Hôm nay,  

Viết Cho Tháng Tư: Đêm Họp Mặt

11/04/200600:00:00(Xem: 69979)

Người viết: ĐÀO NHƯ <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Bài số 984-1593-306-vb4120406

*

Thêm một lần 30 Tháng Tư đang trở lại, với biết bao hồi tưởng. Nhân thời điểm đặc biệt này, tác giả Đào Như, giải Viết Về Nước Mỹ 2005, "Tác Phẩm Xuất Sắc Nhất", với các bài “Tự Khúc”, “Dấu Chân Người Lính” vừa góp thêm 3 bài viết đặc biệt về người lính VNCH. Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể. Trước 1975, ông là một y sĩ tiền tuyến chuyên về phẫu thuật. Định cư tại cư dân Oak Park, IL (vùng Chicago) Hoa Kỳ, ông là chuyên gia bệnh tâm thần, và đã thành lập một câu lạc bộ đặc biệt để trợ giúp nhiều đồng hương và cựu chiến sĩ VNCH, cựu tù nhân cộng sản. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.

3. ĐÊM HỌP MẶT CUỐI NĂM

Bây giờ vào một đêm cuối năm Bính Tý, 1996, tại một địa chỉ ở đường Magnolia thuộc vùng Uptown-Chicago, cuôc họp mặt của các anh em càng về khuya càng vui nhộn. Hình như nhờ có một ít rượu vào, ai cũng cảm giác hồn mình được hâm nóng và ai cũng quên đi, hay ít ra cũng cố tình quên đi những ray rức lúc buổi họp mặt bắt đầu.

- Gọi các ông đến ăn tất niên với tụi này mà sao khó khăn! Ông này tới ông kia bắt chước nhau thối thác. Sao sợ đến nhà tôi hả" Hay chê chỗ ở của tôi đen đủi hôi hám! Tôi biết điều lắm chứ tôi có họp anh em ngày 30 đâu, hôm nay mới có 29! Ngày 30 tôi để dành cho anh em với gia đình. Còn hôm nay là tình nghĩa anh em mình! Lâu lâu phải họp một lần để nhìn lại mặt nhau! Lâu quá mà không gặp nhau, quên cả mặt mũi nhau, rồi hiểu nhầm nhau! Kẹt lắm!..Thói đời xa mặt cách lòng! Thời buổi này cái đó dễ xảy ra lắm! Ở trong nước, có kẻ, Viêt cộng chưa đến đã cuốn gói co giò mà chạy theo… đôla. Bây giờ thị họ to bự ra! Toàn là lãnh tụ!

- Lãnh tụ" Lãnh tụ của ai" Ai là quần chúng của các ông" Ôm tiền, của, chạy khỏi nước từ hồi 75 mà họ không thành lập được một Chánh Phủ Lưu Vong! Hóa ra mình là một lũ vô chính phủ, đầu Ngô mình Sở, lang bạt xứ người, tha phương cầu thực đấy à! Lãnh tụ! Nghe mà...

- Ồ! Cái đó cho nó qua đi! Chuyện đó cũng khó lắm! Ngán lắm! Chết người như chơi! Đừng có đụng đến …

- Thôi nói gì thì nói sau…bây giờ thì làm một cái cho hết đi nào “một trăm phần trăm”!

- Thưa ‘đại bàng’! “Canadian” pha đặc sệt, nâu như áo mấy ông sư, ngập ly thế này mà cứ theo quân lệnh một trăm phần trăm thì chắc chết thôi!

- Cuối năm mà nói gì nghe yếu xìu vậy! Rán lên! Làm nhanh lên...kẻo quản-giáo nó đến bảo chuyển trại, dọn láng thì bỏ mẹ! Mất vui!.. À mà này! Nói thật, khi nhìn thấy mấy chai “Canadian” là tôi nhớ lại trận Bình giả. Đang đánh nhau, nghe trực thăng của mấy thằng Mỹ bay đến lùng bùng ở trên trời là biết có tiếp liệu. Nó thả dù mấy thùng đạn, trong đó có pháo 81! Nó cho hay như vậy! Khi lính mang vào khui ra, trong mấy chục thùng tiếp liệu nó thả xuống có một thùng có mấy chai Whisky Canadian trong có lời chúc tụng ông tướng đang trực tiếp chỉ huy tại mặt trận. Đéo mẹ! Mấy thằng Mỹ ‘rởm’! Mà nghĩ lại! Nó cũng chơi sang đấy chứ! Nó giúp ta tái chiếm Bình giả hai lần! Không có Thủy quân lục chiến Mỹ tiếp sức năm 1965, ta cũng hụt hơi!..

- Vậy là anh có tham dự trận Bình giả!

- Thôi quên cái chuyện thời chiến tranh đi! Bây giờ thì mình uống, mình nói chuyện hiện tại, mình nói về tương lai!

- Hiện tại là con số không! Không có gì để mà nói cả!

- Tương lai là con số âm! Sống vô vọng, như lục bình trôi sông! Không biết tương lai mình đi đâu về đâu! Mình không làm chủ được mình! Khốn đốn! Nghèo quá! Tối ngủ không có được cái đít của con đàn bà để ôm mà ngủ cho có bạn! Nửa đêm thức giấc sờ soạn một mình!

- Bà ấy đâu"

- Bà nào! Nó qua Mỹ có một mình! Vợ con nó qua Mỹ hối 80! Nó đang chiêu hồi vợ con! Nhưng khó lắm! Các con lớn rồi, có nghề, có gia đình, có cơ ngơi! Tụi ấy gặp nó có chào bằng cha đâu! Nó cứ gọi Dady! Vợ thì nghe đâu chi ấy cũng đã bước thêm bước nữa lâu rồi! Thì cũng phải hiểu cho người ta chớ ‘thân gái dậm trường’!

- À! Như vậy vượt được biển thì lại sụp mương!

- Coi chừng đấy! Đừng có lạc quan. Nó thì sụp mương. Đến lượt mình thì sụp lỗ chân trâu mới bỏ mẹ đấy.

- Úi chà! Còn anh Đinh đâu rồi! Tôi gọi ba lần ông ấy không có ở nhà. Tôi có nhắn lại trên máy không hiểu ông ta có thèm nghe không!

- Ông Đinh nào!

- Trung tá Đinh!

- Ông ấy đi giao hàng pizza nửa khuya, ông bị một thằng Mỹ đen bắn, trên đường <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Clarkgần đây !

- Ông ấy chết rồi sao"

- Ông không chết! Ông còn nằm trong viện.

- Sao mà ông biết chuyện đó"

- Đi họp với các anh em trong Nhóm Điều Trị Tập Thể, nghe anh em bảo thể. Rồi hôm ấy anh em xin giải tán buổi họp, chạy đến thăm ông ấy! Ông ấy còn xanh xao lắm, còn trong trạng thái khiếp sợ! Ông ấy bảo với anh em mình là nên thận trọng! Ở trong nước, mình ngán thằng Cộng sản làm ẩu đã đành, nhưng đến nước người mình cũng phải biết sợ mấy thằng chụp giật, bọn tay sai, đâm thuê chém mướn, và nhất là bọn người mà ông nhà báo Mỹ, Ted Kopel, gọi bọn Vietnam Mafia, vì đồng tiền bát gạo mà nó chụp cho người ta cái mũ, rồi nó ám sát người ta và làm những chuyện vô luân khác nữa… Cũng giống anh, ông ấy bảo các anh em nên bảo trọng tinh thần và thể xác đừng để “sụp lỗ chân trâu”

- Ông ấy có một thời là Trưởng Phòng Hành Quân Cao Nguyên đấy! Sĩ quan tham mưu của Tướng Ngô…gì đó!

- “Đời mà đến thế thì thôi!”!

- Ông ấy tốt nghiệp võ bị quốc gia Dalạt đấy à!

- Không phải! Anh ấy là dân Aiglon (Albert Sarraut) Hà nội, di cư vào Nam tiếp tục học ở Chu văn An, đậu tú tài năm 62 bị động viên đi Thủ Đức! Đi tù cải tạo ngòai Bắc 10 năm chẳn đấy! Thuộc diện H.O.2 anh ấy qua Mỹ sớm lắm hồi năm 92. Có phải như vậy không Trung tá Lợt"

- Ông ấy ngủ rồi!

- Lại một tên ngủ quên đời! Coi bộ vật lộn với cuộc sống trong mấy năm qua, ông ấy cũng mỏi mệt rồi!

- Ông cày kỹ lắm! Đứng rửa chén cho hai nhà hàng!

- Thì phải vậy chớ, biết làm sao bây giờ! Ăn tiền già đâu có đủ để mà sống hằng ngày, chưa nói đến cha mẹ con cái còn ở quê nhà! Không ai xin tiền mình cả! Ai cũng tự ái! Nhưng mình cũng phải biết nghĩa vụ làm con làm cha làm ông nội ông ngoại chớ! Mình là kẻ ở trong chăn biết chăn có rận mà! Mình phải hiểu họ khổ biết chừng nào! Cũng như ông Lạt, tôi cũng ăn tiền già, cũng đi rửa chén trong tiệm phở vậy như các anh biết đấy. Trung tá Đinh thì đi giao Pizza. Nhiều lúc nhận thù lao của thực khách mặt anh ấy cứ cúi xuống! Tôi cứ khuyên mãi “Cánh hoa rụng chọn gì đất sạch”! Bây giờ bị tụi nó bắn mà còn sống. Thôi thì cứ vui đi! Thì cứ lạc quan như kiểu Đông phương, Tái Ông mất ngựa! Bị tên gian ác kè súng vào ba sườn bắn cái đùng mà còn sống nhăn răn! May thật là may! Đời anh ấy số đỏ thật!

- Năm 93 tôi đến Mỹ, gặp anh Đinh! Anh ấy ôm hận thằng Cộng sản lắm và cả thằng BBC London nữa! Ông ấy gặp tôi trên đường Argyle tai Uptown Chicago, mặt ông ấy đỏ bừng lên! Ông ta hỏi tôi:

- Sao bây giờ ông mới qua!

- Từ từ đi!Trứơc sau gì cũng đến Mỹ! Mà tôi qua cũng sớm đấy chứ! Sau anh có 9 tháng !

- Hồi ấy tôi đi vội quá, tôi bán đổ bán tháo mấy mẫu cà phê ở Blao cho thằng Uy viên tỉnh có 500usd. Anh biết cà phê tôi lựa giống phi châu và sắp sửa thu hoạch đó anh! Ai bảo thằng đảng viên nào mà không có óc tư hữu tài sản!

- Cái óc tư hữu nó dính chặt trên cáí gêne, trở thành bản năng của con người từ ngàn xưa như‘ăn, ngủ, đụ, ỉa’ vậy!

- À mà còn cái này nữa. Anh thì tôi không biết sao, tôi thì bị tụi nó lừa một cách bỉ ổi!

- Tụi Việt cộng thì ai nó lại chả lừa!

- Không! Không có phải thằng Việt cọng, mà mình bị thằng hồi giờ mình tin nó, nó lại lừa mình mới tức chớ!

- Thằng nào"

- Thằng BBC London đấy! Anh có nghe không suốt trong nhiều tháng, lúc mình vào interview để đi Mỹ, những năm 91- 92 trong bản tin buổi chiều lúc nào thằng BBC London cũng lãi nhãi là ông tướng Nguyễn Khoa Nam vuợt biên. Ông trôi giạt trên biển. Nhưng ông liên lạc được tàu ngoại quốc và đất liền là nhờ trên tay ông lúc nào cũng giử máy liên kết tầm xa Motorolla của quân đội! Mặc dầu bị trôi giạt trên biển rất lâu nhưng máy liên kết tâm xa của hãng Motorolla lúc nào làm việc cũng đầy hiệu năng. Nhờ thế mà Tướng Nguyễn Khoa Nam đã đến Mỹ. Hiện tại tai Cali còn có cái cổng giống như khải hoàn môn người Việt xây cất để chào mừng Tướng Nguyễn Khoa Nam còn sống và đến được Mỹ! Anh thấy nó nói láo khoét chưa! Khóac lác chưa" Mà hồi đó mình vẫn tin nó cũng lạ thật!

Trung tá Lợt vừa thức dậy vừa dụi mắt, vừa tự khen mình:-- Vừa ngủ một giấc cuối năm đã thật! Ông nói tiếp:

- Ông Đinh sai! Lúc ấy tôi cũng như ông Đinh cũng nghe BBC London, nó lãi nhãi hằng tháng vậy! Nhưng phải hiểu là nó đang làm business! Các ông thấy nó nói dối một cách trắng trợn! Nó nói dối mà ai cũng biết là nó nói dối! Đó là nghệ thuật làm business của tụi nó! Một cách quảng cáo! Trước ngày 26/6/75, ngày chúng mình trình diện tai Saigòn để đi tù cải tạo, ai cũng biết là Tứơng Nam, tư lệnh Quân Đoàn 4, Quân khu 4, tuẩn tiết vào đêm 30/4/75! Ấy thế mà nó cứ rêu rao là Tướng Nam còn sống, vuợt biên, bị lạc trên biển! Nhưng đừng quên luôn luôn nó nhắc tới tên cái máy liên kết tầm xa của hãng Motorolla như bùa hộ mạng của Tướng Nam!

- Tại sao vậy!

- Vì lúc ấy hãng Motorolla đang mở những trung tâm sản xuất và ráp nối và thu nhận hàng chục ngàn nhân công tại Trung quốc và họ cũng đang ký kết vôi chính phủ cộng sản Việt nam, họ sẽ mở những trung tâm ráp nối theo kiểu gia công và họ thu nhận hàng ngàn công nhân làm việc cho họ! Biết đâu, muốn nâng cao thị trường mới tại châu Á, hãng Motorolla cho đài BBC London vài chục triêu dollars hay cả trăm triệu đollars, không chừng, để quảng cáo cho nó! Dĩ nhiên BBC dại gì mà bỏ cái ‘món hờ’ lớn như vậy!

- Nói như anh vậy mình là con vật hy sinh cho tụi nó hốt bạc à! Thằng Cộng sản cũng như thằng đế quốc, tụi nó hy sinh mình tàn bạo như vậy chỉ vì lợi nhuận của tụi nó à!

- Thằng nào cũng là thằng đế quốc cả. Không là đế quốc hôm nay, thì nó cũng đang mơ trở thành đế quốc ngày mai! Ngay cả thằng An nam ta cũng ước mơ lắm đấy! Nó bị “mắc cổ”! Chứ không, nó nuốt trửng Kampuchia rồi! Nghĩ cho cùng, câu nói của thằng Mỹ đúng: Nothing but American interest!...

- Còn anh này là anh nào đây! Sao ngồi nín thinh vậy! Sao lại khóc"

- Chắc là say rồi ấy! Đi đái và lấy nước rửa mặt cho tĩnh táo!

- Không hiểu tại sao khi con người ta say lại trở nên dể mủi lòng! Dể khóc!

- Tôi không say! Tôi thương ông Đinh, những năm 60 ông là Tiểu đòan trưởng của tôi. Lúc đó tôi là Trung úy liên toán trưởng viễn thám của Tiểu đòan! Ông nắm tiểu đoàn mẫu mực lắm! Lính thằng nào cũng thương ông ấy cả. Ông ấy sạch!

- Thì ở đây có ai ghét ông đó đâu. Biết đựơc rủi ro của ông ấy như vậy, ngày mai anh em nào chưa thăm anh ấy thì tập họp tại đây với tụi này đến thăm ông ấy!

- Thôi đứng dậy đi đái đi. Rửa mặt rửa mày tỉnh táo rồi trở lại đây làm tiếp !

- Trong nhà tiểu hình như đang có mấy tên. Thôi làm đại trong lon la-de này đi rôì đi đổ sau!

- Coi kìa! Đứng lên chớ! Đâu có thể ngồi chè hẻ như đàn bà được!

- Cha! Hơn ba năm bị vùi dập ở Lý bá Sơ mà trông cũng còn “ngầu” dữ a! Chắc bà xã thương lắm!

- Bề nào thì anh ấy cũng còn được một bề. Cũng mừng cho vợ anh ấy! Tôi thì chịu! Có lột da tôi đi nữa cũng ngốc đầu không nỗi.

- Anh nói tôi mới nhớ! Nẩy giờ không thấy! Bà Chị đâu!

- Cho đi vacation rồi! Về Việt nam thăm mẹ và ăn tết bên ấy luôn!

- Bà cụ còn"

- Trời thương! Bà cụ vẫn ở khu phố Hai Bà Trưng ở Hà nội!

- Anh đi làm chui dữ quá có ngày ông ngã đùng ra đấy!

- Ôi có ngã xuống thì cũng phải thôi! 75 tuổi rồi! Còn gì mà tiếc! Anh thấy đó về thăm mẹ không lẽ đi về bàn tay không!

- Tôi biết dù sao cũng mang tiếng Việt kiều!

- Không phải như vậy đâu! Các anh chỉ đoán mò mà không hiểu tình đời! Bà ấy xa mẹ từ năm 1954. Bây giờ về lại thăm mẹ ít ra cũng có cái gì là cụ thể hóa lòng thương nhớ và tôn kính mẹ chớ! Mà sao các anh lại vặn vẹo lắm thế" Quê mình thì mình về chứ! Quê bà ở Hà nội thì bà về thăm mẹ ở bà ở Hà nội chứ! Có gì đâu mà Việt kiều Việt cộng! Các anh xem nè! Hai bàn tay tôi chai cứng! Đứng rửa chén sáu giờ một ngày, từ thứ Tư đến chủ nhật! Dành dụm tí đỉnh gửi cho mấy thằng con trai lớn còn ở lại, cho tụi nó mua xe Honda để chạy xe ôm hay xe kéo gì đó cho tụi nó nuôi vợ nuôi con! Còn tí đỉnh cũng dành cho bà ấy về thăm mẹ! Sống với nhau phải có tình nghĩa chứ! Bà vất vã biết là dường nào trong lúc tôi đi tù cải tạo ở Phú quốc, rồi chui vô Khám lớn Chí Hòa, rồi bị đày ra Hòang Liên sơn, Cổng trời, Lý bá sơ, v.v..

- “ Đại Bàng ” khóa mấy Đalạt!

- Cha này nảy giờ ở đâu mà nhào ra hỏi câu trật đường rầy vậy"... Tôi thì khóa 5, Anh Lợt khoá 8. Trong nhóm mình còn hai tên nữa trẻ hơn: Ngọc, Trung tá Dù, và Hân, người Việt gốc Hoa. Tên này tốt nghiệp Võ Bị Đalạt lại được chuyển sang ngành Cảnh Sát Dã Chiến. Chỉ huy trưởng lực lượng cảnh sát dã chiến Vùng 4 rượt việt cộng chạy có cờ! Sau 75 đi tù cải tạo tại miền bắc cũng mút mùa, gần 14 năm đấy! Tên này cũng một tay business, trước 75 một trong những tay trùm Cốc Mễ Miền Tây! Qua Mỹ mới có ba năm lập ngay công ty Trần Corporation, sản suất sữa đậu nành! Gặp hắn tôi khen là làm ăn hay lắm! Hắn cười cười ‘thì cũng xạm xạm’! Nghĩa là tạm tạm đó chưa có giàu to!

- Còn anh này nữa! Làm nhanh lên chớ! Đâu sợ thiếu mồi! Sao trông dàu dàu vậy" Nhớ về Vùng Ba Biên Giới hả" Tay này là đại úy Lực Luợng Đặc Biệt, có nhiều lúc hành quân song song với quân đội Mỹ. Đôi khi được tiếp liệu thực phẩm của cả hai chế độ Việt Mỹ! Năm 1972, đóng ở Vùng Ba biên Giới gần Hạ Lào. Tiếp tế và vận chuyển toàn bằng trực thăng! Rôi Việt cộng dùng đặc công, đánh úp lấy đồn. Bị tụi nó bắt sống và đuợc khai báo là tử nạn và mất tích. Vợ ở nhà lãnh tiền tử. Năm 1984 được lệnh tha từ Nghệ Tĩnh, lù lù trở về nhà như con ma vậy! Tội chị vợ thiệt thà hỏi”Anh thật hả anh" Phải đâu nà”! Rồi hai vợ chồng ôm nhau khóc chẳng ra lời!

- Đúng vậy thôi! Năm 1975 việt cộng chuyển tôi từ chế độ tù binh sang chế độ tù cải tạo!

- Vậy tụi nó khó nhọc lắm mới giử được anh! Anh nghĩ có bao giờ nó muốn thủ tiêu anh cho nhẹ nhàng cho nó không" Chớ anh xem nè giử anh kè kè trong gần 3 năm đâu phải là chuyện dễ thở. Nó thừa biết khả năng tư sinh tồn của một chiến sĩ thuộc LLĐB của ta lắm chớ!

- Anh nói cũng đúng thôi! Tôi nghĩ vitệ cộng không có ý giết tôi! Bọn nó giử tôi ‘sống đói’ để có ngày trao đổi tù binh!

- Anh thấy tụi nó chết nhiều không"

- Bọn nó chết nhiều lắm! Tôi đi bộ dọc theo Trường sơn từ Vùng ba biên giới ngược về miền Bắc dọc đường đầy dẩy mồ chôn! Gọi là mồ liệt sĩ! Bọn nó chết dữ lắm, nhất là pháo đài B52 diệt sạch cả trung đoàn trong nháy mắt, nếu nằm dưới luồn bay của nó!..

Câu chuyện đến đây nghe chừng ai cũng hơi ‘đã’ quá rồi! Ai cũng liêm diêm! Có người vụt nói:

- ‘Sứa’ thế này làm sao lái về nhà nổi đây."

- Không có vấn đề đi về nhà khuya nay! Đưa tất cả chìa khóa xe cho thằng con tôi giử. Ngủ lại đây, mai

sáng mới về. Con tôi đã gọi điện thoại về nhà quí vị rồi báo cho các bà hay các bà yên tâm rồi!

- Thấy anh em họp mặt ăn uống sum vầy với nhau làm tôi nhớ đến thiếu tá Nâm! Tội ông ấy! Năm 1994 ông chết lạnh dưới một mái hiên tại vùng Uptown/Chicago này! Chết giữa ban ngày! Ông chết như một tên vô gia đình, vô tổ quốc! Chết như một tên vô sản!

- Mà ông có gặp thiếu tá Nậm lần nào không"

- Thật sự tôi không có cái vinh dự được gặp ông ấy trước khi ông ấy chết!

- Ông trung úy liên đoàn trưởng liên đoàn viễn thám này, tuy say mà ăn nói lịch sự ‘ra phếch’ đấy!

- Thật sự tôi đến Chicago ba tháng trước khi ông ấy chết! Đám tang ông ấy tôi có đưa!

- Ông ấy đáng lẽ qua Mỹ theo diện H.O. Nhưng vì ông cũng nôn nóng quá và ông cũng không tin người Mỹ có thực lòng đưa mình qua Mỹ không" Cho nên ông vụt đi trước theo diên đoàn tụ do con ông ấy bảo lãnh vào năm 1991! Tuy nhiên, sau khị đến Mỹ ông ta vẫn được nhìn nhận như người tị nạn (refugee), nghĩa là ông ăn tiền già và cá thẻ Medicaid số 91! Ông ta có bịnh suyễn kinh niên mà lại cao huyết áp nữa! Hôm ấy ông ta lên cơn suyển .Con cái đi làm! Ông ta một mình lội tuyết đi khám bịnh! Cái tội là đáng lẽ thấy ông ta như vậy thì cho ông ta nhập viện cấp cưú, cho ông ta thở dưỡng khí, đằng này bác sĩ lại cho toa và bảo về mua thuốc uống. Trên đường về lạnh dưới không độ! Ông ta đứng trốn lạnh dưới mái hiên ở đường Lawrence cách nhà ông ta 100 thước! Bất ngờ lên cơn suyễn nặng quá! Thiếu dưỡng khí! Trụy tim mạch! Ông ta ngã ra chết! Xe cứu thương có đến chở vào bịnh viện .Muộn quá rồi! Không ai cứu được cả. Khì ông chết Public Aid Department của Illinois State có cho ông ta một cái quan tài. Hội Người Việt hợp tác với gia đình chôn cất ông ta!

- Thiếu tá Nâm là tiểu đoàn trửơng tiểu đoàn pháo binh. Đi tù cải tao tận ngoài Bắc gần mười năm! Ông ta chết hụt nhiều lần lắm rồi! Năm 1971, ông tham chiến Hành quân Lam Sơn 719!

- Cả đời cống hiến cho tổ quốc! Đến lúc chết thật là cô đơn. Chết như một kẻ homeless. Đến tụi mình cũng vậy thôi!

- Thôi bỏ đi Tám! Say rồi hả! Sao hạ giọng “xề” nghe buồn quá vậy! Rán quật khởi lên lần chót xem nào!

- Ấy chà! Sao lạ vậy. Ô! Ông uống nhầm lon nước đái của ông mới đái hồi khuya! May mà ông uống nhầm lon nước đái của chính mình! Thôi thì cũng được! Thôi đứng dậy đem đổ đi, rửa miệng rửa mồm. Rồi ra đây ngủ với anh em. Bốn giờ sáng rồi! Ai cũng ngủ thẳng cẳng cả! Vẫn còn may đấy Trung úy! Ông uống nhầm nước đái của ông! Chớ tôi nghe có người bảo có một ông Chánh án Sàigòn chạy không kịp ở lại bị tụi nó bắt ở tù khám lớn Chí Hoà. Ông bị bị bắt đi khiêng thùng phân đem đi đổ hằng ngày. Ông ấy có viết vài câu tự thán: Ai bảo chậm chân ở lại! Thật xứng đáng ăn cả thùng phân cũng ăn! Chớ nói chi đổ phân! ! Bây giờ mình tới Mỹ, uống phải nứơc đái vẫn tốt hơn cứt! ...

- À! Ở ngoài tuyết bắt đầu rơi. Trời lạnh đa! Kéo chăn lên phủ kín giùm cái ngực ông Lợt, ông bạn già của tôi! Ngủ ngon nhé!

Có tiếng ai hát: “ Ngủ ngon đi con…Ngủ ngon đi con.. lời Mẹ ru con mỏi mòn…”./.

Oak park, Illinois, USA

Đào Như

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,031,661
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến