Hôm nay,  

Một Bài Học Mới

03/11/200600:00:00(Xem: 138674)

MỘT BÀI HỌC MỚI

Người viết: Quảng Thông

Bài số 1118-1727-440-vb5 2-11-06

Tác giả tên thật là Phạm Duy Liêm, cư dân Montgomery County. Ông đã nhận giải thưởng đặc biệt viết về nước Mỹ 2006, với bài viết “Giao pizza tại Mỹ” kể về công việc làm tài xế giao pizza tại Mỹ: mười bốn năm qua, hơn hai chục ngàn giờ lái, chưa bao giờ gây tai nạn hoặc đụng người hoặc người đụng, nhưng ba lần bị cướp. Bài mới lần này kể chuyện thêm một lần bị cướp với nhiều diễn tiến suy ngẫm mới.

*

NGUYỆN CẦU CHO TÊN TRỘM

Đã vài năm qua, cứ mỗi lần tôi đến New York là chiếc xe của tôi bị đập kiếng và máy thâu thanh bị cướp mất. Tôi vừa được bạn mời dự đám cưới ở Queens.  Tôi nói với Dipa Ma, tôi tính đi xe lửa, vì máy thâu thanh trên xe tôi thường bị ăn cắp. "Đừng có khùng!” Bà bảo, "Cứ lấy xe đi đi."

Thế là chúng tôi lấy xe đi, kỳ nầy xe được trang bị thêm một hệ thống an toàn. Chúng tôi đậu xe bên lề và vào dự đám cưới, Khi trở ra, xe tôi lại bị đập kiếng như các lần trước. Lần nầy, chúng lấy chẳng những cái máy thâu thanh mà cả những đĩa nhựa nữa. Khi về đến nhà, tôi vừa bước qua cửa, Dipa Ma đã hỏi: "Đám cưới thế nào"” Tôi đáp, "Đám cưới vui lắm. Nhưng xe tôi lại bị đập kiếng nữa, máy thâu thanh bị cướp mất, và tôi hết sức phiền lòng!” Dipa Ma phá lên cười.

- Có chi đáng tức cười vậy"

- Trong kiếp trước, anh chắc là một tên trộm. Còn bao nhiêu lần nữa anh thấy cần phải bị mất máy thâu thanh"

- Bà nói cho tôi biết đi, còn mấy lần nữa, để tôi biết mà chuẩn bị.

Lờ đi câu hỏi của tôi, Bà hỏi thêm

- Anh đã làm gì" Phản ứng của anh ra sao khi chiếc xe bị đập kiếng"

- Tôi nổi khùng lên, vì đã nhiều lần bị như thế rồi. Và chuyến này tôi đã cẩn thận gắn thêm hệ thống an toàn.

Bà nhìn tôi chưng hửng. "Anh muốn nói là anh chẳng hề nghĩ đến tên trộm, đời nó buồn phiền đến mức nào à!” Bà nhắm mắt lại và bắt đầu lặng lẽ niệm kinh, và tôi biết Bà đang rải tâm từ bi đến cho tên ăn trộm. Thật là một bài học đáng giá cho tôi.

Steven Schwartz

(Trích đoạn từ "Ngập sâu trong Ân Sủng" cuộc đời ly kì và Giáo Pháp của Nữ Thiền Sư Dipa Ma. Thiện Nhựt dịch. Nguyên tác: Knee Deep In Grace   The Extraordinary Life and Teaching of Dipa Ma by Amy Schmidt.)

*

- Oét .....oét .....oét .....oét

- Oét .....oét .....oét .....oét

Tiếng tu huýt tôi ráng phùng mang thổi thật to vang lên giữa một buổi trưa hè nắng cháy trong một khu phố bình dân và vừa chạy theo chiến xe của tôi bị một tên trộm cuổm lái ra ngỏ khu phố. Chạy theo được mấy chục bước tôi gặp ngay một chiếc xe của một cặp vợ chồng người "Xì" vừa đang lùi ra khỏi parking lot. Như đoán biết, người vợ hỏi nhanh:

- Xe you bị ăn cắp hả"

- Vâng.

Bà ta nhanh nhẩu nói với ông chồng và nhường tôi lên phía ghế trước để đuổi theo. Ra khỏi ngỏ một khoảng thì không kịp nữa rồi, chiếc xe tôi đã biến mất hút trong những ngã tư. Ông người "Xì" hỏi:

- Sao you không gọi cảnh sát"

- Điện thoại tôi để trong xe rồi. Ông có không vui lòng cho tôi mượn"

Ông ta móc cell phone đưa cho tôi và tức khắc tôi bấm 911 trong tư thế vừa hồi hợp vừa hoang mang vì vụ việc xảy ra.

- Cảnh sát hạt Montgomery, đường dây khẩn.

- Hello, tôi tên Phạm, xin báo cáo xe tôi vừa bị mất cắp.

- Xe số mấy" hiệu gì" Bị mất ở đường, số nhà"

Tôi trả lời rỏ sơ khởi các chi tiết phòng cảng sát hỏi xong.

- Được rồi you đứng ngay đó đợi, sẽ có nhơn viên chúng tôi đến ngay.

Trao lại cell phone, tôi không quên cảm ơn lòng tốt của người "Xì" và nhờ ông ta chở tôi trở lại xóm vừa rồi. Lúc ấy khoảng 3 giờ rưỡi trưa một ngày gần cuối tháng 7.

Tôi bước xuống xe, thẩn thờ như người mất hồn; lửng thửng đi đến nhà người khách hàng tôi vừa giao bánh xong mấy phút trước đó. Thoáng nhìn chung quanh hai dãy nhà phố, một vài người mở cửa ra đứng trước nhà có vẻ như để tìm hiểu điều gì. Giữa trưa hè nắng nóng chói chan, trong giờ làm việc, chỉ có một ít người ở nhà, với phòng lạnh kín mít, có lẽ họ cũng ngạc nhiên khi nghe còi tu huýt vang lên trong khu phố vắng lặng nên bước ra xem. (Thời gian sau này tôi gài vào xâu chìa khóa phòng hờ một cái còi (whistle) để đề phòng bất trắc.)

Tôi đứng ngay căn nhà tôi vừa giao bánh để đợi cảnh sát. Ông bà chủ nhà khẽ lắc đầu nhìn tôi như thông cảm. Họ mời tôi vào nhà tránh nắng, song tôi từ chối, nói cần đứng ngoài để gặp cảnh sát. Trong lúc chờ đợi tôi vụt nhớ có vài việc phải làm ngay, nên vội xin phép ông bà khách hàng cho tôi mượn điện thoại gọi về nhà và về tiệm tôi làm.

Tôi gọi tiệm để báo xe bị đánh cắp, đồng thời cho biết địa điểm luôn để viên quản lý khỏi trông đợi. Tôi gọi về nhà, may mắn hôm ấy nhằm ngày thứ bảy, vợ tôi và các con không làm việc. Tôi báo việc mất xe và dặn con tôi gọi cho hãng bảo hiểm xe và hãng điện thoại để báo cell phone mất, dĩ nhiên cũng để hủy bỏ số đó luôn.

Tôi lần hồi lấy lại bình tỉnh, tự trách mình sao quá chủ quan, và tôi bổng nghỉ đến một câu người xưa thường nói và thật ra gia đình tôi  cũng thường có quan niệm nầy: "Tản tài, tiêu tai". Tôi tự an ủi "Có lẻ bề trên Ông Bà tôi xui khiến xảy ra việc nầy là để cho tôi tránh khỏi một tai biến nào khác trầm trọng hơn cho riêng buổi chiều làm việc nầy, không chừng"!

Tôi miên mang suy nghỉ lúc đứng dưới cây thông tránh nắng trước nhà khách hàng. "Sao phải là tôi chứ"" "Tại sao lại vào lúc này, giữa trưa hè sáng tỏ"" Tôi cũng lan man nhớ đến đoạn văn tôi đã trích dẫn phía trên nói về bà Dipa Ma. Mười lăm năm ở Mỹ, trong cùng một tiểu bang, làm chỉ một việc mà sao tới ba lần bị cướp tiền và một lần mất xe"! Tôi cũng muốn hỏi bà Dipa Ma: "Bà nói cho tôi biết đi, còn mấy lần nữa để tôi biết mà chuẩn bị."

Nhưng tôi không may mắn như ông Steven đã có nhiều dịp tiếp xúc với Dipa Ma. Mà nếu có đi chăng nửa, chắc chắn là tôi cũng sẽ được Dipa Ma phán cho một câu: "Trong kiếp trước anh chắc là một tên trộm."

Ngàn lần, chắc chắn là không, tôi không làm được như Bà, sau khi nghe chuyện kể: "Bà nhắm mắt lại, và bắt đầu lặng lẻ niệm kinh, và tôi biết Bà đang rải tâm từ bi đến cho tên ăn trộm." Còn tôi đang đứng giữa đất trời bao la, nóng bỏng, không thể nào cầu nguyện cho tên trộm như Bà. Nhưng thật tâm mà nói, trong những giây phút nầy, tôi có nghĩ tới tên trộm xe tôi, cuộc đời nó có lẽ cũng buồn phiền lắm. Chắc nó không biết rằng việc tôi làm đâu có đáng gì, lại làm trong những thời tiết khắc nghiệt và nguy hiểm và thu nhập tính từng đồng, từng xu lẻ.

Còn tên trộm thật là phiêu lưu.Lát nữa đây, hoặc mai, hoặc bữa kia nếu nó bị bắt bị kết tội, nó sẽ ra sao, chắc nó đã biết. Phần tôi đã nuôi sẵn ý định, luôn sẵn sàng tha thứ cho kẻ đã làm thiệt hại tôi, mặc dầu bao lâu nó còn giữ xe tôi thì bấy lâu tôi không đi làm và không có lương.

Hơn mười phút sau, từ ngỏ khu phố, bóng dáng xe cảnh sát xuất hiện. Tôi bước ra bải đậu xe, làm dấu hiệu cho viên cảnh sát biết. Ông ta ngừng xe giữa đường, ngay căn nhà tôi giao bánh. Hỏi qua tên họ và sự việc. Viên cảnh sát yêu cầu tôi kể lại toàn bộ vụ mất xe. Tôi bắt đầu:

Quản lý tôi phát cho tôi 2 địa chỉ để giao bánh. Cái đầu tiên ở đây. Khi tôi đến nhà nầy khoảng 3:30 trưa. Tôi cho mủi xe vào lô parking ngay nhà khách hàng. Tôi mang túi bánh bước đến cửa, như ông thấy đó, khoảng cách từ xe đến cửa chừng 15 bước đi. Tôi có thói quen, trong lúc chờ khách hàng ra nhận bánh, hay ngoái đầu nhìn chiếc xe. Lần quay đầu đầu tiên, tôi thấy bãi xe vắng người, chỉ có một thanh niên da đen đứng từ xa. Trong lúc đó, cửa khách hàng mở và cậu bé chừng dưới 15 tuổi ra nhận bánh. Phía sau cậu, bà mẹ cậu ta từ từ đi ra để ký trả credit card. Trong lúc đó, tôi lại quay nhìn xe lần nữa, bỗng nhận ra tên thanh niên da đen mà tôi thoáng thấy từ nảy giờ, chạy vụt qua bãi đậu xe phía bên dãy nhà đối diện. Tôi thoáng nghỉ nhanh, sao lạ kìa, hắn chạy ào như bị ai rượt đuổi. Nhìn sau hắn không có ai theo. Nhìn trước hắn cũng không có ai để nó đuổi theo. Lúc đó, tôi nghỉ hắn đang chạy giởn. (Giờ tôi mới biết hắn chạy để đánh lạc hướng tôi) Tôi quay mắt trở vô, đưa cho khách hàng phiếu credit để ký. Tronglúc chờ đợi ký thì tôi nghe tiếng chân chạy vội phía sau lưng tôi, tôi vội quay lại thì nhanh như tên bay, tên thanh niên da đen đã mở cửa xe tôi chui vào và lùi ra thật gấp, đến nổi một góc cảng xe sau (rear bumper) va nhẹ  vào chiếc truck đậu ở lô parking đối diện, và ngay khi nó quay xe chạy, tôi đã thấy góc cảng xe tôi bị móp một lỗ bằng một bàn tay.

- Vậy là ông để chìa khóa trong xe, lúc máy còn chạy và cửa không khóa"

- Đúng vậy! Tôi nghỉ đang giữa trưa và khoảng cách đến nhà khách hàng chừng mười lăm bước mà thôi...

Viên cảnh sát nhìn tôi, khẽ nhún vai:

- Đó, thấy chưa!

- Tôi còn cell phone để trong xe. Đây là số, nhờ ông vui lòng gọi thử coi

Viên cảnh sát bấm cell phone của ông ta. Vài giây sau:

- Voice mail!

- Cám ơn ông.

- Tên trộm ra sao" Màu da, độ tuổi, chiều cao"

- Da đen, khoảng dưới 20 tuổi, chiều cao chừng 5 8

- Còn tóc" Ngắn hay cuộn dài"

- Tôi thấy tóc ngắn.

- Khuôn mặt nó"

- Mặt hơi mỏng, dài nhọn.

- Cân nặng"

- Theo tôi chừng 130-140 lbs

- Áo quần"

- Nó mặc toàn sậm, áo hở nút lộ áo lót thun trắng.

- Liệu nó ở trong xóm nầy"

- Tôi không rõ. Có điều sao nó lại biết tôi giao bánh ở đây, vào thời điểm đó!"

Viên cảnh sát im lặng. Sau khi đã ghi một số chi tiết vào computer trong xe cảnh sát, ông ta hỏi giấy đăng bộ xe và bằng lái của tôi và đồng thời hỏi về chiếc xe bị mất. Ông ta cũng hỏi chiếc xe truck bị tên trộm lái xe đụng phải khi lùi. Ông ta bấm computer và biết địa chỉ chủ xe ở trong khu nầy.

- Tôi sẽ liên hệ chủ xe để báo việc đụng nầy.

- Tôi thấy xe truck chẳn hề gì!

- Ờ, tôi cũng thấy như vậy, không có dấu hiệu gì mới bị va chạm ngoại trừ nó đã cũ và trầy tróc nhiều nơi. Tuy nhiên, đó là luật! Tôi sẽ gặp chủ xe nói rỏ và tôi nghĩ chắc không sao đâu.

Viên cảnh sát ghi chép đâu đó xong xé đưa tôi 1 ticket.

- Cái gì đây" Tôi ngạc nhiên hỏi

- Giấy phạt vì xe vắng chủ, chìa khóa để trong xe đang mở máy và cửa không khóa.

- Vậy sao!" Trong cuốn sách về luật giao thông của bang nầy không có mục nầy" Tôi chống chế.

- Ông đọc lại các luật giao thông sẽ rõ. Nếu ông không nộp phạt, số tiền là $60 và không bị point thì chờ ngày ra tòa vậy.

Tôi nhìn viên cảnh sát, khẻ lắc đầu và mĩm cười nhẹ thoáng chút đắng cay nghĩ về  luật "quái gở", điều mà trước đây tôi chưa hề biết. Đã mất xe, trước mắt là những ngày nghỉ không lương và một cái giấy phạt! Thật là một bài học cho tôi!

Trước khi rời xe cảnh sát, tôi lập lại vài dấu hiệu về chiếc xe để họ dễ dàng nhận ra, như là: góc cảng xe sau bị móp cỡ bàn tay, và trên kiếng chắn gió phía sau tôi có dán 3 miếng stickers ủng hộ cho quỹ cảnh sát 3 năm liền.

Con tôi cũng vừa đến hiện trường để chở tôi về nhà. Tôi nhờ con tôi chở ngang tiệm để tôi báo vài chi tiết với viên quản lý. Ông nầy cũng ngạc nhiên khi thấy tôi chìa ra tờ ticket phạt! Cùng làm chung với tôi có một người bản xứ da trắng, chúng tôi mến mộ nhau lắm. Khi biết tôi vừa bị mất xe, ông nhìn tôi lắc đầu tỏ ra ngao ngán. Tôi thăm dò ông ta:

- Tôi không biết bao giờ cảnh sát giúp tìm ra xe"

- Chắc không lâu đâu. Ông ta an ủi tôi và còn nói thêm. Tôi nghĩ có lẽ mấy đứa trẻ ở đây nghịch ngợm, thấy xe để hở là vọt lên lấy chạy chơi một thời gian rồi quăng đâu đó.

- Tôi hy vọng như thế!

Trên đường về nhà, tôi ngồi yên lặng suy nghĩ về số phận của tôi. Bao nhiêu việc xảy ra thật bất ngờ lỳ lạ! Riêng lần nầy tôi tỏ ra bình tâm, có lẽ là nhờ đã đọc qua trích đoạn của thiền sư Dipa Ma mà tôi được như vậy cũng nên.

Đến nhà, thấy nhà tôi cũng chẳng tỏ ra lo lắng gì, nàng còn nói, như để an ủi tôi, điều mà sau khi xe bị đánh cắp tôi đã nghĩ:

- Em nghĩ có lẽ Ông Bà cản trở anh đi làm chiều nay để tránh một tai nạn gì đây!"

- Ờ, anh thật sự cũng nghĩ như vậy đó em

Và rồi tôi lần lượt báo cho các thành viên trong gia đình việc mất xe và kinh nghiệm cần đề phòng.

Ngay xế chiều hôm đó, tôi đích thân lái xe chạy vòng vòng vào khu xe tôi bị đánh cắp và những khu kế cận đó, hy vọng tìm gặp xe tôi. Suốt mấy tiếng đồng hồ vẫn vô vọng.

Trong thời gian chờ đợi khoảng 10 ngày sau, hãng bảo hiểm xe gởi điều tra viên riêng đến nhà điều tra việc mất xe để làm bồi thường. Ông ta hỏi nhiều điều có thu băng và tôi kể lại sự việc diễn tiến như tôi đã kể lại với cảnh sát. Có một câu hỏi mới nghe qua thật là ngớ ngẩn, suýt khiến tôi thốt ra  "Đây là câu hỏi ngu xuẩn", song tôi kịp nghĩ lại và tự hỏi "sao ông ta lại hỏi câu nầy"" Tôi liền đáp:

- Tuyệt đối không! Tôi làm như thế có lợi gì đâu, vì xe tôi đã cũ và tôi phải nghỉ làm không có lương.

Câu hỏi đó là "Ông có biểu nó lấy xe của ông không""

Sau đó tôi có thăm dò gia đình coi câu hỏi có ẩn ý gì. Đứa con trai tôi nói:

- Theo con, người Mỹ họ không ngớ ngẫn khi đặt câu hỏi đó đâu Ba. Vì nếu Ba xác nhận không có sắp đặt với kẻ cắp để dàn cảnh làm mất xe mà sau nầy họ điều tra ra là có thỏa hiệp thì rắc rối lớn.

Nghe ra cũng có lý. Tuy nhiên, tôi vẫn còn suy nghĩ về câu hỏi đó và thêm một bài học nữa.

Đúng 2 tuần sau, tôi nhận được lời nhắn đến máy điện thoại nhà từ phía cảnh sát báo tin đã tìm thấy chiếc xe của tôi và bảo tôi liên hệ với hãng "tow" xe trả tiền kéo xe lấy biên nhận rồi tới đồn cảnh sát nhận xe.

Tôi phải trả $118 cho hãng "tow" xe từ vị trí tìm thấy chiếc xe đến đồn cảnh sát khoảng 2 miles. Mọi thủ tục xong, cha con tôi đến đồn cảnh sát và thấy xe tôi đang nằm trong khu recovery vehicles. Chiếc xe không còn bảng số, thêm mấy vết gạch trầy dài bên ngoài cửa xe. Tôi mở nắp máy xe (hood) nhìn sơ qua thấy còn nguyên vẹn. Khi quan sát bên trong, chỉ 2 tuần odometer tăng trên 3 ngàn miles. Mất cặp áo bọc ghế trước, bọc tay lái bị lột mất, mấy tấm lót sàn xe cũng biến luôn, cả giấy tờ xe. Điều làm tôi xót xa là bức tượng nhỏ Bà Quán Thế Âm Bồ Tát tôi gắn trên dashboard đã bị trên trộm gỡ ra.

Tôi còn tìm thấy trong xe 1 chiếc lược đen, 1 bàn chảy tựa như bàn chảy đánh giầy có cán cũng màu đen và chiếc áo thun 3 lỗ cũng đen luôn. Bên trong hộc Glove box là mấy lọ dầu thơm nho nhỏ. Những thứ lỉnh kỉnh nầy cộng với mùi nước hoa phảng phất trong xe cho biết đó là "gu"(gout) của giới da đen. Tôi cũng mở nắp trunk xe tìm thấy 1 chai rượu vodka đã vơi. Tôi đưa chai rượu cho viên cảnh sát hướng dẫn cha con tôi ra xe để mở cổng. Ông ta cũng đưa tôi chìa khóa mà kẻ cắp đã lưu lại trong xe. Theo cảnh sát xe tôi được tìm thấy đậu bên vệ đường cách nơi xe bị đánh cắp vài trăm mét. Sau lời cảm ơn, tôi hỏi cảnh sát địa chỉ cơ quan để tôi gởi 1 món tiền donation.

Tôi phải xin tái cấp bảng số xe và giấy đăng bộ (registration card) để lại tiếp tục kiếm cơm. Ngày làm việc lại tôi luôn nguyện cầu như từ lâu nay và lần nầy tôi không quên cầu nguyện cho tên trộm cũng có được một việc làm để sanh sống.

Ý kiến bạn đọc
22/06/201800:20:52
Khách
Be sure - Do not panic! In bulk cases, deleted files can recreate - even if you have cleared the trash or did not used the trash when deleting files.
For successful resuscitation lost data should execute specific activities. Do not be discouraged - for this, it is not necessary to be an expert in the field of information technology, you also do not need to pay hundreds of dollars to a specialist professional for restoration of your lost information.
<a href=http://bestdatarecovery.info/free-data-recovery-software-what-utility-should-you-choose>free data recovery software</a>
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,094,891
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến