Hôm nay,  

Tôi Cũng Có Một Giấc Mơ...

16/01/200700:00:00(Xem: 247172)

TÔI CŨNG CÓ MỘT GIẤC MƠ...

Người viết: Quân Nguyễn

Bài số 1177-1789-497-v3160107

Tác giả Quân Nguyễn cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do,  hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. Bài viết mới nhất của ông dành cho ngày lễ Martin Luther King Jr.

*

Kính tặng hương hồn Tiến sĩ Martin Luther King Jr., nhân kỷ niệm ngày sinh thứ 78 của ông.

Gần bốn mươi ba năm trước, vào ngày 28 tháng 8 năm 1963, từ bậc thềm đài tưởng niệm cố Tổng Thống Lincoln ở Wasington D.C., Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. trong một bài diễn văn hùng hồn của thế kỷ hai mươi, đã khao khát phát biểu rằng, "Bất kể những khổ đau và tủi nhục đang có của ngày hôm nay, tôi vẫn ấp ủ một giấc mơ...(I still have a dream...) Một giấc mơ mà cội nguồn của nó được khởi xuất từ cái  Giấc mơ của người Mỹ...  "(The American dream...)

Ông ta ước mơ rằng một ngày nào đó trên đất nước Hoa kỳ của ông, mọi người sinh ra đều được bình đẳng... Rằng con cái của những người từng là nô lệ và của những người chủ nô ngày trước rồi sẽ ngồi vào cùng bàn với nhau như anh em ruột thịt... Rằng cái sa mạc nóng bỏng của bất công và áp bức sẽ một ngày biến thành cái ốc đảo của công lý và tự do...

Ông ta cũng mơ rằng con cái của mình có ngày được lớn lên trong một quốc gia nơi chúng sẽ không bị đánh giá vì mầu da nhưng chỉ thuần vì đức tính mà thôi... Ông cũng ước mơ một ngày nào đó sẽ được nhìn thấy trẻ con trắng và đen nắm tay nhau đi trên đường phố như những đứa trẻ anh em...

Và với giấc mơ to tát chính đáng đó, ông thiết tha kêu gọi những người đồng chủng tộc da mầu của mình cùng đứng lên hợp tác với nhau, cùng cầu nguyện, cùng đấu tranh, cùng vô tù, và cùng quyết tâm vùng dậy dành lại sự tự do cho chủng tộc mình, với một niềm tin vô biên rằng sự tư do đó cuối cùng rồi sẽ phải đến...

Để kết thúc cho bài diễn văn lịch sử đó, Tiến sĩ Martin Luther King Jr. kêu gào, "Hãy để tiếng chuông tự do vang dội trên khắp đất đai, sông núi, thành phố, làng mạc quê hương tôi... Tự do sẽ tới! tự do sẽ tới! Cám ơn Thượng Đế đầy quyền năng, chúng ta cuối cùng rồi sẽ được tự do!" ("Free at last! free at last! Thank God Almighty, we are free at last!")

 Đúng như lời tiên đoán năm xưa, giấc mơ của Tiến sĩ King cuối cùng đã thành sự thực! Ngày nay trong xã hội Hoa Kỳ, đã có đến hàng trăm ngàn viên chức chính phủ là người da mầu, trong số đó có nhiều người là nhà lập pháp, quan tòa, bộ trưởng, thống đốc, chưa kể vô số các thị trưởng, và cảnh sát trưởng địa phương... Và dĩ nhiên, Dân quyền (The Civil Rights) đang được tôn trọng và bảo vệ nghiêm ngặt bởi luật pháp liên bang.

Rồi cũng nhờ cái giấc mơ to tát và sự đấu tranh không mêt mỏi cho Dân quyền đó của Tiến sĩ King năm xưa, mà ngày nay các chủng tộc khác hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ như người Tầu, Đại Hàn, Nhật, Việt Nam, Phi, Ấn, và Mễ...mới đựoc "dễ thở" hơn vì được "ăn theo" cái quyền bình đẳng mà đầu tiên chỉ  được nhắm vào chủng tộc người da đen ở Mỹ.  Và cũng nhờ vậy, mà hiện nay không ít trong số những người thuộc các chủng tộc khác nói trên ở Mỹ, đã và đang thành công lớn lao trong mọi lãnh vưc công tư tại Hoa Kỳ... Nói một cách khác, họ đã "tậu" được "Giấc mơ của người Mỹ" cho chính họ và cho con cháu sau này.

Riêng cá nhân tôi, hai mươi năm trước, khi chân ướt chân ráo bước đến xứ này, đã sẵn lòng làm tất cả mọi công việc lương thiện thấp hèn nhất, chỉ để đổi lấy cái hơi thở tự do và tương lai cho con cái mình.  Giờ ngồi nghĩ lại quãng đời lao lực vất vả cũ của những năm tháng mới đến, mà chợt rùng mình khủng khiếp, chẳng thể tin đựoc là chính mình đã có lần phải sống qua những cơ cực khốn khổ như vậy! Mà đoạn kết sẽ ra sao nếu mình không được "hưởng lây" cái kết quả đấu tranh hăng say đầy máu và nước mắt năm xưa của Tiến sĩ King cho Dân quyền của người da đen.

Thế rồi, từ đó, giống như ông, tôi cũng mang một giấc mơ cho chủng tộc đồng bào tôi tại quê nhà đang sống dưới ách Cộng Sản!

Ngày xưa khi còn mài đũng quần ở đại học Mỹ, tôi nhớ một giáo sư môn lịch sử Hoa Kỳ có lần nói rằng, "Lịch sử chỉ là sự lập lại những biến cố trọng đại trong xã hội loài người, cái gì đã xảy ra, sẽ xảy ra lần nữa, chỉ có khác là nơi chốn và thời gian mà thôi..."

Thế thì theo tôi, cái biến cố trọng đại nhất thế kỷ hai mươi của lịch sử loài người, là sự tan rã mục nát bất thình lình của Liên Bang Sô Viết, mà rồi kéo theo sự sụp hoàn toàn các chế độ Cộng Sản ở Đông Âu như tại Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan...

Và sau đây là giấc mơ của tôi...

Tôi ước mơ rằng một ngày nào đó không xa, cái biến cố lịch sử "tan rã và sụp đổ" của Cộng Sản ở Nga và Đông Âu năm xưa sẽ được lập lại một cách chính xác trên quê hương tôi... Rằng một sự "tan rã và sụp đổ" của đảng và chính quyền Cộng Sản Tầu láng giềng sẽ kéo theo sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản ở Việt Nam ngay tức khắc!

Tôi cũng ước mơ rằng rồi có một ngày, một hậu duệ "chóp bu" trong đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam, cỡ Gobachev của Liên Bang Sô Viết năm xưa, khi đã nắm hết quyền bính trong tay, chợt tỉnh ngộ, rồi quyết định từ bỏ theo đuổi con đường Cộng Sản Chủ Nghĩa vô nhân, tàn bạo... bằng cách giải tán lập tức Đảng và nhà nước Cộng Sản, để chấm dứt ngay những khổ đau và tủi nhục đang có ngày hôm nay của dân tộc đồng bào tôi trong nước...

Cuối cùng, tôi xin mượn câu nói của Tiến sĩ King để nhắn nhủ tới đồng bào ruột thịt tôi tai quê nhà, "Tư do sẽ tới! Tư do sẽ tới! Cám ơn Thượng Đế đầy quyền năng, đồng bào tôi cuối cùng rồi sẽ đưoc tự do!"

Xin hãy cầu nguyện cùng tôi, cho giấc mơ của tôi được đến sớm hơn, vì tôi đang khao khát được nhìn thấy nó đến ngay ngày mai, trước khi tôi nhắm mắt lìa bỏ cõi đời này...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,669,319
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến