Hôm nay,  

Giữa Hai Nền Giáo Dục

06/02/200700:00:00(Xem: 120975)

GIỮA HAI NỀN GIÁO DỤC

Người viết:  Tracy Nguyễn

Bài số 1194-1806-513 vb3060207

*

Tác giả Tracy Nguyễn, cư dân Lawndale, California, công việc đang làm: Kinh doanh. Những năm trước đây, bà đã từng tham dự viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

*

Nếu nói về sự liên hệ ruột thịt giữa bác Kim với gia đình tôi thì hoàn toàn không có chút liên hệ huyết thống nào cả. Nhưng so với thâm tình gia đình bác thì có lẽ gần gũi hơn cả ruột thịt. Tính đến bây giờ sự giao tình của vợ chồng tôi với gia đình bác đã trên mười ba năm có dư. Bằng số tuổi của con gái tôi hiện tại tính từ ngày con tôi vừa tròn một tháng tuổi đem gởi nhờ bác Kim chăm sóc mỗi ngày để đến tối chúng tôi đón về nhà sau giờ làm.

Tôi không có cơ hội được quen biết gia đình bác trước đâỵ Cũng chỉ là một ngẫu nhiên. Người chị chồng tôi làm chung sở với con gái bác. Chị kể hoàn cảnh khó khăn của vợ chồng tôi không có ai chăm sóc con để đi làm và đang tìm người giữ trẻ. Loan, con gái bác gợi ý giới thiệu tôi đem con đến gởi gia đình bác. Và con gái tôi đã trở thành một thành viên  trong gia đình bác từ ngày một tháng tuổi cho đến bây giờ. Trong cảm giác con tôi và cả gia đình bác có một điều gì đó gần gũi như là ruột thịt cùng trong gia đình.

Thật ra thì lúc này hoàn cảnh kinh tế bác Kim không quá khó khăn để phải nhận thêm công việc giữ trẻ. Gia đình bác tất cả chín người tính luôn cả bác. Bốn người con đầu đã có công ăn việc làm vững chắc. Bốn người con sau thì đang bắt đầu vào trung học và đại học. Phải nói là con gái tôi có may mắn khi đến gia đình bác. Nó đã trở thành đứa cháu cưng được cả nhà ẵm bồng nưng niu vì gia đình bác lúc này chưa ai lập gia đình dù ba người con gái đầu của bác cũng đã lớn tuổị Phải nói là gia đình bác thích có tiếng cười trẻ con hơn là tìm công việc giữ trẻ. Tôi vẫn mỗi ngày đến đón con về và trong từng thời gian dài thân tình bao nhiêu năm tôi đã có cơ hội được nghe bác tâm sự về bác.

*

Theo làn sóng người di tản của những ngày Saigon hấp hối, bác sang Mỹ năm 75 khi tuổi đời vừa ngoài 30. Chồng bác trong quân đội không di tản chung được với gia đình vì còn kẹt ở đơn vị. Bác xuống tàu với sáu người con tay xách nách mang khi đứa con đầu mới mười lăm và đứa nhỏ nhất đang còn bế.

Đầu tiên gia đình bác định cư ở miền Bắc nước Mỹ qua hội Công Giáo bảo trợ, một tiểu bang mà mùa đông ngập đầy những tuyết và cái lạnh luôn ở dưới độ âm. Sau hơn một năm sống ở đây, với những điều kiện không mấy dễ thích ứng, bác quyết định tìm về Cali, một tiểu bang tương đối ấm áp và rất nhiều người Việt tỵ nạn đang đổ dồn về đấỵ Thời tiết thích hợp, gần gũi đồng hương mình, bác quyết định dừng chân nơi đây để bắt đầu xây dựng lại cuộc sống mới ở nơi này, một thành phố vùng SouthBay thuộc quận hạt Los Angeles, cách quận Cam (Orange County) khoảng 30 dặm.

Với những đứa con còn quá nhỏ bác không thể tìm công việc làm nào hợp với giờ giấc của mình. Thời gian trong ngày vừa đủ đưa đón các con nhỏ đi học và về, thời gian còn lại cơm nước và dạy dỗ con cáị Chắt mót trong số tiền trợ cấp xã hội và rất là tiện tặn cũng vừa đủ chi phí nhà cửa và chi tiêu trong gia đình. Cộng thêm khả năng Anh Văn cũng không khá nên bác chẳng còn một chọn lựa nào khác. Dầu vậy bác vẫn cố gắng tiết kiệm đến mức tối đa vấn đề chi tiêu gia đình hy vọng có thể dành dụm chút ít để phòng thân sau nàỵ

Khi những đứa con đầu vừa đủ lớn để có thể chia xẻ bớt trách nhiệm chăm sóc phụ bác việc đưa đón các em nhỏ, bác tìm thêm công việc giữ trẻ và những công việc vặt vãnh khác làm tại nhà để có thêm thu nhập. Thời gian này bác có cơ hội tiếp xúc với nhiều người Việt mình, trong đó cũng có nhiều người từng đeo đuổi bác. Người thường xuyên tìm đến và giúp đỡ bác trong những lúc con cái bệnh hoạn, đưa đón đi bác sĩ hay nhiều việc khác mà bác cảm thấy chịu ơn là ông Vị. Ông cũng có vợ và con cái còn kẹt lại ở quê nhà. Bác còn quá trẻ và cũng chính gánh nặng con cái không người đàn ông bên cạnh chia xẻ khiến bác rất khó kềm lòng. Cuối cùng là mối tình của bác với ông Vị và hai đứa con nữa ra đờị

Nhờ sự cần kiệm và dành dụm lâu nay, vả lại con cái quá đông khó có thể tiếp tục thuê mướn nhà lâu dàị Bác nhờ ông Vị đứng tên mua trả góp căn nhà cho gia đình ở bằng số tiền của chính riêng bác dành dụm. Thời gian này giá nhà cửa lại không quá đắt và việc vay mượn tiền nhà băng cũng không khó khăn lắm. Nhờ vậy việc mua nhà của bác cũng khá dễ dàng.

Cho mãi đến bây giờ khi tâm sự với tôi bác vẫn cảm thấy nặng lòng về điều nàỵ Quan điểm giáo dục, những hạn chế bác đặt ra cho con cái trong quan hệ bạn bè, tình cảm trai gái, những tự do phải hạn chế trong những khuôn khổ do bác đặt để đã khiến chúng tách biệt và lần lần xa cách bác. Sự phản kháng, những bất mãn đã hình thành trong tư tưởng con cái cho đến lúc chúng trưởng thành. Và với cá nhân bác, trong hoàn cảnh ấy, bác áy náy là bác có thật sự sai lầm không bên cạnh sự quan hệ tình cảm với ông Vị" Và lại thêm hai đứa bé cùng mẹ khác cha với chúng, bây giờ sự giáo dục của bác đối với con cái đã dần mất hiệu quả. Những đứa con lớn liên kết chung với nhau tách ra ngoài phạm vi khuôn khổ giáo dục nơi bác.

Mấy người con lớn đã có công việc làm vững chắc. Chúng đã qua lứa tuổi thành niên để có thể chọn một cách sống của chính nó. Hai đứa con gái lớn của bác lại theo cách sống của Mỹ chỉ chấp nhận quan hệ bạn trai ròng rã hơn bao nhiêu năm trời không đặt vấn đề xây dựng vợ chồng, không nghĩ đến dư luận và bất chấp sự đàm tiếu của người đời dù bác đã bao lần nhắc nhở. Bác có cảm giác mình đang dần đi đến chỗ bất lực trong việc giáo dục con cáị

Thời gian này sự liên lạc giữa Hoa Kỳ và chính quyền Việt Nam đã dễ dàng. Bác phải đứng đơn bảo lãnh chồng bác đoàn tụ dưới sự bảo trợ tài chánh của các đứa con lớn. Chúng đã đặt bác trong một sự chọn lựa rõ ràng. Bác phải chia tay với ông Vị. Hai đứa con sau với ông Vị vẫn ở lại với bác, căn nhà mua trước đây nhờ ông Vị đứng tên phải chuyển sang tên hai người con gái lớn.

Chồng bác đã đoàn tụ vài năm sau đó. Đây là phần đời bác chịu nhiều đau khổ nhất. Bác không nhận được sự cảm thông hay tha thứ của người chồng cũ. Sự đay nghiến từ chồng, những trách móc của con cái tạo nên những rạn nứt của gia đình càng lúc càng trầm trọng. Những đứa con đứng nghiêng về phía bố chúng chống đối lại bác. Bác đã trở thành lạc lõng trong gia đình. Rồi vài năm sau chồng bác cũng qua đời vì mắc phải chứng bệnh ung thư. Lúc này những đứa con hầu hết đã lớn và tuổi bác cũng đã về chiềụ Bây giờ mọi tài chánh đều tập trung và quyết định ở những đứa con lớn của bác. Các vấn đề quan trọng trong đời sống như dời chỗ ở, mua nhà mới…chúng tự quyết định không cần ý kiến của bác. Các con bác đã quyết định bán căn nhà cũ để dọn về khu Little Saigon dầu bác không mấy đồng ý. Chúng cũng chẳng cần quan tâm điều nàỵ

Ngẫm lại đôi khi bác rất buồn. Bác không bao giờ nghĩ rằng con cái đã tước đoạt những công lao khổ cực của bác vì những chắt chiu của bác cũng chỉ muốn gây dựng tài sản cho con về sau, còn những khắt khe trong sự tự do quan hệ bạn bè của con cái không ngoài mục đích dẫn dắt con tránh bớt đi những sa đọa bên ngoàị Bác đâu ngờ vô tình trở thành những oán giận, trách cứ của con âm ỉ trong lòng chúng và chất chứa cho đến lớn. Chúng cho rằng chính sự khắt khe của mẹ đã làm chúng chậm đi sự hiểu biết của chúng bây giờ. Giờ bác chẳng còn thiết tha đến chuyện nhắc nhở hay tiếp tục giáo dục con cái nữạ Sau mỗi giờ lo cơm nước phụ các con bác tự khép mình trong căn phòng riêng của mình, nằm nghe giảng kinh trong chương trình radio Việt Nam, nghe tin tức, cuối tuần đi lễ nhà thờ. Đó là sự bình yên của bác hiện tạị

Đứa con gái tôi đã lớn và cho đến bây giờ cũng vẫn đến nhà bác mỗi cuối tuần và những khi có tôi bác có niềm vui thật sự. Ít ra tôi là người có thể cho bác trang trải nổi lòng hay tâm sự.

Thời gian sau này có lẽ sự buồn phiền khiến bác sa sút thấy rõ. Sức khỏe của tuổi già cũng làm bác suy yếụ Ngoài những lúc cần phải đưa bác đi bác sĩ, những đứa con bác vẫn lạnh nhạt và xa cách với bác. Bác vẫn âm thầm chịu đựng và tìm những niềm vui riêng của mình. Gần nơi bác ở có trung tâm dành cho những người già. Phương tiện đưa đón, các chi phí như sinh hoạt, học tập, ăn uống… các giải trí khác tại chỗ do chính phủ tài trợ. Ở đó có những người đồng hương như bác hoặc lớn hơn với nhiều hoàn cảnh khác nhau để có thể chuyện trò hay tâm sự chung với nhaụ Bác đã đến đó sinh hoạt năm ngày mỗi tuần. Ít ra bác cũng có một nơi chốn để vơi bớt sự cô đơn và trống trải trong tuổi già. Nhiều lần tâm sự với tôi, tôi biết tự trong lòng bác đối với con cái, buồn phiền thì có nhưng sự yêu thương đối với con vẫn còn lo lắng và thiết tha, dầu bây giờ bác biết bác đã đứng bên lề cuộc đời của chúng. Nhiều khi bác tự an ủi chính bác giống như đã nói với tôi: "Thôi kệ chúng, dẫu sao vẫn là con mình. Chúng nên người là được rồị Nước mắt bao giờ cũng chảy xuống mà." Hình như nỗi lòng của người mẹ Việt Nam có lẽ muôn đời vẫn vậỵ

Như thường lệ tôi vẫn đưa con đến chơi gia đình bác mỗi cuối tuần. Thời tiết trở lạnh làm bác chớm bệnh. Với vẻ mỏi mệt và nụ cười héo hắt, bác cho biết bác đã chuẩn bị cho mình rồi một chỗ nằm cuối đờị  Số tiền trợ cấp người già lâu nay sau khi phụ với con bác vẫn còn để dành chút ít. Số tiền này thừa đủ chi dùng sau khi bác nằm xuống. Bác không muốn để lại những phiền lụy cho con lúc bác mất. Những đứa con bác hầu hết đã trưởng thành. Bác chẳng còn phải bận tâm về chúng nữạ

Nghe bác nói tôi chỉ biết thở dàị Lòng mẹ bao la đến như vậỵ Một đời hy sinh tận tụy vì con, cuối đời vẫn còn mang nỗi lo buồn canh cánh bên lòng. Nhìn hoàn cảnh bác bất giác tôi chợt nghĩ đến mình. Liệu con của tôi sau này có giống vậy hay không" Đó có phải do bởi phương cách sống của Mỹ" Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời cho mình về điều nàỵ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,818,515
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến