bạn hữu.

*

Năm 1990 tôi về Việt Nam thăm ông nhạc, bố vợ tôi. Ông tuổi già bệnh nên 2 vợ chồng tôi đi Sài Gòn liên tiếp 4, 5 lần. Mỗi lần về là tôi gặp lại chị vợ, em vợ và các cháu.  Mỗi lần về là mỗi lần quà cáp, ra tẫn phi trường đón rước linh đình, rồi tiệc tại nhà  hàng ăn uống thỏa thuê. Hết tiệc tại nhà lại ăn uống thuần túy quê hương. Trò chuyện lu bù thừ sáng tới khuya. Hết chuyện Việt Nam đến chuyện bên Mỹ.

Thấm thoát mà 4 gia đình em vợ tôi nay cũng đã trở thành người Mỹ gốc Việt.

Trước hết gia đình chú em vợ tôi với 2 đứa con, 1 gái, 1 trai. Gia đình chú rời Việt Nam bằng máy bay trực chỉ từ Sài Gòn tới phi trường quốc tế Philadelphia. Thăm thú thị trường vài tháng, chú thấy nơi đây chưa phải là đất dung thân; chú cùng bầu đoàn thê tử dọn qua thành phố Huoston, Texas. Vừa đặt chân tời vùng xứ Cowboy, chú vào hãng tập làm công nhân và chỉ trong một thời gian ngắn, chú được làm xếp một toán, trở thành supervisor và hãng đề nghị cho đi Trung Quốc làm việc tại hãng xưởng của đại công ty.

Phần vợ chú sau khi lấy được license trông nom con nít tại nhà, mình cô săn sóc hơn 10 đứa trẻ, lại kiêm nấu cơm tháng cho vài gia đình Việt. Lợi tức của 2 vợ chồng mỗi tháng trên dưới 10 ngàn đô.

Sau vài năm chú thích làm chủ lấy mình, chú mua năm trước năm sau 2 tiệm giặt máy bỏ tiền. Chú thuê người quản trị, điều hành và trở nên chủ nhân ông sau 10 năm định cư tại đất nước Hoa Kỳ.

Thừa thắng xông lên, chú sản xuất được một công chúa xinh đẹp và gả cô con gái đầu lòng cho một dược sĩ.

Cô em vợ tôi mở tiệm "nail" bị thợ eo sèo tối ngày, cô chịu không nổi liền sang một tiệm "nail Supply". Chỉ sau vài năm trên đất Cờ Hoa, cô đã làm chủ một tiệm rộng 20,000 Square feet và cung cấp đồ cho toàn vùng. Cô mua nhà mới, xe mới, hột xoàn và còn đầu tư nhà đất tại Việt Nam.

Cô có 2 công chúa, 1 học y khoa, 1 tập tễnh bước chân vào đại học. Cả 2 được học bổng toàn phần mang danh dự về cho gia đình.

Cô em thứ hai sau khi lấy bằng thẫm mỹ mở 2 tiệm cắt tóc Nam. Mỗi ngày mỗi người hớt tóc cho mam phụ, lão ấu cả mấy chục cái đầu. Lợi tức dồi dào, cô cùng chồng con ngao du sơn thủy, lúc lênh đênh trên biển cả, lúc thăm thú cảnh lạ khắp tiểu bang.

Mỗi khi kể về gia đình bên ngoại, tôi cũng “ghé thăm” gia đình bên nội cho phải lẽ.

Bà chị ruột tôi năm nay sắp bước vào ngưỡng cửa tám bó. Nhờ ơn trời đất bà vẫn khỏe. Mỗi ngày bà được xe đưa rước tới hội già, chia xẻ vui buồn với các bạn Mỹ Việt cùng lứa tuổi. Các cụ đều được phục vụ 2 bữa ăn nóng hổi và đủ các môn giải trí của hội. Con của các cụ yên tâm đi cày vì đã có hội già cung phụng đầy đủ cho các hội viên. Nghĩ lại thật buồn cho các cụ già tại quê nhà không được may mắn như các cụ.

Con trai chú em tôi làm bưu điện gần 20 năm đã chồn chân mỏi gối. Ngày nào cũng tay xách nách mang những túi thư nặng trĩu, đi bỏ thư mọi nhà, nay đôi vai đã mòn mỏi, nhức nhối quá sức chịu đựng. Cháu chuẩn bị giã từ hưu điện dọn nhà tới bang Colorado hợp tác với người anh vợ đang mở tiệm "nail" ở thời hưng thịnh.

Đất Hoa Kỳ là xứ sở của đủ mọi chủng tộc. Cháu nội tôi năm nay sắp sửa có con dòng dõi ông chồng gốc Đức. Một cháu nữa đã lập gia đình với một chàng trai con cháu ông hoàng Sihanouk thuộc đất Cambodia lai giòng máu Thái Lan.

Đầu năm 2007, tôi đi xông đất vùng Texass, gặp toàn tin vui. Tôi lại leo máy bay thăm thú vùng quận Cam, gặp lại các ông bà bạn cũ học cùng lớp. Một ông rất quý bạn lần nào cũng tổ chức tiếp tân tại nhà hàng mỗi khi có bạn cùng lớp ghé vùng Little Saigon. Mặc dầu ở xa, ông cũng mò mẫm gấn 1 tiếng đồng hồ lái xe làm mõ làng đánh tiếng cùng các bạn họp mặt hàn huyên.

Sau hơn 30 năm tị nạn, nay ai cũng đầu tóc muối tiêu, cũng đều ở lứa tuổi thất thập cổ lai hi, con cháu đầy đàn, đều trở thành ông nọ, bà kia, người thì bác sĩ, kỹ sư, người thì luật sư, giáo sư tiến sĩ, làm vẻ vang dòng họ.

Bè bạn sau một thời gian xa cách gặp nhau tay bắt mặt mừng, thăm hỏi, mừng rỡ khi mọi người đều thành công trên đất nước người.

Mới ngày nào còn “lao động vinh quang”, đầu tắt mặt tối, có người còn đi cày thêm 2, 3 jobs, làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, chóng mong sao cho con cái hoàn tất bậc đại học khi đã có cơ hội, có cái may mắn hơn người được bước vào vùng đất hứa.

Ông bạn vùng Riverside lúc nào cũng nhiệt tình với bạn bè. Năm nay ông kêu gọi được 12 vị thất, bát thập, đúng giờ ngọ tụ tập tại nhà hàng "Brodard Chateau". Đúng như tên gọi, nhà hàng sang trọng, lịch sự, lối kiến trúc như một dinh thự. Thức ăn phục vụ vừa miệng thực khách. Ai nấy đều vui vẻ khi chia tay ra về.

Tình cờ một cụ thất thập bạn cùng lớp cũng cư ngụ tại quận Cam, gần 50 năm xa cách cũng có mặt trong bàn tiệc. Cụ thất thập này đã về hưu được 6 tháng sau khi hành nghề cứu nhân độ thế tại Mỹ từ năm 1980 đến nay đã được 26 năm. Nay cụ là đệ tử của Thiền Sư Nhất Hạnh.

Trong dịp gặp bằng hữu cũ, chúng tôi có lướt qua về vấn đề “diệt dục" của nhà Phật. Dục là ham muốn, ham muốn có nhiều hình thái, dưới dạng xấu và tốt. Đang nói về triết lý của nhà Phật thì có ông bạn thân khác tới góp chuyện. Trước khi chia tay, cụ y sĩ hồi hưu tặng tôi một bài thơ kỷ niệm thời y sĩ áo trắng chiến binh.

Anh là lính ngành Quân y áo trắng

Khắp chiến trường lặng lẽ bước gian truân

...

Ôi hào hùng! Người áo trắng quân y.

Trong bom đạn, bàn tay không vũ khí.

(H.V.Q.)

Một cụ bà cũng lặn lội cả tiếng đồng hồ lái xe tham dự cuộc họp mặt đầu năm. Trước kia cụ ở gần khu Little Saigon nhưng nay cụ phải theo con ra vùng lân cận phòng khi tắt lửa tối đèn có người thân bên cạnh giúp đỡ.

Một cụ bát thập vừa tuyên bố giữ bàn tiệc năm nay cụ chuẩn bị cho ra đời một hoàng tử thứ hai và cụ sẵn sàng hy sinh tới tuổi 2x50 để babysit 2 quý tử.

Tôi còn nhớ đầu 2005 xông đất quận Cam, năm nay 2007 tôi lại gặp mặt đầy đủ các bạn 2 năm trước. Sau khi xông đất tôi gặp may mắn trọn năm. Tôi ước mong năm nay lại gặp may mắn để chuẩn bị xông đất năm 2008 vùng thủ đô hải ngoại của người Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,987,309
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến