Hôm nay,  

Mây Trắng Bay

12/03/200700:00:00(Xem: 963183)

MÂY TRẮNG BAY

Người viết: Phan

Bài số 1216-1827-534vb8110307

*

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài  viết về nước Mỹ đặc biệt.   Bài viết mới của ông là chuyện một người bạn từ Mỹ bay về Việt Nam để tìm lại một hình bóng cũ.

*

Anh bạn vỉa hè của tôi lặng lẽ gói mấy bộ quần áo, nhờ tôi chở ra phi trường. Ai cũng thắc mắc: "Sao lại đi Việt Nam sau Tết"" Một mình tôi là người biết chờ kết qủa của chuyến đi. Ba  tuần sau, tôi đón anh ấy về lại vỉa hè, đe nghe và buồn buồn ngồi viết… Mây trắng bay. Bay đi, bay đi những đám mây xám qúa khứ! Làm ơn.

*

  " …Sau ngày miền Nam thất thủ, tôi cũng thất học luôn từ đó. Kiếm sống theo bạn bè cũng chẳng đến đâu vì đứa nào cũng ngờ nghệch như nhau, toàn dân lưng dài tốn vải ăn no lại nằm. Một dạo ăn không ngồi rồi nhìn mẹ tôi bán đồ nhà để sống còn, thật đau lòng khi thấy mẹ tôi bán đi những món nữ trang của riêng mẹ, rồi đến những món lẽ ra là gia bảo. Thấy mẹ mình cơ cực qúa mà nhà vẫn thiếu ăn, tôi liều đi theo mấy người quen trong xóm  - họ dẫn tôi đi làm bốc xếp trong Cảng Sàigòn.

    Cả đời cơm cha áo mẹ và đi học, ngày đầu tôi vác những bao phân bón trên vai nghe đau đớn tâm can. Ngày sau rã rời thân xác với sức nặng của những bao bột mì - viện trợ. Những ngày sau nữa, tôi không còn chịu nổi. Về lại gia đình, càng không chịu nổi với những bữa trưa - không nhóm lửa. Hai mươi bốn tiếng đồng hồ của một ngày, mẹ tôi chỉ nấu một bữa ăn duy nhất vào buổi tối. Những đứa em tôi tranh ăn như  bầy sói. Tôi cố gắng trở lại làm công việc bốc xếp để hy vọng nhà có hai bữa ăn.

Thời gian trôi qua thật mau, tôi quen việc và cũng quen luôn sinh hoạt của nhóm người nhiều lứa tuổi. Cùng ăn, cùng nghỉ, cùng làm…tôi chỉ không cùng họ nhậu nhẹt hay đánh bài. Những bữa trưa của chúng tôi ngoài quán cơm bình dân, trước cổng kho 5, đường Trịnh Minh Thế - đã đổi tên Nguyễn Tất Thành. Tôi ăn cơm với món gì rẻ nhất, gía xào huyết hay đậu hũ kho cà chua chẳng hạn. Có hôm chỉ đủ tiền mua cơm nước chan, nghĩa là người bán chan cho miếng nước gì thì ăn nước ấy, vì mình chỉ mua cơm không. Nơi tôi ngồi thường là trong góc để ăn xong - tranh thủ chợp mắt một chút, còn hơn ngồi đấu láo chuyện thiên hạ.

Quán cơm có cô Thúy phụ việc, hai đứa bé gái dọn bàn, rửa dĩa. Bà chủ tóc lấm tấm bạc, ngồi múc thức ăn, nhưng tính tiền là chánh. Cô Thúy độ mười tám, hai mươi nhưng ra vẻ thành thạo bán buôn. Bới cơm, múc thức ăn theo yêu cầu của khách, mấy đứa nhỏ bận rộn dọn bàn thì cô bưng luôn cơm ra cho khách, thoăn thoắt như một con thoi. Có hôm tôi nhìn lưng áo cô ướt đẫm mồ hôi…chỉ hiểu được trong cuộc sống đương thời:  Ai cũng cực như ai. Mấy người bạn trẻ của tôi cứ ưa đòi cô Thúy bưng cơm để có dịp tiếp cận cho họ chọc ghẹo. Tôi mới nhận thức ra rằng tôi là người không đòi hỏi thì được cô Thúy bưng cơm cho ăn nhiều nhất. Hôm cô đặt dĩa cơm xuống bàn cho tôi kèm theo một cái nháy mắt! Thật sự tim tôi có khác nhịp, nhưng mà cố quên đi chuyện lứa đôi vì đời sống gia đình đang khốn khó, tôi không muốn tốn kém cho chuyện riêng tư trong khi đồng lương vốn đã ít ỏi. Tôi cúi gằm mặt với dĩa cơm gía xào huyết của tôi. Hôm nay dưới mớ gía, xanh xao vài cọng hẹ… có cái trứng kho. Cái trứng biểu thị cho lòng nhân đạo… suy ra tôi đã hiểu lầm về cái nháy mắt! Những ngày sau nữa, hôm thì miếng thịt, hôm được cả con tôm kho… Tôi toàn nuốt trộng vì sợ ai đó thấy được, sợ nhất là bà chủ. Một hôm cô Thúy dọn cả chồng dĩa cao ngất xuống nhà sau, tôi thì mới nuốt trộng qủa trứng nhân đạo. Tôi gỉa vờ làm đổ dĩa cơm của mình vào người để lấy cớ xin ra đằng sau gợt rửa. Tôi nói với cô Thúy: Đừng làm vậy nữa! nhỡ bà chủ thấy được thì… Sợ hai đứa bé rửa dĩa nghe được, tôi không dám nói tiếp. Thúy trả lời tôi: "Anh làm cực qúa mà ăn uống như vậy… bộ nhà anh nghèo lắm hả"" Tôi cúi mặt lặng thinh.

Trò gian lận cứ tiếp diễn, tôi sợ cho Thúy mất việc nên biểu tình bất bạo động. Tôi vẫn đi ăn trưa với anh em, nhưng mua ổ bánh mì chan cầm theo. Vào quán chỉ xin ly trà đá. Thúy bưng trà đá cho tôi, giận ra mặt. Thật tình thì ổ bánh mì chan làm sao no bằng dĩa cơm. Tôi cũng khốn đốn.

Mùa cuối năm bận rộn với công việc nhiều hơn bình thường, có tiền hơn nhưng cũng mệt mỏi hơn. Những hôm có tiền chia từ  "bắn xẻ". Nghĩa là chiếc xe vận tải nhận hàng hai trăm bao phân u - rê chẳng hạn. Anh em thể nào cũng nhét rất khéo trong thùng xe hai trăm lẻ một bao.  Người tài xế nhận hàng gởi tiền bồi dưỡng cho bốc xếp thay vì chỉ đủ uống trà đá thì hôm đó đủ cho anh em ăn trưa. Những hôm có tiền kiểu đó, tôi đàng hoàng mua cho mình cơm thịt kho trứng thì lại ăn không ngon, vì Thúy không thu xếp để đích thân bưng cơm cho tôi. Thật khó hiểu lòng mình với những bâng quơ! Hình như tôi vẫn nhìn Thúy dưới ánh mắt học thức của mình nhưng nếu so sánh với những cô bạn học mà tôi đã từng đeo đuổi thì Thúy có một vị trí rất đặc biệt trong tôi. Khoảng cách học vấn tôi không ngại bằng những ranh mãnh có qúa sớm trong một cô gái còn qúa trẻ là bức tường ngăn cách  - tôi không muốn nghĩ đến.

Hoàn cảnh gia đình sa sút thêm, tôi cố quên đi những riêng tư để gánh vác thay cho cha anh đang tan tác, lưu đày. Mẹ tôi bệnh dăm hôm vì trời trở lạnh cuối năm, tôi cũng bèo nhèo, sật sừ cảm cúm. Không ngờ mẹ nặng hơn, phải vô nhà thương. Không học bác sĩ, tôi cũng biết là mẹ tôi suy dinh dưỡng. Phải vô nước biển, bồi dưỡng chất đạm… vân vân. Còn tiền bệnh viện nữa. Tôi cầu cứu những người bạn học cũ còn thỉnh thoảng gặp nhau. Họ giúp tôi tận tình trong nghèo khó, may cũng đủ tiền bệnh viện. Mẹ tôi xuất viện sau khi được vào hai bịt nước biển. Mẹ trở về công việc của người buôn bán linh tinh ngoài chợ thì ngất xỉu vì thiếu máu, lại vô bệnh viện. Hôm đó tôi nóng lạnh từng cơn vì cảm cúm, lại phải làm đêm cho kịp chuyến tàu chở gạo ra Bắc! Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham, một ông gìa khơi khơi nói câu ấy như không cần ai nghe thì mọi người lại nghe và cười theo hiểu biết cá nhân.

Hai gìơ đêm thì đầy hầm mũi, chúng tôi chờ những người thủy thủ đóng hầm và mở hầm sau để tiếp tục xuống gạo. Mọi người ngủ la liệt bất cứ góc kẹt nào, vài người canh công an quận cảng, bảo vệ, hải quan để lẻn vào đâu đó trong tàu. Họ ăn cắp bất cứ thứ gì thấy được, nếu bị phát giác thì nhảy xuống sông, bơi qua bên kia Thủ Thiêm. Có người bị bắn nhưng tôi chưa thấy ai chết. Tôi ngồi ở một góc khuất gío cho đỡ lạnh, ngoài đường cầu tàu có tiếng hát từ xa vọng lại. Tôi từ từ nhìn ra ba thằng Tây say mèm, chúng vừa cặp kè nhau đi loạng choạng vừa hát, mỗi thằng cầm trêm tay một chai rượu uống dở, thỉnh thoảng lại đưa lên miệng nốc ừng ực. Cười và hát như  cả đời họ chưa bao gìơ nghe câu sạch sành sanh…

Họ đi ngang qua tôi, một thằng Tây ghé chỗ tôi đang ngồi gật gưỡng, có lẽ hắn tính đi tiểu vì ở đó góc khuất. Hắn thấy tôi nên chửi thề rồi quay ra, đi tiếp với bạn bè. Sau túi quần jean của hắn, cái bóp dầy cộm như muốn rớt ra ngoài. Tôi bị hấp lực của cái bóp cuốn hút đến tỉnh táo trong cơn lơ mơ nóng lạnh rã rời. Tôi ước gì cái bóp rơi ra khỏi túi quần hắn! Cái bóp của thủy thủ viễn dương thể nào chẳng có vài trăm đô la trong đó. Hắn mất vài trăm chẳng ảnh hưởng gì nhiều với thu nhập của hắn nhưng vài trăm đô la thì cứu được cả gia đình tôi. Nhất là mẹ tôi đang thiếu máu trong bệnh viện. Một bịch máu của dân xì ke ma túy  - bán máu, cũng nằm ngoài mơ ước của tôi. Mẹ tôi lại khác nhóm máu với tôi mới khổ. Trong sự mãnh liệt của ước mơ… tôi thấy những bịt máu thật tươi sắp rớt ra khỏi túi quần người thủy thủ.

Cha tôi dựng tôi dậy, bảo đi theo nó đi… Tôi đi theo những người thủy thủ đã khá xa, mắt dõi trên đường chỗ tối, chỗ sáng. Tôi tin là sẽ tìm được cái bóp thể nào cũng rơi. Chợt nổi da gà khi thoáng nghĩ không lẽ cha tôi chết trong tù rồi sao" Sao ông dựng tôi dậy và bảo tôi đi theo những người này" Ý nghĩ đó bị cha tôi dằn xuống. Đàn ông tự xoay sở lấy bản thân mình trong nghịch cảnh. Lo cứu mẹ của con trước đi! Tôi theo ba thằng Tây loạng choạng hát hò… Quên mất là mình đã ra khỏi khu vực được phép đi lại và chắc cái tướng người làm việc bất thiện đang rình mò, lấp lấp ló ló nên đi đứng không đàng hoàng, gây chú ý! Có cái gì như thanh sắt thúc vào lưng tôi lúc lẽ ra cái bóp rớt xuống đất! Tiếng hét: Đứng nại (lại)!!! giọng Bắc nghe chói tai. Người công an quận  cảng chĩa súng vào ngực tôi. Dí nòng súng vào ngực tôi không ghê rợn bằng gương mặt anh ta - rất sẵn sàng bóp cò.

- Mày rình mò cái gì thế" Ăn cắp gì"

- Thưa không…

- Bắt qủa tang. Còn chối à"

Anh ta thúc báng súng vào bụng tôi. Tôi ngã qụy. Hắn bồi thêm một cú trời giáng xuống lưng tôi. Tôi đau điếng và ngất đi. Ba thằng Tây nghe ồn - quay lại. Chúng vây quanh tôi, không cho người công an quận cảng đánh tôi nữa. Tay công an không biết tiếng Anh để trả lời những câu hỏi của họ. Nhưng mặt hắn đanh lại, mắt trắng dã, răng vẩu ra như cái bàn nạo dừa khô… sẵn sàng xé tôi ra từng sợi. Ba thằng Tây dựng tôi dậy, bảo tôi đi đi. Tên công an không chịu, hắn bắn lên trời ba phát. Vài phút sau có chiếc xe công an chạy đến, chở tôi về nhà kiếng (nơi tạm giam của công an quận cảng để hỏi cung trước khi đưa tội phạm đi khám Chí Hòa). Về đến nhà kiếng, người công an đó báo cáo sơ qua với lãnh đạo của hắn: "Thằng này theo tụi nước ngoài… không đổi chác, trộm cắp cũng gởi thơ đi ngoại quốc nói xấu chế độ". Hắn quay qua tôi: "Mày gởi thơ gì" đưa tau coi!" Hắn lục soát tôi, càng hằn học vì không tìm được gì.

Lần đầu tiên tôi chạm trán với trò chụp mũ của chế độ mới. Tôi chẳng có gì trong người để làm bằng chứng bắt tôi ngoài cái lỗi đi ra khỏi khu vực được phép. Họ để tôi ngồi đó từ gần sáng, rồi đến trưa. Người tổ trưởng bốc xếp của tôi đến xin tha với lý do chắc là anh đã nghĩ nát óc: "Thằng này đêm qua lên cơn sốt. Tôi cho nó tạm nghỉ giải lao… chắc là nó đi bậy trong cơn mê sảng… anh bỏ qua cho nó được không" Mấy anh em làm chung, xác nhận với tôi là nó hiền. Chưa từng trộm cắp. Anh em bốc xếp có chút qùa… tạ tội với anh." Người tổ trưởng bốc xếp để xuống bàn gói qùa. Anh cáo lui, không quên dặn tôi: "Mày viết cho thành thật một tờ kiểm điểm gởi cán bộ xin khoan hồng, đi". Người công an nói trỏng không: "Để tôi nghiên cứu vụ án, rồi cứu xét sau. Anh về đi…"

Trời ơi! Tôi có gây án gì đâu mà phải nghiên cứu" Chỉ thấy hắn mở gói giấy báo trên bàn ra (không cần tế nhị trước mặt tôi) Bên trong gói giấy là năm bao thuốc lá ba số 5. Tôi bàng hoàng còn hơn khi bị bắt. Vì có được thả ra thì tiền đâu tôi hoàn lại cho anh em" Năm gói thuốc ba số trong thời điểm ấy là một gia tài. Ai sở hữu năm gói ba số thời ấy, có thể gọi là người giàu. Hắn cho năm gói thuốc vào xắc - cốt. Nhốt tôi vào phòng trong cẩn thận rồi ra đi. Hắn đi bán lại, chứ đi đâu. Vì thỉnh thoảng có người ngoại quốc tốt bụng nào ném cho đám bốc xếp gói thuốc lá ngoại thì cả tổ cũng bán đi để lấy tiền ăn chứ ai dám hút thuốc lá ngoại thời ấy, có khác nào đốt tiền. Tôi ngồi đến chiều xuống trong vô vọng. Nghĩ đến khám Chí Hòa là hết đời mình. Nghĩ đến mẹ tôi trong bệnh viện, không biết đã ra sao" Ba đứa em ở nhà thật là tội nghiệp. Chúng không có gì ăn. Hai đứa con gái còn biết chịu đựng, thằng em út lúc nào cũng càu nhàu: "… nhà không có gì ăn".

*

Màn đêm buông xuống theo cánh cửa khám Chí Hòa. Tôi đã là một tội phạm hình sự. Tiếng người công an quận cảng còn văng vẳng trong đầu tôi. Hắn nói với người thay ca trực cho hắn, sau khi đã đi bán năm gói thuốc và trở lại: "Mẹ bố tiên sư lũ tàn dư  Mỹ - Ngụy. Toàn quân trộm cắp như rươi. Phản động thuộc về bản chất không thể cải tạo. Cứ như tôi thì bắn bỏ mẹ chúng nó đem bón lúa…" Hắn dừng lại những lý luận không tưởng để cho người đồng chí nói tiếng Nam kia có thời gìơ thấm thía tư duy cách mạng. Hắn ra vẻ đăm chiêu của người đã thấm nhuần tư tưởng - triệt để cách mạng… tôi thì hiểu hắn sợ tôi sẽ nói với người đến sau về năm bao thuốc lá nên hắn phán quyết như thảo luận với đồng chí mà cũng như ra lệnh: "Đưa mẹ nó vào khám cho xong. Tù ngục chưa chắc đã cải tạo được bọn này. Chính sách khoan hồng… tôi sẽ triển khai sâu rộng với đồng chí trong kỳ họp tới… Đồng chí đánh xe đi lãnh xăng, rồi đưa nó đi cho khuất mắt tôi". Tôi cũng muốn vào khám cho xong. Còn hơn ngồi nghe máu nóng dâng lên tận cổ. Tôi sợ mình giận qúa mất khôn. Vì tôi trong tuyệt vọng, cứ ngồi nhìn cái xẻng - phòng cháy chữa cháy nơi góc phòng. Tôi không chắc cái xẻng ấy có đủ sức bửa cái đầu thằng này ra cho tôi xem trong ấy là óc người hay chỉ toàn bã đậu hũ - cho heo ăn"

Những tay đầu trâu mặt ngựa trong khám "dzợt" tôi một chặp. Thấy tôi không chống cự, họ càng điên tiết, tẩn cho tôi một trận mềm thân. Tôi bị lôi dậy dưới ánh mặt trời chứ làm sao dậy nổi. Đêm kinh hoàng còn chập chờn trong trí óc. Tôi không tưởng tượng được con người có thể hành xử với con người như dã thú trong đêm qua. Người đàn ông luống tuổi nhưng khỏe mạnh, mình đầy thẹo và những hình xăm. Ong nhìn tôi khó hiểu! Nhưng sau cái nhìn ấy thì không ai đánh tôi nữa.

Tôi ở trong đó mười tám ngày, hoàn toàn không có liên lạc với bên ngoài. Một bạn tù bảo tôi: Số mày hên. Tôi không hiểu chữ hên mang ý nghĩa gì"! Đêm đến mới hiểu: Tôi được chuyển qua phòng giam khác, không rõ lệnh của ai vì không thấy công an nhà tù đâu cả. Cái hay là cứ có một người gỉa dạng tù nhân nhưng đi đến đâu thì hắn có chìa khóa mở cửa đến đó. Tôi chỉ sợ chuyển chỗ lại bị đánh. Nhưng không ai đánh tôi. Một người bạn mới trẻ như tôi, hắn nói: "Khi nào tao biểu mày đi thì theo tao, đừng hỏi gì nha!" Hắn nhìn tôi thương hại… Gần sáng, hắn bảo tôi đi, lẹ lên… Hắn dẫn tôi qua bao nhiêu ngõ ngách, có trời mới nhớ nổi. Cuối cùng chúng tôi thoát ra bãi cỏ tranh phía sau khám Chí Hòa, hừng đông đã rõ mặt người. Tôi theo hắn như hình với bóng về đến một căn nhà lụp xụp trước mặt có đường rày xe lửa (khu ngã sáu Yên Đỗ - Lê Văn Duyệt). Hắn chào hỏi người đang ngồi trong căn nhà đó. Qua chuyện trò tôi biết: Hắn giết người ngoài ga xe lửa Hòa Hưng vì những tranh chấp giang hồ, cứ thản nhiên vô tù ngồi vài hôm thì có người lo cho ra. Người đàn ông độ lượng trong tù lại là đàn anh luôn của người đàn ông đang ngồi uy nghi trước mặt tôi. Ong này bảo tôi: "Bây gìơ mày muốn đi đâu thì đi, có dịp cũng nên trở lại tạ ơn anh Hai. Nếu không có đất sống thì ở đây tao nuôi… Theo thằng Nhiên, nó sai đâu đánh đó".

Hóa ra, người bạn vượt ngục tên Nhiên. Hắn tắm rửa, thay đồ. Gìơ nhìn hắn như một tay anh chị chợ trời. Tự nhiên dắt xe gắn máy có sẵn trong căn nhà ấy ra. Hắn chở tôi đi về phía Bình Triệu, gởi  tôi vào một nhà trọ nhưng sinh hoạt mãi dâm, ngoài khu ga xe lửa Bình Triệu. Cho tôi ít tiền, rồi hắn biến đi đến cả tuần. Bỗng nửa đêm mò về, hắn nói tôi: muốn đi đâu thì đi  hắn lại cho tôi ít tiền. Tôi nhìn hắn vừa bị ai chém, máu đỏ cả ngực mà phát sợ. Hắn nhìn tôi thương hại: "Mày đi khỏi thành phố càng hay cho mày, tao nhìn cái tướng mày không làm gì được".        

Chúng tôi chia tay ngay sau đó. Tôi gỉa làm hành khách chờ tàu ngoài ga Bình Triệu, cứ lang thang đi xuống đi lên. Muốn về nhà xem mẹ tôi đã ra sao thì không dám về. Tôi về đại nhà người bạn thân ở Bà Chiểu, kể hết sự tình cho bạn tôi nghe. Bạn tôi viết thơ tay và cho tôi một địa chỉ ở Lâm Đồng, bảo tôi tá túc ở đó là người bà con của bạn tôi. Chờ bạn tôi liên lạc.

   Tôi ở Lâm Đồng làm rẫy một tuần thì bạn tôi đến. Những tin tức tôi biết được: Năm bao thuốc lá ba số 5 cúng cho người chuyên chính báo hại đời tôi là của Thúy nhờ người tổ trưởng bốc xếp cúng giùm. Chuyện không xong, Thúy tìm đến nhà tôi, lo cho em tôi. Đến bệnh viện lo cho mẹ tôi. Nhưng người không qua khỏi căn bệnh ngặt nghèo: Ung thư máu. Thúy đã chôn cất mẹ tôi với sự giúp đỡ của bạn bè tôi. Lá thơ Thúy viết rất rõ ràng cho tôi: "Em biết hết mọi chuyện, anh đừng nông nổi làm hư chuyện em đang tính. Có anh Hoàng (bạn tôi) giúp đỡ. Em đang xin cho ba anh về sớm vì mẹ anh mất rồi. Anh đang ở tù thì cứ ở tù! Đừng trồi mặt ra làm hư chuyện. Chia buồn cùng anh…"

Cha tôi được giải quyết nhân đạo để về nuôi mấy đứa con nhỏ - mồ côi. Tôi trở về đời thường với giấy tờ của một người bạn đã vượt biên. Tôi tìm Thúy trong vô vọng - một đời. Cô ấy biến mất trong đời tôi cũng ngọt ngào như cô ấy đến.

Nhờ làm đứa con gỉa của cha mẹ bạn tôi mà tôi được đi, cha tôi và mấy đứa em  được người anh trong gia đình đi du học từ trước '75 bảo lãnh. Gia đình tôi xum họp  -  thiếu bóng người mẹ xấu số. Tôi trở lại làm người - vô cảm rất nhiều năm và có lẽ suốt đời như thế! Tôi không đi Chùa hay Nhà thờ thường, nhưng hễ có dịp đến chỗ trang nghiêm… Tôi đều cầu nguyện cho Thúy được bình an. Gìơ này tôi còn hãi hùng mỗi khi nhớ lại một giai đoạn lịch sử, có những con người hoàn toàn không nhân tính thì đại diện cho pháp luật. Dân đâm thuê chém mướn lại có lòng từ bi bất ngờ. Người hiền lương - thúc thủ. Người có lòng nhân ái - thiệt thòi…

*

Ba mươi năm sau, tôi đi chợ Walmart mua mấy lon thức ăn cho cá kiểng trong nhà. Lúc bước lên xe để lái về, chân tôi đá phải cái bóp đàn ông dầy cộm. Tôi không nhặt cũng có người nhặt, người thấy cái bóp sau tôi sẽ xử sự ra sao"! Tôi nhặt cái bóp như nhặt được ước mơ ngày nào. Ngồi trong xe một mình… tôi bật khóc. Thúy ơi! Cuối cùng anh cũng đã nhặt được cái bóp của một thằng Tây. Còn em. Gìơ nơi đâu"… Có những ước mơ thành sự thật, có ước mơ không thành sự thật. Gía trị của ước mơ là có thành sự thật hay không khi người ta cần. Nghĩ thế.

    Tôi về nhà, lên mạng tìm địa chỉ người mất bóp không khó, đã đi chung chợ thì anh ta cũng ở đâu đây thôi! Tôi đến nhà, trả lại cái bóp cho anh ta khi chính anh ta còn chưa biết mình mất bóp. Nhưng tôi thì mất ăn mất ngủ. Ước mơ nhặt được cái bóp của một thằng Tây đã hoàn toàn vô nghĩa với thời gian. Ước mơ gặp lại Thúy đã đưa tôi ra phi trường với một quyết tâm lớn lắm! Đời sống không có những ước mơ ở ngày mai thì làm gì cho hết hôm nay" Ba mươi năm trong một đời người đâu phải ngắn. Tôi đã chôn kỹ ước mơ này trong tận cùng sâu thẳm của lòng mình.

*

Bước chân xuống phi trường Tân sơn nhất sau nhiều năm xa cách, ai không bồi hồi trở lại nơi mình đã ra đi. Tôi chỉ nung nấu một quyết tâm: Mấy núi tôi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo tôi cũng qua! Không gặp được Thúy trong lần về này thì những tháng ngày tiếp nối thật vô vị. Khi người ta không còn cầu đến tiền bạc, không cần đến danh vị… một tình thương mến sẽ rất ấm áp, phải không"

Hoàng gọi tôi ơi ơí… cắt đứt giòng suy tưởng miên man để bạn bè bước vào niềm vui hội ngộ. Ba tuần lễ vất vả ngược xuôi với những đêm về ngây ngất men say -  tiếng cười và tiếng cụng ly rổn rảng đi vào giấc ngủ. Sáng cuối cùng ở Sàigòn vì sáng mai tôi bay sớm. Ngồi uống cà phê với với Hoàng ngoài quán quen của hắn - cũng là điểm hẹn bạn bè suốt ba tuần nay. Hoàng sơ ý hay thương hại tôi mà nhả ra câu nói: "… Trong đời sống luôn có những ước mơ không bao gìơ nguội lạnh nhưng sẽ thôi ấm áp khi nó thành sự thật." Tôi bắt gặp ánh mắt Hoàng xa xăm như dõi về qúa khứ! Xúc động dâng lên đôi mắt người bạn gìa. Hắn đã gìa từ nhỏ, từ khi còn đi học, từ khi nhận danh hiệu quân sư mọi vấn đề cho đám bạn bè say sưa ba tuần nay. Tôi không nghĩ là Hoàng sơ hở vì hắn thâm trầm lắm! Ba mươi năm trước, hắn cho tôi cái quyết định đi tị nạn ở Lâm Đồng, đủ biết tấm lòng của hắn với bạn bè lúc hoạn nạn, phán đoán thông minh và quyết định mau lẹ, dứt khoát… Tôi linh tính được mục đích chuyến về lần này có nhiều cơ may thành công lắm và đầu mối để đi đến thành công cũng đâu đây! Tôi ép hắn giải thích câu phát biểu vừa rồi.

Hoàng hài lòng với sự phán đoán của tôi. Hắn cười bí hiểm - chở tôi đi. Ra khỏi thành phố, xe hướng về Lái Thiêu, càng lúc càng vào sâu trong ruộng đồng khi đã qua vùng cây trái. Hoàng dừng xe trước một ngôi Chùa hay cái Am" Tôi bàng hoàng, đột qụy. Có thể do áp huyết bất ổn.

Tỉnh lại trong sự lo lắng của Hoàng và đôi mắt người xưa. Thúy nhìn tôi hay tôi đang nhìn Thúy trong chiếc áo nâu sòng. Màu mắt xưa đã mỏi những tinh ranh. Gìơ chỉ còn bao dung, độ lượng… Tôi khóc ngọt ngào như ngày xưa còn bé bị đòn roi, bao nhiêu tự ái đàn ông bay đâu hết" Lần đầu tiên tôi cảm nhận được khóc là một cảm giác tuyệt vời. Nó vơi đi những khổ tâm dù không hẳn đầy lên những ước nguyện, nhưng những nỗi niềm chất chứa cứ lần lượt vỡ òa ra cho người ta cảm khoái nhẹ nhàng.

Sau bữa trưa đạm bạc ở Chùa, ba chúng tôi ra ngoài hóng gío. Tôi hỏi mua miếng đất quanh Chùa. Hoàng cười kiểu con buôn, Thúy cười ra nước mắt. Đến ra về, Thúy tặng tôi bức tuợng Phật Bà Quan Am do chính tay Thúy làm từ gỗ của cây mít gìa bị trốc gốc bởi mưa giông.

*

Đêm tĩnh lặng trong gian phòng khách nhà Hoàng. Am trà xanh làm mắt tôi ráo hoảnh. Hoàng nhả vào tai tôi một qúa khứ xa xưa:

…Ông gìa mày về, Thúy biến mất. Tao thề với lòng. Tao với mày đứa nào kiếm được trước là của đứa đó. Vài năm sau mày đi, tao càng ráo riết tìm kiếm cho ra Thúy. Cả chục năm trời tao mới tìm ra nơi sáng nay, đưa mày đến đó. Cái chòi tranh văng vẳng tiếng kinh cầu. Chưa bao gìơ tao hỏi Thúy "Vì sao"" Tao mua lại khu đất ấy, cất lên cái Am. Trở về lấy vợ và không bao gìơ bước chân vào đất nhà Chùa. Thỉnh thoảng tao có ghé qua bờ tre, bụi trúc… để biết Sư cô còn sống trên đời và trở về trần tục của mình. Còn mày… đã trót làm người không thể vô tâm, thì thôi. Chuyến này về lại Mỹ cũng đừng nghĩ ngợi nhiều. Tao nghĩ kỹ rồi… nhưng không nói đâu. Sáng nay lỡ dại nói với mày có một câu… chắc là tao ân hận.

Máy bay xuyên qua biển lớn, ai nấy ngủ dật dờ. Tôi nhớ cảm giác đi vào Thiên đường của chuyến bay xưa cũ đưa tôi đến Mỹ. Chuyến bay này, tôi nhớ cảm giác ngồi trên chiếc xe jeep đưa tôi vào khám Chí Hòa. Chẳng biết Hoàng đã nghĩ kỹ được điều gì" Tay tôi mân mê bức tượng gỗ mít mộc mạc, đơn sơ…

Phật Bà không của riêng ai! Người chỉ hiện thân khi chúng sanh khổ nạn. Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, mây trắng bay…     

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,303,968
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo