Hôm nay,  

Ông Trương Lành Và Cơn Bão

06/09/200600:00:00(Xem: 149913)

Bài số 1091-1700-413-vb4060906

Tác giả Nguyễn Hưng chuyển bài đến bằng điện thư. Đúng vào dịp kỷ niệm một năm sau cơn thiên tai Katrina tàn phá New Orleans, bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện viết về những cư dân gốc Việt trong một xóm đạo ở vùng bị đất thiên tai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm và bổ túc dùm sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc

*

Ông bà băn khoăn lắm, chẳng biết làm gì để trả ơn. Từ hồi mới sang, toàn bác ấy giúp đỡ, lúc thì đi bác sĩ, lúc thì đi nhà thờ.. Vậy mà...

 Thôi! Mọi sự phó thác hết cho Chúa. Chúa biết. Tính ông vẫn vậy, lúc nào cũng tin tưởng vào Chúa. Lòng tin ấy như một bản chất, nó ăn sâu trong tâm hồn ông.

Ông hay giúp đỡ mọi người, mà đã giúp ai thì tận tình như việc nhà. Ngừơi ta bảo bản chất ông tốt, như tên của ông vậy, ông Trương Lành. Những lúc rỗI rảnh, ông có thú vui riêng. Bất cứ nhà thờ, hay đền nào, thấy cũ là ông tự mua sơn về sơn lại, không cần ai nhờ. Đi  qua nghĩa địa, thấy cỏ mọc um tùm là ông lăn lưng vào làm ngay. Làm một ngày không xong thì hai ngày, có khi kéo dài hàng tuần. Ông thích thú vớI công việc ấy lắm. NgườI ta bảo, ông ''ăn cơm nhà, vác ngà hàng tổng''. Chính cái tính hay lam hay làm lại đưa ông đi ''cải tạo'' mất mấy năm.

Số là, từ hồi di cư, ở đây có một ông trưởng ấp, gọi là ông chánh Hạp. Nghe nói ngày xưa ở ngoài Bắc ông làm chánh tổng, hét ra lửa chứ chẳng chơi. Vào trong này, hầu hết dân làng đều mù chữ, nên còn biết chọn ai làm trửơng ấp, ngoài ông chánh Hạp " Thế là, cái chức vụ ''quan trọng '' ấy chả ai dám tranh vớI ông. Vốn chỉ quen chân lấm tay bùn, dướI mắt mọI ngườI, ông chánh Hạp oai lắm. Chả biết công việc quan nó ra sao, nhưng mỗI lần ai có công việc cần đến ông thì cũng nhiêu khê lắm. BởI, ông làm việc rất tùy tiện, có khi ông đi đánh tổ tôm mấy ngày chưa về, có khi ông cao hứng ngâm thơ, đánh đàn bầu hằng buổI vớI khách quí, mặc cho ai đến chờ.  Trái lại có khi, gặp ông giữa đường, chìa tờ đơn; ông chẳng cần biết đơn gì, móc con dấu lúc nào cũng sẵn trong túi, đóng cộp một cái là xong. Đại loại công việc của ông là, thỉng thoảng gia đình nào có đình đám hay ma chay, giỗ chạp mờI ông đến, gọI là đại diện chính quyền. MỗI lần đựơc mờI, quan trửơng ấp luôn dẫn theo hai ngườI dân vệ, Ấy ! Ông bảo phải cẩn thận, sợ bị ám sát !!!  Ai cũng biết, ông làm như vậy cho nó oai chứ ở đây, hồi ấy, cả năm cũng chẳng nghe thấy tiếng súng. Đến nhà đám naò,  gia chủ cũng khẩn khoản ông chiếu cố ''ban'' cho đôi lờI, gọI là thêm phần long trọng. Đại loại thế thôi, ngoài ra, ông chẳng quan tâm đến việc gì. Từ hồi nào đến giờ, đừơng xá lầy lộI, nhất là những ngày mưa gió, ông cũng kệ! Trường học các cháu tốc mái mấy lần, ông cũng chả biết! Thế nhưng, chả ai dám thắc mắc, bởI thế, ai cũng nghĩ, cái chức trưởng ấp muôn đờI mãi thuộc về ông. Nhưng sự đờI nó không đơn giản như ông tưởng. Nhân có đợt cải tổ hành chánh, Xã trưởng vốn đã rất chán cái tính ù lì của ông, gợi ý ông nghỉ hưu! 

Chọn ngườI ra gánh vác công việc, dân làng nghĩ ngay đến ông trương Lành, cả cha xứ cũng tán thành. Thế là cái chức trưởng ấp quàng ngay vào cổ ông. Khác với ông chánh Hạp, ông chẳng quản việc gì, đời cũng như đạo, ông gánh tất, nên cha xứ đề nghị ông kiêm luôn chức chánh trương cho tiện. Hậu quả là sau 1975, trong trại tù gọi là cải tạo ông bị xếp vào thành phần đại phản động: Vừa là tai sai Mỹ nguỵ, vừa là tai mắt của bọn Cha Cố ..

Thời gian đầu ông cũng bị lao động cực nhọc và bị theo dõi chặt chẽ. Nhưng dần dà, ngay bọn cai tù cũng phải thấy là ông không có gi là ''ác ôn'', trái lại, họ chỉ thấy ông hiền và chăm chỉ, có khi thật thà nữa là khác. Thỉnh thoảng ông được đảy chiềc xe ba bánh của trại, chở đồ ra trao đổI với dân chúng quanh vùng. Khi về, ông giao lại tất cả, không xà xẻo đi đâu một xu.  Bởi ông vẫn tự nghĩ, danh dự quan trọng hơn đồng tiền; vả lại, người ta không biết nhưng Chúa biết. Có lần ông được trên giao cho về Hố Nai mua dụng cụ thợ mộc để làm chuồng lợn. Thấy bóng ông về, trưởng trại ngạc nhiên hỏi:

- Sao anh về sớm thê" Không ghé về thăm nhà à"

Ông trả lời là trên chỉ sai ông đi mua đồ chứ không nói cho ông về nên ông không tự quyền. Thái độ của ông làm cho nhiều cán bộ trong trại băn khoăn:

- Nếu tất cả mọi ngườI mà tốt như anh thì ..

Nhiều người thấy ông được cán bộ tin tưởng họ bắt đàu dè dặt với ông. Vì, biết đâu ông chả là ''ăng-ten'' được gài vào thì sao, hay it ra ông cũng thuộc thành phần đang phấn đãu chăng. Nhận xét cuả họ cũng có cơ sở. Thật tình, bọn quản giáo cũng có gợI ý:

- Nếu anh thấy có gì, hay có anh nào chưa tiến bộ, anh phải giúp trại và giúp chính anh ấy khắc phục để chóng về với gia đình!!!

Nghe vậy thôi chứ chẳng đờI nào ông hại ai. Với lại, bọn cán bộ cũng thừa biết, thật thà như ông thì chẳng đẻ tâm dò xét ai được, nên họ cũng chẳng nhắc nữa.

*

Lão Khôi ngả hẳn ngườI vào thành ghế, mệt nhọc sau khi điểm tâm một tô phở xe lửa. Cặp mắt lão lừ nhừ như buồn ngủ, nhưng đàu óc  rất tỉnh táo, hắn đang tính toán công việc cho ngày mai.

Hòi mới đầu vượt biên qua, lão cũng ngơ ngác như mọIingười, nhưng chỉ sau một thờI gian ngắn, lão nhận ra rằng, chính sự ngơ ngác ban đàu lại là mối lợi. Mặc dù chẳng học hành bao nhiêu, nhưng lão có bản chất của kẻ ham làm giàu. Sống ở đâu lão cũng thấy được cách làm ra tiền. Hơn người là ở chỗ đó. Bất cứ đòan thể hay sinh hoạt nào, lão cũng tham gia. Chẳng phải vì lòng mến Chuá hay thương ngườI, nhưng để tự quảng cáo! Lão nói, muốn ''làm ăn'' mà ngồi xó nhà cho ma nó biết à, nên lão xông xáo lắm.  Rồi nhờ có thời lái xe tải, nên lão trở thành tài xế đưa đón mọi người, lúc thì đi bác sĩ, lúc thì đi công chuyện giấy tờ... Công việc tạo cho hắn vỏ bọc uy tín. Ai cũng xuýt xoa:

- Bác Khôi thật thà, tốt lắm!

- Cứ nói vớI bác Khôi! Muốn đổi bao nhiêu Food-stamp mà không được.

- Hỏi bác Khôi ấy! Bác ấy biết chỗ ..

Ai cần gì bác cũng mua cho, thượng vàng hạ cám! Từ cái máy giặt tới cái bếp điện, từ cái TV tớI cái đồng hồ... Xuất xứ ở đâu thì chỉ có Chuá biết! Không ai biết rằng, chính sự năng nỏ đó đã mang đến cho lão những mối lợi không nhỏ. Nhiều đưá ghen ăn nói sau lưng:

''Ối giời! Gà què ăn quẩn cối xay...''

Laõ cóc thèm trả lời. Việc lão, lão làm, đưá nào ngưá mồm cứ việc nói. Kệ bà chúng nó ''Miệng gần tai!!!'' Thời gian sau, lão xoay tiền mở một cái chợ. Không phải vì lão sợ thằng nào, nhưng lão thấy làm ăn như vậy có vẻ cò con quá.

Ấy! Cái chợ chỉ là vỏ bọc thôi. Món chính là cái kia cơ... Sang đây lắm thằng lười mà mong làm giàu. Cứ mỗi độ cá cược lão thu chục xấp khỏe re. Mà cái giống ham cờ bạc thì dễ chết. Càng thua thì càng mong gỡ. Nhưng đào đâu ra để gỡ" Đừng lo! Có bác Khôi. Laĩ xuất bao nhiêu cũng không; ''ke'' chơi tất! Mai kia trúng độ trả mấy hồi, nhưng. .. cái ''nhưng'' đau khổ ấy chỉ tổ làm cho ''bác Khôi'' càng ngày càng béo tốt.

 Tất cả việc ''hậu cần'' trong chợ lão giao cho bà Lành. Hòi trước lão phải mướn tới hai người. Lão xót! Nay, mọi sự lão giao hết cho bà, đỡ được bao nhiêu tiền!  Lão nhân nghĩa:

- Thấy... hai bác mới sang, chưa có việc gì làm. Thôi tôi để việc ấy cho bác gái... Có mấy ngườI họ xin ấy mà.. thấy bác thật thà...

- Tính tôi hay thương người .. Đây ! Tôi gỉa bác 800 đồng tiền mặt... Bác đỡ phải khai thuế, lại còn xin được tiền trợ cấp nữa kia... Tha hồ sướng !

Sướng thì cũng chả có gì gọi là sướng, nhưng ông bà cảm động lắm. Ơn ấy biết bao giờ trả" BởI thế, suốt ngày bà làm việc quần quật, chẳng kể giờ giấc. Bà luôn thầm cầu xin Chuá cho bà còn sức khỏe để làm việc. Làm việc để có cơ hội giúp đỡ con cháu ở quê nhà. Chúng nó đói lắm. VớI lại ông bà không muốn phụ lòng tin bác ấy. Nhất là, có lần bà nhớ nghe cha giảng, Chúa trách những người phong cùi vô ơn, không biết cám ơn Chúa và những người làm ơn cho mình.

Cái giống đời, không có tiền thì hay phung phí, nhưng nếu có tiền thì bao nhiêu cũng không đủ. Tiền vào như nước thế mà lão Khôi vẫn thấy chưa vừa ý. Lão thấy cờ bạc thường đi đôi vớI ăn nhậu. Được thì khao, thua thì xả xui! Lão lên ngay kế hoạch biến cái chợ của lão thành quán nhậu. Một môi trường thuận lợI cho bọn làu nhàu lui tới. Tha hồ dụ! Hồi này bọn Mễ sang đông, mứơn chúng nó vừa rẻ vừa không sợ lộ tiếng. Lão sẽ kiếm cớ cho mấy bà già Việt Nam nghỉ việc, rồi mướn mấy em Mễ chiụ chơi .. Việc này phải kin kín một tí. Ông cha xứ mà biết được thì chỉ có chết. Lão xoa tay đắc ý.

 

*

Ông bà trương Lành không lo cho mình mà chỉ lo cho ''bác'' Khôi, bởi đối  với ông bà thì nhu cầu hằng ngày không nhiều. Chúa cho như vầy đã là quá đủ. Ngoài khỏan tiền giúp đỡ con cháu, ông bà dành dụm ra để mua một căn nhà nhỏ, sau này con cháu sang có chỗ cư ngụ, thế thôi. Nhưng đối vớI bác Khôi thì khác. Tội thân bác ấy quá! Người tốt như vậy mà Chúa chẳng cho. Nhớ lại hôm trứơc, trông bác ấy đến là thiểu não. Lúc Bác ấy nói mà như muốn khóc:

- Tôi muốn nói chuyện với hai bác mà nghĩ ngợi quá...  Số là, tôi làm ăn thất bại, mượn vốn ra cái chợ. Như hai bác biết đãy! Lời lãi có bao nhiêu ..không có tiề trả ..  bây giờ ngân hàng nó đòi kéo... Thật khổ! Tôi năn nỉ mãi mà họ không chiụ... Chẳng biết làm sao, đành nói vớI thằng con rể nó đứng ra nó gánh cho. Thôi từ sau tuần này bác khỏi phải ra nữa.

Miệng nói, tay run run rút trong túi ao ra một phong bì:

- Đây! Có chút tiền gọi là. .. trong thời gian chờ tìm việc khác. Tôi xin gởi bác 200. Hai bác nhận thì tôi mừng lắm.

Chính lão Khôi cũng thầm phục cái khả năng đóng kịch của mình. Lão nhập vai hay đến nỗi, giá đứng lâu thêm chút nữa, lão dám khóc thật không biết chừng. Thật ra, cả tái sản của lão đều đứng tên thằng con rể tất. Lão đứng tên thì gia đình lão làm sao còn được ăn trợ cấp" Bây giờ cái gì cũng đắt đỏ, tộI gì bỏ. Mình ăn của thằng Mỹ chứ có lấy của ai" Lão thấy, nhiều thằng thật thà, ngu như vích ấy, suốt đời chỉ làm cu li! BởI thế,đối vớI lão, đồng tiền kiếm được là mồ hôi, là trí não.

 Hôm nay, Lão cứ tưởng bà trương Lành thế nào cũng đòi đủ 800. Trái lại, cả hai ông bà đã không hề nhắc đến mà lại còn tỏ ra thương lão lắm. Không hề biết rằng lão đã quỵt mất mấy trăm bạc tiền công. Ông bà còn áy náy vô cùng, chỉ sợ tại mình làm ăn không khéo để liên lụy đến cho lão.

*

Lần này thì khỏi cần đóng kịch. Bão Katrina ập đến, cuốn phăng đi hết.

Lão Khôi cũng như bao nhiêu người, đói khát, hoảng loạn. Đang lên như diều gặp gió, cơn bão chết tiệt ở đâu đổ ập xuống. Thế là mất tất cả. Cả nhà hàng đồ sộ đang xây. Lão đã đổ hết cả vốn liếng, xoay xở của ngân hàng, bây giờ như thế này! Không mua bảo hiểm, đứa nào nó đền" Mà nếu có còn đi nữa, dân chúng đổ xô tứ tán đi nơi khác, rồi việc làm lại không có, thì cái nhà hàng của lão, có cho không cũng chẳng ma nào lấy. Lãy vào mà gánh nợ à!

''Mẹ! ''

Lão tách riêng ra một mình. Lão không muốn ai nhìn thấy lão thất thểu như chó đói thế này. Mới đây thôi, lão nào có thèm nhìn ai. Dưới mắt lão, chúng chỉ là những đứa dốt, ngày ngày lê thân nhặt bạc lẻ, chưa bằng tiền lão ''boa'' cho em út! Thế mà...  Ngay cả mãy thàng đệ tử lão cũng tệ! Biết lão thất thế, thằng nào cũng kiếm cớ lánh mặt. Bây giờ lão không biết làm gì. Lão tiếc tiền của đã vung vít khi trứoc . Giá còn, lão sẽ làm lại từ đầu.

*

Ông bà trương Lành mấy bữa nay bận rộn hết sức. Lạy Chuá! Vì chỉ có hai vợ chồng thôi nên không vướng mắc. Tài sản chả có gì, vài bộ quần áo mang theo. Khổ thân cho nhiều ngườI mất hết. Ông bà cố gắng giúp đỡ mọi người. Bà thì coi con hộ, ông thì chạy xem ai cần gì thì giúp.

- Lạy Chúa tôi! Bác Khôi .. Bác... bác vào đây, ướt hết cả rồi. Bác đén nông nỗi này cơ à" Tôi tưởng bác di tản lâu rồi. Vợ chồng tôi cứ lo cho bác mãi.

Thật tình thì ai cũng biết cơn bão đang tới. Chúa Nhật đi lễ, cha xứ cũng khuyên mọi người ra đi, nhưng lão tiếc của quá, làm sao đi được. Lão nhất định ở lại giữ của,  quyết ăn thua đủ vớI cơn bão. Đến phút chót lão biết là vô vọng nên mớI chiụ đi, may nhờ một người da đen biết đường, dẫn lão đi tắt mới thoát, chứ không thì giờ này, chắc lão chả phải bận tâm đến của cải thế gian nữa.

 Quây quần bên bàn thờ kê tạm, mọi ngườI lắng nghe cha giảng về Thiên Chúa quan phòng. Cha khuyên mọi ngườI hãy vững tâm, đừng thất vọng, vì  chúng ta luôn có người Cha thương yêu trên trời. Hãy mặc lấy tâm tình của trẻ thơ, luôn trông cậy và phó thác. Hôm nay cũng là tết Trung Thu, một cái tết đặc biệt. Bởi chưa bao giờ có một tết Trung Thu, cha mẹ quây quần bên con cái như năm nay.

Thánh lễ đã xong từ lâu, lão Khôi vẫn còn đang suy tư. Lão nghe những lời giảng lạ tai. Lão quan niệm, tiền bạc chỉ dành cho những người nhanh lẹ, khôn như lão. Phải giành giật mới có miếng ăn. Cả đời lão chưa mở lòng tốt vớI ai, làm gì có chuyện... Bỗng, tiếng ông trương Lành:

- Bác Khôi! Bác Khôi! Bác chưa ngủ ư"

Ông trương Lành nhẹ nhàng ngồi xuống bên. Tiếng ông rù rì như tâm sự:

-   Vợ chồng tôi bàn với bác thế này, nếu không phải bác đừng chấp. Chuyện là, vợ chồng tôi cũng dành dụm được chút tiền. Tính mua một cái nhà nhỏ để sau này các cháu sang có chỗ ở. Nhưng bây giờ có lẽ tính lại, bác a!  Chắc chúng tôi đi sang Atlanta ở luôn với đưá cháu bên ấy. Chuyện mua nhà hãy tạm gác lại. Chúng tôi vất vả quen rồi, chẳng có gì khó khăn... nhưng còn bác... Thế nên, số tiền ấy cứ tạm gởi bác giữ hộ. Lúc nào cần, chúng tôi xin bác sau... Mong bác ở lại mạnh giỏi.

Lão ngỡ ngàng:

- Thế.. hai bác đi thật à! Bao giờ hai bác đi"

- Chắc sáng mai bác ạ!

Lão ngẩn ngơ như chuyện không có thật. Bao nhiêu năm lăn lộn để tìm hạnh phúc nhưng lão chưa hề gặp. Hôm nay lão lại nhận ra, trong ánh mắt ông trương Lành chan chứa sự bình an. Bài hát, các em thiếu nhi còn âm vọng đâu đây;

 ''Hãy đẻ trẻ nhỏ đến cùng ta, vì nước Thiên Đàng là của chúng ..

Ai trở nên bé nhỏ, Chuá sẽ.... ''

 Nguyễn Hưng

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Nhạc sĩ Cung Tiến