Hôm nay,  

Quà Tặng Mẹ

20/10/200600:00:00(Xem: 148643)

QUÀ TẶNG MẸ

Người viết: Antrinh

Bài số 1128-1737-450-vb5191006

Tác giả là một bà mẹ lần đầu dự viết về nước Mỹ. Bài được chuyển bằng e-mail.  Loạt bài đầu là ba lá thư kể về lòng mẹ với các con. Bài tiếp theo là truyện về món quà thời thơ ấu của con tặng mẹ.

*

Chiếc xe bus màu vàng vừa ngừng lại kêu một tiếng "két", Bảo Trâm theo chân Ada, nhỏ bạn cùng lớp người Tầu và vài ba học sinh khác của trường Humble Middle School, xuống cái trạm ngay đầu khu dân cư, nơi gia đình cô bé đã sinh sống từ mười mấy năm nay.

Độ khoảng 2 dặm nữa mới tới nhà mình, nhưng chiều nay Bảo Trâm muốn xuống đây để làm một việc hơi khác thường - Lần đầu tiên trong đời! - Bà Brown, tài xế, có vẻ ngạc nhiên tại sao cô bé xuống xe ở trạm này, nhưng không nói gì, chỉ mỉm cười với một câu trả lời thông thường khi cô nói tiếng cám ơn bà.  Vì bà nghĩ rằng chắc cô và Ada muốn cùng nhau làm chung một "project" nào đó cho lớp học ngày mai.

Nhưng không phải thế, đợi khi chiếc xe chuyển bánh, cô vội vàng những bước chân ngược lại, đến khu thị tứ mà xe bus vừa mới đi qua, có chợ Kroger và nhiều cửa hàng ăn uống cũng như dịch vụ bao quanh một parking thật rộng, đầy xe với những người hấp tấp trong thời khắc quí báu của một buổi cuối ngày.

Chiều nay không có nắng, trời rầu rầu muốn mưa nhưng lại không mưa, hay sắp sửa mưa cũng chẳng biết chừng. Nghĩ vậy cô đi mau hơn và khi đứng giữa cây xăng đầu đường.  Không chần chờ do dự cô đẩy mạnh cửa bước vào, rồi nhìn khung cảnh trong đó ngơ ngác.  Quả thật cô chưa từng vào đây. Mỗi lần đi đâu với bố mẹ - cũng nhiều lần đổ xăng - cô chỉ ngồi trên xe chuyện trò hay vòi vĩnh mẹ, chả để ý gì đến cảnh vật chung quanh.

Thế mà bây giờ...!" À - muốn mua vé số "Lotto “thì phải nói gì với ông đứng bán hàng kia nhỉ - Trong tay cô đã cầm sẵn 5 đồng lấy ra từ "backpack" lúc còn ngồi trên xe.

Cuối cùng thì cô cũng được một mảnh giấy xinh xắn với năm hàng số rõ ràng mạch lạc, trông rất dễ thương.  Cô ngắm nhìn mảnh giấy trắng có riềm đỏ hồng với hình những chiếc mũ cao bồi Texas màu vàng và mấy hàng số đó thêm một lần nữa rồi cất đi cẩn thận, phòng hờ không bị ướt nếu lát nữa gặp mưa, xong hân hoan chân sáo ra về.

Cô thấy cô trúng số - 25 triệu đồng, chắc là nhiều lắm, nhiều không thể tưởng tượng. Cô sẽ có món quà bất ngờ thật lớn để tặng mẹ trong ngày Hiền Mẫu sắp tới. "Ôi... Mẹ!" - Bảo Trâm kêu thầm tiếng Mẹ trong tim.  Bảo Trâm yêu mẹ biết là dường nào, biết bao nhiêu mà kể.  Mẹ thật hiền nhưng mẹ cũng thật khổ vì mơ ước của mẹ nhiều quá, to lớn quá. Mà Bố thường hay bảo là viễn vông không tưởng!

Nhưng Bảo Trâm thấy mình như hiểu được Mẹ, vì chính cô cũng muốn làm được những chuyện ấy.  Mẹ hay nói: "Đập đá vá trời", nếu thành tâm thì cũng còn làm được, huống chi!  Nhưng những chuyện Mẹ muốn thực hiện thì không phải chỉ cần thành tâm mà còn phải có tiền nữa, càng nhiều tiền càng tốt.

Trong nhiều bữa cơm gia đình, xoay quanh những lời đối đáp có khi gần như cãi cọ của Bố Mẹ.  Bảo Trâm hiểu rằng hai người bất đồng ý kiến về cách giúp đỡ đồng bào hoạn nạn Việt Nam - Quê hương xứ sở mà chẳng ngày nào bố mẹ, không người này thì người kia cứ tự nhiên nhắc đến như một điều gì đó vô cùng cần thiết và thân thương, không làm sao quên nhãng đi được.  Hết nói về bà con ruột thịt, lại nói về những người nghèo đói, những trẻ mồ côi, tật nguyền hay về thể chế chính quyền... Để rồi sau đó, mẹ cứ đỏ mắt lên nhìn bố như muốn khóc:

- "Thôi dẹp, em không muốn nói với anh về chuyện này nữa, hai đứa mình không đồng quan điểm.  Lo ăn đi, cho con nó ăn."

Mẹ nói bố ăn nhưng chính Mẹ, tay cầm đũa bỏ lơi, nhai chậm chạp cầm chừng cho có lệ. Nhìn mấy đĩa thức ăn ngon lành được Mẹ nấu nướng công phu và sắp xếp cho đẹp mắt trước khi dọn lên bàn mà cô thấy thương cho Mẹ và thương cả Bố nữa.  Bố thì hay nói thẳng ý Bố ra một cách cứng rắn cương quyết, cho đến khi thấy nước mắt của Mẹ là xìu xuống, nói chữa:

- "Ô hay... Lạ nhỉ.  Anh nói gì thì nói, việc em làm thì em cứ làm, anh có ngăn cản em bao giờ đâu.  Anh có bảo là những chuyện đó không tốt, không đúng đâu."

Mẹ biết Bố thương Mẹ, Mẹ biết Bố chiều Mẹ nhưng Mẹ cũng muốn nếu Bố có làm gì theo Mẹ là Bố phải thật sự thích thú hăm hở chứ không phải vì chiều Mẹ, sợ Mẹ buồn mà đành miễn cưỡng nghe theo.  Như thế thì Mẹ lại tội nghiệp Bố, Mẹ lại mang mặc cảm có lỗi là đã đối xử không phải với Bố.

Năm nào Bố Mẹ cũng gửi tiền về Việt Nam nhiều lần, biếu hết người này tới người kia, cả bên Bố lẫn bên Mẹ, dù ông bà nội và tất cả anh em bên Bố đã được Bố bảo lãnh qua đây từ lâu, chỉ còn họ hàng xa xa bị kẹt lại.  Bên Mẹ có tất cả ba bốn chục người cháu gọi bằng cô hay bằng dì, ai cũng cần tiền để lập nghiệp hay mở thêm cơ sở.  Bố gửi tiền về hai bên thật đều đặn, Mẹ rất bằng lòng và hai người thường nhắc nhở nhau phải làm sao để đừng ai phải trách phiền hoặc phân bì, tủi thân.

Nhưng ngoài những giúp đỡ ấy, Mẹ còn muốn tập trung tất cả các bé mồ côi vào một nơi, cho các em có được một mái ấm, có cơm ăn áo mặc, được học hành, được lớn lên không đến nỗi phải quá bất hạnh.  Mẹ nói về những người bị khiếm thị, tật nguyền từ lúc mới sanh hay vì bom đạn của chiến tranh, nhất là những người bị bệnh phong cùi... Trời ơi, những người kém may mắn này, Bảo Trâm không dám hình dung theo lời mẹ tả nữa, cô lắc đầu thầm nghĩ: "thương họ thật"!  Những người phải chịu cảnh đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn mà còn thiếu thuốc men, thiếu săn sóc, thiếu niềm an ủi, sống trong nghèo nàn khổ cực...

Có một điều hơi lạ là Mẹ cứ xót xa cho "Đồng bào của mẹ", chưa hết dịch này đã đến dịch khác, chết chóc mất mùa, vừa cúm gà vừa hạn hán, nhiều người thất học, đói ăn. Trong khi, năm ngoái theo Bố Mẹ về bên ấy chơi, Bảo Trâm có thấy gì là bi đát lắm đâu. Ở trọ nhà bác Mạnh, cái nhà cao tới bốn, năm tầng, đi cầu thang lên sân thượng muốn mỏi cả chân, mệt cả người.  Ăn uống còn tươi ngon sung sướng hơn bên Mỹ này nhiều, lại có người giúp việc, hai bác và mấy chị chẳng phải cực nhọc lau nhà, làm vườn hay làm bếp.  Họ cũng không phải đi làm, suốt ngày ngồi ở sô pha để tiếp khách chuyện vãn và để nhìn ra đường.  Chỉ khác là bị khó chịu vì mấy chiếc quạt máy đặt ở bốn góc nhà cứ vù vù quay, thổi tung bầu không khí hừng hực làm nhức cả đầu óc và nếu muốn hưởng máy lạnh thì phải leo lên lầu chui vào cái phòng độc nhất, đêm ngủ không sao, chứ ban ngày một mình trong đó thì buồn chết, ai mà chịu nổi.

Có lần Bảo Trâm đem thắc mắc của mình ra hỏi Mẹ:

- "Mẹ ơi, bà con của Mẹ có nghèo đâu mà Mẹ cứ phải gửi tiền về""

Mẹ dịu dàng:

- "Ừ bây giờ thì mẹ biết rồi nên gửi bớt đi, dùng tiền còn lại giúp những người khác, không phải bà con nhưng người ta nghèo thật."

Mở to đôi mắt nai, Bảo Trâm ngây thơ ngó mẹ:

- "Con chẳng thấy ai nghèo ở Việt Nam cả.  Mình đến nhà ai cũng thấy họ sung sướng hơn mình.  Không phải đi làm vất vả.  Tha hồ đi chơi..."

Chậm rãi mẹ giải thích:

- "Không hẳn thế đâu con ạ, chỉ bề ngoài đó thôi.  Với lại mình về bên ấy chưa có thì giờ cũng như cơ hội đi hết các nơi, chưa đến được những chỗ nghèo khổ.  Đợi vài năm nữa có dịp, mẹ sẽ đưa con về thăm những nơi ấy, rồi con sẽ biết...  Tội nghiệp lắm."

Chẳng cần phải chứng kiến tận mắt, chỉ cần thấy nét mặt đau khổ của Mẹ khi nói về họ, Bảo Trâm đã thấy con tim của cô như bị thắt lại, nghẹn nghẹn đau đau và thành tâm mong muốn cuộc sống của họ được thay đổi.

Mà sao Bố không chỉ nghĩ đến những người cần giúp đỡ này.  Sao Bố cứ phải phân tích đủ thứ về chính kiến, về phe phái, về cách thức làm việc của người này người kia làm gì chứ.  Sao không đặt trọng tâm vào mục đích là giúp những đồng bào xấu số có cơm ăn áo mặc, có nghề nghiệp, có một đời sống bớt cơ cực, cay đắng.  Đó mới là điều thiết thực, phải không"

Chính Bố vẫn thường nói:

"Dù xây chín bậc phù đồ

Không bằng làm phước, cứu cho một người"

Biết đi lối nào cho vừa lòng mọi người, hướng nào mới là  con đường đúng để đi"

Và nếu biết để đi đúng đường lối nào đó nhưng đường lối ấy không thể uyển chuyển để thực hiện hữu hiệu những điều kiện cần phải có để giúp đỡ đồng bào cấp bách đỡ đói khổ thì cái mục đích xây dựng đổi mới đất nước cho kịp với đà văn minh tiến hóa của nhân loại có đạt tới được không"

Người Việt Nam đa số nghèo nàn lạc hậu, nạn nhân của chiến tranh, của chế độ càng ngày càng thê thảm.  Chiếc áo dân tộc đã tả tơi muôn mảnh, sao không mỗi người theo khả năng của mình, góp vào một sợi chỉ, một miếng vải... khâu vá cho xác thân gầy gò còm cõi của đồng bào bớt trơ bày xương da lạnh lẽo.  Ngồi đó mà mong mỏi mơ mộng một manh áo mới từ trên trời rơi xuống, có phải là chuyện trong thực tế hay không"

Bố sẵn sàng bỏ tiền ra đóng góp vào những hoạt động đấu tranh bên này, như một cách dành tiền mua sắm cho "dân tộc Bố" một tấm áo tự do dân chủ đẹp như các quốc gia khác mà Bố quên rằng, trong khi chờ đợi đem về cho đồng bào chiếc áo ấy, Bố cũng cần phải đóng góp kim chỉ hầu vá đỡ những chỗ rách rưới trên chiếc áo cũ mà đồng bào đang phải khoác trên vai hòng chống trả những trận gió mưa bão táp, tránh khỏi bị đau yếu thương tật có thể đi đến chỗ quị ngã không gượng dậy nổi.

Mẹ lúc nào cũng ước ao có nhiều tiền gửi về cho các tăng ni, các sơ, các cha bên Việt Nam để xây thêm những "Tổ ấm" hay "Câu lạc bộ" hay "Trại phước thiện".  Những nơi này mang nhiều tên nghe thật dễ thương như Nhật Hồng, Bừng Sáng, Tây Nguyên hay chi chi đó, cô không nhớ hết.

Bỗng một làn gió mạnh từ đâu tràn tới, mang theo những hạt mưa rơi lốp bốp tạt vào mặt làm Bảo Trâm giật mình.  Trời đất ơi, mới được có nửa đường!  Cô hoảng hồn vắt giò lên cổ chạy.  Cầu xin Bố đừng về làm lúc này.  Xe Bố mà ngang qua đây thấy con gái áo quần sũng nước như chuột lột, không hiểu Bố sẽ thế nào.  Dù bị la mắng hay được thương yêu hơn thì Bảo Trâm cũng không muốn cho Bố biết chuyện mình mua vé số chiều nay.

Cuối cùng thì Bảo Trâm cũng đứng trước cửa nhà mình.  Tay run run mở mãi mới được cái ổ khóa.  Mọi ngày nó đâu khó khăn quá như vậy.  Răng cô đánh bò cạp, run lập cập. Vội vàng vào phòng tắm mở vòi nước nóng, vừa kịp lúc nghe tiếng cửa garage mở kêu ì ì dưới nhà.  Bố cô đi làm về.  May quá!

Sáng hôm sau Bảo Trâm không dậy đi học nổi, cái đầu nặng chình chịch, cuống họng khô khan, nuốt nước miếng đau ơi là đau.  Mẹ sờ trán cô hốt hoảng kêu lên:

- "Nóng quá, con tôi bị cảm rồi."

Thế là luôn ba ngày nằm bẹp đắp chăn, uống thuốc và ăn cháo. Bập bùng trong những cơn sốt vì cảm lạnh, cô thấy Mẹ cô vui như chưa bao giờ được vui như thế. Và trước mắt cô, những em bé khoác mảnh nylon dùng làm áo tơi, bê thùng đồ nghề đánh giầy to hơn thân người, lết bết đi dưới mưa. Cũng như những bác bị bệnh phong cùi lở lói hay lê la nơi cuối chợ góc phố tự nhiên quây quần lại với nhau trong một khu nhà khang trang mát mẻ, có phòng ăn phòng học đàng hoàng, có giường ngủ đầy đủ chăn gối sạch sẽ thơm tho...

Cô mừng sao là mừng, ú ớ gọi Mẹ. Mẹ ngay bên cạnh đang nhìn cô lo lắng:

- "Con thấy trong người thế nào, còn đau đầu lắm không""

Bảo Trâm không khỏi dấu được nụ cười tươi:

- "Con không thấy đau gì cả. Mấy giờ rồi Mẹ" Có kết quả xổ số chưa cơ""

Mẹ ngạc nhiên:

- "Chi vậy, kết quả xổ số làm gì con""

Bảo Trâm sung sướng để yên một bàn tay trong bàn tay mẹ mềm mại thân yêu, tay kia nắm lấy tay mẹ đang âu yếm đặt trên trán của cô, kéo xuống để lên ngực mình ỏn ẻn:

- "Con có 25 triệu làm quà tặng Mẹ ngày "Mother's Day".  Mẹ tha hồ gửi về Việt Nam..."

Rồi luồn tay dưới gối đưa ra tờ giấy có năm hàng sáu con số.

- "Mẹ dò giùm con đi."

Mẹ cô chợt hiểu và cứ thế nước mắt trào ra.

Sáng nay, hai ông bà đi lễ Chúa Nhật cầu nguyện cho cô con gái duy nhất được thoát cơn bạo bệnh, ghé đổ xăng, có lấy tờ kết quả xổ số.  Tối hôm qua chưa ai trúng, kỳ tới số tiền lên chẵn ba chục triệu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,249,832
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến