Hôm nay,  

CHA ƠI-CHA Ở ĐÂU?

26/02/200700:00:00(Xem: 113886)

CHA ƠI-CHA Ở ĐÂU"

Người viết: Chi Mai

Bài số 1204-1816-5121vb2260207

*

Tác giả là trưởng nữ một gia đình thuộc sắc tộc Chăm (Chàm)  đang sống tại Việt Nam, đến Mỹ do sự can thiệp đặc biệt của bệnh viện U.C Davis ở Sacramento, để thăm gặp người em ruột bị ung thư máu trước khi anh từ giã cuộc đời. Câu chuyện về những ngày cuối cùng của người em từng được kể lại trong một bài viết phổ biến vào dịp Lễ Tạ Ơn 2006.  Sau đây là bài viết thứ hai của bà, về tâm sự của những người con hai dòng máu Việt Mỹ.

*

Một thiếu phụ lai Mỹ, tuổi đời hơn ba mươi, rất xinh đẹp đã thốt lên lời này: "Em rất muốn tìm thấy cha, dù có là Homeless!"

Vâng, sinh ra làm kiếp con người, ai nấy cũng muốn được sống đầm ấp bên cha mẹ, đấng sinh thành! Nhưng không phải ai ai đều có diễm phúc được lớn lên trong sự bảo bọc của người cha. Trong số có những người con lai Mỹ.

Khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, những người lính Mỹ trở về cố hương, đã để lại hàng ngàn giọt máu rơi bên kia bờ Thái Bình Dương xa thăm thẳm. Những đứa ấy lớn lên trong sự kỳ thị ngay chính đồng bào mình. Có những bà mẹ vì quá sợ hãi, hay vì quá đói nghèo đã bỏ rơi con giữa chợ đời mênh mông, mặc cho số phận đẩy đưa. Cũng có những bà mẹ hy sinh tất cả cho con, chịu đựng mọi sự khinh miệt, trù dập để bảo vệ đến cùng đứa con thương yêu của họ, dù người cha đã ra đi biền biệt, phủi sạch tay không còn lưu luyến nữa.

Những đứa trẻ lai ấy vừa hồn nhiên vừa ngộ nghĩnh, đa số có khả năng múa hát rất hay. Có một cô bé khi còn bé thơ đã mừng vui xúng xính trong bộ váy mới đợi được lên sân khấu làng. Nhưng đã bị đuổi về, chỉ vì cô bé có chiếc mũi cao và cặp mắt xanh của "Đế quốc Mỹ". Những giọt nước mắt trẻ thơ đã in mãi trong tâm tưởng cô mãi về sau khiến cô chỉ muốn che dấu cái mũi cao của mình, khi mà ngày nay những cô mũi thấp phải tốn bộn tiền mới có được chiếc mũi cao như thế. Có những đứa bé bị đánh đập đọa đày chỉ vì chúng mang bóng dáng của "Đế quốc Mỹ"! Gần như hầu hết các bé lai chưa từng được cha ẵm bồng nâng niu, nhưng chính huyết thống của người cha đã truyền lại cho những người con, khiến họ phải hứng chịu mọi nỗi đắng cay thiệt thòi. Họ hoàn toàn vô tội và phần đông chưa từng thấy mặt người cha!

Tạo hóa xoay vần, thế sự đổi thay, con người lúc xuống chó, lúc lại lên voi. Nhờ sự kiện Mỹ chấp thuận di dân cho các diện H.O và các con lai nên họ đã được đền bù phần nào nỗi đau to tát ấy. Những bà mẹ khi xưa đã gánh chịu bao lời dèm pha, chỉ trích, nay cũng được toại nguyện nhìn những đứa con của mình lớn lên hạnh phúc và thành đạt. Nhưng mặc dầu được hưởng cuộc sống vật chất đầy đủ, họ vẫn canh cánh bên mình hình ảnh một người cha chưa từng gặp mặt.

Có một bà mẹ tính tình "ruột để ngoài da" đã kể oan oan rằng: "Khi xưa đi làm bồi phòng trong sở Mỹ, chỉ gặp thằng Mỹ một đêm là chửa!" Không biết tên, cũng không biết tuổi, chỉ nhớ nét mặt và dáng vóc thấp lùn. Nên khi được qua Mỹ, gặp ông Mỹ nào lùn lùn, mập mập, bà cũng kêu lên: "Ông kia giống cha nó lắm, chắc cha nó đó!" Nhưng chỉ độ từ xa thôi, không dám xáp la cà để hỏi! Có một trường hợp may mắn gặp được cha, khi vừa mới chân ướt chân ráo lên đất Mỹ, thì có người cha ra đón vì ông ta đã tìm hỏi tin tức nơi những người đến Mỹ trước. Nhưng chỉ sum hợp với cha được vài tháng thì cha mất vì bịnh ung thư. Gia tài để lại là một chiếc môto và $5 đô la trong nhà băng! Có lẻ họ cũng đau buồn nhưng gia đình họ cũng rất mãn nguyện vì đã được nhận họ hàng bà con trên đất Mỹ xa lạ này. Hình ảnh của người cha được treo nơi trang trọng nhất, như niềm hãnh diện của người con đã tìm được gốc tích của mình, dù rằng tài sản của cha để lại chẳng bao nhiêu! Có một trường hợp, người con lai sau một htời gian trông ngóng tin tức đã khoe ầm lên rằng: " Tôi tìm được cha tôi rồi." Mọi người cùng hỏi: "Ở đâu"" Anh ta cười hềnh hệch: "Tại đầu cầu Golden Gate".

Thì ra vì quá thèm thuồng gặp được cha, anh ta đã tưởng tượng nên một người cha vĩ đại trong tâm tưởng của mình! Bức tượng vị kỹ sư xây dựng cầu Golden Gate. Nhận tượng làm cha chẳng sợ ai giành dựt cả!

Lại nói về người thiếu phụ muốn tìm được cha dù có là Homeless. Cô có đủ tên tuổi hình ảnh của cha. Khi qua Mỹ đã cố gắng hết sức để tìm kiếm. Nhưng một cái tên trện đất Mỹ trùng rất nhiều người. Mọi sự nhắn tin đều vô vọng, có lẽ người cha không muốn lộ diện vì mắc kẹt với người vợ Mỹ. Lúc ban đầu gia đình họ đến Mỹ còn khó khăn thiếu thốn, nếu có bàn tay của người cha giúp đỡ thì họ sung sướng biết bao nhiêu. Thời gian qua đi, họ đã tự lực vươn lên, đã tự đứng được trên đôi chân của mình, thành đạt sung túc. Họ đã có tất cả: Tiền bạc, danh lợi, hạnh phúc và những đứa con xinh xắn dễ thương. Nhưng họ chưa mãn nguyện, vì họ chưa tìm được người cha,và xâu xa dễ thương. Nhưng họ chưa mãn nguyện, vì họ chưa tìm được người cha, và xâu xa hơn nữa là dòng dõi gốc gác của mình. Biết đâu đấy trong cuộc sống chung đụng với người Mỹ, những đứa con của họ sẽ trưởng thành, có thể chúng sẽ có người yêu hoặc hôn phối với ngay chính người thân của mình, như thế là mang tội với đất trời, một cái tội vô tình đầy nỗi oan nghiệt.

Ngày nay, cô vẫn thường nhìn theo những người Mỹ, cố tìm lại hình bóng của người cha đã phai mờ trong ký ức. Đêm đêm lại cầu nguyện Trời Phật xui khiến cho người cha nhớ lại đứa con của mình mà tự tìm đến, như một món quà của Thượng Đế ban cho. Và cô mãi mãi canh cánh bên mình một câu hỏi: "Cha ơi, Cha là ai"!"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,357,880
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến