Hôm nay,  

Lee Sandwich Và Mẹ Tôi

14/07/200700:00:00(Xem: 156537)

Người viết: Huyền Thoại
Bài số 2041-1904-608vb6130707

Huyền Thoại là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài viết mới nhất của bà lần này là chuyện vui được ghi thêm là chuyện vui có thật.

Dì Kim là bạn của mẹ  tôi từ lúc hai người học tiểu học ở miền Trung.  Cả hai đều sanh ngoài Bắc, con nhà di cư, nhưng định cư ở Đà Nẵng vì đều có cha là quân nhân của quân đoàn I.  Học  xong tiểu học, dì Kim vô trường Sao Mai do các linh mục điều hành, học trò có cả nam và nữ, nhưng mẹ tôi lại bị ông bà ngoại tôi "nhốt" vô trường Sacré Coeur của các dì dòng Saint Paul để khỏi bị con cháu ông Adam dụ khị! Tuy  vậy, hai người vẫn là đôi bạn thân , không ngày nào  vắng nhau, vì cả hai đều ngoan đạo, đi nhà thờ hằng ngày và cùng hát trong một ca đoàn.
Học xong tú tài, cả dì và mẹ tôi đều "chê" đại học, vì tình hình chiến sự lúc đó
đang leo thang dữ dội (1968), các sinh viên liên tục xuống đường biểu tình chống chính phủ.  Các trường học thường xuyên phải đóng cửa dài hạn vì sợ bị người biểu tình đập phá.  Ở nhà đâm chán, dì Kim xin đi học một khóa y tá cấp tốc do quân đội Mỹ tổ chức.  Sáu tháng sau, dì "tốt nghiệp" và được nhận vào làm y tá trong bệnh viện quân y của Mỹ ở Non Nước, ngoại ô Đà Nẵng.  Nơi đây dì gặp và yêu Will, một quân nhân Mỹ cùng đơn vị.  Năm đó dì 18 tuổi, và người yêu dị chủng của dì vừa tròn hai mươi.  Vì dì nên Will đã tình nguyện tái hạn thêm một năm để lo giấy tờ đem dì về Mỹ.  Thời đó, gia đình nào có con gái lấy Mỹ là một gia đình vô phước, bị giòng họ khinh rẻ và xã hội chê cười.  Người ta quan niệm rằng chỉ có những cô gái bán bar và con nhà "không ra gì" mới lấy Mỹ.  Khi dì Kim thưa với bố mẹ là dì muốn lấy Will thì bố mẹ dì nổi giận, mắng dì một trận tàn canh gió lốc và dọa sẽ từ dì, coi như dì đã chết từ lúc lọt lòng.  Dì Kim buồn rầu, quay quắt giữa hiếu và tình, người dì sút đi thấy rõ mà bố mẹ chẳng động lòng.  Cuối cùng, tình yêu chiến thắng, dì trốn nhà vô Sàigon vào cuối năm 1970, âm thầm làm giấy hôn thú với Will.  Will phải về nước trước, và ra phi trường đón dì ba tháng sau đó.  Riêng mẹ tôi, bà lấy được một ông "giặc lái" hào hoa, nhưng không mấy hên, nên bị kẹt lại trong cơn sốt di tản những ngày cuối tháng tư đen.  Thế là hai người bạn bặt tin nhau từ đấy. 
Những năm trước, thỉng thoảng dì và mẹ viết thư thăm nhau, nhưng sau khi miền nam thất thủ, ba mẹ tôi bị đuổi ra khỏi cư xá không quân, đem nhau về nhà bà ngoại tôi tá túc, chờ ngày ba tôi mãn hạn "học tập" rồi mới trở về quê nội mãi dưới Hậu giang.  Ai ngờ, ba tôi " học" dở, bóc hết sáu cuốn lịch mới ra trường.  Mà vì có sáu năm đại học khổ nhục đó mà gia đình tôi được sang Mỹ đợt đầu tiên vào năm 1989 theo diện HO có thân nhân định cư bảo trợ.

Một hôm, mẹ tôi đến USCC xin việc làm thì gặp lại người bạn niên thiếu của mình nơi đây.  Lúc đó dì Kim đang làm thiện nguyện, giúp đỡ những người mới đến tìm kiếm việc làm.  Gần ba mươi năm xa nhau mà dì vẫn nhận được ra mẹ tôi, vì mẹ có má lúm đồng tiền và đặc biệt hơn hết, mẹ có một nốt ruồi son giữa hai chân mày, tựa như vết xâm trên trán của phụ nữ Ấn Độ.  Dì mời gia đình chúng tôi về nhà hàn huyên ngay chiều hôm đó.  Dì và Will vẫn sống với nhau đầm ấm, có ba con.  Trai đầu là Mike, gái kế là Terry, và cô út tên Jenny.  Cả ba anh em đều đẹp, một vẻ đẹp đặc biệt của hai giòng máu Âu Á, vì Will vốn gốc người Pháp.  Nhà dì  Kim rộng thênh thang trong một khu sang trọng ở Irvine.

Sau mấy tháng ở Quận Cam, gia đình tôi lại bồng bế nhau đi San José, vì ba tôi có nhiều bạn đồng đội cũ nơi này.  Không bao lâu, ba tôi kiếm được một việc làm khiêm nhường ở công ty IBM.  Vừa làm vừa học, ba tôi cũng lấy được mảnh bằng kỹ sư, được IMB lưu dụng và cho chuyển ngành.  Mẹ tôi cũng giỏi không kém.  Mẹ vốn khá tiếng Pháp nên học Anh văn không khó.  Sau bảy năm, mẹ học xong đại học, và thi đậu vào làm trong chính phủ.  Hai chị em tôi noi gương cha mẹ, đứa học UC Davis, đứa vào Berkeley.  Chúng tôi tự cho là mình may mắn, giấc mộng "American Dream" đến với chúng tôi không mấy khó khăn, dù chúng tôi phải trả giá bằng những tháng năm bận rộn và bằng ý chí phấn đấu, không để những cám dỗ vật chất tạm thời làm phôi pha những dự định lớn lao cho tương lai.

Gia đình dì Kim và chúng tôi coi nhau như bà con ruột thịt nên không bao giờ thiếu nhau trong những dịp đặc biệt như Giáng Sinh, Tết nhất hay cưới hỏi, ma chay.
Ngày đám cưới của Jenny, gia đình tôi mướn một chiếc mini van về Irvine, cho đủ chỗ chứa đồ đạc, vì ai cũng muốn mang theo nhiều áo quần, giầy dép để chưng diện.  Đám cưới vào ngày thứ bảy, nhưng chúng tôi đã tới từ thứ năm để phụ gia đình dì Kim những chuyện lặt vặt nhưng lại cần thiết trong những ngày trước hôn lễ.  Mẹ tôi có khiếu trang điểm nên lãnh phần làm mặt cho cô dâu và hai cô phụ dâu.  Vì thứ bảy phải dành riêng cho cô dâu nên dì Kim và mẹ rủ nhau đi cắt tóc và làm móng tay, móng chân ở một beauty salon do người Việt làm chủ trên đường Brookhurst.  Làm đẹp xong, mẹ yêu cầu dì chở mẹ đến toà soạn Việt Báo để mua thêm mấy cuốn Viết Về Nước Mỹ năm 2005, vì trong đó có bài của mẹ viết.  Mẹ muốn vừa khoe với bạn bè, vừa ủng hộ giải thưởng.  Không biết mẹ tặng cho những ai mà thấy mẹ cứ mua hoài, hết rồi lại mua, mua rồi lại hết.  Chắc là bạn của mẹ tôi đông quá là đông.  Không chừng lại có cả bạn của ba nữa.

Rời toà soạn Việt Báo, dì và mẹ tính đi ăn bún mắm ở quán của nữ ca sĩ Thanh Mai gần đó, nhưng lại đổi ý, vào Lee Sandwich  mua đủ thứ đồ ăn, chất đầy hai bịch, đem về nhà ăn uống rồi nghỉ trưa.  Hai tiếng đồng hồ sau, tôi đang cắm bông với mấy người con của dì thì nghe mẹ tôi la chói lói:

-  Kim ơi, Kim à, có thấy cái wallet của Hương ở đâu không"

Dì Kim đang ngồi với chú Will, trả lời tỉnh bơ theo kiểu nói của người Đà nẵng:

-  Đồng tiềng nọ liềng vởi nủm ruộc, wallet cụa mi mà răng mi hoải tau, hỉ"

Will không hiểu tiếng Việt, hỏi dì:

-  What s that"

Dì trả lời bằng tiếng Anh:

- Hương hỏi có ai thấy cái wallet của nó ở đâu không.

- Oh, no.  Chắc đâu đó trong nhà, mất sao được"

Mẹ tôi hốt hoảng chạy ra đứng trước mặt hai người, đong đưa cái xách tay:

- Nè, không có trong xách tay.  Chắc là đánh rớt trong tiệm uốn tóc rồi!

Dì Kim biết là mẹ tôi không nói đùa.  Dì cầm cell phone gọi cho tiệm uốn tóc:

- Chú Kevin, tôi là Kim đây.  Hồi sáng tôi và bà bạn tới làm tóc, không hiểu có đánh rớt cái wallet của chị Hương ở đó không"  Không có hà"  OK, vậy cám ơn Kevin, để tôi hỏi mấy nơi khác xem sao.

Quay sang Will, dì bảo:

- Will, anh làm ơn chở em và Hương trở lại mấy chỗ hai đứa đi hồi sáng, xem có ai cất giúp cái wallet của Hưong hay không.

Will gật đầu, nói "OK" rồi bảo mẹ tôi:

- Mình phải đi ngay.  Vừa đi vừa gọi phone hỏi.  Chỗ nào bảo có là mình tời liền.

Tôi thấy mặt mẹ nhuốm đầy vẻ lo âu.  Chắc mẹ đang sợ mấy cái credit cards vói những con số limits quá cỡ thợ mộc đang được người nào đó đem cà một cách vung vít, vô tội vạ.  Mẹ vội theo dì Kim và Will ra xe, chẳng kịp chải lại đầu tóc.  Tôi cũng vội chạy theo mẹ, phòng khi mẹ cần đến tôi.



Dì Kim gọi tiệm CVS nơi hai bà mua kem đánh răng hồi sáng.  Tôi nghĩ thầm, ba tiếng đồng hồ đã qua, có trời mới biết cái wallet của mẹ tôi bây giờ nằm trong tay ai.  Đi thì cứ đi, chứ tôi không mảy may hi vọng.  Thời buổi kinh tế khó khăn, ba cái credit cards béo bở, mấy trăm tiền mặt là một món quà quá tuyệt vời cho người nào lượm được nó.  Nhất là nơi đây gần South Coast Plaza...CVS nói họ không thấy cái wallet nào của ai từ sáng tới giờ.  One down.  Bây giờ thì chỉ còn Việt Báo và Lee Sandwich.  Me tôi gọi Việt Báo.  Cô Trang trả lời điện thoại.  Cô bảo, "Hồi trưa cháu thấy cô lấy ra quyển checkbook và cây viết.  Khi cô và bạn cô ra về, bạn cô còn hỏi cô, đã cất checkbook vào giỏ chưa"  Sau khi hai cô đi khỏi, cháu có ra ngoài check mail nhưng cũng không thấy cái wallet nào".  One more down.  Chỉ còn Lee Sandwich, niềm hi vọng mong manh cuối cùng.  Trong lúc đi tới Lee Sandwich, mẹ tôi dùng cell phone gọi nhà bank và các văn phòng Visa, Mastercard để kiểm soát balances và xem có một thương vụ (transactions) nào mới hay không.  May quá, họ đều nói là chưa có một thương vụ nào bất thường từ sáng tới giờ.  Mẹ thở phào sung sướng, bảo họ "freeze" hết mấy cái credit cards và mọi trương mục cho tới khi mẹ gọi lại.  Tôi phục mẹ ghê.  Không có số phone của nhà bank và các creditors mà mẹ gọi "411" liên tục, ra lệnh răm rắp, nghe cứ như một nữ tướng!  Will và dì Kim ngồi băng trước.  Will có vẻ ưu tư, còn dì Kim thì tươi tỉnh ra sau mỗi tin vui từ các cú phone của mẹ!  Cuối cùng, chúng tôi đậu xe vào bãi parking của
Lee Sandwich, gần tòa soạn Việt Báo.  Dì bảo:

- Thôi, cứ vào cầu may.  Tiệm đông thế kia, kẻ ra người vào tấp nập, biết còn hay mất!

Will an ủi mẹ tôi:

- Điều quan trọng là chưa ai xài mấy cái credit cards!  Vả lại, Hương đã freeze tất cả rồi, đừng lo gì nữa.  Quá lắm là mất mấy trăm tiền mặt.

Chúng tôi vào tiệm.  Hai hàng ngươi dài ngoằng đứng chờ trả tiền.  Mẹ tôi đến trước một anh ...trông có vẻ người Mễ, hỏi:

- Can I speak to someone about a lost wallet"

Anh Mễ này không biết là chẳng hiểu tiếng Anh, hay là không nghe rõ mẹ tôi nói gì, nên trả lời:

- One minute, ma m!

Rồi anh bước lại nói gì đó với một cô đang làm bánh mì phía trong.  Cô chạy lại hỏi
mẹ tôi:

- Thưa cô, cô cần gì"

Mẹ trả lời:

- Hồi trưa, cách đây cũng đã hai ba tiếng đồng hồ, tôi có ghé mua quà bành, không biết có đánh rớt cái bóp tiền ở đây hay không" 

Cô trả lời rất lễ phép:

- Dạ, cháu làm ca chiều, mới tới.  Để cháu vào hỏi manager.

Vài phút sau, cô trở ra với một người thanh niên không mặc đồng phục.  Mẹ bảo anh:

- Tôi đang đi tìm một cái wallet...

Anh  ta nhìn mẹ tôi với đôi mắt lấp lánh niềm vui và hỏi:

- Ví tiền của cô màu gì, hình dáng ra sao"

Tự nhiên tôi nghĩ là mẹ tôi đã tìm được của đánh mất.  Mẹ bảo anh ta:

- Ví tiền của tôi mầu đen, vuông vắn, khoảng 6 hay 7 centimeters mỗi chiều.

Anh ta bảo:

- Cô làm ơn chờ vài phút, cháu đi hỏi lại.

Anh quay vào trong và trở ra với một thanh niên khác.  Anh này đến trước mặt mẹ tôi, kín đáo quan sát mẹ, rồi cúi xuống phía dưới kéo hộc tủ, đưa ra một cái wallet. 
Cái wallet của mẹ tôi!  Mẹ vui mừng reo lên:

- Đúng là ví tiền của tôi rồi!  Trời ơi, tôi thật là may mắn!

Chàng thanh niên mỉm cười và trao trả cái ví tiền cho mẹ:

- Xin cô xem lại, coi có thiếu món nào hay không"
Chiều lòng người thanh niên, mẹ tôi mở bóp.  Bằng lái xe xác định mẹ tôi chính là chủ nhân của chiếc wallet.  Ba thẻ credit cards còn ở nguyên vị trí.  Mấy trăm tiền mặt ngoan ngoãn nằm trong ngăn của chúng.  Mẹ tôi run giọng vì cảm động:

- Tôi thật không ngờ!  Cháu làm ơn cho cô biết ai đã lượm được wallet của tôi để tôi được cám ơn người đó.

Anh thanh niên cười hiền lành:

- Dạ, người đó làm ca sáng, đã về rồi.  Cháu sẽ chuyển lời cám ơn của cô.

Mẹ nài nỉ:

- Nhưng tôi muốn có chút quà tặng...

- Thưa cô, quà tặng là cô và gia đình tiếp tục đến đây mua và ủng hộ cho cửa hàng.  Vậy là quí lắm rồi.  Xin chào cô.

Ra ngoài, Will có vẻ có ấn tượng đẹp, thốt lên:

- There re still good and honest people in this world! 

Tôi đồng ý:

- That s right.  Let s keep our faith up!

Mọi người lên xe trở về, trong lòng thơ thới hân hoan.  Song, vui chưa được bao lâu, vì vừa qua hai ngọn đèn đường thì xe cảnh sát phía sau nhá đèn vàng.  Will ngạc nhiên:

- What did I do"

Anh quẹo xe vào một parking gần đó rồi ngồi im chờ người cảnh sát đang lui hui bấm số xe của anh vào computer, xác định nguồn gốc chiếc xe và lai lịch của chủ nhân nó.  Will quay sang nhìn dì Kim và chợt thốt lên:

- Trời ơi!  Tôi hiểu tại sao "cọp" nó vồ tôi rồi, mấy bà ơi!

Dì Kim cũng chợt hiểu.  Dì vội vơ lấy sợi giây seat belt và cài nó vào ổ cắm.  Will bảo dì:

- Too late, honey!  He already saw you.

Tôi và mẹ hiểu là dì quên cài giây an toàn trong lúc quá vui cho mẹ đã tìm lại được của cải, tưởng đã ra đi không một lời từ giã!  Mấy tháng nay, giây an toàn đã trở thành luật, và các bảng điện tử trên freeways và highways luôn luôn nhá lên để nhắc nhở mọi người, " Click it or ticket!".  Thật là vui quá hóa dại!  Trong cái may, thường xen vào cái rủi, và trong cái rủi, bao giờ cũng có cái may
Đi kèm.  Luật bù trừ của Đấng Tạo Hóa là như vậy.  Như ông bà ta thường nói,
"Không ai giầu ba họ, không ai khó ba đời!"  Anh cảnh sát tiến đến bên Will, hỏi:

- Ông có biết vì sao tôi bắt ông lại không"

Will lắc đầu, làm bộ ngô nghê:

- Không.  Tôi đâu có chạy mau, tôi đâu có quẹo ẩu"

Anh cảnh sát nhìn dì Kim:

- Ông không có lỗi gì hết, nhưng bà hành khách của ông có phạm luật!

Will vẫn làm bộ không biết:

- Bả phạm luật gì vậy, thưa ông"

-  Bả không gài giây belt  an toàn.

- Ơ kìa, bả đang mang seat belt đó thôi!

Anh cảnh sát lắc đầu:

- Bây giờ thì bả mang seat belt, nhưng cách đây mấy phút thì không!

Dì Kim vội nói:

- Hồi nãy tụi tôi vừa ra khỏi parking, chưa kịp cài giây belt.  Lúc nhớ ra, tôi cài liền!  Mới đi được có mấy yards!

Anh cảnh sát tỉnh bơ:

- Ông bà đã đi qua hai ngọn đèn.  Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu!  Bà làm ơn cho xem ID.  Ông làm ơn cho xem bằng lái và giấy đăng bộ xe!
Will và dì Kim lẳng lặng làm theo lời yêu cầu, vì biết là vô phương năn nỉ.  Sau khi ghi giấy phạt, anh cảnh sát tuyên bố:

- Cái citation này là của bà.   Ông không chịu trách nhiệm khi hành khách của ông trên 16 tuổi. 

Dì Kim hỏi liền tức thì:

- Tiền phạt là bao nhiêu"  Có phải ra tòa, có phải đi học traffic không, thưa ông"

Anh chàng cảnh sát từ chối câu trả lời bằng cách bán cái cho ông tòa:

- Tòa sẽ gởi giấy cho bà trong vòng 60 ngày.  Trong đó sẽ cho biết mọi chi tiết cần thiết.  Chúc mọi người thượng lộ bình an, và xin nhớ cài giây an toàn!  Click it, or ticket!  Đó là luật, no exception!

Dì Kim quay lại nhìn mẹ tôi, háy mắt:

- No problem!  We ve got our wallet!

Ý kiến bạn đọc
11/04/202405:53:12
Khách
rescue remedy wiki <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> bowel movement remedies
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,264,541
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Từng là một chiến binh VNCH biết nhà tù cộng sản, rồi thành Hát Ô Một, tới Mỹ năm 1990,
Bước qua thêm một lần 30 tháng Tư, mời đọc bài viết mới nhất của tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010: Nhà văn Linh Mục Nguyễn Trung Tây, thuộc Dòng Truyền giáo Ngôi Lời, tỉnh dòng Chicago.
Tác giả. Là cư dân Minnesota, Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên.
Kỷ niệm Ba Mươi Tháng Tư năm nay, cộng đồng người Việt hải ngoại vô cùng thương tiếc cố Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương,
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO,
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể,
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc và đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà có 4 bài đã phổ biến. Sau đây là bài viết thứ năm.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến