Hôm nay,  

Hair Và Hair Show

21/02/200600:00:00(Xem: 135269)
Người viết: Đặng-Xuân-Hường

Bài số 944-1544-268-vb4022206

*

Tác giả 45 tuổi, hiện là cư dân Moreno Valley, Californis; Nghề-nghiệp: Hairdresser. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là kể chuyện hành nghề làm tóc dưỡng da cho các bạn ở quê nhà cùng biết.

*

Los Angeles tháng 2-2006

Thăm các anh Phong, Hạnh, Lan, Minh và tất cả anh em Tri-Tâm.

Mới đó mà mình đã xa quê hơn mười năm, bao nhiêu ân-tình, lưu-luyến quê-hương thật ra còn rất sâu-đậm trong lòng, nhất là các anh em đã cùng với mình một thời có những sinh-hoạt trong các đoàn thể Trẻ tại quê nhà.

Qua Mỹ tất cả thay đổi, chẳng ai có thể ngờ trước được những gì ở nơi mà mình chỉ nghe nói. Như mình trước khi tới Mỹ có nghĩ là một ngày nào đó lại cầm kéo cầm lược mà "chải tóc" cho Mỹ đâu! Vậy mà cũng gần chục năm nay ngày nào cũng "luơ-quơ" trên đầu mấy ả đầm!

Dịp Noel có nhận được card "Happy New Year" của anh em, mình có hứa sẽ kể chuyện "nghề- nghiệp" cho anh em biết. Hôm nay nhân lúc "trà dư tửu hậu" trong những ngày đầu năm mới Âm-lịch, bèn "khai-bút" gởi thư về, trước là thăm anh em, sau là "mua vui cũng được một vài phút chơi"!

Tuần qua có mấy ngày Hội-chợ "Tóc" tại Los Angeles Covention Center, mà ở đây thường gọi là "Hair Show", tháng Giêng là "tháng ăn chơi"! Các cụ đã bảo vậy, nên mình cũng nghỉ làm vài ngày để đi "thưởng-ngoạn"các người mẫu trình-bày các kiểu tóc mới, học các bậc thầy về tóc "múa kéo, vung lược" ra sao và cũng để mua một ít xà-bông gội đầu, dầu xả tóc...

Thực ra nếu không làm tóc thì cũng chẳng ai tới đó, vì phải mua vé và vé cũng chẳng rẻ gì. Thêm nữa tới một chỗ đông người tụ-tập, lại ở một thành phố lớn như Los Angeles thì cũng hơi sờ-sợ, lỡ may đám khủng-bố nó chiếu-cố nơi này thì "bỏ mẹ"! Sau biến cố 9-11 dân Mỹ nói chung và riêng mình vẫn ít nhiều bị ám-ảnh về chuyện khủng-bố.

Nghĩ thì nghĩ vậy thôi, nhưng vẫn an-tâm ra đi, vì sợ thì ít, mà nhớ "mấy em người mẫu" thì nhiều, thôi đành "liều chết" mà đi xem cho "mãn nhãn"! Hơn nữa ai mà cứ sợ hoài vậy, mình phải tự-tin là đang sống trên một đất nước hùng-mạnh, an-ninh và tự- do nhất trên địa-cầu mà!

Đây là một trong hai kỳ Hội chợ tổ chức rất lớn tại miền Nam California, một tại Los Angeles vào tháng Giêng và một tại Long Beach vào tháng Hai. Hầu hết các hãng mỹ-phẩm về tóc, nail, dưỡng da... các hãng sản-xuất "phụ tùng" cho nail tóc đều có mặt tại đây để trình làng các sản-phẩm mới của mình. Họ còn tổ chức các lớp hướng dẫn riêng ngay tại Hội chợ nữa. Các hãng Mỹ phẩm Matrix, Paul Mitchell, Redken, Wella, Joico, Goldwell, Hair Sexy.. đều chiếm những chỗ rộng-rãi để thiết-trí sân khấu trình-diễn, và với một dàn người mẫu "hết chỗ chê"!

Mỗi hãng họ đều đã tuyển lựa những tay nhà nghề chuyên-môn đi diễn "show", nên xem họ làm mới thấy rằng "cắt nail, tỉa tóc" thực sự là một "nghệ- thuật làm đẹp" cho con người, chứ không đơn-thuần như dân bên mình hồi trước, chủ yếu là "cho gọn-gàng" mà thôi!

Vào bên trong Hội chợ, phải nói là "quên hết mọi sự", là vì âm-thanh hỗn độn trong đó, tiếng thuyết- minh, tiếng nhạc, tiếng vỗ tay làm cho không-khí vui nhộn khác hẳn bên ngoài. Sau đó thì có lẽ do mấy em người mẫu "õng-ẹo" trên sân khấu, làm mình quên mất là đi "học vài chiêu" từ các bậc "sư-tổ" ngành tóc.

Nói "của đáng tội", đâu chỉ riêng mình cứ "lượn qua lượn lại" nơi mấy sân-khấu có các em người mẫu đâu, bà con Việt Mỹ Mễ gì cũng đứng "xùm-rum" xem người mẫu mà! Tiếc là không có đủ anh em Tri-Tâm của mình đây mà chấm điểm các em, một mình nên chấm em nào cũng "điểm mười" cả!

Mấy tay thợ chuyên-nghiệp biểu-diễn vừa cắt tóc vừa nhún-nhẩy theo điệu nhạc, có nhóm hai hay ba tay thợ cùng lúc sấy, "style" tóc cho một em người mẫu và cũng theo điệu nhạc nữa. Tội nghiệp cho em người mẫu, sau màn đó, chắc là phải vào trong uống vài viên Tylenol cho khỏi nhức đầu!

Đặc biệt lần này là lần đầu tiên mình thấy một hãng có màn biểu diễn rất hấp-dẫn, là cắt tóc cho một em người mẫu mà em chỉ bận có hai mảnh, chẳng biết tóc lung-tung như thế em có "ngứa- ngáy" gì không" Chứ còn mình cũng như "bà con" ở đây giương mắt ra nhìn mà chẳng ai thấy "ngứa mắt" cả!

Đa số các "nghệ sĩ tóc" đều biểu-diễn cắt những kiểu tóc mới, những kỹ-thuật cắt mới, nhưng tựu-trung là chỉ là để biểu-diễn cho hấp-dẫn, chứ đưa về mà áp dụng cho khách hàng thì chẳng được bao nhiêu.

Ở bên nhà bây giờ hình như thanh-niên thiếu- nữ cũng nhuộm tóc nhiều rồi phải không" Ở đây thôi thì đủ màu sắc, nhất là trong dịp Hair Show này. Các nhãn-hiệu mới, màu sắc mới được đưa ra cho thợ tóc "ngắm-nghía" lựa chọn, có hãng còn tặng một vài gói, lọ mẫu nhỏ cho thợ tóc về thử xem chơi nữa!

Mấy hãng trình-diễn cách nhuộm màu, highlight thu hút được nhiều tay thợ chịu khó ngồi hàng giờ để học hỏi chút kinh-nghiệm.

Một số người đi Hội chợ là để mua sắm các thứ "nhu yếu phẩm" tóc nail cho cá-nhân hay cho tiệm, vì trong dịp này đa số đều mua không phải trả thêm tiền thuế và giá cả có thấp hơn bình-thường. Như hãng Sally, hãng Maly's...dịp này họ bán ra những thứ tồn kho với giá rẻ, dân thợ sắp hàng để mua từ sáng đến chiều cứ nườm-nượp ra vào không ngớt. Hàng hóa cho thợ thì đủ loại, đủ giá, như kéo cắt tóc, giá từ hai mươi lăm đô cho đến tám trăm năm mươi đô cũng có. Một cái máy sấy tóc từ hai mươi đô đến hai trăm chín mươi lăm đô. Phải nói là đồ nail tóc từ "thượng vàng hạ cám" cái gì cũng có. Từ sợi thun để cột tóc, miếng xơ mướp để lau chùi đến những máy mài da hiện-đại dùng cho dịch-vụ dưỡng da.

Người ta đua nhau mua sắm vì chỉ có ba ngày hội chợ hàng năm tại đây. Cũng là dịp vừa nghỉ đi chơi, vừa mua sắm vừa có thể học hỏi thêm chút kinh-nghiệm làm nail làm tóc.

Đến chiều không-khí mua sắm lại càng "sôi-nổi" vì sắp đóng cửa. Ai ra về cũng gói cũng mang, có người phải kéo lê cùng một lúc hai ba cái giỏ lớn vì xách không nổi!

Tan hội rồi thì ai nấy lại trở về với "đời sống thường ngày" tại tiệm nail hay tiệm tóc. Rồi thì tụm lại bàn chuyện trên trời dưới đất! Rồi đắp bột, dũa móng, cắt, sấy, uốn, nhuộm... Rồi thì lại thấy những cái đầu xoăn tít, vàng óng hay "bạc phơ, muối tiêu"!

Người Mỹ đa-số đàn bà đều "ghét" tóc bạc, có lẽ đó là dấu hiệu tuổi già mà lại "show" ra trên "sọ" dễ phát-hiện nhất, ai cũng thấy nên mấy bà chịu khó hàng tháng tới tiệm tóc nhuộm để dấu đi cái "đáng ghét đó"! Nhiều bà còn làm thêm cái Highlight (tẩy vài nhúm tóc cho có màu vàng sáng) để tóc bạc lẫn lộn với tóc vàng ,"đánh lừa" con mắt người khác! Nhất là để "boyfriend" không thấy cái già của mình nó lồ-lộ ra giữa trời đất!

Bên mình mà ít tóc thì không biết có nối tóc không" Chứ ở đây có môn nối tóc cho dài thêm ra (hair extension), tốn không ít tiền đâu nhá! Lại còn làm tóc thẳng ra nữa chứ (straight perm), chẳng là dân Mỹ Hiệp-Chủng-Quốc mà, da thì từ trắng nõn như "trứng gà bóc" đến đen thủi đen thùi như "bôi lọ nghẹ.” Tóc từ thẳng như "ruột ngựa" đến xoắn tít như "râu bắp" đều có cả.

Ngược đời là người thì đến uốn cho xoắn lên và có người đến làm cho thẳng ra! Dân làm tóc hốt bạc là chỗ đó, tóc khách thẳng thì "khuyên" họ uốn lên chút cho dễ chải bới, còn tóc quăn thì lại nhủ "duỗi thẳng ra" cho dễ coi! Đàng nào cũng phải chi đô ra thôi! Được cái dân Mỹ xài tiền cho việc làm đẹp thoải- mái. Đi chợ thì cứ coi coupon bớt năm bảy cent cũng lần cho được, còn cái mục nail với tóc thì chẳng những làm mấy thứ "basic" rồi còn "ask" thêm, cuối cùng ưng ý cho "tip" năm bảy đồng nữa!

Hồi mới qua Mỹ, có dịp nhận được thư anh Phong hỏi về dịch-vụ làm móng tay bên Mỹ nghe nói phát-đạt lắm phải không"

Đúng rồi đó anh, năm đó mình có thư cho anh em biết là đã ghi tên đi học ngành Cosmetology, nói cho có vẻ "chữ nghĩa chuyên-nghiệp" một chút là như thế, còn dân mình thì cứ gọi gọn-gàng là "học tóc"!

Thật sự từ lúc mới đặt chân lên đất Mỹ cuối năm 1993, thì những người quen biết ở đây "khuyến-khích" nên đi học làm móng tay, dễ tìm việc, kiếm nhiều tiền. Mình lúc đó mới qua, nghe nói kiếm được nhiều tiền thấy ham liền. Lân-la tìm tới một tiệm móng tay cho biết sự tình, thấy các bà khệ-nệ bưng thau nước ra làm chân cho khách thì "dội" liền!

"Chết mẹ thiệt rồi"! Tiền đâu không thấy, chứ cứ mà bưng nước ra rửa chân cho mấy con Mỹ đen, Mỹ trắng như thế này thì chắc không nổi ba ngày đâu! Hồi đó chưa có dùng Spa Pedicure như bây giờ. Suy đi tính lại cuối cùng chọn giải-pháp dung hoà: học cả nail cả tóc, sau này thích cái gì thì làm, nên mới học Cosmetology, cái bằng tóc bao gồm hầu hết các dịch-vụ thẩm-mỹ.

Học lấy bằng tóc thật là hữu-dụng, hồi đó mình chỉ vì ngại "bưng nước" mà học tóc, chứ thực ra có bằng tóc thì có thể "service everything" rất tiện lợi. Thích làm tóc thì cắt tóc, muốn làm móng tay thì dũa móng tay, thích làm dưỡng da thì cứ việc...Dân mình nghĩ ngợi lung-tung, nghề nào mà xấu, chỉ có người xấu thôi chứ! Chẳng qua do cái suy-nghĩ cổ xưa, cứ cho là rửa chân rửa tay cho người khác thì như là "đầy-tớ" hầu-hạ, hoặc như "slave" ngày xửa ngày xưa ở Mỹ vậy!

Hồi đậu cái bằng tóc mình cũng có viết thư báo "tin vui" cho anh em, còn nhớ không" Hơn một năm "miệt-mài kinh-sử", vừa đi làm vừa đi học cuối cùng cũng "giật" được mảnh bằng "lận lưng" mà làm ăn.

Có cái bằng đi làm cũng rất "nhiêu-khê"! Chưa có kinh-nghiệm, đi xin việc khó được nhận. "Mẹ tổ nó!" Đi đâu cũng bị hỏi: "Làm được bao lâu" Kinh- nghiệm thế nào"" Mới ra trường đã làm ngày nào đâu mà kinh với nghiệm. Thế là xách bằng chạy lòng-vòng. Không mướn mà cứ đòi kinh-nghiệm, không kinh-nghiệm thì không mướn!

Làm nail thì dễ hơn, đẹp hay không đẹp thôi, có gì lấy acetone chùi đi, dễ sửa, cùng lắm gỡ móng giả ra làm lại. Còn làm tóc thì cắt ngắn mất rồi làm sao nối lại cho nó, hoặc "đẽo lem nhem" như gọt khoai mì thì coi sao được! Hay là nhuộm tóc, khách chọn màu này mà sau khi gội rửa lại thấy ra màu khác...Khổ hơn là uốn tóc, sau cả giờ cuốn cho đã, đổ thuốc lên, cuối cùng thì tóc gợn chẳng ra gợn, quăn chẳng ra quăn!

Cũng may mắn là sau đó mình tìm được một chỗ làm, chủ Mỹ bắt phải mang người mẫu tới cắt cho nó xem rồi mới tin vào khả-năng của mình. Thôi thì cũng được, "vạn sự khởi đầu nan!" Coi như qua được giai đoạn chập-chững vào nghề.

Hồi xưa mấy anh em tụi mình có những ngày rảnh-rỗi ngồi lại "làm vài xị", tán-gẫu về chuyện gái Tây, thấy da trắng tóc vàng mê thật! Biết "bao giờ" thì mới có dịp "sờ" vào mấy em! Trời ạ! Bây giờ mình ngày nào cũng "rờ-rẫm" gội đầu cho mấy em đó! Cứ tưởng-tượng một em "đôi tám, đôi mươi" nằm ngửa ra kê đầu vào bồn để gội đầu, gặp lúc mùa hè, em bận áo hở nửa ngực, thật là "tối-tăm" mặt mũi!

Qua cái mục waxing (nhổ lông mày...) mới hấp dẫn. Dân Mỹ săn-sóc thân-thể "tận-tình" lắm, từ lông mày, lông nách, lông tay chân...đều muốn có đường có nét hay nhẵn-nhụi, và thợ tóc cũng "hết lòng" chiều khách, nhổ đâu cũng sẵn-sàng! Cứ bôi keo vào, đắp vải lên kéo "xoạc" một cái là xong! Và nếu cái dịch-vụ này được thực-hiện ở bên ngoài thì không nói làm gì, nó phải được làm trong phòng riêng, và một cô thợ làm cho một bà khách thì cũng bình-thường, còn như mình là "đực rựa" chính cống, chứ không có "pê-đê pê-đót" gì, mà lại "bị" một em "asking làm giùm" cho cái waxing thì "lúng túng" vô cùng!

Nói vậy chứ cũng chỉ vài lần đầu thôi, chứ sau này thì rất là "hân hoan phục vụ" và còn mong em "nhổ" thêm nhiều chỗ nữa để làm luôn một thể cho tiện! Chỉ có điều là ban đầu wax lông mày thế rồi "lò-mò" xuống "lip", thế rồi đến cánh tay...c hẳng biết đến lúc có em nào "ask xuống nữa" thì biết ăn nói ra sao đây!

Sang đến cái "dưỡng da" (facial care) thì lại càng "dễ sa chước cám-dỗ" nữa! Cũng ít khi có đàn ông làm mục này, nhưng mình thì chủ nó thấy "dễ sai dễ khiến" bảo làm gì cũng OK, khách thì có lẽ nó thấy mình "dễ coi, mát tay", nên cũng có "lai-rai" vào phòng riêng để làm "dưỡng da" cho mấy em.

Thực là "khó xử", khi mà em thì nằm "tênh- hênh" trên giường, tất nhiên là có "hở lung-tung" rồi! Trong khi mình làm các "thao-tác" dưỡng da, mà em cứ nheo mắt cười cười, chẳng biết là "tín-hiệu" gì đây" Dại dột mà "rà không trúng đài" thì bỏ mạng! Mít-tờ Clinton "rà trúng đài" mà còn suýt mất ghế Tổng- thống, còn mình mà "trật đài" thì cầm chắc là mất bằng, lấy gì kiếm cơm. Thôi thì "no con mắt" cũng được rồi!

Nói thì hấp dẫn vậy, chứ chẳng "sơ múi" gì đâu! Luật lệ của Mỹ cứ dày cộm như là quyển "Kinh thánh" vậy, tốt hơn cứ theo nguyên-tắc mà làm là yên chuyện!

Hồi xưa anh Hạnh với mình đi cắt tóc nhớ không" Ông thợ ụi cái "rẹt", ngắn trụi mình buồn thật mà đành cười trừ. Bên này cũng vậy, có lúc "lầm lỡ" phải "làm lại" cho khách. Và chẳng phải lúc nào cũng được "cười trừ" đâu! Bởi vậy tiệm phải mua bảo- hiểm cho các dịch vụ, nếu có làm gì khách bị "thiệt hại" mà khách "hăng tiết vịt" kiện ra toà, thì có ông bảo-hiểm đỡ cho, chứ không thì biết lấy chi mà đền!

Chuyện "tóc tai" là chuyện dài không có hồi kết thúc. Mong là có ngày về thăm bà con quê-hương, tụi mình lại quây-quần "làm vài xị" như ngày xưa , lúc đó mình sẽ kể thêm nhiều điều rất thú-vị, của cái nghề chuyên môn "rờ-rẫm" thiên-hạ một cách hợp-pháp này. Nhưng nghe đâu bên nhà các anh còn được thưởng-thức nhiều món "hứng thú" hơn trong tiệm tóc phải không"

Được rồi, hãy đợi đấy tụi mình sẽ gặp lại mà! Mến chúc tất cả anh em và "bầu đàn thê-nhi" luôn an-mạnh trong năm mới này.

Đặng-Xuân-Hường


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,242,100
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến