Hôm nay,  

Duyên Kiếp Nghiệt Ngã

27/02/200700:00:00(Xem: 212024)

DUYÊN KIẾP NGHIỆT NGÃ

Người viết: Quân Nguyễn

Bài số 1205-1816-523vb3270207

*

Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do,  hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. Bài viết mới nhất của ông là nỗi quan hoài về một hôn nhân nghiệt ngã khi lấy chồng Việt kiều.

*

Người con gái trẻ trung xinh đẹp với nét buồn hiu quạnh đó, tôi gặp có một lần trong đời ở nhà người quen đã lâu lắm rồi, vậy mà, mỗi khi vô tình chợt nhớ tới nàng, tôi chẳng làm sao không khỏi lắc đầu bực bội vô cớ, lòng vẫn se thắt một nỗi buồn tê tái thương xót cho thân phận nàng...

Ngày ấy, mẹ nàng là chủ một tiệm vàng lớn trong chợ Bà Chiểu.  Căn nhà ba tầng khang trang đồ sộ của mẹ nàng cũng không xa chợ là bao.  Nàng lại vừa xong trung học, và quyết định dành hết thời giờ từ sáng đến chiều để ra chợ phụ mẹ trông nom cửa hàng.  Người bạn trai hiền lành cùng lớp 12 với nàng mới thi đậu vào trường đại học tổng hợp, thường xuyên đến thăm nàng ở cửa hàng những ngày cuối tuần.  Đôi lòng tuy chưa nói ra nhưng cả hai đều thầm chờ mong cho đến ngày chàng ra trường rồi sẽ tính đến chuyện tương lai...

Rồi một ngày nọ, có bà khách hàng quen của mẹ nàng trước kia, ba năm trước đi Mỹ diện con bảo lãnh, nay trở về thăm quê hương lần đầu tiên.  Bà ta chẳng biết ngày xưa ở xó xỉnh nào, chỉ biết là dân chạy hàng sách, mua đi bán lại mánh mung môi giới kiếm lời để nuôi một đàn con năm gái hai trai vì chồng mất sớm, thế mà  kỳ này về xứ chỉ ăn bận đồ tây, tóc nhuộm đỏ kệch, lại đi bô bô khắp chợ rằng mình về kỳ này là để kiếm vợ cho thằng con trai lớn bên Mỹ, cái thằng mà ba năm trước đây cùng đi bảo lãnh một lượt với bà, nghe nói nay đã hăm hai và đang học đại học bên bển.

Thật không may cho nàng, chỉ vì cái nhà lầu ba tầng và cái cửa tiệm vàng của mẹ nàng mà nàng vô tình thành cái đích béo bở cho bà Việt kiều nọ.  Bà ta hằng ngày hết đến cửa hàng ngoài chợ, lại đến nhà nàng để nhỏ to với mẹ nàng, nhất quyết xin hỏi nàng làm vợ cho con trai lớn của bà ta bên Mỹ.

Nhà nàng chỉ có hai mẹ con, cha nàng mất đã lâu, mẹ nàng ở vậy tần tảo nuôi con tới khi khôn lớn.  Mẹ nàng nay ăn phải "bả" của bà Việt kiều miệng lưỡi nọ, nên cho rằng đây là dịp may hiếm có cho con gái mình kiếm được tấm chồng Việt kiều khá giả ở Mỹ, rồi biết đâu ít năm sau, nàng lại bảo lãnh cho bà qua luôn, rồi mẹ con lại có nhau bên Mỹ thì còn gì bằng...

Quá xót xa cho người yêu và mối tình đầu thơ dại, nhưng mang phận làm con, nàng chẳng dám phụ lòng mẹ hiền, để rồi đành gục đầu chấp nhận...

Ba tháng sau, bà Việt kiều về nước lần nữa với thằng con trai lớn để làm đám cưới nàng.  Mẹ chồng nàng lúc nào cũng lớn giọng Việt kiều ta đây người sang kẻ cả, khiến mẹ nàng đành chịu lép vế mà phải lo bao thầu hết tốn phí cưới hỏi...

Sáu tháng sau, chồng nàng về nước lần nữa để mang nàng đi.  Nàng khóc suốt cả tuần khi phải bỏ mẹ lại để theo chồng về Mỹ...

Tới Mỹ, nàng sống trong căn "apartment" hai phòng bệ rạc ở Orange với bà mẹ chồng, một cô chị chồng "ế", và thằng em chồng còn đi học.  Vợ chồng nàng được một phòng, mẹ chồng nàng và bà chị chồng ở một phòng, còn thằng em chồng thì ngủ ở ghế "salon" ngoài phòng khách.  Chồng nàng nào có học đại học gì đâu, ngoài giờ đi làm "assembler" ở hãng lắp ráp mạch điện tử, tám đồng một giờ, nó suốt ngày chỉ nằm coi phim bộ, coi chưa đã nó còn đi mua băng mới về ngồi thâu lại rồi chất đầy một tủ!

Còn mỗi cuối tuần, đám chị chồng nàng, ba bốn đứa toàn dân ăn "welfare" may đồ chợ ở nhà lấy tiền mặt, mang hết chồng con về nhà mẹ, ngồi ăn nhậu nói chuyện người ta hoặc cãi nhau oang oang tới tối mới giải tán.  Đám chị chồng cũng không quên lãnh hàng về hối nàng may từ sáng sớm tới tối mịt trong phòng ngủ để kịp giao hàng cho chủ, mà trả tiền thuê nhà.  Chúng còn về hùa với mẹ chồng nàng mà đay nghiến rủa xả nàng, rằng lấy con gái tiệm vàng mà chẳng thấy...vàng đâu, đúng là bị..."hố" to cú này rồi! Chồng nàng cũng tin rằng nó bị "hố" thiệt, nên hết lời rủa xả nàng, dù nàng mới tới Mỹ chưa được mười ngày!

Quá khổ đau cho thân phận mình, lại xót xa cho mẹ hiền cònsống đơn chiết ở quê nhà, nàng khóc nguyên một tháng, nhất định van lạy xin chồng và mẹ chồng nàng cho nàng trở về nhà lại, nhưng chẳng ai thèm nghe, tất cả còn bu lại rủa xả nàng là loại vô ơn bạc bẽo.  Tuyệt vọng, nàng dọa tự tử cho xong! Nghe được chuyện này, có ông anh rể của chồng nàng ngồi ngẫm nghĩ mới nhìn ra cơ sự mà mủi lòng, bèn lái xe đưa vội nàng ra phi trường cho mua vé mà về nước một mình...

Khoảng hai năm sau đó, có lần gặp lại ông anh rể này, là bạn của tôi.  Hỏi thăm về nàng, thì anh ta nói, chồng nó có về Việt Nam kiếm nó, nhưng có lẽ không chịu nổi tiếng đời mai mỉa cười chê, nên mẹ con nó sang tiệm, bán nhà dọn đi đâu biệt tích, chẳng còn ai biết ở đâu nữa...

Còn mẹ chồng nàng thì cũng đã về Việt Nam kiếm được vợ khác cho chồng nàng rồi!

Để kết thúc cho câu chuyện thương tâm của người con gái bất hạnh này, tôi xin mạn phép mượn lời ca của nhạc sĩ Vũ thành An để hát cho nàng, "...Suốt con đường ai dìu bước, hãy yêu hoài người em tôi, xin gửi em một lời chào, một lời thương, lời bình yên...về cuối đời..."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,551,977
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến