Hôm nay,  

Nhân Thiện

02/05/200600:00:00(Xem: 121183)

Người viết: TRÂN NGUYEN<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 1000-1609-322-vb3020506

 

*

 

Tác giả Trân Nguyen sinh năm 1970, cư dân Monterey Park, Nam California, đang làm việc tại St. Joseph Providence Med. Center; Nghề nghiệp: siêu âm. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là "Chuyện Cấm Đàn Ông", "Ân Nhân". Bài mới lần này là chuyện một tình yêu nhẹ nhàng.

 

*

 

Một ngày chủ nhật với mây hồng và gió... Tôi thả chân ga cho chiếc xe nhè nhẹ trườn xuống con dốc. Con dốc quen thuộc và đầy thơ, hai bên có hoa dại mọc nhởn nhơ dưới vòm trời đầy âm sắc. Con dốc sáng nay như mộng mị, ngái ngủ chưa thức, còn ướt sương đêm lẫn mùi hoa cỏ.

 

Tôi chầm chậm đậu xe vào cái chỗ quen thuộc của tôi mỗi sáng chủ nhật, đó là một mảng lề thoai thoải giữa chừng con dốc, được thêu vá bởi màu sắc hoa Vàng Anh và cỏ dại. Bên kia là một cái park rộng thênh thang với những nhánh thông xanh nếu nhìn một lần sẽ không rõ là thiên nhiên hay là tranh vẽ, một bên là ngôi chùa tôi thường đến sinh hoạt vào mỗi cuối tuần. Đây không phải là một ngôi cổ tự nằm vùi giữa bốn bề thiên nhiên bàng bạc như tôi kể, nhưng nó cũng không kém phần thơ mộng, với những nấc thang dễ thương quanh lên lối Chánh điện. Sân sau đặt tượng Phật Bà, Người đứng giữa hồ sen thơm hương hoa quả. Tôi đã hoàn toàn quen thuộc với khung cảnh này, nhưng lần nào tôi cũng cảm thấy lạ, thấy ngây ngất, lao chao...

 

Tiếng thầy Viên Lý vang lên với những câu kinh ngọt lịm lòng người, tôi tưởng chừng con người sân si cũng không thể cưỡng lại được với cái nghĩa hoàn thiện của Đức Phật. Chúng tôi bắt đầu đồng thanh: ''Trầm hương đốt, xông ngát mười phương, nguyện nguyện kính Đức Nghiêm Từ vô lượng. Cầu cầu xin chứng tâm thành chúng con ...''

 

Nửa giờ trôi qua, chúng tôi hồi hướng xá lạy rồi lui ra sân thượng bên hông chánh điện, nơi chiếc bàn nhỏ bọn sinh viên Phật tử chúng tôi ngồi sinh hoạt và hàn huyên mỗi tuần.

 

Bỗng... tim tôi nhảy nhanh, hơi thở tôi gấp gáp tôi sững lại trước hình ảnh một người con gái, mái tóc hây hây trước gió, đầu hơi cúi xuống ngập ngừng chưa quen, bạn bè đông quá làm em càng thêm lúng túng gương mặt hơi ửng đỏ. Ngọc trong Đoàn phải nhanh nhẩu nói giúp: Đây là Thiện, Nhân Thiện ở cạnh nhà Ngọc vừa ở Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namqua, đang học nursing ở PCC.

 

Các bạn vui vẻ lên tiếng hi Thiện, Nhân Thiện, Hi người đẹp. Riêng tôi thì lặng người đi, chưa nói được câu nào. Trong đầu chỉ dồn dập câu hỏi: Ai kia ai kìa".. mỗi lúc càng gấp gáp. Tôi cố moi trí óc để trở về với trí nhớ.

 

Không phải tôi xao xuyến vì cái mím môi bẽn lẽn của em, cũng không phải tôi giàu mãnh cảm đến mức dễ xao động trước một cái nhìn, nhưng tôi có một kỷ niệm một mảng trời Việt Nam trong tuổi nhỏ, một chiếc thuyền chở đầy tuổi ấu thơ, một giòng sông, một câu hát, một vành nón nghiêng nghiêng ở một ngôi chùa cổ bên kia Thái Bình Dương, một lũy tre làng, một cô bé... Chuột... áo quần lấm lem, đi chân không vọc cát...

 

Tôi thốt lên bất chợt giữa sự kinh ngạc của mọi người:

 

-Tí chuột. Có phải em không"

 

Cả bọn ồ cười:

 

-Bộ nhìn thấy người ta dễ thương rồi nhìn họ hàng hả man"

 

Tôi nhìn em, em cũng nhìn tôi, con sông Trà Khúc lượn quanh trước mặt, không gian mờ đi...

 

*

 

Lúc nhỏ cha mất sớm, tôi sống với mẹ trên một con sông nhỏ ở giữa lòng miền Trung lam lũ đất Việt. Con sông Tế Hanh: ''Quê hương tôi có con sống xanh biếc, nước gương trong soi tóc những hàng tre''. Tôi hàng ngày nón rách chân đất đến một ngôi trường làng gần đó, ngôi trường nấp sau một ngôi cổ tự có hai hàng tre rợp mát cho tôi đến trường. Và còn nhớ rất rõ, năm đó tôi học ở dãy nhà B, nơi nhìn ra cửa sổ là một con sông, con sông hiền lành và nhiều kỷ niệm, con sông một sớm một chiều nhấp nhảy phù sa, con sông chở tình tự của người dân quê mộc mạc, nuôi dấu giấc mộng tuổi thơ, con sông càng đẹp hơn trong những giờ văn học.

 

Cùng một dãy phòng đó, buổi sáng là khối lớp năm học. Một hôm, tôi vô tình nhặt được bài luận văn để quên trong hộc bàn với dòng lời phê đỏ chói, nắn nót và cẩn thận của cô giáo: ''Cô cảm động một tấm lòng cao thượng''. Phía góc trái là tên của ''chủ nhân'', cái tên thật lạ lùng mà dung dị như một tâm hồn người Việt Nam: Nhân Thiện, Thái Thị Nhân Thiện.

 

Hôm đó trời mưa to lắm, bọn học trò phải lấy áo mưa bọc kín sách vở rồi hối hả đội mưa ra về, chốc chốc sấm chớp lại ầm lên một tiếng, xé rách không gian. Trời tối mò, trường lai không có đèn, tôi phải nâng niu một chút xíu ánh sáng còn sót lại để ... đọc bài văn. Cái bài thu hút tôi bởi những giòng chữ tròn trịa nắn nót cùng lời phê của cô giáo. Cái khuôn giấy chỉ thoảng bay một ước mơ, ước mơ thật sự giản đơn nhưng đã làm tôi xúc động không kém.

 

Em viết về một Việt Nam đầy chiến tranh và ly tán, kể về một người cha đã hy sinh trong trận chiến Tết Mậu Thân khi em đang còn trên tay mẹ, em cũng viết về một người chú trở về sau trận đánh với một vết thương đầy máu và em thương những đàn con bơ vơ không còn cha mẹ sau chiến tranh. Nên em yêu hòa bình, em ước mong trở thành một cô y tá (một ước mơ quá ư là giản dị, phải không") để băng bó vết thương cho những người lính, xoa dịu âu lo cho những bà mẹ Việt Nam bất hạnh chăm sóc cho những em cô nhi không người đón đỡ. Em còn ước mình có thật nhiều tiền mở một trạm xá nhỏ để cứu mạng những bệnh nhân nghèo không có tiền thang thuốc ... Tôi không nhớ mình đã đọc tiếp những gì chỉ thấy lòng mình nhòa đi và ấm lại. Không ngờ một cô bé lớp năm thôi lại có một tâm hồn đáng yêu như thế, giữa cuộc đời lầm than, đói khổ, bon chen, chụp giựt này lại có được một suy tư thanh cao đến như thế, cũng như không ai có thể ngờ giữa mảnh đất miền Trung khô cằn quê tôi lại chảy một dòng sông. Tôi lại lan man nghĩ ngợi, tôi bỗng ví em như một dòng sông, dòng sông mang tên Khả Ái, dòng sông của từ nhân, dòng sông chở đầy hoài bão và ước mơ ... Em đứng đó tự bao giờ, ấp úng: cái..., cái đó của tui!

 

Áo quần ướt sũng, tay che chiếc nón lá rách tả tơi, miệng nhe cười nhưng gương mặt tái ngắt vì lạnh.

 

Tôi ngửng đầu lên: Có phải của mày không"

 

Nhỏ nhe răng cười, gật đầu lia lịa, tôi lên giọng kẻ cả lớp lớn nói:

 

- Văn viết khá lắm, rèn luyện thêm sẽ giỏi.

 

Mà... mày làm gì mà đội mưa đi dữ vậy, trời tối thế này không sợ mẹ mìn bắt cóc con nít sao"

 

Nhỏ rùng mình, nhưng vẫn phùng má ngang ngạnh trả lời:

 

- Hổng sợ!

 

Tôi cười xòa:

 

- Thôi cùng về.

 

Kể từ dạo ấy, tôi cùng em trở thành đôi bạn thân. Ngoài cái tên Nhân Thiện dễ thương kia, lúc nhỏ em thường ngộ nghĩnh: Tí Chuột. Nghe kể rằng, lúc nhỏ em thường hay thắt bính, tóc lại thưa vàng giống nhưng là đuôi chuột, ban đầu chỉ là đùa, lâu ngày thành cái tên nghe cũng lạ tai. Ngoài những suy tư đồng dạng về quê hương đất nước, những hoài bão biến cải, những ước mơ bay thẳng như cánh diều, tôi với em càng sâu đậm tình bạn với những ngày rong đuổi bắt chuồn chuồn nơi khóm mía sau nhà, những buổi trưa hè đỏ lửa, trầm mình nghịch phá dưới dòng sông, những đêm trăng soi đuốc bắt còng còng...

 

Đêm đó, một đêm trăng rằm tháng bảy, trăng trong leo lẻo, nước sông dâng lên tận bờ đê, làng tôi mở hội hát đình đằng sau ngôi cổ tự. Thường thì tôi cõng Chuột băng qua mấy đám ruộng, mạ non quyện bùn bám ngập cả cổ chân để đến nơi. Nhưng chẳng hiểu sao đêm ấy, chúng tôi bỏ thói quen đó, đi bên nhau chững chạc bước những bước cẩn thận điềm tỉnh. Chúng tôi không ai hỏi ai vì sao như thế.

 

Đoàn cải lương thị xã ghé về đằng rạp, dựng sân khấu sơ sài dưới ánh trăng khuya. Đoàn hát tuy nhỏ nhưng mấy khi mới về được một lần, nên lấy được cảm tình của làng tôi không ít. Người lớn, kẻ nhỏ chen chút đầy một sân chùa. Cười nói như mở hội. Tôi lấy giấy báo lót một chỗ ngồi khiêm tốn cho tôi và em dưới một gốc cây tàn rộng, cỏ lá rì rào dưới vòm trời trong vắt. Ánh trăng mảnh mai len qua kẻ lá rơi xuống mặt đất thành những chùm hoa nhỏ lao xao. Đêm thật đẹp, thật huyền dịu, ánh trăng mờ ảo phất nhẹ qua khuôn mặt của em làm trong khoảnh khắc tôi chợt nhận ra, em không còn là một cô bé đuôi chuột ngoe nguẩy cái bím vàng như râu bắp... hôm nào trời mưa... Mới đó thôi mà đã mấy cái tết trôi qua, em đã lớn lên tự bao giờ, mái tóc dài đen lạ như những đợt sóng nước dạt dào trong đêm đen... Và... lần đầu tiên trong đời tôi, tôi đặt tay mình lên một mảng trời êm ả.

 

Nhưng mà lẽ đời vô thường, sau đó không lâu, tôi phải từ giã em. Tôi đi mang theo cả những đè nặng trong tâm hồn chưa kịp tỏ, tôi đi để lại bóng dừa xanh rập rờn sau ngôi chùa cổ, tôi không mang theo được dòng sông Tế Hanh cũng không mang theo được mùi phù sa nồng nàn của mảnh đất tuổi thơ quê mẹ. Đêm ấy, tôi đã ngồi tần ngần rất lâu trước ngọn đèn dầu leo leo lét lét, nội tâm òa vỡ, ký ức, kỷ niệm vỡ vụn ra. Thế là hết, không còn chút gì dù nhỏ nhoi, bé bỏng. Tôi đi và ngày mai sắp tới, có thể là một mái nhà sang trọng nào đó chào đón, nơi có chiếc lò sưởi phừng phực tiếng reo vui của lửa, của cái giai điệu thật lạ và quyến rũ, thường chúng tôi chỉ được nhìn thấy trong phim ảnh. Quả thật là nó lạ lùng và có vẻ hiếu kỳ đối với cái xứ nhiệt đới này huống hồ chi cái rẻo nhỏ làng tôi vốn nghèo nàn, đơn sơ đến đáng thương. Ôi đáng yêu khung trời nhỏ, nó bình thường, đơn giản những khi ta còn nó trong tầm tay nhưng nó lại cồn cào, khát khao không dằn nỗi, khi một tâm hồn sắp sửa chia xa. Phút chốc con tim lại trỗi lên một luồng điện mạnh mẽ, cường tráng, có nghĩa là tôi không mất chút gì, tôi sẽ thu nhỏ, gói trọn lại trong hành trang ra đi. Chỉ tiếc rằng tôi không thể mang đi được đôi bím tóc bện chặt duyên dáng ấy, bởi tôi không có quyền chọn lựa. Cũng có thể vài hôm nữa, khi con bé Chuột choàng dậy và òa khóc, khi biết tôi không còn nữa ở mảnh đất quen thuộc này, thì tôi đã nằm yên trong bụng cá, một con vật khổng lồ như trong phim ''Cậu bé dưới thủy cung''. Nhưng mà tất nhiên tôi không thể nào có được phép mầu nhiệm rạch bụng cá, để rơi xuống chốn Thủy cung tìm nàng Công chúa con vua Thủy tề xinh đẹp, có đôi bím tóc bện chặt duyên dáng. Tội nghiệp con bé, tôi không được một lời từ giã, dù tình cảm của tôi và em vẫn còn là một quả xanh non đầu cành, nhưng đã tỏa chút hương nhẹ thoảng. Ba giờ sáng, tôi cắp gói cùng gia đình bước những bước lầm lũi, lén lút... hướng về đường quốc lộ.

 

- Trái đất tròn diệu kỳ.

 

Tôi giật mình khi thấy mình đã sững đi quá lâu, nói một câu rõ ngớ ngẩn và lạc lõng:

 

- Ừ tròn bảy tám năm rồi còn gì.

 

Cơn mưa vô tình dội xuống niềm nỗi sững sốt, kinh ngạc của mọi người xung quanh chúng tôi. Hình như kỷ niệm giữa tôi và em luôn gắn liền với những cơn mưa. Cùng với các bạn, tôi cũng giương dù lên đỡ những giọt mưa đầu mùa rơi xuống mà không hề hẹn trước.

 

Tôi chợt nhắc lại câu nói xưa lắc, xưa lơ, xưa như cổ tích:

 

- Thôi cùng về

 

Em cúi đầu, tay mân mê bẽn lẽn: Ừm ...

 

*

 

Cuộc đời trôi thật nhanh, buộc con người lúc nào cũng phải nhắc đến hai chữ ''thấm thoát''.

 

Đoàn chúng tôi mỗi ngày một vui, một mạnh mẽ, chúng tôi đã trải qua những chuỗi ngày êm đềm khó quên nhất. Những buổi tối cuối tuần hối hả cho những buổi lễ hội, những công việc bận rộn nối đuôi. Chúng tôi eo hẹp thời gian, nhưng giàu có nhiệt huyết tâm nguyện. Chúng tôi bỏ xa đất nước Việt Namngàn năm yêu dấu, nhưng tôi gần gũi với những vòng tay Việt Namthân ái. Tôi gặp lại em như những rạn nứt, khoảng cách, mất mát, lỗ hỏng, đều được lấp đầy.

 

Cái tin rợn người in ngay trang đầu của tờ báo ''Người Việt''. Chúng tôi mang ra cùng đọc và xẻ chia. Một gia đình Việt Namvừa mới sang trong diện HO kém may mắn. Một tai họa ghê hồn đã giáng xuống đầu họ. Bình gas nổ chẳng những thiêu cháy toàn bộ gia sản mà họ đã chắt chiu làm lụng cả đời gói ghém mang sang tận đây mà còn cướp đi vĩnh viễn người cha, hai người con trưởng và để lại một người phụ nữ hoảng loạn cùng hai đùa nhỏ còn lại tang chế người thân khi họ đến đây chưa đầy bốn tháng.

 

Mọi người nhìn nhau lặng lẽ, nặng nề, xót xa. Tôi nhìn em, vai em run nhẹ, môi mím lại như để nén một sự cảm thông, đau đớn tận cùng. Một cử chỉ thưòng bỗng phơi bày cả một nội tâm thênh thang sầu lắng.  Em đứng lên tì tay vào thành bàn như để giữ được thăng bằng hơn. Em là người đầu tiên đưa ra ý kiến của bữa họp cứu trợ ngày hôm đó.

 

Tiếng em ấm, mềm, mà cụ thể sắc sảo. Tôi bỗng có những điều tự tin về em khiến tôi không thể hình dung lại những thước phim ngày tháng cũ.

 

Cái ngày ấy đã lâu lắm rồi. Trường Trí Đức chúng tôi bận rộn với phong trào cứu trợ đồng bào Nghệ Tịnh bị lũ lụt. Năm đó Thiện học lớp sáu, những hai hình ảnh không khác nhau gì mấy. Cái tấm lòng khả ái, từ nhân của em chưa từng đánh mất một chút nào. Tôi nhớ cái đêm trước rạng ngày ''chiến dịch chống giặc đói'', em cùng dì, mẹ gói những vuông bánh chưng thơm tho hương lá, chắc nịch khéo léo... tôi cũng lăng xăng phụ, nhưng đến lúc tỉnh dậy thì tôi mới biết mình vừa đánh qua một giấc dài tự lúc nào.

 

Lúc đó năm giờ sáng, trời còn tối mò, tôi vẫn thấy em ngồi đó với đôi tay thoăn thoắt, điệu nghệ như thể một nhạc sĩ dạo đàn phong cầm trứ danh. Tôi chột dạ hỏi:

 

- Chuột bộ mày không mệt sao"

 

Em trả lời một cách hồn nhiên, đơn giản mà làm tôi ghi tâm đến mãi bây giờ:

 

- Sự hy sinh của mình quả thật nhỏ nhoi, vặt vãnh so với sự mất mát khổng lồ của đồng hương Nghệ Tĩnh.

 

Kể từ đó, em như một thứ hương Ngâu dằm đằm trong tôi. Một thứ thuốc uống dịu ngọt, trong lành và thánh khiết. Mỗi lúc nhìn em, tôi không sao làm chủ được mạch đập tim óc. Trên đời, người ta thường bị lôi cuốn cám dỗ bởi những lời nói hay, những triết lý khôn ngoan, những thứ mà con người không phải đóng thuế, hoặc mất tiền mua. Điều đó, ai cũng có thể nhả ra, tiêu xài một cách phung phí. Nhưng nó chỉ có giá trị gấp nghìn lần cho những ai biết nói, biết hành động theo đúng lẽ của nó.

 

Có những cái vô cùng bé nhỏ, li ti như sao trời, nếu nhìn một lần người ta dễ bị lẫn mất khỏi tầm mắt, nhưng hãy quán chiếu thâm sâu vào bản chất thực của nó, nó đích thực là một bài học vĩnh hằng. Điều tôi muốn nói ở đây là bài học của tôi từ cô bé Nhân Thiện.

 

Chiều muộn, tôi đưa em về, bóng tà dương lạc về một hướng, một phút ngần ngại, tôi nắm lấy đôi bàn tay của em. Cái vật thể sống mảnh mai, bé bỏng ấy không làm lên đường nét mỹ miều bởi những đủa chuốt búp măng, hay bởi những lớp nước sơn óng ả. Nhưng chính bàn tay ấy đã đặt những nỗi san sẻ vào tay những kẻ bất hạnh, đặt vào lòng tôi nỗi tin đời, tin người vô bờ bến.

 

Em có biết không" Hình ảnh em nhẹ quay kiếng xe xuống và trao những đồng tiền xu lanh canh cho người khất thực ở góc đường. Rồi những buổi chiều tan sở, tôi ghé sang tìm em, cụ hàng xóm, những lúc bà ốm đau, trở trời, mùi dầu cay nồng làm những giọt mồ hôi em rịn ra duyên duyên. Đó chính là giây phút đáng yêu nhất của lòng tôi.

 

Cảm ơn em bông hoa có xúc cảm, cảm ơn em có hai bàn tay biết nói, cảm ơn những điều hữu lý có từ nghịch lý cuộc đời.

 

Thôi hãy ngủ ngoan đêm nay, cho tôi được một khoảnh khắc trăn trở tỉnh táo. Em là cơn sóng hiền hòa, cho tôi gửi gắm nỗi niềm bồng bềnh. Em là bầu trời mùa thu cho những cách chim chiền chiện đam mê. Em là tiếng hát ru vỗ về những tâm hồn quạnh quẽ. Em là trộm nhớ, thương thầm của riêng tôi.

 

TRAN NGUYEN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,203,377
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến