Hôm nay,  

Hai Bài Viết Về Mẹ, Cha Và Con

22/06/200600:00:00(Xem: 177905)

Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 1039-1648-361-vb5220606

Tác giả Nguyễn Lê là cư dân Philadelphia, PA., chủ một nhà hàng Việt trong thành phố. Ông đã góp nhiều bài viết, thường ngắn gọn, đơn giản và đã được trao tặng giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Nhân dịp tháng 5, tháng 6 có hai ngày lễ Mẹ, lễ Cha, xin giới thiệu 2 bài viết của ông cùng hướng về các thế hệ tương lai.

1. Hướng Về Tương Lai

Ngày từ mẫu đã trôi qua. Không khí ngày từ mẫu "Mother's day" vẫn còn phảng phất đâu đây. Nhân ngày này tôi hồi tưởng lại ngày từ mẫu hơn nửa thế kỷ đã qua.
Mẹ tôi nay đã ra người thiên cổ. Nhớ tới bà tôi cảm động bùi ngùi thương tiếc. Bà ra đi trút được gánh nặng ngàn cân trên đôi vai bà với 7 cậu con trai, 6 cô con gái. Bà ra đi sớm đã để lại một đàn con bơ vơ, mất mẹ, mất tình mẫu tử. Bà để lại cho bố tôi 1 di sản bất  ngờ, 1 đàn con thiếu người cùng dẫn dắt. Linh hồn của mẹ tôi vẫn theo dõi đám con mồ côi mẹ, cuối cùng cũng dẫn dắt chúng tôi nên những người thành đạt.
Một bất ngờ trùng hợp, mẹ vợ tôi cũng ra đi rất sớm ở tuổi ngoài 50. Bà cũng ngang ngửa với mẹ tôi với với đàn con 7 gái, 6 trai. Nhờ sự giáo dục kỹ càng, chu đáo, mẹ vợ tôi đã làm gương cho các con và khi lập gia đình các con bà đã giúp chồng tạo nên sự nghiệp; các đức lang quân đã hãnh diện đi bên cạnh các bà.
Ngày từ mẫu đã qua tiếp theo "ngày của ba" (Father's day) cũng sắp đến. Đọc báo địa phương chúng tôi được biết một gia đình người Việt với bà mẹ và đàn con đông đảo sau 30 năm tị nạn tất bật với cuộc vật lộn với miếng cơm manh áo đã vẻ vang tạo được 4 tiến sĩ: một bác sĩ y khoa, một tiến sĩ luật khoa, một tiến sĩ khoa học và một tiến sĩ cao học kinh doanh. Làm sao ta không thể biết được đến sự  hy sinh vô bờ bến của các bậc phụ huynh; sự săn sóc, hướng dẫn, giáo dục, tạo hoàn cảnh, thúc đẩy, khuyến khích đàn con đông đảo đưa chúng tới một địa vị chót vót trong bậc thang xã hội. Đó là một món quà quý báu mà bọn trẻ đã tặng lại cho cha mẹ chúng lúc tuổi về hưu.
Tháng 5, tháng 6 ngày của Mother và Father day, chúng tôi lại được dịp chia xẻ niềm vui với các ông cha, bà mẹ đã và sẽ trên bước đường hưu trí. Tôi đã chứng kiến một bà mẹ tị nạn thập niên 80 bắt tay vào làm việc lao động khi vừa chân ướt chân ráo bước vào thiên đường Mỹ quốc. Khởi đầu bà giúp việc cho một tiệm chạp- phô (grocery) từ từ chuyển qua xe bán thức ăn (lunch truck) cho các sinh viên trường đại học. Sau 10 năm nắng mưa dãi dầu, gió bão tuyết lạnh bà chuyển qua làm chủ một nhà hàng bán đồ ăn Việt cho khách Miên, Việt, Tàu, Mỹ. Ngày nay bà đã vững vàng trong sự nghiệp làm chủ một nhà hàng ngay giữa trung tâm thành phố, thời giá khoảng vài ba triệu bạc. Chưa hết bà còn là chủ nhân một ngôi nhà 3 tầng cũng ngay tại trung tâm thành phố trị giá cả triệu đô la. Bà đã bảo lãnh cho các anh chị em từ Việt Nam qua thay mặt bà điều hành nhà hàng và bã đã bắt đầu cuộc đời hưu trí với hồ cá vàng cả 100 con, vui thú điều viên với cây cảnh, hòn non bộ khi bình minh ló dạng, lúc hoàng hôn rủ bóng trên căn nhà biệt thự xinh xắn bên cạnh bờ sông mà các nhà phong thủy người Tàu ca tụng là căn nhà hiếm quý "Tiền thủy, hậu sơn" Những ngày tháng còn lại bà ngao du sơn thủy từ Âu sang Á lên cả tận vùng Alaska bắc bán cầu, xuống tận cực nam trái đất. Nhiều lúc nhàn rỗi, ông bà thưởng thức hồ cá "Rồng". Loại cá đặc biệt không thấy bán trên thị trường. Ông bà nuôi cả 10 con, mỗi con một hồ. Chúng sống riêng rẻ, lẻ loi, bơi lội nhàn tản thong thả trong hồ coi cuộc sống bèo nổi mây trôi lững lờ nhẹ nhàng trôi qua. Vẩy của đàn cá bóng mượt như trong tranh vẽ trên lụa, màu sắc thay đổi mỗi khi chúng lượn qua lại. Giá cả mỗi con đắt ngoài sức tưởng tượng trên dưới 10 ngàn đô la một con.
Thỉnh thoảng ông bà tham gia du ngoạn cùng hội viên hội cao niên: lúc du lịch Hawaii thăm đàn cá Kroi cả ngàn con bơi lội dưới cầu, hít thở khí hậu vùng quần đảo; "khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên". Lúc Toronto, Montreal thăm thú vùng thác Niagara kỳ quan của thế giới. Lâu lâu lại mở tiệc tại nhà đãi bạn bè chia xẻ kinh nghiệm buồn vui cuộc sống tị nạn.
Nhờ báo chí, nhờ internet tin tức về Việt Nam phổ biến thật rộng, nhiều tin bi quan. Các cô gái  Việt phải đem thân đi lấy ngoại kiều đổi lấy đồng đô la giúp gia đình quá nghèo, quá khổ ở Việt Nam. Sự việc đau lòng trước mặt các ông các bà nay đã bóng chiều xế bóng, vượt quá tầm tay nay chỉ còn trông chờ lớp tuổi trẻ ở  hải ngoại thành công vẻ vang như 4 tiến sĩ trong gia đình  người Việt tị nạn. Ước mong con số tiến sĩ tăng nghìn vạn lần và tầng lớp này sẽ là rường cột thay đổi hẳn bộ mặt mẹ Việt Nam đã quá cằn cỗi khổ đau hơn suốt nửa thế kỷ đã qua. Ước mong những ngày, tháng, năm sắp tới, tuổi trẻ hải ngoại và trong nước sẽ làm nên lịch sử một nước Việt Nam hoàn toàn tự do, dân chủ tươi sáng như các nước bạn vùng Đông Nam Á châu.

2. Tuổi 30

Chúng tôi lớp tuổi 30 sinh trong thập niên 70 sấp sỉ thời gian năm 1975, năm đệ nhị Cộng Hòa Việt Nam sụp đổ và người Mỹ cuốn gói ra đi để lại toàn thể nước Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản.


Chúng tôi mở mắt chào đời vào thời gian này chỉ là những em bé 1, 2 tuổi được bố mẹ bồng bế dắt nhau tị nạn tản mát khắp nơi trên thế giới nhiều nhất là Hoa Kỳ, Pháp, Úc Đại Lợi.  Có thể nói ngày nay dân Việt góp mặt đủ năm châu.
Qua Mỹ ở tuổi này, chúng tôi làm quen rất nhanh với phong tục, tập quán văn hóa Âu Mỹ.  Cắp sách đến trường lúc 5 tuổi, học và ăn trưa ở trường mỗi ngày 6,7 tiếng đồng hồ, làm quen với thầy cô giáo Mỹ nên nói, nghe và viết tiếng Mỹ y như các em bé Mỹ sinh trong khoảng thời gian này. 
Về Nhà làm bài vở, coi TV Mỹ bạn bè Mỹ, hàng xóm Mỹ nên chúng tôi hội nhập văn hóa Mỹ rất nhanh.  Có những ông bà, cha mẹ nói tiếng Mỹ với chúng tôi làm cho chúng tôi quên hẳn tiếng Việt.  Một số chúng tôi không nói được tiếng VIệt hoặc nói bập bẹ, ấp úng như người Mỹ mới học tiếng Việt.  Có những nơi ít người Việt sinh sống nên một số chúng tôi quên hẳn tiếng Việt hoặc nói năng diễn tả khó khăn tiếng mẹ đẻ nên mỗi lần nói ngại ngùng, đành sổ tiếng Mỹ để diễn tả cho nhanh, cho lẹ.
Về sách vở chúng tôi toàn đọc sách Mỹ vì không biết đọc sách Việt và viết tiếng Việt.  Một số gia đình bố mẹ nói tiếng Việt nên một số trẻ em nghe quen, hiểu nên có thể trả lời bố mẹ bằng tiếng Việt.
Chúng tôi gần như không hiểu được cái hay của truyện Kiều, tiểu thuyết của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, thơ văn của Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, thơ của Nguyên Sa …
Miệt mài trong trường từ lớp 1 tới lớp 12, tốt nghiệp trung học với điểm cao; chúng tôi tìm trường danh tiếng ghi tên học, xin học bổng vào trường nội trú tham gia các sinh hoạt của trường, vùi đầu với những cuốn sách dầy cộm trong thư viện.
Bốn năm đại học qua mau, cầm tấm bằng Cử Nhân đi xin việc khắp nơi.  Những sinh viên ưu tú được các hãng lớn đến tận trường mời nhận việc với số lương cao, hứa hẹn nhiều quyền lợi làm cho những người trẻ tuổi vừa bước vào đời với 1 tương lai sáng lạn.  Phụ huynh con em cũng hãnh diện thấy con cái đã trưởng thành, yên tâm lúc tuổi về hưu.
Ở tuổi tam thập nhị lập đúng như các cụ đã nói, chúng tôi hăng hái bước vào đời với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, làm đủ mọi việc khắp các công sở, hãng xưởng rải rác khắp các tiểu bang.  Chúng tôi nhập đủ mọi ngành: bác sĩ, nha sĩ, bác sĩ chỉnh xương, luật sư, thẩm phán, kỹ sư  đủ mọi ngành, kiến trúc sư, giáo sư đại học, trung học, tiểu học, khoa học gia v.v...
Người anh họ sinh năm 1975 mồ côi mẹ từ lúc lọt lòng.  Qua Mỹ với bố theo diện H.O thiếu tình mẫu tử và cô đơn khi bố đi lấy vợ nên anh họ tôi có gắng học hành đậu bằng bác sĩ rồi M.S. và nay đã có việc làm tốt, mua nhà, mua xe, tự lo cưới vợ và hiện đang hạnh phúc với người mình yêu.
Cô chị họ sinh bên Đức.  Bác tôi đỗ Tiến Sĩ bên Đức lập gia đình với bác gái ở Mỹ nên cuối cùng định cư tại Mỹ.  Nhờ cái gene thông minh của bác tôi nên cô chị họ tốt nghiệp bác sĩ y khoa với hạng danh dự và có người bạn trai tâm đầu ý hợp khi còn học ở trường nên chuẩn bị xây tổ uyên ương.
Cô em họ qua Mỹ với bố mẹ theo diện đoàn tụ gia đình.  Ba mẹ vào nghề với tiệm nail và phát đạt với nail supply. Cô em họ học hành xuất sắc với toàn hạng A, bằng khen thường treo đầy nhà.  Cô lập gia đình sớm sủa ở tuổi ngoài 20 với người cô yêu Mỹ gốc Hoa.
Người bạn ở lớp tuổi tôi tốt nghiệp với bằng Computer Science cần cù làm việc ngay lúc ra trường đã được 8 năm chuẩn bị làm đám cưới với cô y tá người Mỹ gốc Mễ.
Bạn bố tôi có một người con gái cũng tốt nghiệp bằng Computer có việc làm như ý được chủ thương, tăng thưởng dài dài đã mua nhà mới, xe mới, mời bố mẹ về sống chung, đền bù công ơn bố mẹ nuôi nấng dạy dỗ nên người.
Ở tuổi này cô vẫn chưa nghĩ tới việc lên xe hoa về nhà chồng.  Tối ngày cô bận việc sở, miệt mài với chiếc máy computer và đi shopping, đi câu lạc bộ thể thao lo bảo trì sức khỏe, hình dáng thân hình để tiếp tục kéo cầy trả nợ.  Chủ nợ là các tài phiệt đầu tư địa ốc, các C.E.O của các đại kỹ nghệ sản xuất xe hơi.
Chúng tôi quen thuộc với Kentucky Fried Chicken, Red Lobster, Walmart, K-mart, Sam's Clud, Starbuck coffee, Subway, Dunkin Donut v.v... 
Một số lập gia đình sớm, sinh con đẻ cái lại bận bịu với việc làm ở nhà, ở sở săn sóc con cái, đưa gửi con tới các trung tâm giữ trẻ. Sau giờ làm việc phóng xe về nhà đón con và vui đùa với chúng.  Nhiều việc không tên lo cho chúng ăn uống, tắm rửa dạy chúng những sinh hoạt thường ngày trong gia đình. cuối tuần đưa chúng đi bơi, học đàn, tham gia các sinh hoạt học đường, bóng rỗ, bóng chuyền, học hát, hướng đạo.
Hết các sinh hoạt tiểu gia đình lại đưa chúng về thăm ông nội, bà ngoại.  Thế là quanh năm ngày tháng chỉ vùi đầu với việc sở, việc nhà, săn sóc con cái, thăm viếng cha mẹ hai bên chưa kể các công việc bất thường như đi thăm bác sĩ, nha sĩ.
Ngoài ra đều đặn mỗi tháng lo thanh toán hóa đơn: nợ nhà, nợ xe, lệ phí điện thoại, nướ, điện, gas, tiền bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe hơi, thuế thành phố v.v...
Công việc cứ hiện tục ngày này qua tháng nọ nên ai cũng thấy thời giờ trôi qua như tên bay, như ma đuổi.  Cuộc sống tất bật nhiều lúc căng thẳng thấm thoát đã ngoài 30 năm trên đất cờ hoa, đất của cơ hội, vùng đất hứa, đất thiên đàng hạ giới.

Nguyễn Lê

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,984,785
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.
Nhạc sĩ Cung Tiến