Hôm nay,  

Chuyện Tháng Tư: Về Vn Xem Mắt Vợ

13/04/200600:00:00(Xem: 237886)

Người viết: NGUYỄN HỮU THỜI <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Bài số 986-1595-308-vb6140406

*

Tháng Tư 1975, khi con cái lôi cha mẹ di tản, ông mới 45 tuổi, lòng còn lưu luyến cô bồ trẻ. Tháng Tư 2006, thành ông cụ goá 76 tuổi, cụ được con cái thu xếp cho về Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namxem mặt vợ, một cô còn trẻ hơn cô bồ năm xưa. Đó là Chuyện Tháng Tư của Nguyễn Hữu Thời, một tác giả quen thuộc của Viết Về Nước Mỹ. Ông Thời, nguyên là nhà giáo, cựu sĩ quan VNCH, hiện làm việc cho hãng Sypris Data System, Los Angeles.

*

Chiếc máy bay của hãng hàng không Eva nhẹ nhàng đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, bánh xe lướt êm nhanh trên phi đạo, chậm dần, rồi ngừng hẳn. Các cô tiếp viên Đài loan trong đồng phục màu xanh da trời đứng hàng ngang trước mặt hành khách nói lời cảm ơn, xong cúi rạp người xuống chào; trông thật trịnh trọng, và lễ nghi làm cho Cụ Cả hài lòng lắm. Đây là lần đầu tiên Cụ về thăm quê cha đất tổ sau ba mươi năm bỏ nước ra đi.

Cụ về Sàigòn có ba mục đích rõ rệt: Xây lại mồ mã ông bà, tổ tiên. Thăm viếng bà con, bạn bè, ai còn, ai mất. Và đặc biệt là xem mắt vợ. Cụ không thể nào diễn tả hết nỗi vui mừng, hồi họp của mình. Tuy đã bảy mươi lăm, nhưng vóc dáng, sức khỏe như người năm mươi không bệnh họan. Cụ thường khoe với bạn bè là từ hồi cha mẹ sinh ra đến giờ, Cụ chỉ có năm, ba lần nhức đầu, sổ mũi, không đi bác sĩ, rồi tự nhiên cũng hết.

Cụ Cả hồi tưởng lại cũng cái ngày nầy ba mươi năm trước, lúc đó Cụ vừa đúng 45 tuổi, tuổi trung niên. Cụ có ba người con: Loan, cô con gái đầu lòng 22 tuổi, Linh, em Loan 20 và thằng út Lân 16. Bây giờ Loan đã thành bà nội, Linh là bà ngoại, còn út Lân đã có hai con. Cụ lẫm nhẫm triết lý bi quan "Thời gian thấm thoát thoi đưa, nó lặng lẽ trôi, và đời người như giấc chiêm bao, như mây bay, như gió thổi, như bóng câu qua cửa sổ, thấy đó rồi mất đó, khiếp quá đi thôi! Chưa kịp làm gì thì tuổi già sồng sộc kéo đến, sắp hết đời rồi."

Hồi đầu tháng Tư năm 1975, Loan, Linh đang là thơ ký sở DAO của Mỹ trong phi trường Tân Sơn Nhất, được xếp Dave bí mật báo cho biết nhân viên sẽ phải di tản, và khuyên họ nếu muốn có thân nhân trong gia đình cùng đi thì khai tên trong danh sách, hầu được di tản khi có lệnh.

Ngày 21 tháng Tư 75, Loan, Linh được phép từ sở về nhà thu xếp đem cha mẹ và em mình đến địa điểm tập trung bí mật ở đường Nguyễn Minh Chiếu, Phú nhuận để lên xe buýt quân sự Mỹ vào phi trường TSN di tản qua đảo Guam. Mặc dù có nhiều tiếng năn nỉ, ỉ ôi, lời hơn, lẽ thiệt của hai cô gái cưng; nhưng Cụ quả quyết từ chối không đi; kéo theo bà vợ và út Lân phải ở lại. Không phải Cụ ưa thích gì bọn Việt Cọng nhưng Cụ có lý do thầm kín không thể tiết lộ ra với gia đình trong lúc nầy được.

Qua tới Guam, một lần nữa, Loan Linh liên lạc được với xếp Mỹ của mình còn lại ở Sài gòn là bằng mọi cách giúp đem cha mẹ và em mình rời khỏi Việt nam bằng bất cứ giá nào. Ông Dave Barn không rõ có nợ nần, ân oán gì với hai cô ấy không; mà sáng ngày 26 tháng Tư, ông cùng người tài xế và thông dịch viên tới tận nhà Cụ giải thích, và nói khó rước cho được hai vợ chồng Cụ và út Lân vào phi trường TSN. Lần trước, Cụ nấn ná, do dự, từ chối, viện cớ là không biết tiếng U, tiếng Anh, qua Mỹ làm sao sống được, nhưng thực ra Cụ không nỡ đường đột ra đi; bỏ lại người yêu là nàng Triệu Hà Anh, 34 tuổi, con gái ông Triệu Mãnh, chủ chành lúa gạo Bình đông, quận Tám, Sài gòn.

Năm 1953, Cụ nguyên là lính ngự lâm quân theo hầu vua Bảo đại đóng ở Đà lạt. Sau hiệp định Geneve tháng 7 năm 1954, hoàng đế Bảo đại ở lại bên Tây, và cử chí sĩ Ngô đình Diệm về làm thủ tướng, đơn vị ngự lâm quân không còn cần thiết nữa; nên bộ tổng tham mưu phân bổ Cụ ra đơn vị bảo an đoàn đóng ở Blao. Trong một đêm đi kích, Cụ trúng mìn Việt Cọng, bị thương nặng được chở về quân y viện cứu chữa. Rời nhà thương, cấp trên thuyên chuyển Cụ về đơn vị ba quản trị trung ương, đường Tô Hiến Thành, Sài gòn, phân loại ba thặng số, được giải ngũ theo đơn xin. Giã từ quân ngũ, Cụ về phụ vợ buôn bán sạp gạo, nếp, đậu xanh, đậu nành v..v... ở chợ Nancy, góc đường Cộng hòa và Trần Hưng Đạo, Sài gòn.

Do nghề nghiệp, Cụ thường tiếp xúc với ông Triệu Mãnh, người Việt gốc Hoa, và có dịp quen biết cô Triệu Hà Anh, con gái ông Triệu Mãnh. Nhờ tài ăn nói lưu loát, có duyên, đầu tóc lúc nào cũng chải tém giống y hệt hề Tùng Lâm, thêm cái mã bên ngòai trông như công tử Bạc liêu, good looking, áo quần thẳng nếp; nên chẳng bao lâu làm xiêu lòng người đẹp, duyên phận đang lỡ làng, và hai người trở thành "già nhân ngãi, non vợ chồng". Nhưng lần nầy, cụ đành phụ người yêu, lòng đau như cắt, miễn cưỡng, bóp bụng lên xe ông Dave ra điểm tập trung bí mật rời Sàgòn, và không kịp nói lời từ giã người yêu.

Từ ngày đó, Cụ mất hẳn liên lạc với nàng. Thời gian cùng đời sống mới ở Mỹ là liều thuốc nhiệm mầu giúp Cụ quên đi hình bóng, kỷ niệm người xưa.

Ở trại Orote Point đảo Guam, mỗi ngày Loan Linh đều lên trung tâm tìm kiếm người thất lạc, nghe ngóng tin tức những người mới đến. Chỉ mấy hôm, Loan Linh tìm được cha mẹ và em tại đây, và cả gia đình được Hồng Thập Tự Mỹ đưa lên phi trường Anderson, rồi vào lục địa Hoa kỳ tạm trú tại trại Pendleton, nam Cali.

Hai mươi hôm sau, cả nhà được một nhà thờ công giáo Mỹ bảo trợ về thành phố San Marino, nam Cali. Loan, Linh nhờ sự ân cần giúp đỡ, giới thiệu của ông bà Brown, hội viên nhà thờ đồng thời là thành viên có nhiều cổ phần trong hãng thầu xây cất quốc tế Partson nên hai nàng được nhận vào làm thơ ký. Cụ Cả được tuyển làm phụ tá bảo trì, chăm sóc cây cảnh, hoa lá của công ty nên cuộc sống mới của mọi người được ổn định khá mau lẹ.

Năm 1980 Loan, Linh cùng cha góp tiền "down payment" mua căn nhà bốn phòng ngủ trong một khu khá tốt, thời giá lúc đó bốn mươi hai ngàn đô la ở city San Gabriel, cạnh city San Marino. Nhờ tiền down khá lớn, nên tiền trả hàng tháng mortgate không nhiều, và bà Cả lãnh áo quần về nhà may thêm, còn trông con cho những cặp vợ chồng Việt nam trẻ bận đi làm, đi học, út Lân vào đại học, có việc làm part time trong trường nên gia đình cụ có một cuộc sống sung túc.

Thời gian qua nhanh, Loan Linh lần lượt lên xe hoa về nhà chồng. Tuy vậy, cuộc sống gia đình vẫn "xuôi chèo, mát mái" êm đẹp, vui vẻ, không có gì trục trặc, trở ngại, nhất là về mặt tài chánh. Nhưng Trời thường không chiều lòng người, "Mưu sự tại nhân. Thành sự tại thiên". Năm 1983, bà Cả Công bị tai biến mạch máu não; đột ngột qua đời để lại cụ "Gà Trống Nuôi Con".

Năm 1984, út Lân tốt nghiệp đại học, và có việc làm ở một city khác, chàng lấy cớ cần phải ở gần sở nên dọn ra riêng, nhưng thực ra là để được tự do đàn đúm, vui vẻ với bạn bè, tuy chỗ Lân làm việc chỉ cách nhà hơn mười lăm cây số.

Cụ Cả Công lặng lẽ tiếp tục đi làm, và sống âm thầm, đơn chiếc cho đến tuổi hưu sáu mươi lăm (năm 1995). Thấy cha mình đã hưu trí nhiều năm, góa vợ, tuổi lại cao mà phải sống lủi thủi, đơn độc trong căn nhà rộng, Loan Linh liền nghĩ ra cách là phải tìm một người đàn bà có sức khỏe tốt để sớm hôm cùng cha gìa bầu bạn, chuyện trò và đặc biệt là săn sóc, giúp đỡ cha khi tối lữa, tắt đèn, mưa to, gió bão, động đất, lụt lội, khủng bố, đau ốm, bệnh hoạn. Nhìn đi, ngoảnh lại trong cộng đồng Việt nam tỵ nạn Cộng sản ở Mỹ không có ai, dù Loan Linh có quen biết nhiều người cùng phái; nửa đàng đứt gánh, dang dỡ, cô đơn, lẻ loi nhưng ai ai cũng có đời sống riêng rồi. Hơn nữa, với tuổi tác của Cụ khó tìm được người vợ ở đây. Hai chị em bàn tính mãi vẫn chưa có một quyết định nào.

Dùng dằng cho đến năm 2004, Loan Linh mới tìm ra giải pháp. Một hôm trên đường đi làm về; Linh chợt nghĩ ra, liền ghé qua nhà Loan:

- Chị Hai à! Em vừa mới nghĩ ra chuyện "tục huyền" cho cha đó.

- Bộ mầy kiếm ra ai rồi hả"

- Ở đây thì không. Chỉ còn về quê mình ở Việt nam thôi.

Hè năm qua, Loan Linh thu xếp chuyện nhà, chuyện sở làm; cùng lấy vacation một lúc về Việt nam cố kiếm cho được người đàn bà để "nâng khăn sửa túi" cho cha già.

Nắm bạc đâm tọat tờ giấy. “Mạnh vì gạo bạo vì tiền." Loan Linh nhờ nguời bà con giới thiệu đến gặp chị Sáu Tửng hiện là "cò" chuyên kiếm gái quê Việt nam cho Ba Tàu Đài loan cưới làm vợ. Chuyện làm ăn của chị Sáu ngày càng phát đạt. Chị bận rộn quanh năm, suốt tháng. Đặc biệt chị chỉ kiếm vợ cho những tên Ba Tàu Đài loan thôi, nhưng lần nầy vì nể nang sự nhờ cậy của Ba Dao, dân xã hội đen, có bà con xa gần với Loan Linh nên chị vui vẻ nhận lời. Chị Sáu đãi bôi nói:

-Hai em để chị lo cho. Với bọn Tàu thì khác; nhưng với bác Ca, lại là bà con với anh Ba, người nhà cả mà. Chị phải kiếm người vừa đẹp, vừa nết na, trẻ trung, hiền lành cho Bác mới được.

-Tụi em đặt hết tin tưởng vào chị đó.

Trở lại Mỹ, Loan Linh và chị Sáu điện thọai qua lại, sắp xếp, "deal" tới, "deal" lui, mấy tiệm bán card phone bên Mỹ, và bưu điện Việt Cọng ở Sàigòn đâm ra đắc hàng. Những âm thầm toan tính giữa Loan Linh và chị Sáu, Cụ Cả hoàn toàn không rõ, Cụ chỉ nghe phong phanh là các con tính kiếm người về cùng sống với mình cho nốt quãng đời còn lại.

Từ ngày 26 tháng Tư năm 75, ngày mà ông Dave và thông dịch viên tới tận nhà đưa Cụ qua Guam, Cụ thấy mình lệ thuộc hẳn vào hai cô con gái quá khôn ngoan, lanh lẹ, và đầy mưu chước nầy. Các cô quyết định điều gì, dù muốn hay không, trước sau gì Cụ cũng chấp nhận. Cụ như chiếc lá trôi xuôi theo giòng nước không thể trôi ngược được. Tuy ban đầu, cụ không mấy tích cực nghe theo chuyện về Sài gòn xem mắt vợ nhưng vẫn đi để được "một công đôi ba chuyện" nhân dịp xây lại mồ mả tổ tiên, thăm viếng bạn bè v...v... cụ nghĩ Loan Linh đã toan tính điều gì thường có lợi hay huề, chứ không hại gì nên không ra sức phản đối.

Cụ không có tài làm thơ như thi sĩ Hạo Nhiên ở SanJose, người bạn thân trẻ tuổi của cụ; nhưng cụ cũng nhớ đôi ba câu Kiều trong Đoạn Trường Tân Thanh của đại thi hào Nguyễn Du để tự an ủi và bày tỏ nỗi lòng: "Cũng liều nhắm mắt đưa chân... mà xem con tạo xoay vần đến đâu!"

Về tới Sài gòn, Cụ được Ba Dao, cháu gọi bằng chú trong họ ra đón, và đưa về ngụ tại khách sạn năm sao nơi Tổng thống Mỹ Clinton khi viếng thăm Việt nam năm 2000 tạm trú. Mọi việc được Sáu Tững cùng Ba Dao sắp đặt thật chu đáo.

Sau khi thu xếp chuyện xây lại mồ mã tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thăm viếng bè bạn; đến tuần lễ thứ ba, Sáu Tửng cùng Ba Dao đưa một cô gái trẻ đẹp đến khách sạn gặp Cụ. Chị Sáu giới thiệu tên cô gái là Palette. Cô ta liền lên tiếng chào cụ bằng tiếng Pháp:

-Bonjour cheri! Comment t‘allez vous"

Cụ Cả không trả lời, ngước mắt nhìn cô gái, và lấy làm lạ lắm. Sáu Tửng lấy cùi chỏ thúc nhẹ và hông Palette, và thì thầm: "Ông là Việt kiều Mỹ đâu phải Việt kiều Pháp." Paulette liền tiếp:

-Hi! Honey! How are you"

Thấy Cụ vẫn lặng thinh, Paulette xổ ra một tràng tiếng Việt:

-Chào anh! Anh mạnh giỏi không" Lần đầu tiên về Sài gòn anh thấy thế nào"

Cụ ngạc nhiên, giật mình, ngỡ ngàng tưởng mình nghe lầm hay cô nầy trông gà hóa cuốc chăng. Paulette còn rất trẻ, cỡ hai muơi hai, hai mươi ba tuổi, mặt mày son phấn loè loẹt. Cụ không trả lời câu hỏi của nàng, nghiêm mặt nhìn thẳng vào Ba Dao, Sáu Tửng, và bắt bẻ:

- Cô nầy sao xưng hô với tôi một cách hồ đồ như vậy. Cô ta nhìn tôi thế nào mà gọi tôi bằng anh! Lại còn xổ cả tiếng Tây, tiếng Mỹ với tôi nữa.

Mọi người nhìn nhau chưng hửng! Ba Dao lên tiếng:

- Thưa chú! không lẽ hai em Loan Linh không trình rõ với chú chuyện cô Paulette nầy sao!

- Chúng nó có nói là tôi về xem thử người đàn bà mà chúng đã kiếm cho tôi, tôi nghĩ ít ra cũng bằng trang, bằng lứa hay kém tôi cỡ năm, mười tuổi là cùng. Đàng này các người đưa cô em nầy đến đây. Đúng là xã hội ta đang sống; thực sự đã đảo điên, loạn cả rồi! Không còn thể thống gì hết.

Ba Dao nhìn Sáu Tửng như ngầm bảo lên tiếng đi. Sáu Tửng ngỡ ngàng nhìn Cụ, và tỏ ra lo lắng là mình sắp mất mối lợi lớn rồi. Chị liền nhìn qua Ba Dao ra vẻ cầu cứu. Ba Dao ôn tồn, lễ phép thưa:

- Thưa chú! Cháu nghe người ta nói, các cụ cao niên thường thích "chơi trống bỏi" hay trâu già thích nhai cỏ non; riêng chú, cháu thấy khác người quá! Cô Paulette nầy được cả người lẫn nết đó chú.

- Nè Dao! chuyện đó cũng tùy người đó con. Chỉ có những tên già dịch, ăn no, rững mỡ, vô đạo đức, bất chấp luân thường đạo lý ở đời; mới bỏ tiền ra hưởng thụ một cách tồi tệ với những người đàn bà còn nhỏ tuổi hơn con mình, nhất là những người con gái Việt nam; chỉ vì hiện tại, họ quá nghèo khổ nên mới bấm bụng bán thân đi thôi. Phần chú, chú chỉ muốn tìm người nào bằng trang, bằng lứa với mình thôi. Chuyện nầy để khi trở về Mỹ, chú sẽ bàn thảo với Loan Linh lại đã......

Lúc ra về chị Sáu Tửng nói với Ba Dao:

- Hôm nay, chúng ta bị tổ trác rồi! Mất cả chì lẫn chài. Gặp phải ông già gàn, ông gìa điên. Gái tơ không thích lại thích mấy bà lão; rước họ về chỉ tổ thay tã đổ bô hoặc đẩy xe lăn cho họ thôi. Không biết em phải ăn nói làm sao với hai cô Loan Linh đây.

-Em yên tâm đi! Chuyện đấy để anh lo cho.

Nguyễn Hữu Thời

Ý kiến bạn đọc
13/05/202109:11:41
Khách
cialis online without prescription: <a href=" https://cialisbnb.com/# ">buy cialis doctor</a> cialis online daily
https://cialisbnb.com/# buy cialis online in canada
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,303,239
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.