Hôm nay,  

Hình Bóng Cuộc Đời

19/12/200600:00:00(Xem: 233252)

HÌNH BÓNG CUỘC ĐỜI

Người viết: XUÂN MAI

Bài số 1156-1765-476-vb2181206

Tác giả Xuân Mai cùng gia đình định cư tại Pháp. Lần đầu dự viết về nước Mỹ, bà gửi ba bài viết ngắn, vừa kể chuyện vừa chia sẻ những quan niệm về cách sống hạnh phúc. Sau đây là bài thứ nhất trong loạt bài của bà.

*

Sức khỏe là một phần tối ư quan trọng trong đời sống con người. Chúng ta ai cũng hiểu biết, nhưng bạn không thể hình dung sức khỏe đã ảnh hưởng trên con người đến mức độ nào!

Cách đây hơn một tháng tình cờ tôi gặp lại một người khách hàng, một cô gái Pháp trẻ, trên dưới 25 tuổi, sau một thời gian bặt tin cô đã lâu. Gương mặt và vóc dáng của cô tôi nhớ rất rỏ, vì cô là một thiếu nữ rất đẹp, nét đẹp mảnh khảnh, trong sáng và quyến rủ, trên môi lúc nào cũng tươi cười. Tuy cùng là phụ nữ, nhưng tôi rất thích ngắm kín đáo những cô gái trẻ đẹp, có nét đẹp tự nhiên. Vì tuổi trẻ và sắc đẹp mang đến cho tâm hồn chúng ta cả một mùa xuân rực rở, phải không bạn"

 Chúng ta một khi yêu thiên nhiên, âm nhạc hay những gì thuộc về nghệ thuật..., chúng ta chắc sẽ xao động khi thấy cái đẹp của tạo hóa, tỏa ra từ tâm hồn hoặc thể chất.

Vừa gặp lại cô thiếu nữ trẻ tuổi này, tôi sửng sốt nhưng ráng giữ bình tĩnh và dằn lòng để tiếp chuyện cô. Trong lúc đó như ai thầm bảo tôi: tình người không có biên giới,  không phân biệt nguồn gốc dân tộc.

Còn đâu mái tóc vàng óng ánh, phủ kín bờ vai!

Còn đâu đôi mắt trong xanh với nụ cười xinh xắn!

Cuồng phong của cơn bão Katrina ác nghiệt đang thổi qua đời cô! Tim tôi như ngừng đập khi nghe cô bùi ngùi kể cô đang đối diện với cơn bệnh nan y.

Lặng người trong giây lát, tôi khuyên cô nên sống với tâm bình thản và đừng bi quan. Rồi tôi kể cho cô nghe câu chuyện người bạn tôi bị cancer cách đây 15 năm nhưng hiện tại vẫn khỏe mạnh, dù bị bịnh nan y nhưng cô vẫn sống một cách lạc quan.

Không ngờ câu nói ấy của tôi trong một khoảnh khắc, giúp bông hoa kia  trở nên khởi sắc, mang nhiều niềm tin vào cuộc sống.

Cô tươi cười và hỏi tôi về đạo Phật. Cô cho biết cô bắt đầu tìm hiểu đạo Phật khi biết mình bị bịnh. Cô rất vui vẻ, say mê khi kể về cuộc đời Đức Phật. Tôi vui lây dù rằng tôi không trả lời được hết các câu hỏi về Phật Giáo của cô. Trong bụng tôi nghĩ thầm, chắc về nhà tối nay hỏi lại Ông Xã giải đáp về triết lý cao siêu của đạo Phật, liệu «nhà » tôi có trả lời được không!  

Trên  đường lái xe về nhà hôm đó, lòng tôi vẫn buồn man mác. Tôi không lái xe thẳng về nhà, mà thả xe chạy dọc theo bờ hồ, cách không xa nhà tôi lắm. Nhìn nước hồ phẳng lặng, buổi chiều hoàng hôn xuống thật đẹp, tâm hồn tôi xúc động. Tôi ước gì lúc này được nghe tiếng đàn piano của  Richard Clayderman, những bài như « Les derniers jours d'Anastasia Kemsky » hoặc « River of no return »... để quên đi nổi buồn của một người khách trẻ.

Vừa về tới nhà, thấy nét mặt không vui của tôi, ông xã tôi và hai con bèn hỏi, tôi liền kể về câu chuyện đã qua. Ông xã tôi không lạ gì bản tính nhiều cảm xúc của tôi, bèn nói:

" Về nhà em nên quên hết chuyện buồn của khách hàng. Cuộc đời sinh ly tử biệt ai tránh đuợc."

Câu nói là một lời khuyên, chợt nghĩ tới hạnh phúc vợ chồng, còn thời gian thì chúng ta phải biết  tận hưởng những gì mình đang có trong giây phút hiện tại.

Tuần sau hai vợ chồng chúng tôi có dịp lại đi nhảy đầm và ca nhạc sống, trong club những cặp vợ chồng Việt Nam tuổi hồi xuân. Đây là một môn giải trí mà cả hai chúng tôi đều thích.

Khiêu vũ giúp chúng ta giữ được sự vui tươi,  trẻ trung trong tâm hồn, lẫn hình thức, nhất là phụ nữ, không quên chăm sóc bề ngoài của  mình.

 Tựa đầu vào vai ông xã, tôi nói:

"Em và anh tuần sau đi chơi nhảy đầm rồi. Em thích mãi mãi là vợ và cũng là người tình bên anh cho đến cuối đời".

Lời nói ngọt ngào, tình tứ đó làm ông xã tôi cảm động,  âu yếm bảo tôi:

"Lúc nào trong tim anh chỉ có một mình em thôi. Anh thương em từ buổi đầu tiên gặp gỡ".

Càng lớn tuổi, chúng tôi thường hay biểu tượng sự thương yêu bằng những lời nói hay lặp lại, những lời an ủi và chia xẻ, để cùng nhau chung vui trong cuộc sống.

Một con người mà trái tim biết yêu thật sự, phải biết sống, yêu thương và làm hết sức mình cho cuộc sống hiện tại. Thực tế cuộc sống  trước mắt nếu bạn muốn trốn tránh, để tìm quên lãng và sống về những kỷ niệm ở quá khứ, chính là bạn muốn quên đi trách nhiệm, không hẳn bạn đã yêu quá khứ"

Một tâm hồn yêu thương, biểu hiện ngay trong cuộc sống hiện tại, lúc nào cũng có một cách sống tích cực hòa hợp cho mình và những người mình thương yêu.

Những kỷ niệm tuổi xanh là những dòng sông đẹp, cho ta thêm phần cảm hứng trong cuộc sống muôn vẻ, như những học sinh ở các trường học ở hải ngoại, ngoài học chữ, còn học vẽ, học đàn, học thể thao,...  Đầu óc biết sáng tạo, nhìn thấy nhiều bầu trời chung quanh ta mang mỗi vẽ và một màu sắc riêng.

Nét đẹp của tâm hồn, đựợc ví như tình quê hương bao la sâu sắc của những bậc cha mẹ, nhất là ở quê nhà, từng giọt mồ hôi và sức lao động của họ đổ xuống, chỉ để mong con mình mau lớn và thành người.

Thế hệ con cháu của chúng ta nếu  là những cánh én nhiều nghị lực, đầu óc tự chủ, tâm hồn có một tương lai, mục đích định hướng, thì xã hội sẽ chắc chắn gặt hái được một niềm tin vững mạnh.

Trong cuộc sống ở hải ngoại: kiến thức, nghề nghiệp và việc làm là một phần quan trọng trong đời sống con người, giúp ta hiểu được "Độc lập, Tự chủ, và Tự do " một cách chính xác.

Một xã hội càng văn minh, ít bất công hơn xã hội VN hiện giờ, vai trò người phụ nữ càng được phát huy bởi những cá tính, lập trường và ý chí tự lập của họ. Họ sẽ có một chỗ đứng trong xã hội, và ngay trong chính gia đình riêng của mình. Họ càng không thể là một cánh hoa chùm gởi, mà vận mệnh tùy thuộc vào sự xếp đặt và lèo lái bởi  những người khác.

Trong tình người chúng ta đang học kinh nghiệm để biết đến Chân Thiện Mỹ. Trên đường đời, học hỏi đến Chân Thiện Mỹ, tôi và các bạn sẽ phải đấu tranh rất nhiều, nhưng mỗi cố gắng nho nhỏ sẽ mang  đến nguồn vui hạnh phúc cho bạn, cũng như tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến