Hôm nay,  

Sang Mỹ Tìm Chồng, Về Vn Tìm Vợ

30/03/200600:00:00(Xem: 52760)
Người viết: CHU TẤT TIẾN

Bài số 972-1581-294-vb4290306

*

Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà văn, hoạt động cộng đồng quen biết tại Nam California. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Sau đây là thêm hai truyện ngắn ngắn trong loại đề tài chuyện dài lấy vợ ở VN. SANG MỸ TÌM CHỒNG

Ngọc sang Mỹ không cần ai bảo lãnh mà cũng ở lại được. Dĩ nhiên, Ngọc đã tốn rất nhiều tiền chi chác, nhưng không phải chi cho người ở Mỹ làm giấy hôn thú giả, mà chi cho cơ sở nơi Ngọc làm việc để được đề cử đi tham dự Hội Nghị những nhân vật xuất sắc nhất trong Công Ty X. tổ chức ngay tại Mỹ.

Thật là một cơ hội bằng vàng, vì chỉ tốn có hơn ngàn đô la, cộng với lời nói ngọt ngào thốt ra từ cửa miệng một thân hình uyển chuyển, tên Ngọc đã nằm ngay đầu danh sách. Rồi đến giai đoạn làm Passport, Ngọc cũng khôn khéo làm cho tay Công An nhận giấy tờ điên đảo với cặp mắt quyến rũ cùng những lời hứa hẹn nằm sau mấy tờ giấy trăm, nên mọi việc trót lọt, chẳng gặp trở ngại nào. Chỉ có mỗi việc phải giải quyết với ông chồng già và đứa con gái là vất vả. Phải bao công lao thuyết phục, ông ấy mới chịu cho đi. Ngọc phơi phới lên đường.

Sang đến Mỹ, mới qua ngày thứ hai, Ngọc đã liên lạc được với bà chị họ, một người rất thân thiết từ khi còn nhỏ, ở ngay Cali. Mừng rỡ, bà chị phóng tới khách sạn và đưa Ngọc đi chơi một vòng. Hai chị em tâm sự ríu rít. Chuyện xưa, chuyện nay nở như bắp rang. Dần dần câu chuyện chuyển sang việc tương lai: ở lại Mỹ luôn. Nhưng làm thế nào nhỉ"

Bà chị là một người làm địa ốc thành công nên không thiếu ý kiến. Bà giúp ngay một ý kiến táo bạo nhưng rất thành công. Chỉ không đầy một tuần, một cứu tinh xuất hiện. Ông Hiệp, 65 tuổi, ly dị vợ, đang sống với tiền già, đọc được trên báo vài hàng cầu cứu đã tới ngay: "Thiếu phụ, 45 tuổi, ngoại hình dễ coi, ly dị, không vướng bận con cái, mới tới Mỹ, cần người bảo trợ gấp. Nguyện sẽ đền đáp xứng đáng. Xin gọi số...." Mới gặp ông Hiệp, Ngọc có phần thất vọng, vì dáng lụ khụ của ông, nhưng nghe giọng nói vẫn còn gân guốc, Ngọc chép miệng:

-Thôi, kệ, miễn là ở lại được nước Mỹ!

Thế là Ngọc dọt luôn, bỏ hội nghị, bỏ tất cả lại sau lưng về với ông Hiệp. Hai người đưa nhau ra luật sư, hỏi ý kiến, rồi làm thủ tục đủ thứ, hôn thú, linh tinh... Nhưng, ở đời, chẳng có chuyện chi mà trót lọt, xuông xẻ, vui vẻ hoài.

Ông Hiệp, tuy tên là "hiệp", nhưng lại chẳng nghĩa hiệp chút nào. Được cô vợ trẻ trung, nẩy lửa, dịu dàng, ông mê man cà cuống, đâm ghen tuông kinh hoàng. Sau khi đưa vợ đi làm tại một "shop" may, ông chỉ phát cho mỗi ngày 2 đồng ăn trưa, không thêm không bớt. Ngày ngày ông đưa đón vợ đi về, tới nhà là khóa cửa. Gọi là nhà, nhưng chỉ là một phòng "se" lại của người ta. Rồi nấu cơm, giặt dũ, ông không cho em liên lạc với ai hết, trừ bà chị họ, thì cho nói chuyện, còn bất cứ ai gọi điện thoại đến cũng phải qua ông. Ngọc như con chim nhốt trong lồng.

Tâm tư của người thiếu phụ trẻ trung, hấp dẫn này vẫn vấn vương nhiều chuyện khác. Về ông chồng ở Việt Nam, cô đã phải làm giấy ly dị, gửi về, nhưng vẫn phải trợ cấp chút đỉnh cho con gái mới 16 tuổi. Tiền đâu mà gửi về khi mà ông Hiệp lãnh hết. Muốn có chút tiền, phải hỏi xin, rất khó khăn. Đứa con gái, có chút tiền của bà bác cho, vẫn thỉnh thoảng điện thoại cho bác nó, hỏi thăm về mẹ. Câu trả lời của Ngọc thường giống nhau:

-Con ơi! Mẹ cũng khổ lắm, không sung sướng đâu. Mẹ còn phải "cầy" nhiều năm nữa.. Mẹ nhớ con lắm! Con hiểu cho mẹ nhé!

Ngoài ra, sống với ông chồng già, lãnh trợ cấp tiền bệnh của chính phủ này, chả vui thú gì. Tiền không, tình cũng không, chỉ là cục nợ! Xem phim truyền hình thấy người ta yêu nhau mà mê... Mấy hôm nay, ông lại giở chứng, làm chuyện điên rồ, hại cả đời Ngọc. Đã tới ngày đi làm thẻ xanh, ông nhất định không đi, kiếu bệnh! Bà chị hớt hãi chạy tới, nói mãi cũng không lay chuyển. Rồi, ngày hẹn qua đi. Thế là hết! Ngọc khóc lóc, giận dữ cũng chẳng ăn thua gì!

Bà chị nói:

-Nó muốn "chơi" mày đó! Nó không đưa mày đi làm thẻ xanh, là nó muốn mày trở thành di dân lậu, sẽ bị tống về nước! Hoặc nó làm mày phải lệ thuộc nó như con ở! Phải "xu" thằng già đó cho nó biết mặt!

Ngọc ú ớ:

-"Xu" cái gì bây giờ"

-Thì "xu" nó "ờ biu" mình!

-"Ờ biu" là cái gì"

-Là ...là ... nó hành hạ mình đó! Nó hại mình đó! Nói đại nó hay hiếp dâm mình khi mình không thuận...

-Trời đất! Ai lại thưa chồng hiếp dâm vợ!

-Thật mà! Mày nói với nó, nếu nó không làm lại giấy tờ cho mày làm thẻ xanh, mày sẽ "xu" nó tội bạo hành với vợ, tội hiếp dâm vợ, tội "ờ biu" vợ... Đủ thứ tội!

Chả còn cách nào khác, Ngọc đành theo kế của chị, bỏ nhà đi luôn hai ngày. Ong Hiệp cuống lên, gọi điện thoại liên miên. Bà chị thủng thẳng nói:

-Nếu ông mà không lo luật sư, lo giấy tờ cho con em tôi có thẻ xanh, nó sẽ "xu" ông thì ông chết, mất hết tiền bệnh, mất mêđikeo...

-Không...đừng làm thế! Chị nỡ nào mà cạn tào ráo máng như vậy" Tôi giúp cho cô ta ở lại Mỹ mà! Không có tôi, cô ta đã phải trở lại Việt Nam rồi!

-Vậy thì làm giấy đi...

Thế là ông Hiệp vội vàng lên INS hỏi lại việc làm thẻ xanh, mất thêm bao nhiêu thời gian và lệ phí nhờ Luật sư can thiệp...

Trong khi đó, Ngọc lại bất ngờ gặp một người bạn của người bạn cùng sở với mình, thấy tình cảnh Ngọc như vậy, thì nổi máu anh hùng, muốn nhào dô làm chuyện nghĩa hiệp. Anh Hậu cũng mới năm mươi mí, còn ngon lành, phong độ hơn ông già kia nhiều, lại cũng bị "bợ vỏ" nghĩa là "vợ bỏ". Khi Ngọc về nhà chị, Hậu tíu tít đưa Ngọc tới lui, giúp đỡ ý kiến đủ thứ làm Ngọc thấy bâng khuâng...

Hai người chuyện trò tương đắc lắm, lấy số phôn của nhau.

Chuyện gì phải đến đã đến, sau khi thi hành thủ tục thẻ xanh, một ngày nắng ấm, Ngọc lặng lẽ xách vali đến nhà Hậu... Còn ông Hiệp, đứng dựa cửa thẫn thờ, đấm ngực trách mình nông cạn.

"DỌT LẸ!"

Mai là cô gái nhan sắc có thừa, trông rất hấp dẫn, nhất là về phương diện ăn mặc thiếu vải. Tuy làm "thợ hớt tóc", nhưng khi đi ra ngoài đường, mấy chàng thanh niên trầm trồ dữ dội, không ai nghĩ là em làm nghề "cầm đầu cầm cổ thiên hạ" mà tưởng là em làm gái bán bia ôm. Đa số đều huýt sáo, chọc ghẹo kiểu rẻ tiền, nhưng chỉ có Lành là trố mắt, thán phục kinh khủng.

Tuy Lành là Việt kiều, nhưng là Việt kiều không đẹp mã, nên các cô cứ tửng tửng dạo qua nhà Lành mà không vào. Anh lại ăn nói không có duyên, nghĩ sao nói vậy người ơi, làm "át săm lơ" nên mặc cảm, không dám tấn công các cô, chỉ cười cười mím chi, vì răng của anh tám cái thì trồng răng giả mất năm, nên không dám cười mạnh miệng.

Kiếm mãi không được cô nào ưng ý, anh đành về quê kiếm vợ. Mấy thằng bạn ghẹo anh là dân "sút càng gẫy gọng", vì chỉ có những tên "sút càng gẫy gọng" mới không kiếm được vợ ở Mỹ. Thôi, kệ, miễn sao có một cô vợ ngon lành rinh sang đây cho tụi nó lé mắt.

Gặp Mai trong tiệm hớt tóc, Lành mê mẩn liền. Mai thấy Lành "ngố kèn" thì làm tới. Em ghé thấp xuống mặt Lành, khoe luôn cả bộ trời cho lấp ló dưới cái áo hở cổ cố ý làm anh chàng líu cả lưỡi. Rồi em vừa hớt vừa cọ quẹt, khiến Lành chịu hết nổi, mỗi ngày phải đến ngồi chầu rìa, ngó em, đưa đầu cho em vò vần tơi bời hoa lá. Chừng một tháng, cá cắn câu xong, Lành vội vàng làm thủ tục để đưa em về Mỹ.

Năm tháng trôi qua, Lành hết đứng lại ngồi trông mong ngày Mai sang. Ngày đó cũng tới khi Mai diện bồ đồ thiếu vải một cách ác liệt tiến đến chỗ Lành:

-Anh có nhớ em hôn"

Lành run rẩy:

-Nhớ....nhớ!

Hai tay Lành rung đến nỗi tìm chiếc chìa khóa xe không thấy trong túi quần. Mai bật cười:

-Làm gì mà cuống lên thế" Bộ em đẹp lắm hả"

Lành gật đầu, mặt đỏ bừng lên:

-Đẹ...p! Em... đẹ.. p... lắm!

Cặp vợ chồng mới cưới dìu nhau ra xe, đúng ra là Mai dìu Lành thì đúng hơn. Bắt đầu từ giây phút đó, Mai đã chính thức trở thành bà chủ của Lành. Từ việc đi học "neo" cả hai đứa, đến việc nấu cơm, dọn nhà, tất tất Lành nhắm mắt làm theo lời Mai. Đến trường học, nếu có chi lầm lỗi, Lành bị Mai mắng cho nát mặt mà không dám hở môi. Có lẽ tại Mai "xếch xi" quá xá, tay chân thì nhỏ, nhưng bộ ngực thì lớn cộm, ai cũng phải liếc mắt nhìn vào. Mai có vẻ hãnh diện về cái điều ấy lắm, nên bất kể Lành là một ông chồng đứng ngay cạnh đó, Mai nhận lời khen của mấy tên bậm trợn tỉnh bơ, và nếu có dịp thì tán ngay lại liền. Hầu như gặp bất kỳ anh đàn ông nào có máu dê, Mai liền chợp thời cơ đấu hót tưng bừng đến nỗi người nào cùng học "neo" với Mai và Lành đều biết là Mai chỉ chờ cơ hội là "dọt lẹ"...

Chỉ riêng Lành không biết, hoặc biết nhưng cố gắng níu kéo, giữ vợ bằng cách ngoan ngoãn chiều vợ. Chính Mai cười đểu với Lành như thế:

-Anh chiều tui như dzậy có giống chiều bà cố nội anh không"

Lành ấp úng:

-Thì...đã sao...

Sao chứ! Nhất định là có sao chứ! Vì không đầy một năm sau khi hai vợ chồng mãn khóa học "neo", Mai đi làm và rồi người... thiếu phụ đã "một đi không trở lại". Mai đã "dọt lẹ" y như lời tiên đoán của mấy người cùng học chung trường ngày nào... Còn Lành làm "cô phu" đứng ngóng cửa chờ mãi không thấy em "hớt tóc ôm" ngày nào trở lại.

Chu tất Tiến


Ý kiến bạn đọc
06/10/201904:21:16
Khách
chuyện xảy ra hoài chú ơi , bên cháu đây nè , có mấy lão , về VN cưới dzợ xong vài nam sau bỏ nhau , rồi dzìa nữa cướ nữa ... con dzợ bỏ nữa ( lấy thằng khác ) rồi lão dzìa cưới con dzợ khác nữa .....
bó tay ....... chứ kg phải lão sợ tới già đâu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,393,888
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến