Hôm nay,  

Sói Lạc Bầy

16/08/200600:00:00(Xem: 161053)

Người viết:TỐNG CHÍ LINH

Bài số 1079-1688-401-vb4160806

 

Tác giả là một cư dân hưu trí tại Phoenix, AZ. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt, trong đó có những bài "Đàn Ông Bế Con", "Đàn Ông Đi Chợ" rất được bạn đọc ái mộ. Sau đây là bài viết thứ 11 của ông.

*

Bà Đoan mấy bữa nay bận rộn với hai đứa con: thằng Doãn lên 9 và con Liên lên 7, hễ bà đi làm về chưa kịp uống ngụm nước thì chúng nó hối thúc đi chợ mua sắm đồ dùng để đi cắm trại. Thân thể mệt nhừ sau 8 tiếng làm trong hãng, bà chỉ muốn về nhà ngồi trên chiếc Lazy-boy nghỉ ngơi chốc lát, nhưng xem chừng số bà lận đận lao đao từ nhỏ cho đến khi lấy chồng và lại bận rộn hơn khi có hai đứa con với ông Thúc. Các cụ ngày xưa nói không sai:"Có chồng chẳng được đi đâu, có con chẳng được đứng lâu một giờ." Ngoài trời các cụm mây đen đang đe dọa cơn mưa, trong nhà bà quát lớn như tát nước:

- Giời sắp tối rồi đồ chết tiệt ạ, "ba má" ra xe cho con chở đi!

Thằng Doãn con Liên tắt TV chạy vội ra xe, không quên đem theo con heo làm bằng đất mà hai đứa để dành bạc cắc vào đó. Hai đứa mở cửa xe ngồi băng sau, thì bà Đoan cũng đúng lúc ngồi nai nịt lái xe. Thấy hai đứa ngồi yên, bà đe dọa tinh thần chúng nó:

- Hướng Đạo với hướng điếc, bố con mày bày ra chỉ làm khổ tao mà thôi.

Thằng Doãn con Liên không để ý mẹ nói gì, chúng đưa con heo lên lắc qua lắc lại cười nói át cả tiếng nói của bà Đoan, bà quay lui bực bội nói to:

- Đem con heo theo làm gì", nhớ đem về làm thịt cho bố con mầy ăn.

Hai đứa yên lặng không nói gì thêm.

Trước khi đi chợ, Doãn và Liên đã bàn tính với nhau sẽ đập vỡ heo lấy tiền mua những gì mẹ không cho mua. "Ngân hàng di động" này là tài sản của hai đứa để dành được do cha mẹ, người thân  bạn bè cho vào những dịp tết, Noel, birthday.

Chiếc Toyota Camry đến bãi đậu xe tiệm Wal- Mart thì dừng lại. Hai đứa nhỏ mở cửa  xe chạy vù vào cửa tiệm, bà Đoan chậm rải đi sau để mắt coi chừng chúng, bà tự vấn: "Nghĩ cũng tội nghiệp cho con, chúng nó biết gì đâu! Đôi khi bà nóng nảy la rầy vô lý, lấy quyền cha mẹ mà dạy con không đúng cách.cũng phạm lỗi với trời đất. Ngày trước còn ở với bố mẹ, bà đã nhìn thấy ông bà nuôi con quá vất vả cực khổ, lo lắng cho con từ vật chất đến tinh thần ngày đêm mà không than phiền, cho đến ngày bà đi lấy chồng, bố mẹ vẫn còn lo... Tính nóng nảy của bà mới xuất hiện sau ngày lấy chồng và có con, có lẽ đời sống gia đình làm cho bà đổi tính; so với trước kia ai cũng khen hạnh kiểm bà điềm đạm, đó cũng là lý do ông Thúc chọn bà làm vợ."

Hai đứa nhỏ tìm được chiếc cart chở hàng đẩy đi vào các quày, bà Đoan dịu giọng hỏi:

- Các con kiếm được gì chưa"

Chẳng ai trả lời trả vốn mà chỉ thấy chúng nó lắc đầu. Bà Đoan hiểu ý, nên lờ đi cho hai đứa tự do, bà ngọt ngào dặn:

- Mẹ quanh quẩn đâu đây, các con mua xong thì ra chỗ tính tiền chờ mẹ, nhớ mua một lần cho đầy đủ theo như lời mấy anh chị Hướng Đạo lớn tuổi dặn nhá!

- Thưa vâng ạ, bé Liên trả lời.

Thằng Doãn thấy mẹ vui cũng lợi dụng cơ hội năn nỉ:

- Mẹ, cho con mua một cái còi.

- Con có còi rồi mua làm gì nữa!

Bà Đoan trả lời pha chút tếu, mỉm cười, vội đi vào đám đông!

Cashier là những cô rất trẻ, có lẽ được thâu nhận từ các sinh viên học sinh đang nghỉ hè, nên chưa đủ kinh nghiệm tính tiền. Người đi mua sắm hôm nay  là ngày thường mà khá đông nên quày nào cũng thấy thiên hạ sắp hàng dài. Máy tính tiền ngừng kêu thì số tiền hiện lên trên màn ảnh monitor chỉ số gần 200 đô bà phải trả, trong khi hai đứa con đứng xa không dám nhìn mẹ, bà hiểu ý mà vẫn tỏ ra vui vẻ dễ tính với con, nhưng trong dạ, ruột gan chùng xuống khi nhìn vào chiếc cart chất đầy đồ chơi: nào là dĩa bay (Frisbee dish), nào là banh quật (Base- ball), vũ cầu, thuốc muỗi và ngay cả cuộn giây "cột chân gà"v.v. cho 4 ngày trại cuối tuần, đó là chưa kể quần áo đồng phục Hướng Đạo và các thứ khác đã mua sắm những lần trước, bà tính chi tiêu trước sau cho hai đứa gần bằng một tuần lễ tiền lương làm trong hãng.

Ngày vợ chồng ông Thúc ghi danh cho Doãn và Liên vào Hướng Đạo thì mới biết ông Thúc là một Hướng Đạo Sinh thuộc đạo Gia Định bên quê nhà, ông có máu Hướng Đạo trong người, nên khi nghe HĐ thành lập thì ông bàn chuyện với vợ cho hai con gia nhập, ngược lại, bà Đoan không hưởng ứng vì bà nghe mấy người bạn có con đi HĐ nói là họ vất vả với mấy nhóc con đi họp mặt cuối tuần, đưa di đón về mệt nhừ không được nghỉ ngơi, có lần bà bàn với ông Thúc:

- Em thật sự mệt lắm rồi, từ ngày hai đứa vào HĐ hướng điếc thì em ít có giờ nghỉ, em muốn bàn với anh hay là cho chúng nghĩ sinh hoạt "

- Không được, em cố gắng hy sinh cho con chứ!

- Em thấy chẳng có ích lợi gì, giá mà anh không đi làm hai ba công việc thì OK!

- Thế thì từ ngày hai con vào Hướng Đạo em nhìn chúng có thay đổi gì không"

- Có chút chút, hai đứa đi thưa về trình bằng tiếng Việt.

- Đó là hạnh phúc của anh, đó là thành công của chúng mình, em ơi câu chuyện còn dài lắm để từ từ anh kể cho em nghe!

Nói xong, ông Thúc đắc ý cười thật lớn, với một niềm vui vô tận, ông nghiêng người về phía vợ để đặt một nụ hôn yêu dấu... ông biết vợ mình bắt đầu quên tiếng Việt, mà hai đứa con ông thì đang học tiếng mẹ đẻ, sớm muộn mẹ con sẽ dung hòa được ngôn ngữ, nhưng ông cẩn thận không đem chuyện đó nói ra trong lúc này, bà Đoan tiếp tục kể:

- Nhiều khi em là "nạn nhân" của thằng Doãn và là bạn bất đăc dĩ của cả hai đứa.

- Hãy kể cho anh nghe một thí dụ.

- Anh coi đấy, một lần thằng Doãn đem một sợi giây, nó bảo em đưa hai tay cho nó buộc nút thòng lọng hay nút dẹt nút diếc gì đó để thực tập, em chìu con, rồi nó làm kiểu vòng số 8 cột và dẫn em đi quanh nhà, em vừa đau tay vừa buồn cười không sao mở vòng được. Còn con Liên, nó bắt em và thằng Doãn ngồi xuống đất để nó múa và hát thì phải làm theo, mà con nhỏ nó khó tính kỳ cục, trong nhà chỉ có ba mẹ con mà nó bắt phải hát thật to, múa phải xòe đôi tay đúng điệu. Bài hát con nít hồi đó em có hát khi còn đi học như vầy: "Kìa con bướm vàng, kìa con bướm vàng.....xoè đôi cánh....(vừa nói bà vừa đưa tay ra múa), trông nó dị nghị làm sao ấy khi mình lớn tuổi còn ngồi chơi với trẻ nhỏ.

Nghe vợ kể xong, ông Thúc đưa hai tay lên miệng muốn kiềm chế cơn cười, một sự hân hoan trong người đang cuồn cuộn... nhưng ông không nhịn được, đành để ho hen sặc sụa, nước miếng nước bọt bay tứ tung vào người bà Đoan, và bà cũng cất tiếng cười theo. Lần đầu tiên họ tạo tiếng cười với nhau, hòa vui kết hợp của hai vợ chồng kể từ khi họ cho con vào Hướng Đạo.

*

Lệnh Liên Đoàn phổ biến ấn định ngày giờ cắm trại đầu tiên đã hơn một tháng, các ngành kha, thiếu và ấu nam nữ được lệnh chuẩn bị lên đường. Châm ngôn "Sắp Sẵn" của Hướng  Đạo Sinh là sẵn sàng làm nhiệm vụ trong mọi lúc như người chiến sĩ được lệnh thi hành binh vụ khi cần. Doãn gia nhập bầy sói có phương châm là cố gắng và Liên theo chim non, cả hai gọi là ngành ấu.

Trước ngày trại, sói già P. còn gọi là Akêla thường lui tới nhà ông Thúc lo cho Doãn theo lệnh Liên Đoàn, vì được biết tin vợ chồng ông Thúc không theo con tham dự trại được.

Địa điểm cắm trại là phía bắc thành phố, cách Twin- cities hơn 3 tiếng lái xe, nơi đó có công viên, rừng núi bên cạnh Lake Superior thơ mộng. Trước dây chính vùng biển hồ này là địa điểm họp mặt khởi đầu của một số Trưởng để thành lập Liên Đoàn Hướng Đạo Việt Nam. Tổ chức Hướng Đạo theo hệ thống hàng dọc từ Liên Đoàn, Đoàn, đến đội ở cấp địa phương còn Đạo ở cấp cao hơn. Hướng Đạo Việt Nam trực thuộc chương trình điều hành của Hướng Đạo Hoa Kỳ và tuân hành luật HĐ quốc tế, nhưng được phép sinh hoạt riêng theo văn hóa, ngôn ngữ, phong tục của mình. Đặc biệt đôi khi Đạo còn cho phép nam nữ Hướng Đạo Việt Nam dự trại chung.

Đất trại là khu vực công cộng, tuy tiện nghi đúng tiêu chuẩn cho một cuộc họp mặt HĐ không đầy đủ, nhưng vẫn tổ chức được hình thức đội hình trại theo chữ U: Lều Liên Đoàn Trưởng và lều cứu thương ở giữa gần sân tập họp trại sinh, bên phải là đoàn nữ gồm thiếu, kha và chim non, bên trái dành cho đoàn nam có thiếu, kha và sói con.Mặt tiền các lều trại quay về hướng cột cờ ở giữa sân để dễ kiểm soát lẫn nhau và kỷ luật trại phải tuân giữ tuyệt đối. Một số phụ huynh tình nguyện cũng theo nguyên tắc chung,hòa đồng với con em, họ dưng trại rải rác chung quanh khu vực.Nhìn một cách tổng quát, khu vực trại giống địa điểm dừng chân của đoàn người di hành trước khi lên đường công vụ.

Buổi chào cờ ngày đầu trong ánh nắng ban mai mát dịu, anh Liên Đoàn Trưởng trong câu chuyện dưới cờ đã nói về ý nghĩa của trại, bàn đến tuyên hứa cho một vài Hướng Đạo Sinh và nhắn nhủ trại sinh phải coi nhau như anh em ruột thịt, tuân theo luật trại qua các cấp trưởng, đồng thời vui chơi trong tinh thần ôn hòa tương kính lẫn nhau và ngõ lời cám ơn phụ huynh đã khuyến khích cho phép con em vào HĐ.

Những sinh hoạt HĐ như ca hát, học tập chuyên môn, tranh tài kéo giây, tranh đua ẩm thực, bơi lội, trò chơi, đi thám hiểm, đốt lửa trại v.v. làm cho tinh thần trại sinh trở nên  hồn nhiên vui tươi ngoài trời: mỗi một trò chơi,mỗi bài ca hay bất cứ hoạt động hữu ích của người HĐ đều có ý nghĩa. Đời sống ngoài trời không thể thiếu năng động với phong trào HĐ, như nhận định của cụ Baden Powell, vị sáng lập phong trào khi nhìn tuổi trẻ ưa mạo hiểm, muốn khai phá thiên nhiên mà thiếu tổ chức, nên ông mời gọi họ gia nhập phong trào, đoàn ngũ hóa thanh thiếu niên và ông đã thành công.

Mấy ngày trại qua thật mau khi Liên Đoàn thông báo đêm lửa trại tối nay và trò chơi lớn vào ngày mai trước khi chia tay, thế là các đội đi vào công việc thi đua thực tập văn nghệ và học hỏi chữ Morse chuẩn bị cuộc vui, xem ra cuộc cắm trại nào của HĐ cũng phấn khởi, nhưng nếu không có lửa trại thì chẳng còn ý nghĩa và mất đi sinh khí núi rừng sông biển mà họ gần gủi.

Đêm lửa trại thật vui và cảm động trong bài ca nhảy lửa, các đội thi đua văn nghệ, trò chơi và kể chuyện v.v. Người HĐ quản trò khéo léo điều khiển chương trình vui nhộn trong ánh lửa chập chùng bốc sáng. Nhìn tuổi trẻ VN, nhìn các em ngây thơ trong sạch; những nét mặt hồn nhiên cùng với phụ huynh tham dự lửa trại muốn kéo dài cuộc vui, tôi có cảm tưởng mọi người đang sinh hoạt trên quê hương khi tiếng Việt được vang vang nghe một góc trời.


Cuộc vui đã tàn, đêm nay khí trời thật dễ chịu, ánh trăng rằm rõ sáng, tôi nằm trên bãi cỏ nhìn trăng sao, thả hồn vào không gian vô tận chợt nghe tiếng sóng vỗ, tiếng loài vật núi rừng buồn kêu trong u tịch, tôi liên tưởng những kỷ niệm xa xưa, những buổi cắm trại đầy tình người ngày nào trên quê hương Việt.

Hôm nay trò chơi Hướng Đạo để huấn luyện cho các em có tinh thần đồng đội, gan dạ, chịu đựng thử thách, tập tính lanh lẹ thông minh qua chữ Morse và dấu đi đường. Ngành ấu vì tuổi còn nhỏ nên không tham dự cuộc chơi, chỉ trừ Doãn lớn con hơn thì được theo bầy trưởng và các anh ngành thiếu dự cuộc.Địa điểm phát xuất từ sân trại, mỗi đội được phát một mật thư bằng chữ Morse để hóa giải nội dung và theo dấu đi đường vào khu rừng tìm mục tiêu ở hướng tây. Đội của Doãn có 7 người là đội đa số các "tân binh"chưa mở được mật thư nên đi sau cùng trong số 9 đội tham dự. Khi trò chơi đã chấm dứt một giờ sau đó thì các trại sinh phải về tập trung tại sân cờ để Liên Đoàn tuyên bố giải thưởng, thế mà vẫn chưa thấy đội của Doãn có mặt trong hàng ngũ với anh em.

Theo đúng chương trình, lệnh nhổ lều phải thực hiện đúng thời gian ấn định tức là sau trưa khi cơm nước xong. Trong lúc trại sinh đang bận rộn thì bầy trưởng P. dẫn 5 HĐS về tới trong tư thế mệt mỏi áo quần lấm nhem. Bé Liên suốt buổi sáng không thấy anh mình và bây giờ cũng không  thấy có mặt trong toán, nên tìm đến bầy trưởng hỏi tin, nhờ vậy sói già Akêla mới biết Doãn đã đi lạc trong rừng, hay đâu đó trong vùng này. Sói già cho biết khi đang tham dự trò chơi Doãn bị mệt, nên xin trở về trại vì không leo lên dốc xuống đồi được, bầy trưởng muốn cho một thiếu sinh đưa sói về nhưng Doãn từ chối muốn đi một mình.

Không khí sinh hoạt đang vui nhộn bình thường trở nên khung cảnh buồn lo, từng trại sinh ai cũng nghĩ về "một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ", các cấp trưởng có trách nhiệm an toàn đưa đi dẫn về cho Doãn tỏ ra lung túng lo âu, chỉ có sói và chim non vẫn hồn nhiên coi như không có gì xảy ra.

Theo lệnh Liên Đoàn Trưởng, các em lớn chia ra từng nhóm trở lại khu rừng đi tìm Doãn, một mặt các trưởng liên lạc với sở Cảnh sát địa phương báo cáo kịp thời, mặt khác xử dụng điện thoại gọi về gia đình ông Thúc nhưng không ai trả lời, hỏi bé Liên thì được biết: "bố đi công tác ngoài tiểu bang, mẹ đi lễ ngày Chúa nhật". Sau gần một tiếng tìm kiếm, các toán thất vọng trở về đất trại, các trại sinh và phụ huynh tụ năm tụ bảy bàn tán to nhỏ trong tuyệt vọng.

Bỗng có tiếng còi tập họp từ lều của Liên Đoàn, còi ré lên kêu to hơn mọi lần làm người nghe từ xa cũng nhận rõ như tiếng ngựa hí bên tai. Liên Đoàn tập họp theo đội hình tròn thật nghiêm chỉnh, một vài người đoán trước có tin gì xảy ra. Anh Liên Đoàn Trưởng bước ra giữa đoàn chào trại sinh theo cung cách HĐ, khi nhìn thấy bộ mặt vui tươi của anh, mọi người hồi hộp chờ đợi người trưởng phát biểu:

"Cách đây vài phút, bé Liên nói cho tôi biết đã tìm được anh cô đang ngủ trong bụi cây  ngoài bờ hồ, tôi nhờ bé trở ra đón Doãn về và hai em đang trên đường về trại." Nghe đến đây thì mọi người reo hò, trong tiếng vỗ tay liên tục, thì từ xa hai hình bóng sói và chim non từ từ đi về nhập bầy trong nước mắt cảm động lẫn hân hoan của trại sinh. Mọi người đến bắt tay và đặt nụ hôn thân thương cho hai em; một sự chào đón tình thân trở về với gia đình Hướng Đạo.

Sói lạc bầy đã trở về với bầy là nguyên nhân tình anh em ruột thịt giữa Doãn và Liên, nếu không nhờ Liên, bầy sẽ lạc sói, thì cấp trưởng Hướng Đạo nói được gì với mọi người.

Đó là một trách nhiệm khó khăn cho các trưởng! 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,284,024
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến