Hôm nay,  

Dậy Học Trên Đất Mỹ (2)

18/05/200600:00:00(Xem: 58535)

Người viết: <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />CHUTẤT TIẾN<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 1014-1623-336-vb5180506

 

*

 

Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà văn, nhà hoạt động cộng đồng  quen thuộc. Sau đây là bài trả lời một số góp ý từ trong nước với  một bài viết cũ của ông về kinh nghiệm nhà giáo.

 

*

 

Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ  Cần Thơ,  một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư thứ hai cũng từ một Giáo Sư ở quê nhà.

 

Cả hai lá thư đều đặt ra vài câu hỏi tuy khác nhau về ý nghĩa của từng câu, nhưng cùng tương tự ở một mục tiêu là làm thế nào để nâng cao giá trị của việc giáo dục ở Việt Nam cho kịp với sự phát triển của nền giáo dục Mỹ, khi mà đa số học sinh Mỹ rất "quậy", rất thiếu "Tôn Sư, Trọng Đạo".

 

Để có thể phần nào giải thích những thắc mắc đó, tôi xin được trình bầy tóm lược một số điểm quan trọng trong việc dậy học ở Mỹ này để mong những người ở Việt Nam thấy được tại sao học sinh ở Mỹ này "quậy" như thế, lại vẫn có rất nhiều nhân tài làm cho nước Mỹ lúc nào cũng đi đầu trong đại đa số các lãnh vực kinh tế và khoa học trên toàn thế giới.

 

1-Học sinh được đối xử như những Con Người độc lập, không phân biệt tuổi tác, giới tính, hay xuất thân xã hội. Dù tuổi tác lớn nhỏ, dù mới học lớp 5 hay lớp 12, dù khỏe mạnh hay tật nguyền, nhân cách cuả học sinh vẫn được tôn trọng. Trong lớp, các học sinh có quyền phát biểu mọi ý kiến, kể cả ý kiến chống lại Giáo Viên, Nhà Trường mà không sợ bị trù dập. Khi có học sinh chất vấn (về nội dung cuả bài học hay về tư cách cuả giáo viên), nguời dậy học phải bình tĩnh mà trả lời cho đến khi học trò thông qua mới thôi. Có những câu hỏi rất xấc xuợc, nhưng Thầy giáo vẫn phải thản nhiên giải đáp, không coi đó là một sự tấn công cố ý mà tìm cách trả đũa. Xin đơn cử một thí dụ về truờng hợp cuả tôi. Một học sinh lớp 12 hỏi tôi một cách chế diễu và kỳ thị: "Ông Thầy, ở nuớc Việt Namcuả ông có chữ viết không" Chữ viết cuả nuớc ông có lăng quăng như mấy con trùng không" Ông viết cho tôi một hàng chữ xem nó như thế nào""  Một em gái cũng lớp 12, thuộc loại "quậy" nhất trong lớp, kêu tôi lại gần và cho tôi xem hình cuả đưá con cuả em, mới mấy tháng tuổi, và hỏi: "Thầy thấy con tôi và tôi đẹp không"" và "Thầy nhận xét về tôi như thế nào" Có sexy không"" Nguời trả lời những câu hỏi đó, nếu mất bình tĩnh sẽ có thể bị "xu" (sue), nghĩa là bị kiện ra tòa, nộp phạt, mất bằng, mất việc...

 

Với một số em lớp 11, 12, có thể kiếm cớ đi "toilet", nhưng ra ngoài lớp để hôn nhau, Thầy giáo phải tỉnh bơ mà gọi em vào, chứ không đuợc mắng mỏ. Tại đại học, vài Giáo sư,  vì muốn có nhiều sinh viên theo học lớp mình, phải chấp nhận cho sinh viên vào lớp, mang theo Hamburger và nuớc, ngồi nhai nhồm nhoàm. Nhiều em sinh viên vào lớp vẫn đội mũ, có em ngồi gác chân lên bàn phiá truớc, Thầy cô giáo vẫn phải lờ đi, coi như không thấy. Chỉ những Giáo sư nổi tiếng, dậy những môn cần thiết, thì mới cảnh cáo khi sinh viên đội mũ, trò chuyện,  hay ăn uống. Sinh viên sợ phải mất lớp, mất thời gian, nên phải nghe theo ngay.

 

Thầy, Cô giáo gọi học sinh bằng tên, thường thì học sinh gọi lại bằng Thầy giáo (teacher), Ông (Mr.), Bà (Madam), hoặc Ngài (Sir). Trong một vài trường hợp, học sinh lớp 11, 12 và đại học, khi thân mật,  cũng có thể gọi Thầy Cô giáo bằng tên tục.  Thầy trò đối xử với nhau bình đẳng, nhiều người coi việc dậy học là một "business", một việc làm thương mại. Thầy đổi việc dậy học để lấy thù lao. Không có "Quân, Sư , Phụ" lỗi thời và lạc hậu. Học sinh nào thích học thì có tương lai tốt, lười thì ráng chịu, không ai có áy náy lương tâm. Đối với học sinh lớn tuổi, Thầy Cô có thể gọi bằng "Mr." (Ông) hay "Ms" (Cô). Không có mắng mỏ, trừng phạt bằng tay chân. Tuyệt đối, không có nhéo tai, cốc lên đầu. Với học sinh Trung Học, nếu gặp trường hợp quá đáng thì thầy yêu cầu trò ra ngoài, hoặc vào báo cáo với hiệu trưởng, để vị này sẽ gọi trò vào nói chuyện, hoặc nặng hơn, thì gọi bố mẹ học sinh đến trường. Ở Đại học, nếu "quậy", mời ra ngoài và cho con "D" hay "F". Thế là xong. Bởi vậy, nếu ở bên Mỹ mà khoe là: "tôi làm nghề gõ đầu trẻ ", thì có thể bị hiểu lầm và bị cảnh sát còng tay, dẫn đi. Do đó, học sinh và sinh viên thấy trường học là nơi thoải mái sinh hoạt, từ đó, đại đa số các em thích học, và vì thích học, óc sáng tạo các em phát triển tối đa.

 

2-Học sinh có quyền tự do chọn lựa môn học mà mình thích. Ở cấp Tiểu Học, học sinh không biết lựa môn học, nên học đúng theo học trình. Khi lên Trung Học, học sinh có Tự Do chọn lựa môn học mà mình thích. Các em có thể sắp xếp giờ nào học môn gì tùy ý. Đến Đại Học, sinh viên lại còn nhiều Tự Do chọn lựa hơn nữa. Cha Mẹ và trường học không có quyền bắt học theo chương trình mình thích. Trong khi chờ sinh viên tìm đúng loại Bằng cấp mà mình muốn có, họ có thể theo những lớp học chung (genral education) để tìm hiểu trước, sau đó mới quyết định. Nhà trường lại cho phép sinh viên tự lựa chương trình học cho riêng mình mà không phải theo đúng điều kiện của trường đưa ra. Xin thêm một thí dụ về trường hợp của người viết. Khi mới sang Mỹ, tôi ghi tên học lại ngay. Đọc chương trình thấy có nhiều môn học mà tôi không thích, tôi xin gặp Giáo Sư Cố Vấn để thảo luận. Sau khi hỏi về khả năng của tôi, Giáo sư đề nghị với tôi một loại văn bằng là "Creative Writing" (Văn Chương Sáng Tạo) và đưa ra danh sách tất cả các lớp của trường cho tôi chọn lựa, đa số là thơ, văn, triết học, chỉ có vài môn khoa học cần thiết. Sau khi tôi lựa xong, Giáo sư Cố Vấn ghi các lớp đó vào mẫu đơn xin học theo "Thematic Plan" (Chương trình học theo chủ đề) và trình lên ông Khoa Trưởng xin thuận. Được chữ ký của ông Khoa Trưởng, tôi chuyển qua phòng Học Vụ, nơi đây ghi lại trên "computer", và tôi cứ theo các lớp mà tôi thích cho đến khi thi hết, thì trường cấp Văn bằng. Kết quả là một mình tôi có mảnh bằng "không giống ai", không theo trình tự của trường và các môn học đều do tôi lựa chọn. Sau đó, khi ghi tên học Sư Phạm (Teaching Credentials), tôi cũng có Tự Do lựa những môn mà mình có nhiều thuận lợi, không bị bắt buộc phải theo đúng giáo trình của trường. Đó là một lý do tại sao các sinh viên Mỹ có thể phát triển tối đa khả năng của mình, và nếu ai có sáng kiến về Khoa Học, nhất định sẽ vượt lên trên các bạn cùng khóa khác rất xa.

 

3-Sáng kiến được khuyến khích. Từ Tiểu Học đến Đại Học, Thầy, Cô giáo có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh hiểu bài bằng bất cứ phương sách nào, có thể cho học sinh xem phim hay đọc báo, đọc sách, thảo luận, đi đến tận địa điểm có liên hệ đến bài học...để hiểu rõ những gì mà Thầy, Cô giáo đang giảng dậy. Học sinh Tiểu Học được đến Sở thú, Viện Bảo Tàng... để nhìn ngắm và làm quen với thiên nhiên. Sinh Viên học về Cơ thể học được ra sa mạc ban đêm để tìm hiểu về côn trùng và loài bò sát. Sinh viên học về Địa Chất được đến thẳng chỗ có lằn nứt để quan sát về động đất, về núi lửa.... Những buổi khảo sát này được Thầy, Cô giáo tự do bầy ra, và học sinh có Tự do ghi tên đi hay không đi. Không phải vì không đi xem thì phải phạt, hoặc bị trừ điểm. Không có "sinh hoạt dã ngoại" gì đó như ở Việt Nam, chỉ để vui chơi. Nếu muốn đi "picnic", học sinh tự tổ chức lấy, có xe, có bản đồ, có túi đồ ăn, và có Tự Do, muốn làm gì thì làm. Học sinh có rất nhiều dịp để gặp gỡ nhau, ăn nhậu, nhẩy nhót. Từ những cuộc bầu cử đại diện, đến những "party" chung trong trường, rồi "party" ở nhà...Trong khi đó, nhà trường khuyến khích học sinh  phát triển khả năng của mình qua các cuộc thi tài năng, sáng kiến, thi vẽ, thi đánh vần (Tiểu Học), thi thể dục, thể thao... Các học sinh tha hồ trình bầy sáng kiến khoa học của mình với Thầy Cô và được giúp đỡ để hoàn thành sáng kiến đó. Những sáng kiến khoa học đặc biệt có thể được chính phủ giúp "grant" để nghiên cứu thêm. Từ đó, nhân tài được "nhân" lên gấp bội.

 

4-Không có chế độ điểm hạnh kiểm, báo cáo, chào cờ, học chính trị... gò bó tinh thần của học sinh. Không  có việc học sinh đi "giao ban" vói hiệu trưởng để báo cáo lén, báo cáo láo về Thầy Cô. (Năm 1982, khi tôi dậy Anh Văn buổi tối tại trường Trung Học Phú Nhuận, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Dịch Thuật Thành Phố, cứ mỗi thứ hai, giữa giờ nghỉ, học sinh trưởng lớp đi qua bàn tôi, gõ gõ vào bàn nói: "Ông Thầy, tui đi giao ban nè! Thầy có điều gì muốn đệ đạt không"" Khi bị tôi nạt đùa đi, hắn xuống báo cáo là tôi dậy sai văn phạm, ông Hiệu Trưởng Đinh văn Đệ, gọi máy phóng thanh ầm ĩ kêu tôi xuống lầu để sửa sai! Tự ái, tôi bỏ trường ngay, đi dậy nơi khác.). Ở Mỹ, hễ cứ làm bài được thì đậu, làm không được bài thì rớt, học lại. Nhận điểm xấu mà không chấp nhận có thể xin khiếu nại với Thầy, Cô. Còn tư tưởng chính trị, tư cách của học sinh không phải là căn bản để tính điểm lên lớp. Học trò quậy phá trong lớp, Thầy Cô báo lên hiệu trưởng, vị này sẽ cho mời học sinh đó vào văn phòng, giải thích và khuyến cáo, nếu tái phạm nhiều lần, sẽ bị đuổi học. Nếu ngoan trở lại, mà làm bài được A,B, hay C thì được học tiếp lên, không ai để ý theo dõi, trừng phạt, hoặc trả thù... Không có những lớp dậy về cách làm người, cách cư xử với người khác, chỉ có những lớp dậy cách chọn tương lai, chọn việc làm (career planning) và những bản huớng dẫn cách đối xử trong trường học, cách tránh bị tội "quấy nhiễu tình dục" (sexual harrassment)... được treo khắp nơi. Vì cách học ở Mỹ là hiểu bài, không học kiểu con vẹt, nên dù không có hình phạt về vắng mặt, sinh viên Mỹ vẫn ít dám trốn học đi chơi. Vắng mặt một buổi có thể mất bài giảng, không hiểu bài, đến khi thi, làm bài không được thì điểm kém, học lại. Có 5 hạng điểm: A, B, C, D, và F (rớt). C là hạng trung bình. Từ các hạng này mà suy ra "chỉ số điểm", Nếu các bài toàn C, thì được Ba Chấm (3.0). Các cơ sở tuyển người hoặc các trường dậy Tiến Sĩ, Cao Học, Bác Sĩ nhận người dựa trên số chấm. Cùng tốt nghiệp như  nhau, nhưng người có số điểm gần bốn chấm (4. 00) mới có việc làm hoặc được vào học Bác sĩ, còn người kia cũng có bằng, nhưng chỉ có Ba chấm (3.00) thì xin chào thua! Sinh viên vì ngại không có việc làm hoặc không được lên cao, nên ráng học mà thôi, chứ không ai sợ mất điểm hạnh kiểm cả. Cuối khóa ở Đại Học, có bản định giá Thầy Cô gửi cho từng sinh viên để họ phê bình công khai. Từ đó, mà Thầy Cô phải làm hết sức mình, kẻo học trò phê bình xấu thì có thể mất việc làm.

 

Tóm lại, nước Mỹ có nhiều nhân tài là do học sinh được Tự Do, thoải mái trong việc học, được đối xử bình đẳng, lại được hỗ trợ tối đa về tài chánh, về phương tiện, nên cho đến thế kỷ này, nước Mỹ vẫn dẫn đầu về nhiều phương diện khoa học, kỹ thuật, và xã hội.

 

Biết đến bao giờ Việt Namyêu dấu của chúng ta mới bắt kịp được một phần ba, phần tư  của họ"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,332,144
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.