Hôm nay,  

Lần Chót Tướng Trưởng Về Cali

31/01/200700:00:00(Xem: 147608)

LẦN CHÓT TƯỚNG TRƯỞNG VỀ CALI

Người viết: Chu Mai,Thượng Châu

Bài số 1189-1801-508vb4310107

Tác giả Chu-Mai, Thượng Châu, cư dân San Diego, cựu sĩ quan VNCH. Trước 1975, tại Saigon, ông là Phóng Viên Hình Ảnh Chiến Trừơng Đài THVN9 và đồng thời là ký-gỉa các nhật báo Hòa-Bình, Xây Dựng, Tự Do... Tới Mỹ trong đợt đầu Di Tản năm 75, hiện  ông là một cấp chỉ huy gốc Việt thâm niên trong ngành đóng tàu Hoa Kỳ thuộc hãng Nassco, General Dynamics tại San Diego, CA. Bài Viết Về Nước Mỹ thứ ba của ông là một hồi ký ngắn về cố trung tướng VNCH Ngô Quang Trưởng vừa qua đời.

Tin Trung Tứơng Ngô Quang Trưởng vừa qua đời ở Virginia, miền Đông Hoa Kỳ, làm vợ chồng tôi bàng hoàng. 

Mới cách đây ba năm, trong chuyến qua Cali lần chót, vì là chỗ thân tình với phía nhà vợ tôi, Tứơng Trưởng và Phu Nhân có ghé lại San Diego thăm gia đình ông Gia tôi là B- Đ, nguyên là thuộc viên cựu Trung Tá chỉ huy trưởng tiếp vận sư đòan 1 bộ binh hồi biến cố Tết Mậu Thân Huế 1968.  Lúc đó, Tứơng Trưởng là Tư Lịnh Sư Đoàn 1, và Tứơng Phạm Văn Phú, Tư Lịnh Phó.

BỮA CƠM HUẾ Ở SAN DIEGO

Cùng đi với gia đình Tứơng Trưởng bữa đó có gia đình Đại Tá Ngô Minh Châu, Trửơng phòng 4 tiếp vận quân khu 1 ở Sacramento và gia đình Đại Tá Cửu ở Quận Cam. 

Cuộc gặp gỡ này diễn ra tại tư gia chúng tôi, và do sự sắp xếp liên lạc của Qúy Hương,  vợ tôi, mọi ngừơi đã dùng trưa toàn thức ăn Huế, nào là bánh bột lọc, bánh nậm, bánh lá chả tôm rồi bún cua.

Chưa bao giờ Tôi thấy mọi ngừơi vui vẻ, thư thái như thế.  Vừa dùng bữa, vừa chuyện trò, kể chuyện ngày xưa ở Huế.  Bao nhiêu là kỷ niệm đựơc khai quật dậy.  Đặc biệt và bất ngờ, vị sĩ quan tùy viên của Tứơng Trưởng hồi Tết Mậu Thân Huế cũng có mặt. Ngừơi này  tên B- T, Anh của Ông Gia Tôi, kẹt ở Đà Nẵng sau 75, bị VC bắt đi học tập cải tạo gần 10 năm và qua Mỹ bằng diện HO. 

Tôi có cảm tưởng như là bộ tham mưu nhỏ của Tứơng Trửơng đang diễn ra tại nhà tôi, quanh bữa cơm Huế. 

Và, thể theo sự cho phép của Ông Bà Trung Tướng Trửơng, cho có sự thân mật trong gia đình, tôi đựơc gọi mọi ngừơi bằng Bác, miển gọi bằng cấp bậc, chức tứơc cũ.

Hôm đó, vợ tôi lấy chai Hennessy X- O ra mời mọi ngừơi, nhưng Bác Trửơng Trai nhìn qua tủ rượu lựa chai vang đỏ Clos Du Bois 2000 và nói:

-  Bây giờ, Bác không còn uống rượu mạnh nữa, chỉ uống rượu chát thôi.

Vợ tôi, Qúy Hương lật đật chạy lấy ly uống rựơu chát và không quên mở tủ lạnh lấy đá bỏ vào, cầm hai tay đưa mời Bác. Bác vừa cừơi, vừa nói:

- Đúng là con Hương này.  Có chồng uống rượu, mà không biết gì cả.  Ai mà uống rượu chát đỏ với đá bao giờ.

- Dạ, con tửơng uống rượu là phải có đá.  Bác đổ đá ra ly này cho con.  Qúy Hương  gượng gạo bào chữa.

Cũng trong dịp này, Bác Trửơng Gái thấy đàn Piano hỏi:

- Nhà, ai chơi Piano"

Thế là Qúy Hương gọi thằng con trai thứ hai yêu cầu nhạc đệm giải trí.  Hết bản này sang bản khác.  Nhạc ngoại quốc pha lẫn nhạc Việt.  Nào Paloma qua chiều mưa biên giới, tới đêm tàn bến ngự, mưa qua phố Huế. . .

Tửơng cũng cần nên biết, Phu Nhân Trung Tứơng Trưởng là con gái của Nhà Văn Thạch Lam, rất nổi tiếng trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn.  Bà viết văn rất hay và hát cũng rất hay nhưng kín đáo không bao giờ trình diển trứơc đám đông công chúng.

Buổi chiều hôm đó, Tứơng Trửơng và phái đòan đã nhờ vợ tôi hứơng dẫn  lên chùa Vạn Hạnh, San Diego ở Santee để thăm thầy trụ trì Thích Hằng Hiển.

Thầy Thích Hằng Hiển, tục danh Ngô Như Bích, nguyên là Đại Tá Tỉnh Thị Trửơng Đà Lạt, tỉnh Tuyên Đức. Qua Mỹ con cái trửơng thành, Ông Bà xuống tóc thí phát quy y thành tăng lữ hành đạo, theo Phật tu giải thoát.

Buổi trưa của Bác Trưởng ở San Diego, rồi tin ông từ trần bất ngờ, nhắc tôi cả một thời để nhớ.

LẦN  ĐẦU  GẶP  GỠ: HUẾ MẬU THÂN

Với tư cách phóng viên hình ảnh chiến trừơng của Đài Truyền Hình Việt Nam THVN9, tôi có dịp gặp gỡ lần đầu tiên với Tứơng Trưởng khi Ông làm Tư Lịnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh, trong cuộc họp báo một tháng sau biến cố Tết Mậu Thân ở Huế, tại bộ chi huy Mang Cá do Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QLVNCH tổ chức.

Phái đòan báo chí bay từ Saigon ra trên chiếc C47 Air Kaki của Sư Đoàn 5 Không Quân gồm đông đủ đại diện các hãng thông tấn ngọai quốc,  truyền thanh,  truyền hình,  ký gỉa báo chí đại diện các nhựt báo thời bấy giờ.

Cuộc họp báo, diễn ra khoảng một giờ đồng hồ.  Tất cả sĩ quan bộ tham mưu của Sư Đòan 1 Bộ Binh đều có mặt.  Tứơng Trửơng trả lời rất ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa những câu hỏi của đại diện báo chí.

Tất cả những chi tiết liên quan đến cuộc họp báo đó đối với tôi không còn quan trọng, không còn đáng nhớ. 

Chỉ có một chi tiết bên lề, sau cuộc họp báo, trong tiệc trà nhỏ thân mật, lót dạ bằng "cơm tay cầm",  tôi đựơc Tứơng Phú tiết lộ tình hình quân sự nguy kịch đến độ Tứơng Trửơng đã có ý định sẳn sàng tự tử chết với lính chớ không chịu đầu hàng VC.  Tôi gặp riêng mặt đối mặt và hỏi Tứơng Trửơng điều này, nhưng Ông chỉ cừơi mà không trả lời.  Và, cho đến nay hư thực về việc này vẩn còn làm tôi ấm ức.

Khi ra ngoài hành lang, tôi còn ngửi mùi tử khí phảng phất trong không khí. Dịp này, sĩ quan phòng 5 sư đòan 1 bộ binh hứơng dẩn phái đòan báo chí Saigon đi xem những đổ nát do cộng quân gây ra cho cố đô Huế. Từ Phan Bội Châu qua cửa Thượng Tứ đâu đâu cũng điêu tàn đổ nát. Cầu Tràng Tiền sáu vài mừơi hai nhịp gãy đôi trông thật thảm hại.  Đó là thành tích vô địch phá họai của tập đoàn cộng sản Hà Nội.

Ôi, Huế mộng, Huế mơ đã hoàn toàn xụp đổ, tiêu điều chết chóc dứơi những đôi dép Bình Trị Thiên, mà chính mắt tôi thấy, tai tôi nghe và nhà văn Nhã Ca là chứng nhân đã ghi lại qua cuốn bút ký "Giải khăn sô cho Huế." LẦN GẶP THỨ HAI: HẢI LĂNG

Với tư cách phóng viên chiến trừơng của nhựt báo Hòa Bình, tôi đi làm phóng sự vùng hỏa tuyến. Khi tới Hải Lăng vào buổi trưa, quận đừơng chỉ lèo tèo mấy nhân viên trực, tôi hỏi một hạ sĩ quan làm cách nào để liên lạc với Trung Tá Đỗ Kỳ, thuộc binh chủng TQLC, là tỉnh trửơng Quảng Trị lúc đó. Chả ngừơi nào có câu trả lời thỏa đáng. Tôi đi ra ngoài thì thấy cát bụi mịt mù, cộng với tiếng trực thăng chát chúa.

Từ xa có bốn ngừơi từ chổ trực thăng đáp đang lúi húi đi vào. Tôi nán lại chờ và bất ngờ nhận ra Trung Tứơng Trửơng.  Tôi đưa máy hình lên chụp, và xáp lại xin phỏng vấn.  Nhưng Ông chỉ bắt tay chào hỏi cho có lệ, chứ không trả lời câu hỏi của Tôi đặt ra.  Mấy ngừơi lính địa phương trực trưa hôm đó nhốn nháo thấy rõ. Đúng là rắn mất đầu.  Một quân nhân bị Tứơng Trửơng chận lại hỏi đã ngọng ngịu, nói không ra lời.  Tôi đứng bên cạnh nghe rất rõ ràng và tận mắt nhìn ra sự sợ hãi vô cùng của ngừơi đó.

Cuối cùng, khi Tứơng Trửơng rời quận đừơng Hải Lăng, lên trực thăng, chính mắt tôi thấy Ông ngồi ngay ghế Pilot chánh phía bên trái, và điều khiển trực thăng HU1B cất cánh.

Sau này, phối kiểm lại, Tứơng Trửơng là vị sĩ quan tư lịnh vùng cao cấp nhứt của Bộ Binh có bằng lái trực thăng và tự bay lấy đi thăm các đơn vị một cách bất ngờ không hề loan báo trứơc.

Trong chuyến công tác này, Tôi có dịp quen với viên Phó Tỉnh Quảng Trị, là Ông Bửu Uyển.  Hiện Ông này đang sống ở Nam Cali.

Và, tôi cũng đựơc biết thêm qua những vị sĩ quan cao cấp của quân đòan 1, Tứơng Trửơng ra nội lịnh tất cả các sĩ quan mới ra trừơng về trình diện vùng 1 chiến thuật phải đi tác chiến hai năm,  trứơc khi được thuyên chuyển về văn phòng phụ trách phần hành chuyên môn.

Một ngừơi cháu vợ, tốt nghiệp sĩ quan Thủ Đức vừa ra trình diện đơn vị tác chiến chưa đầy ba ngày sau  tử thương phải lấy xác về, mà báo Times đã từng loan báo, trứơc ngày mất nứơc không lâu.

LẦN GẶP CHÓT Ở ĐÀ NẴNG

Tôi không bao gìơ quên lần gặp gỡ này.  Dù đã hơn 30 năm, Tôi còn nhớ như in.  Hôm đó, nhằm sáng ngày 28 tháng 3 năm 75. 

Tôi đang ở Đà Nẳng làm phóng sự hình ảnh di tản của đồng bào miền Trung, thì có lịnh ra phi trừơng đón phái đoàn Phủ Dân Vận Trung Ương gồm các trửơng khối của hệ thống truyền hình,  truyền thanh ra cứu trợ gia đình thông tin dân vận vùng 1. 

Đây chỉ là mặt nổi.  Mặt chìm, lo phương tiện ra đài truyền hình Huế, vì Trửơng Đài là TTS đã bỏ chạy không còn liên lạc đựơc.  Mà muốn có phương tiện ra Huế phải dùng trực thăng, còn đừơng bộ đã hoàn toàn bị cô lập không thể lưu thông.  Vì thế, Tôi hứơng dẩn phái đòan vào bộ tư lịnh quân đòan 1 xin gặp Trung Tứơng Trưởng để nhờ giúp đỡ phương tiện.

Đại Tá HMĐ, chánh văn phòng vào trình, khoảng ba phút sau Tứơng Trửơng xuất hiện nơi ngạch cửa đưa tay chào tổng quát mọi ngừơi và cho biết rất ngắn gọn tình hình quân sự không cho phép, thì giờ rất eo hẹp, phương tiện trực thăng di chuyển quân không đủ làm sao có dư để hỗ trợ phái đòan trung ương. Cáo lỗi, hẹn khi khác lúc tình hình tốt đẹp hơn. Rồi Ông ủy quyền cho Đại tá Đ tiếp chúng tôi.

Phái đòan trung ương gồm có Quản Hùng,  Nguyễn Tiến Thịnh, Cao Đắc Tuyên, Trần Sum...và một vài ngừơi nữa mà sau hơn 30 năm tôi không thể nhớ hết. Một số hiện sống ở quận Cam. 

Theo Đại Tá Đ, chúng tôi nên lo liệu về lại Saigon càng sớm càng tốt, hãy quên đi chuyện ra đài truyền hình Huế.

Thế là cả phái đòan tiu nghỉu rời bộ tư lịnh quân đoàn 1, theo trưởng đài phát thanh Đà Nẳng về Sơn Chà tạm trú.

Đêm đó, vào nửa khuya, VC kéo quân ngang qua cổng đài, tấn công trung tâm Radar Sơn Chà, khiến cho cả phái đoàn dân vận trung ương tái mặt, nghĩ rằng phen này bỏ mạng tại Đà Nẵng không còn cơ hội gặp mặt vợ con.

May mắn sao, 3 giờ sáng 29 tháng 3 năm 75, Tôi liên lạc đựơc với Saigon nhờ đánh Công Vụ Lịnh mang tay giao cho Air VN trưng thu 10 chỗ trên chuyến bay cho phái đoàn dân vận trung ương trở lại Saigon.

Phái đoàn phải chia hai, một nửa đi chuyến sáng còn một nửa về chuyến chiều, tức là chuyến cuối cùng về đến Saigon 8 giờ tối, và hành khách phải chen lấn xô đẩy nhau lên tàu và trong số những ngừơi may mắn đó có tôi.

Sáng sớm hôm sau, BBC loan báo Đà Nẳng di tản chiến thuật tối ngày 29 tháng 3 năm 75.

GẶP Ở  FORT CHAFFE- ARKANSAS

30 tháng 4 năm 75,  sau ngày Đà Nẵng mất một tháng, Saigon đầu hàng, đánh dấu bằng cuộc di tản vô tiền khoáng hậu của ngừơi Việt Tự Do.

Tôi là một trong số những ngừơi may mắn thoát khỏi nanh vuốt hung bạo cộng sản VN.

Tôi đi từ trại Eaglin air Force Base, Florida sang Pendleton Cali rồi đến Fort Chaffee, Arkansas.

Khi ở trại tị nạn Fort Chaffee, chính mắt tôi thấy Tứơng Trưởng và gia đình vào trại bằng xe Falcon của quân đội Mỹ đưa đón.

Mặc dù lúc đó Tứơng Trửơng trong bộ đồ dân sự, nhưng khi Ông bứơc từ trên xe xuống, có hai ngừơi lính Hoa Kỳ, một giữ cửa, một làm tài xế đứng trong thế nghiêm chào kính rất oai phong.  Và, Ông cũng không quên đưa tay chào lại họ.

BỆNH UNG THƯ VÀ DI CHÚC

Sau khi Tứơng Trửơng qua đời, vợ tôi mới tiết lộ khi về Cali chơi cách đây 3 năm, bác trai đã biết bị cancer do bác sĩ nói, nhưng bác không chịu mổ xẻ, chạy chữa. Trứơc sau rồi cũng chết, Bác vui vẻ chấp nhận, chừng nào chết hãy hay, lâu mau không quan trọng với Bác.  Còn sống lúc nào, vui vẻ lúc đó. Sắc Không là lẽ thừơng tình.

Và, di chúc cuối cùng của bác để lại cho luật sư là hỏa thiêu và đem tro về rải trên đỉnh đèo Hải Vân.  Mà chính Bác Gái cũng không biết trứơc việc này.

Tôi nghỉ Tứơng Trửơng rất nặng tình với vùng hỏa tuyến, hai tỉnh địa đầu Quảng Trị và Thừa Thiên. Vì thế ngừơi con trai của Ông đã đựơc đặt tên Ngô Trị Thiên.

Nhân đây, gia đình chúng tôi thành thật gửi lời chia buồn với Bác Gái và ngưỡng mong chư Phật phò hộ độ trì Vong Hồn Bác Trai sớm siêu thăng tịnh độ về nơi lạc quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,957,598
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.