Hôm nay,  

Tâm Sự Người Vợ Trẻ

02/03/200700:00:00(Xem: 286258)

TÂM  SỰ NGƯỜI  VỢ  TRẺ

Người viết: NGUYỄN HỮU THỜI

Bài số 1207-1818-525vb6020307

*

Tác giả đã nhận giải danh dự Viết về nước Mỹ ngay từ năm đầu và vẫn liên tục góp bài viết và khích lệ giải thưởng. Trước 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH (Khóa 18 Thủ Đức). Hiện ông làm việc cho hãng Sypris Data System, Los Angeles.

*

Mỗi chiều, người viết sau khi ở sở ra về thường ghé qua Chùa thăm và thắp nhang cầu nguyện nơi bàn thờ Phật, và nhân thể viếng di ảnh thân phụ, thân mẫu được thờ ở đó. Hôm tuần rồi, tôi thấy người đàn bà còn rất trẻ, trông vẻ duyên dáng, đẹp tự nhiên, đang bày mâm cơm chay, và sì sụp cúng lạy trước di ảnh một người đàn ông lớn tuổi vừa quá cố, nét mặt cô ta trông buồn thảm vô cùng! Tiếng khóc thương tiếc rấm rức sụt sùi... nước mắt chảy dài hai bên má.

 Sau khi cúng xong, trong tuần trà, nơi chái hiên bên ngoài, tôi tò mò hỏi:

- Xin lỗi cô, thân phụ cô mất về bệnh gì vậy" Tôi thành kính chia buồn với Cô!

- Cảm ơn chú. Không phải là cha tôi đâu. Anh ấy là chồng tôi đấy. Ảnh bị heart attack. Xe cứu thương chở vào bệnh viện thì mất. Hôm nay tôi cúng bốn mươi chín ngày cho anh ấy.

*

Thưa chú, thật ra tên tôi không phải là Michelle. Nói chú đừng cười, tôi tên Mễn, là con út trong gia đình có bốn anh chị em. Anh chị tôi đã có vợ, có chồng và ra ở riêng từ lâu rồi.  Ở nhà, chỉ còn cha mẹ tôi, và tôi.  Cha mẹ tôi tuổi đã gần bảy mươi. Cha tôi  sáu muơi chin, mẹ tôi sáu mươi bảy.

Mỗi năm những ngày gần Tết Nguyên Đán, làng tôi ở có nhiều cô gái  trang lứa với tôi, tuổi mười tám, đôi mươi, làm ăn các nơi về thăm nhà mang  nhiều quà cáp cho cha mẹ, anh chị em, bà con, bạn bè. Riêng phần tôi, ngày Tết chẵng có gì để mừng tuổi và chúc Tết cha mẹ. Tôi cảm thấy buồn lắm, và thẹn thùng, mặc cảm  vô cùng!

Sau khi tìm hiểu; tôi mới biết họ là những người lấy chồng nước ngoài. Chồng họ là những Việt kiều ở Mỹ, ở Pháp, ở Úc v...v...nhân ngày Tết về thăm quê hương. Những thiếu phụ trẻ tuổi nầy  ăn mặc thật là sang trọng, tay trái mang chiếc đồng hồ đắc tiền, cổ mang dây chuyền vàng đáng gíá. Có cô còn dẫn theo con cái họ, tuổi lên ba, lên năm, tung tăng chạy nhảy quanh mình, mặt mày chúng trông thật khôi ngô, ngộ nghĩnh, mập mạp dễ thương làm sao.  Thỉnh thoảng, họ nói chuyện với dân làng lại chêm thêm tiếng Anh, tiếng Pháp. Quả thật, tôi không hiểu trời trăng gì hết; nhưng trong lòng lấy làm nể lắm.

Mọi người trong làng tôi; từ đứa con nít lên năm đến ông bà già lão nhìn họ đều có vẻ thèm thuồng và thán phục. Tôi ao ước có được cuộc sống như họ. Ngoảnh lại phận mình, tôi thấy tủi  thân vô cùng! Tôi cũng có  chút nhan sắc trời cho nhưng sao hàng ngày tôi phải vất vả với những bó mạ trong tay, khom lưng cấy lúa trên cánh đồng rộng, da tay chai cứng hoặc cầm cái sào dài chạy đuổi theo đàn vịt trong cơn mưa tầm tả hay dắt đôi bò ra ruộng dưới ánh nắng gay gắt mùa hè miền Nam. Nước da tôi đen cháy, và có mùi khét chứ không trắng và thơm như bông bưởi bây giờ. Tôi mơ có ngày lấy được chồng ngoại như họ để mong thay đổi cuộc đời, đem niềm vui hạnh phúc cho cha mẹ, anh chị, bà con  tôi, và hãnh diện với làng nước tôi.

Tết năm Canh Thìn 2000, chú Tám em họ xa của cha tôi ở Mỹ về thăm làng; có ghé qua nhà thăm, nếu chú đi một mình thì cuộc đời tôi cũng đâu thay đổi gì, cùng lắm là được bữa ăn ngon hay được quà xấp vải may áo. Đàng nầy, chú đi cùng người bạn ngang tuổi chú (60) đến nhà; chú giới thiệu bạn chú tên Việt là Nguyễn văn Dẫn, tên Mỹ là Dan Nguyễn, và rất thân với chú, góa vợ đã lâu, con đã lớn đều ra lập gia đình.

Chú Dẫn hiện ở một mình trong căn nhà rộng bên Hoa kỳ, và là chủ tiệm Liquor bán rượu ở Los Angeles. Trong bửa cơm hôm đó, chú Dẫn cứ liếc nhìn tôi làm tôi ngượng quá trời! Hai hôm sau, chú Tám đến một mình từ giã cha mẹ tôi để trở về Mỹ. Chú nói chuyện gì với cha mẹ tôi lâu lắm. Tối đến, tôi đang nấu cám sửa sọan cho heo ăn trước khi đi ngủ; mẹ tôi bước xuống nhà, và thân mật nói.: "Mễn à! Hồi sáng chú Tám có nói chuyện với cha mẹ, và cho biết người bạn hôm trước đi với chú đến đây muốn hỏi con về làm vợ, cha con bảo mẹ hỏi ý con thế nào""

Lời mẹ nói thật là đột ngột, làm  tôi ngỡ ngàng, mắc cở trong chốc lát nhưng kịp nghĩ lại rằng, tôi đã mười chín, và chưa một lần yêu thương ai vì chưa gặp được ai. Trai làng tôi thì họ bỏ quê lên thị xã hay Sài gòn chạy xe ôm hay làm công nhân viên cho các hãng xưởng hoặc đi làm lao nô ở Đài loan, Nam hàn, Đông Âu, Nga xô, số ít còn lại trong làng thì chân lấm tay bùn; suốt ngày ở ngoài đồng với đôi bò, cái cày, và hình như họ không quan tâm gì đến đàn bà, con gái. Tôi cảm thấy cô đơn và trống vắng vô cùng! Tối ngủ nằm mơ gíá như có được một hoàng tử nằm bên cạnh, mong được nghe những lời nói êm dịu, yêu đương thay cho tiếng ểnh ương côn trùng rỉ rả thâu đêm.  Sáng ra, thực tế cho thấy, tiếng kêu ịt ịt đòi ăn của những con heo trong chuồng, tiếng quác quác của bầy vịt đòi thả ra đồng.Tôi ngán ngẫm công việc nhàm chán, u buồn hàng ngày nầy,  nhưng vì bổn phận và trách nhiệm cùng  cuộc sống của gia đình nên tôi không thể nào xao lãng. Ngày lại ngày, cứ lặng lẽ trôi qua, và tương lai tôi là trong bóng đêm mờ mịt của đồng quê buồn tẻ, nghèo nàn!

Tôi trả lời mẹ "Hồi Nội còn sống, con thường nghe Nội nói câu: Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Bây giờ chuyện nầy tùy cha mẹ định liệu." Mẹ tôi mĩm cười và thủng thỉnh quay gót bước lên nhà trên. Thực ra, tôi chưa một lần nói chuyện với chú Dẫn; không biết chú ra sao nhưng hôm trước nhìn bộ dáng của chú, tôi cũng có chút để ý cảm tình, và nay mẹ đã hỏi vậy nên tôi cảm thấy xao xuyến trong lòng, và trả lời lấp lững xem như tôi đã ưng thuận.

Ba tháng sau, chú Tám và chú Dẫn lại đến thăm cha mẹ tôi nữa, và lần nầy lại có cả thim Tám đi theo. Tôi rất ngạc nhiên là thím Tám cũng trẻ tuổi như tôi vậy. Chúng tôi nói chuyện rất là tương đắc vì cùng lứa tuổi như nhau. Tôi hỏi thím Tám qua ở Mỹ lâu chưa, thím nói, thím làm vợ chú Tám đã ba năm rồi nhưng giấy tờ bảo lãnh cho thím qua Mỹ còn trục trặc. Điều đặc biệt tuy chú Tám có nhà cửa ở Mỹ nhưng mỗi năm chú ở Sài gòn hết chin tháng rồi. Vì vậy, thím Tám không thấy nôn nóng qua Mỹ như những người có chồng Việt kiều bên Mỹ. Sau nầy, tôi mới rõ là chú Tám đang làm quản lý cho một khách sạn của Mỹ đường Lê Lai, Sài gòn, và bên Mỹ chú cũng có thím Tám nữa tên là thím Tám Hoa Kỳ. Như vậy là chú Tám có hai bà vợ, một bà vợ ở Mỹ và một bà vợ ở Sài gòn. Tôi không rõ thím Tám Sài gòn có rõ không! Hai bà vợ của chú Tám có quen biết, đoàn kết nhau không"

Mùa Xuân Tân Tỵ 2001, chú thím Tám cùng chú Dẫn đem quà cáp nhiều lắm đến thăm cha mẹ tôi, và chính thức xin hỏi cưới tôi về làm vợ chú Dẫn. Nhà đãi đằng khách khứa đông lắm, ăn uống linh đình mà từ nhỏ giờ tôi chưa thấy gia đình tôi có tiệc lớn như vậy. Hôm đó, tôi mệt muốn hụt hơi. Nhưng khi nhìn thấy  nét mặt cha mẹ tôi, các anh chị tôi, bà con bên Nội, bên Ngọai ai nấy đều hớn hở, vui vẽ, tôi cũng vui lây, và cảm thấy hạnh phúc chan chứa đang chờ đợi tôi ở phương trời xa xăm Mỹ quốc.

Rồi ngày cưới đến. Đó là ngày 28 tháng Giêng năm 2002. Lễ cưới được tổ chức tại nhà hàng Pha Lê trên thị xã Sa đéc. Chu choa! Nhà hàng lớn quá! Có ban nhạc ngồi đánh xập xình, lai rai trên sân khấu. Đến khi làm lễ thì ban nhạc im tiếng. Bên đàng gái, cha mẹ tôi mời khách khứa, bà con hơn ba trăm người. Bên đàng trai chỉ có chú thím Tám, chàng rể, vài người bạn, và đặc biệt là có cha mẹ chú Dẫn nữa. Tôi thấy cha mẹ chú Dẫn sao còn trẻ quá! Cũng sàng sàng tuổi chồng tôi. Tôi lấy làm lạ lắm! Khi gặp thím Tám trong phòng vệ sinh, tôi đem điều thắc mắc đó ra hỏi. Thím Tám trả lời: "Ối giời ơi! (thím Tám người miền Bắc) Hơi đâu mà để ý chuyện lẩm cẩm đó, miễn sao "Xuôi Chèo Mát Mái" là được rồi! Ba năm trước, đám cưới của chị cũng thấy ông bà đó;  nói là cha mẹ của anh Tám. Chị nghe sao tin vậy, mình chỉ cần vui vẻ, suông sẻ, đàng hoàng là được rồi. Miễn là ông chồng có nhiều "Địa" là sướng rồi! Ông bà " Cha Mẹ Chồng" đó có mừng ngày thành hôn của chị một món quà đáng gíá Mễn ạ!  Chị nghĩ em cũng sẽ được như vậy đó."

LờI thím Tám làm tôi hoang mang vô cùng nhưng vì đêm vui ngày cưới, tôi quên đi liền.    

Đêm tân hôn, tôi theo chồng về khách sạn, và anh Dẫn có nói là sẽ thu xếp làm giấy tờ gấp để đem tôi về Mỹ.

Quả thực như vậy, cuối năm đó, tôi được anh qua đón về Cali.. Nhà ông xã tôi có bốn phòng ngủ, và có vườn rộng phía sau, cây cối um tùm. Trái cam, chanh, quít rụng đầy trên lối  đi. Mỗi tuần người cắt cỏ đến dọn bỏ và thùng rác. Chúng tôi ở một phòng, còn một phòng để dành cho khách. Hai phòng còn lại chứa nào là rượu, thuốc lá, la ve, xà- bông thơm thượng hạng, và những đồ ăn khô lặt vặt khác. Anh nói những thứ ấy chỗ sản xuất họ bán sale, mua để dành để dần dần đem ra tiệm bán.

Hàng ngày, chúng tôi buôn bán ngoài tiệm. Ban đầu, tôi thấy thật lúng túng nhưng chừng ba tháng sau với sự chỉ dẫn, giúp đỡ rất nhiệt tình của chồng, tôi rành công việc lắm. Bữa trưa, anh ấy qua tiệm cơm Tàu bên kia đường mua về hai hộp cơm. Tối về, tôi mới nấu cơm. Cơm nước, dọn dẹp xong, chồng tôi  bỏ những dĩa nhạc DVD Asia  cho tôi xem, còn phần mình ngồi làm sổ sách. Anh ấy săn sóc, lo lắng cho tôi thật là chu đáo. Mỗi tuần, ngày thứ hai tiệm đóng cửa, chúng tôi đi super market, có khi chợ Mỹ, có khi chơ Việt, đi ăn phở, đi làm móng tay v...v...Ảnh thường xuống thủ đô tỵ nạn Cộng sản ở Little Sài gòn, tới " Lee Gởi Tiền Lẹ" gởi tiền về gíúp cha mẹ tôi, có khi một ngàn đô-la, có khi hai ngàn. Ngày Tết ảnh đóng nhiều thùng quà gởi về cho cha mẹ vợ. Ảnh rất tốt với gia đình bên vợ. Có điều lạ là chuyện chăn gối vợ chồng; ảnh ít quan tâm đến. Có đêm đang ngủ, bỗng nhiên tôi nghe tiếng mớ ú ớ của ảnh "Thẩm Quyền! Thẩm Quyền! Đây Mạnh Mẽ! Đây Mạnh Mẽ! Đang đụng mạnh. Xin cho gà cồ gáy Xy 4..." Tôi không hiểu anh mớ nói những gì. Tôi chưa kịp lay ảnh  dậy thì cả bàn tay ảnh quơ mạnh đụng vào mặt tôi như trời giáng, đau điếng, rồi tiếp theo là lời nói: "Tư tưởng! Tư tưởng! Anh nghe tôi rõ không" Rõ không" Trả lời! Tôi nghe anh 5/5!  Cho anh em giạt hết bên phải...Nghe rõ không" Trả lời!" (1) Tôi hoảng quá, lay mạnh ảnh tỉnh dậy, ảnh xin lỗi rối rít, và tỏ ra bối rối lắm!

Cứ năm, ba đêm anh ấy lại mớ ngủ như vậy, và tôi cũng thường vô cớ bị cái tát ; có lúc trúng vào mặt, có lúc trúng vào bụng, vào ngực. Sau nầy, để đề phòng, mỗi khi vào giường ngủ; tôi để cái gối dài ở giữa ngăn chúng tôi...  

Những lúc tiệm vắng khách, ảnh thường qua tiệm thuốc Bắc của ông thầy Tàu cách mấy căn ngồi nói chuyện, uống trà, và mua về những thứ thuốc như là "Tam Tinh Hải Cẩu Bổ Thận Hòan hay Bạch Ngưu Bò Mộng" gì đó. Ảnh nói, uống những thứ thuốc nầy để chữa đau lưng, đau thận! Ảnh cũng thường mang về thuốc Bắc và nhờ tôi mua gà ác đen vế hầm cho ảnh ăn. Ảnh nói ăn thứ nầy ngủ sẽ không còn mớ ngủ nữa.

Một hôm, tôi tâm sự với ảnh, tôi ao ước có một đứa con. Ảnh buồn bã trả lời, trông nét mặt ảnh thật là đau khổ! Ảnh nói: "Anh hối hận lắm Michelle ạ! (khi qua Mỹ ảnh nhờ luật sư xin Tòa đổi tên cho tôi là Michelle) Anh đã bị cắt rồi!" Tôi không hiểu "Cắt" là gì! Ngày hôm sau, tôi hỏi con bạn thân, liền bị nó mắng: "Sao mầy ngu vậy! Đàn ông họ nói, họ bị cắt tức là họ đã thiến rồi! Vợ không còn đẻ con được nữa đấy." Tôi mới hỏi lại: "Tao thấy chuyện  "đó" ảnh còn lai rai với tao mà!  "Cái đó" còn mà". Con bạn tôi nó nỗi xùng nạt lớn "Cắt là cắt ống dẫn tinh, đâu phải cắt  "cái đó". Cắt  "cái đó" thì ổng cưới mầy về làm chi! Bộ để chỉ nhìn "cái đó “ của mầy hả! Con người ta đâu phải con gà trống thiến hay con heo thiến. Thiến rồi lại không còn chuyện đó nữa. Mấy ông nội thiến rồi, cái chuyện đó nó còn mạnh gấp hai, gấp ba người thường đó! Đồ ngu! Ông xã mầy không ham muốn, lơ là chuyện chăn gối với mầy là có vấn đề đó, một là ông ấy có mèo, hai là ổng bị bệnh bất lực đó. Nghe chưa" con nỡm. Đồ ngu!"

Nghe con Ngàn nói tôi buồn lắm! và thất vọng vô cùng! Từ nay, tôi không còn hy vọng có con cái gì được nữa, và chúng tôi dự định Tết nầy về Việt nam xin anh chị tôi một đứa cháu qua làm con nuôi thì đùng một cái, cách đây năm mươi ngày, chồng tôi bị heart attack, và đã ra người thiên cổ!

*

Nghe câu chuyện kể, tôi thẩn thờ suy nghĩ...

Lúc cô Mễ kể về giấc mơ của ông chồng già, tôi hiểu anh Dẫn trước 1975 là Quân nhân QLVNCH. Những lời nói " mớ ngủ" của anh ấy trong khi đang ngủ là những tín hiệu liên lạc truyền tin   trao đổi với cấp chỉ huy, và đơn vị thuộc quyền khi đụng trận với Việt Cộng.

Chiến tranh hết đã hơn ba mươi năm. Những ước mơ của những thiếu nữ thôn quê Việt nam hiện nay; đang sống dưới chế độ Cộng sản thống  trị,  thật là đơn sơ, bình dị. Nhưng muốn đạt được giấc mơ đó, không phải là dễ, họ phải bóp bụng làm vợ những người Tàu Đài loan hoặc bị bán gả cho bọn Mã lai, Nam hàn, và chúng ta đã thấy nhân phẩm của họ bị tước đọat một cách tàn nhẫn, họ bị nô lệ tình dục, bị bóc lột sức lao động, bị chèn ép ở xứ người mà Chính phủ Cọng sản Việt nam không hề lên tiếng phản đối hay bênh vực. Họ để mặc kệ. Sống chết mặc bay. Có rất ít người được may mắn như cô Mễn (Michelle) trong truyện kể, gặp được người chồng Việt nam, tuy lớn tuổi nhưng hết lòng thương yêu vợ. Tuy vậy, giấc mơ của Mễn cũng không trọn vẹn!  Giữa đường đứt gánh...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,203,377
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến