Hôm nay,  

Kiểu Tóc Chemo

25/01/200600:00:00(Xem: 25724)
Người viết: NGỌC ANH

Bài số 920-1520-244-vb4012506

*

Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ nước Mỹ bị khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài “Tiểu Hợp Chủng Quốc” kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á gốc Âu, gốc Do Thái sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng giải thưởng danh dự năm 2002. Sau đây là bài mới viết của Ngọc Anh, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Bính Tuất.*

Từ ngày bắt đầu chữa trị theo thương pháp chemo therapy vì bịnh ung thư ngực, mái tóc dày đen mướt và dài của tôi rơi rụng từ từ. Thoạt tiên, chỉ vài sợi vướng trên áo gối mỗi buổi sáng thức dậy, cho tới một ngày, ngồi ăn với người bạn, tình cờ đưa tay vuốt mái tóc, bàn tay tôi kéo ra một chùm tóc rời khỏi đầu.

Khi về nhà, tôi nhìn vô kiếng, hình dung đến nhân vật Persis Khambatta trong phim giả tưởng Star Trek, có cái đầu không tóc. Với cái đầu trọc lóc đó, tôi thấy đôi mắt tôi dường như to ra, điểm đặc biệt hơn là cặp chân mày rõ nét, và hơi cách xa đôi mắt, cái cổ dường như cao hơn, thon mảnh. Nhìn vô kiếng, khuôn mặt tôi bây giờ rõ nét sắc sảo, với màu da xanh lướt.

Tôi nhớ tới cô nữ minh tinh xinh đẹp, nổi tiếng, là Demi Moore trong phim G.I. Jane. Cô nữ minh tinh này đã tình nguyện cạo đầu trọc để đóng thật tròn vai cô nữ tân binh dũng cảm. Nhưng tiếc thay cho tôi, không được như những nhân vật của thế giới Hollywood. Sau khi đóng xong cuốn phim, họ trở lại đời sống bình thường với mớ tóc mọc dài ra khỏe mạnh và xinh đẹp hơn xưa. Còn tôi, là một tân binh chiến đấu trong đơn độc với căn bịnh hiểm nghèo.

Khi anh chị em trong nhà, những bạn bè chung quanh biết tôi đang chữa bằng chemo therapy, họ đều tỏ ra thương xót tôi. Tiếp xúc với những người cùng bịnh, và đang chạy chữa bằng chemo therapy, tôi biết trong số 7,8 người chữa trị, chỉ mong manh 1 người sống. Những cuộc chiến tranh trên thế giới đều có hai phe lâm chiến thù nghịch nhau; còn tôi, cuộc chiến đấu với bịnh ung thư để cầu sự sống, tôi phải hòa hoãn với kẻ thù của chính mình.

Chứng bịnh sói mòn sức khỏe tôi rất nhanh. Tôi tự chống chọi những cơn ói mửa, hay chóng mặt triền miên, như sau khi uống thuốc thì phải nằm trên giường độ hơn tiếng đồng hồ để tịnh tâm. Thời gian này tôi thường tập trung tư tưởng để Thiền khi cơn đau đớn của thể xác nổi lên. Thiền giúp tôi tạm thời giảm bớt những suy nghĩ về bịnh, giảm bớt phần nào cảm giác đau. Tôi cũng cố đừng để cho những người thân trong gia đình nhìn thấy khi tôi bị lên những cơn đau đớn đến mất thở. Đôi khi hai bàn tay tôi lạnh cóng, tôi phải đặt tay dưới vòi nước chảy thiệt nóng tới bốc hơi, để dịu bớt cơn lạnh làm run rẩy toàn thân. Những lúc ấy, chồng tôi không có bên cạnh, tôi cô đơn tới cùng cực.

Một buổi tối, tôi ngồi ở phòng khách coi Tivi, thì nghe con gái tôi nói chuyện bằng điện thoại với bạn nó: "Má tao bi giờ giống y như ông Homer Simpson mày ơi".

Tôi đau buốt cả cõi lòng.

Con gái tôi mới 10 tuổi, nó còn ngây thơ quá, không hiểu mẹ nó đang tiến dần tới cửa tử thần. Nó mắc cở với bạn bè vì cái đầu không có tóc của mẹ nó.

Tôi nhớ ra bữa nọ, dắt con gái đi chợ, tôi không hiểu tại sao nó cứ buông tay tôi để chạy mó chỗ nầy, rờ chỗ kia, lăng xăng. Không như xưa, nó luôn luôn cầm chặt bàn tay tôi. Thì ra nó mắc cỡ đi chung với người mẹ có cái đầu giống Homer Simpson.

Hôm sau, tôi quay điện thoại tứ tung, tìm chỗ mua cái đầu giả vừa với kích thước đầu của tôi và màu sắc cùng kiểu cọ này nọ. Vài ngày sau, tôi có được mái tóc giả vừa vặn, và tạm coi cũng được.

Nhưng mái tóc giả này không dễ chịu chút nào khi phải đội suốt ngày!

Nó làm cho tôi cảm giác ngứa ngáy khó chịu lắm, như một vật lạ dính lên cơ thể. Mái tóc giả còn làm cho tôi nóng hầm, nóng bức dù là đang giữa mùa đông lạnh. Những khó khăn cũng xảy ra cho tôi khi đội tóc giả mà nấu nướng, vì sợ có khi bị cháy tóc không hay. Điều này làm cho tôi buồn nhiều hơn khi mỗi ngày chồng tôi về, thấy anh cặm cụi vô bếp tự nấu nướng một mình, hay lúng túng vụng về ủi cái áo, cái quần.

Đôi khi lòng tôi se thắt khi nhìn thấy vết phỏng cháy trên cánh tay anh vì cạnh bàn ủi. Càng tệ hơn khi tôi vô câu lạc bộ thể thao mà không thể vào phòng tắm hơi, hồ bơi, hay bồn nước nóng để thư giãn cho đỡ đau.

Tôi cảm thấy rất bực bội thêm với mái tóc giả đáng ghét này, sau một lần ra công viên, trời bỗng nổi cơn gió, thổi bay luôn mái tóc giả mà tôi không chụp lại kịp. Mái tóc giả bay la đà, cuốn tròn lăn trên bãi cỏ.

Lần đó may có chồng tôi đi chung cho vui. Anh chỉ mỉm cười, chạy theo lượm lại, rồi phủi cho sạch bụi lá cây vướng trên tóc, từ tốn giúp tôi đội trở lên đầu. Thiệt tình lúc đó tôi mắc cở muốn độn thổ. Sau đó tôi tìm cách che dấu bằng nhiều kiểu nón khác nhau khi không phải đội đầu giả.

Tôi nghĩ tới cách khác khi nhìn thấy một người đàn bà Hồi Giáo gặp ở chợ, với chiếc khăn che kín mái tóc. Chắc chắn là họ không có cái đầu trọc lóc như tôi.

Đàng sau tấm vải che quấn kín mít không ló một cọng tóc, phải là một mớ tóc dài mượt mà thơm phức, chỉ dành riêng cho một người chiêm ngưỡng mà thôi. Tôi ra tiệm, kiếm mua thiệt nhiều những tấm khăn đủ màu sắc, mịn màng bằng lụa, rồi thử quấn theo những kiểu của phụ nữ xứ ngàn lẻ một đêm. Quấn những chiếc khăn xinh đẹp này, tôi che dấu được cái đầu trọc khi ra đường. Tôi nhận được nhiều đôi mắt ngó theo. Thì ra, tôi vẫn còn nét xinh đẹp, mặc dù cơ thể đang chiến đấu mãnh liệt với bịnh ung thư, dù những cơn buồn nôn, những trận ói mửa liên tu đã làm tôi càng yếu dần, càng ốm đi, màu da càng xanh tái.

Chồng tôi đã mua cho tôi miếng đất xinh xắn trên Đồi Hồng, kèm theo bên cạnh là chỗ của anh.

"Cho mình yên lòng", lời anh ấy nói.

Mỗi chiều đi làm về, anh ấy hay chở tôi lên Đồi Hồng để tôi thăm nơi chốn của tôi "Cho mình thân quen", cũng lời anh ấy nói.

Thăm riết, rồi tôi cũng nhận ra cái đẹp của những ngôi mộ ở chung quanh, khoảng trời trong xanh trên cao rất thoáng mát. Đứng ở "Chỗ của mình", tôi còn nhìn thấy dáng ngôi Chùa xa xa, và ngôi Nhà Thờ gần hơn, sừng sững giữa trời và đất bao la. Trên ngọn đồi cỏ xanh rì rất đẹp, có tiếng gió thổi vi vu như trên cánh đồng bên quê nhà xa lắc xa lơ nửa vòng trái đất.

Suốt mùa đông, tôi xài những khăn quàng này, quấn đủ cách, cột đủ hình dạng khác nhau, học được từ những cuốn tạp chí thời trang đủ kiểu lạ mắt, để che cái đầu trọc lóc.

Hết mùa đông, qua mùa xuân, phương pháp chữa trị bằng chemo sắp chấm dứt.

Tự nhiên, một ngày đầu xuân, lòng tôi bỗng dưng thay đổi. Tôi chợt nhận ra một điều, cancer là một danh từ kinh khủng đối với tôi, và cũng chắc chắn đối với nhiều người. Bây giờ, tôi đang đối diện với nó. Tôi vẫn sợ hãi và chạy trốn thực trạng. Tôi tìm mọi cách để che dấu với chính tôi về bịnh nan y này.

Bỗng nhiên tôi thấy hết sợ hãi.

Ừa, thì chính nó, chỉ có thể đưa tôi tới một ngưỡng cửa mà thôi, ngưỡng cửa mà ai cũng phải qua, đó là sự chết.

Có ai không chết"

Vậy thì tại sao tôi lại sợ nó.

Cảm giác muốn che dấu cái đầu trọc, cũng chỉ thoát thai từ cảm giác muốn chạy trốn vì sợ hãi tử thần. Sự suy nghĩ này làm thay đổi hẳn ý nghĩ của tôi từ ngày mắc bịnh cancer. Tôi không còn thấy sợ hãi nữa. Đồng thời không còn thấy muốn che dấu cái đầu trọc bằng mái tóc giả, bằng đủ kiểu nón, những tấm khăn choàng …

Tôi muốn sống một cách thoải mái, hồn nhiên, như mọi người. Và cho dù chemo therapy không hiệu quả tôi cũng sẽ sống thoải mái với chính tôi cho tới ngày cuối cuộc đời, nằm yên nghỉ trên ngọn Đồi Hồng thênh thang thoáng mát. Nếu có qua thế giới bên kia với cái đầu trọc Homer Simpson cũng là một điều vui tôi mang theo, từ thế giới này.

Tôi nhờ chồng tôi thu băng những lời dặn dò dành lại cho các con, đặc biệt đứa con gái út mới lên 10 tuổi. Tôi đã có đủ nghị lực để nhìn thẳng thực trạng của căn bịnh nan y mà sắp đặt tươm tất chuyện nhà khi mình còn tỉnh táo. Điều này đôi khi đã làm cho chồng tôi đau đớn qua ánh mắt nhìn tôi long lanh ướt.

Con gái tôi, lớn lên sẽ hiểu.

*

Buổi chiều hôm đó, tôi ngồi ở sân sau, trên chiếc xích đu đong đưa. Ánh nắng mùa Xuân vàng tươi. Mảnh sân nhỏ đầy hoa trái Tết. Mấy chậu cúc đại đóa đang rực rỡ mặc áo Hoàng Hậu, cây mai đang trổ đầy nụ non xanh biếc, hứa hẹn tươi vui với mùa Xuân, cây quít góc vườn đeo đầy trái chín vàng chen nhau xúm xít, cây hồng dòn còn lác đác những trái cuối mùa trên ngọn, cây lựu nặng oằn trái chín đỏ.

Nhìn những con bươm bướm xập xòe đôi cánh, tôi nhớ ngày Tết năm đầu tiên gia đình nhỏ bắt đầu cuộc sống mới trên nước Mỹ ở vùng không có mai, không có cúc, chỉ có tuyết bay phất phơ rất lạnh.

Một ngày cận Tết, chồng tôi chợt khám phá một giống cây mọc thành bụi um tùm ở góc sân trước, gần ven đường, bỗng dưng trổ bông nở đầy nhánh rực rỡ, màu vàng y như mai.

Hai vợ chồng mừng húm, vậy là có mai vàng ăn Tết.

Cả nhà xúm xít đêm Giao Thừa với cành mai không biết tên, sáng rực trong nhà. Ngoài trời lạnh vợ chồng con cái ấp ủ nhau, hạnh phúc xum vầy bên mâm cơm cúng Ông Bà rất đơn sơ mà ngon lành.

Những năm sau này, khi đã dọn về sống ở tiểu bang nắng ấm CA, mỗi độ Tết, cắm nhánh mai lên bàn thờ Ông Bà, anh ấy vẫn nhắc tôi nhớ nhánh mai hạnh phúc năm đó, "nhánh mai không biết tên" đã cho vợ chồng tôi một cái Tết xa quê hương ấm lòng.

Mới đó mà đã năm năm …

*

Hôm quăng những tấm khăn lụa đủ màu vô hộc tủ, tôi ra biển dạo chơi với cái đầu trọc. Thiệt mát mẻ, tinh thần tôi minh mẫn, tươi vui. Tôi ngồi bên cầu tàu. Cạnh đó có người đàn ông bản xứ ngồi câu cá.

Anh ta chợt quay sang nhìn tôi, rồi hỏi :

-Kiểu tóc mới đó à"

Tôi cười, gật đầu, chưa đáp, thì anh ta hỏi thêm:

-Cô trả bao nhiêu tiền để có kiểu tóc đó"

Tôi trả lời:

-Đâu có tốn tiền gì đâu, chemo trả hết đó.

Anh mắt anh ta hơi thoáng ngạc nhiên trước vẻ tươi tỉnh thản nhiên của tôi, rồi cười to, vung tay lên trời:

-Trông cô thật quá xinh với kiểu tóc này.

Hôm đó, tôi ra về, lòng phơi phới với kiểu tóc chemo. Bầu trời trên cao thiệt trong xanh, như trên ngọn Đồi Hồng.

*

Lời người viết: Năm nay tiễn đưa nhiều người thân, người quen, bè bạn, ra đi vì bịnh ung thư. Bỗng chạnh lòng, nhớ người thím đã mất.

Ngày tiễn đưa thím, nhìn thím nằm trong quan tài, như một giấc ngủ an lành. Khuôn mặt thím trẻ trung, bình thản, trong chiếc áo ngủ bằng voan mỏng màu thiên thanh …màu mây trời trên Đồi Hồng. Đầu thím đã mọc lại mớ tóc đen tuyền.

Chung quanh thím là những vòng hoa đủ màu sắc của mùa Xuân, và thím nằm lẻ loi như một "nhánh mai vàng không tên".

Ngọc Anh


Ý kiến bạn đọc
30/03/201916:32:45
Khách
Bài này tác giả Ngọc Anh đã viết hơn mười ba năm trước đây, hôm nay tôi mới có dịp đọc.
Đọc tới đâu nước mắt tôi chảy đến đó khi nhớ đến con gái tôi, đứa con gái xinh đẹp và sống đầy tình nghĩa với mọi người cũng đã bị tử thần cướp đi mạng sống vì bệnh ung thư ngực. Con tôi cũng trải qua những ngày vật vã vì phản ứng với chemo, tóc con tôi cũng rụng và nó cũng phải đội mũ hay tóc giả khi phải ra khỏi nhà, thỉnh thoảng nó cũng phản kháng bằng cách đi ra đường đầu trần. Cuối cùng con tôi cũng chấp nhận số phận hẩm hiu như nhân vật trong câu chuyện Ngọc Anh kể. Tuần trước, tôi vẫn mừng sinh nhật của con mặc dù nó không còn trên cõi đời này nhưng nó vẫn sống trong tim của toàn thể gia đình tôi.
Ngọc Anh đã kể lại sự thực thật lưu loát, sống động và đầy tình cảm. Tôi biết chắc không phải chỉ một mình tôi rơi nước mắt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,386,352
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến