Hôm nay,  

Mẹ, Tôi, Và Bài Học Đầu Đời

14/05/200600:00:00(Xem: 113782)

Người viết: Nguyễn Hồng Chương <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 1010-1619-332-vb8140506

 

*

 

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, mong ông sẽ có thêm bài mới và vui lòng bổ túc ít dòng tiểu sử , địa chỉ liên lạc.

 

 

*

 

Mỗi khi hạ về, ngày của Mẹ lại đến. Bất chợt, bâng khuâng, tôi bỗng thấy ganh tỵ với những ai còn được cài bông hồng trên áo!  Sự ganh tỵ ích kỷ, nhỏ nhoi nhưng thật khó tránh khỏi.

 

Thế rồi mọi ký ức, kỷ niệm với Mẹ, về Mẹ lại ùa về vỡ òa từng rung cảm để tôi không thể không cầm viết.  Viết không hay, nhưng phải viết vì dẫu sao viết cũng là một phương tiện để chuyển tải những ý nghĩ trong tâm hồn mình vậy.

 

Tôi còn nhớ, ngày còn bé, vắng cha vì cha phải đi "học tập cải tạo".  Mẹ ở nhà một mình, tần tảo ngược xuôi, bôn ba để kiếm sống và nhất là sợ đàn con thất học. Mẹ đã không quản ngại cốt để đàn con được NÊN NGƯỜI!

 

Suy nghĩ ấy, tiếc rằng, tôi chưa có được lúc ấy, để có thể cảm thông và chia xẻ gánh nặng với Mẹ trong những lúc nhọc nhằn.

 

Mãi đến sau này, khi lớn khôn hơn, tôi mới hiểu nhưng không khỏi ngạc nhiên, vì sao Mẹ không than vãn lời nào, mà ngược lại Mẹ vẫn vui vẻ mỗi khi anh em tôi mang những mảnh bằng khen nhỏ xíu ở trường về.  Tôi không nhớ rõ, vì đói quá hay thèm được ăn ngon, có một lần tôi dối Mẹ rằng mình bệnh không thể đến trường được.  Bàn tay ấm áp của Mẹ sờ lên trán tôi (lúc ấy hoàn toàn bình thường).  Mẹ thừa biết những gì tôi muốn! Mẹ chẳng la, chẳng rầy mà chỉ thấy chừng năm phút sau, một ổ bánh mì và một ly sữa nóng bên cạnh tôi.  Mẹ quay đi để giấu những giọt lệ chảy dài, vì vô tình để con mình thèm khát và từ đấy, Mẹ đã dạy tôi bài học về sự hổ thẹn của lương tâm đầu đời!

 

Ngày tiễn tôi ra ga vào <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Saigonthi Đại Học, Mẹ không quên dặn dò từng ly, từng tý, không phải là những bài toán nhỏ trên trang giấy trắng học trò, mà lá cách đối nhân sử thế.  Mẹ thường nói với anh em tôi rằng: "nhà mình đã nghèo, nên các con phải cố học, để sau này có thể đổi đời các con ạ!"

 

Rồi năm tháng trôi qua, tất cả anh em tôi đều lần lượt có giấy báo trúng tuyển.  Mẹ vui lắm, mừng lắm vì đã gặt được quả khi gieo.

 

Tôi háo hức xa nhà để bước vào nội trú.  Thế mà sự háo thắng và thách thức ngông cuồng của một chàng trai mới lớn, mới tập tễnh vào đời cứ tan biến dần trong màn đêm, ngay cái đêm đầu tôi sống xa Mẹ! Tôi không lạnh vì thời tiết mà chỉ thấy thấm thía  cái thiếu thốn tình cảm như khi gần bên Mẹ!  Tôi cảm thấy mình cần cái ấm áp vô hình ấy, dù chỉ một thoáng thôi để có thể chợp mắt trong đêm dài...

 

Ngày mới sang Mỹ, Mẹ và tôi dùng xe bus để đi khám bệnh.  Căn bệnh xuất hiện từ những ngày tần tảo ngược xuôi trong dĩ vãng.  Linh cảm cho tôi biết rằng mình không còn được gần Mẹ nhiều lắm vì những lúc trễ chuyến.  Chiếc xe bus cứ vô tình lao đi, hút dạng.... Giá mà lúc ấy tôi có thể cõng được Mẹ cho kịp chuyến xe!!!

 

Hơn ba năm sau khi tái định cư ở Mỹ, dầu có nhiều phương tiện và thuốc thang quý giá, nước Mỹ cũng đành bó tay.  Căn bệnh của Mẹ vẫn là đề tài của y khoa, vì theo lời bác sĩ, xác suất chỉ 1 phần triệu người mới có.

 

Mẹ nằm đó gần như bất động, suốt một tuần lễ trong phòng hồi sức, bố và anh em tôi đứng xung quanh.  Tôi cầm tay Mẹ mà chẳng nói được lời nào.  Nước mắt cứ chảy tuôn như thấu hiểu công nuôi dưỡng sinh thành.  Tôi nghẹn ngào nói lời vĩnh biệt với Mẹ, tay trong tay, lần đầu tiên tôi cảm nhận CÁI CHẾT và Sự Sống mỏng manh dường nào!

 

Thấm thoát đã gần 12 năm không còn Mẹ, Mẹ ở nơi chín suối chắc không buồn lắm vì con vẫn nhớ mãi những bài học đầu đời!

 

Con thương Mẹ lắm! Mẹ ơi!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,128,195
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, rồi dựng ngiệp trên đất Mỹ. Sau đây là phần cuối khi gia đình tác giả di chuyển về Orlando đầu tư vào ngành địa ốc và sinh sống tại đây.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến