Hôm nay,  

Trên Miền Đất Hứa

26/12/200500:00:00(Xem: 201091)
Người viết: HƯƠNG HOÀNG

Bài số 902-1502-228-vb5124005

Tác giả là cư dân tiểu bang Washington, 29 tuổi, công việc: làm Nail. Hai bài bài viết về nước Mỹ gửi lần đầu tiên của cô đều là đề tài làm Nail.

*

Mùa đông! Ôi cái mùa đông năm ấy như cứ in sâu vào tiền thức của Liên. Thỉnh thoảng nó lại xuất hiện trong giấc mơ làm cô giật mình thức giấc. Phải mất ít giây tự trấn an, cô mới cảm thấy trở lại bình thường. Đã mười năm rồi mà sao Liên vẫn không thể nào quên được những ngày đầu tiên khi mới đặt chân đến đất Mỹ.

Đó là vào tháng 12 năm 1995, lúc Liên vừa tròn 20, lứa tuổi đầy ấp những mộng mơ và lý tưởng. Khi được gia đình bảo lãnh sang Mỹ, trong hành lý của cô chỉ là những cái áo sơ mi ngắn tay, mỏng manh và cài cái quần tây cũ bạc phếch. Vì cô không thể nào tưởng tượng trước được mùa đông ở miền Tây Bắc Mỹ lạnh như thế nào. Hôm ấy là ngày lễ Giáng Sinh, Liên đi lễ nhà thờ với gia đình vào ban đêm.Vì nhà thờ quá đông người đến dự lễ, bãi đậu xe không còn chỗ nào trống hết nên anh của cô phải đậu xe thật xa rồi đi bộ đến nhà thờ. Cô xuống xe rồi co ro, đi theo sau lưng ông anh. Cô có cảm giác con đường từ bãi đậu xe đến nhà thờ lại càng xa hơn khi phải đi bộ như thế này. Gặp gió thổi mạnh, ngược chiều làm bay phầng phật mái tóc của cô ra đằng sau ót. Gió mang hơi lạnh tê tái như cứ quất từng cơn vào cái mặt đang trắng bạch ra vì lạnh và bờ môi tím ngắt không còn chút máu của cô. Mặc dù hai tay cô cố khoanh lại ôm chặt lấy vòng eo mà vẫn không làm sao bớt lạnh. Toàn thân cô run lẩy bẩy, bứơc tới từng bước khó khăn, nặng nề vì phải đang "đánh vật" với những cơn gió rét thật hãi hùng. Liên đi dường như muốn ngã khụy xuống. Cuố cùng đã đi đến nơi, Liên cố gắng đi thật nhanh vào trong để lấy chút hơi ấm từ cái lò sưởi của nhà thờ. Hơi ấm từ lò sưởi làm cô cảm thấy dễ chịu hơn. Cô thở phào nhẹ nhõm, nhưng sau vài phút cô lại chợt buồn và lo lắng vì sẽ phải đi bộ một quãng đường dài như thế để về đến chỗ đậu xe. Anh của cô không thể làm theo cách đem xe từ chỗ đậu xe đến trước cổng nhà thờ để rướt cô được vì người ta quá đông, đi bộ chật kín cả một đoạn đường nên không có chỗ cho xe chạy qua. Cô thầm lạy trời phù hộ cho cô có đủ sức để đi bộ tiếp tục.

Rồi cũng qua một mùa đông. Xuân đến. Liên rất yêu mùa xuân ở đây, vùng cao nguyên xanh lá. Hầu như cây xanh hiện diện khắp mọi nơi, cây đuợc trồng thành hàng dài theo các nẽo đường, cây mọc chan hoà trong khu nhà ở. Hầu như nhà nào cũng có cây, không cây lớn thì cũng cây nhỏ, mọc um tùm trong thật khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. À! Đều Liên thích nhất đó là hoa. Mỗi nhà, nhà nào cũng trồng hoa đủ màu sắc. Các loại hoa đua nhau nở, khoe áo mới. Đi vào trong khu dân cư chỉ cần ngắm hoa thôi cũng đủ làm tinh thần thoải mái và sự mệt nhọc hầu như tan biến mất.

Rồi Liên bắt đầu đi học. Cô học lớp English as second language tại trường Highline Community College, lớp dành cho người mới qua Mỹ và cũng dành cho những người có thu nghập thấp.

Đứng giảng dạy lớp là 2 cô giáo, một cô chính và một cô phụ. Cả hai cô giáo đều rất dễ thương và cởi mở. Liên rất thích học ở đây vì dường như Liên tìm thấy được tình thương người và lòng nhân ái từ những cô giáo, họ rất thông cảm với những học sinh đã lớn tuổi mà vẫn chưa nói được tiếng Anh lưu loát. Ở trường học Liên thấy mọi người đối xử rất lịch sự, đôi lúc cô gặp người đi qua dù không quen không biết mà họ vẫn mỉm cười và chào mình như thể họ đã quen biết cô từ trước vậy Điều này làm Liên thích nhất.

Thời ấy Liên chưa có xe hơi và cũng chưa có bằng lái xe nên cô phải đón xe bus đi làm một thời gian. Đón xe bus thì Liên cũng có ít nhiều kỷ niệm vui buồn của đời đón xe bus. Trước khi sang Mỹ Liên cũng đã đi học tiếng Anh, cô học rất nhiều vừa học ngữ pháp và học đàm thoại, nhưng không hiểu sao sang đến Mỹ cô vẫn cứ như người câm điếc. Ai hỏi Liên câu gì, cho dù là một câu rất là đơn giản, cô cũng không trả lời được và Liên muốn nói gì thì cũng nói chẳng ra câu. Vì cô nghe không quen giọng người Mỹ nên cô có hiểu gì đâu, mặc dù những từ ngữ ấy cô đã học qua rồi.

Kỷ niệm vui buồn làm Liên nhớ nhất đó là mỗi buổi sáng cô phải đi bộ ra trạm để đón xe bus đi làm. Con đường từ nhà đến trạm xe bus khá xa, nếu đi bằng xe hơi thì khoảng ít hơn 2 phút, còn đi bộ thì khoảng 15 phút đồng hồ. Lúc trời ấm áp thì không sao nhưng khi gặp trời mưa gió lạnh thì ôi thôi! Thật là khổ. Có lần đã đến trạm xe bus rồi Liên mới chợt giật mình: "Ay chết! Bỏ quên cái bóp tiền lẽ ở nhà rồi. Không biết làm sao, chẳng lẽ bây giờ đi bộ ngược về nhà lấy"! Xe bus đến bây giờ. Hắn đâu có chờ ta!"

Bắt gặp vẻ lo lắng hiện ra trên khuôn mặt đang tái nhợt đi vì lạnh của Liên, một ông người Mỹ đen to lớn đi đến gần cô, ông chìa cho cô 50 cent và nói: "Này cầm lấy đi". Liên xòe tay lấy hai đồng quarter từ tay ông ấy và nói: "Thank you" với vẻ mặt cảm kích vô vàn. Liên tự hỏi tại sao ông ta lại biết chính xác là cô để quên tiền ở nhà"

À, thì ra trong lúc lo lắng hai tay Liên cứ liên tục đập đập, bóp bóp hết cái túi này đến túi kia trên áo jacket và cả trên cái quần Jean của cô để tìm bạc cắc. Ông ấy chỉ nhìn thoáng là biết ngay nên ông ta ra tay giúp đỡ. Thật đúng như câu nói của ông bà ta: "Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Từ đó Liên mới nhận thấy rằng con người ta, dù da đen hay da trắng, dù ở tầng lớp xã hội nào, đều cũng có người tốt, kẻ xấu, người hiền, kẻ dữ, người lương thiện, kẻ bất lương….

Thời gian đó Liên cũng tập lái xe. Và rồi ngày thi cũng đã tới. Phần lý thuyết Liên thi lần thứ 2 mới đậu. Còn phần thực hành thì ôi cha! Mới thật là gay co. Tiếng Anh cô nghe không hiểu, lái xe thì lại quờ quạng nên cô thi rớt 4 lần, lần thứ 5 mới đậu. Mỗi lần thi rớt Liên đều nhớ rõ lý do.

Lần thứ nhất, chấm thi là một bà police da đen. Bà bảo cô de xe parallel, ôi trời đất ơi! Cái mà cô thấy là khó nhất và ghét nhất lại gặp ngay lần đầu tiên. Am!!! Xe của cô đụng ngay vào cái cọc phía sau. Rớt. Lần thứ 2, Liên lái xe trên lề đường vì cô không phân biệt được đâu là lề đường và đâu là đường để xe chạy. Rớt. Lần thứ 3, ông police nói gì Liên không hiểu nên cứ cho xe chạy thẳng. Khi lái xe về đến nơi, ông police nói với cô một câu rất chậm: "go home, you don't understand what I was saying". Rớt. Đến lần thứ tư, police lần này là một bà Mỹ trắng, bà bảo cô đổi lane. Vì quá run nên cô đổi lane mà quên nhìn trước nhìn sau. Chút xíu nữa Liên đụng vào người ta. Bà police hét lên: "be careful." Rớt.

Đã quá mệt mỏi, Liên miễn cưỡng đổ thừa rằng tại police của quận này khó tính quá nên chấm cô rớt. Cô còn bồi thêm rằng chắc họ phân biệt chủng tộc…Nên sau đó Liên lặn lội lên North tìm police người Việt Nam đặng thử vận may xem đợt này cô thi đậu hay rớt. Nếu thi rớt nữa chắc là hết "thuốc trị" cho cô rồi. May mắn lần này Liên đậu vì cô đã có kinh nghiệm những lần thi trước rồi. Vả lại police người Việt Nam ở Mỹ rất thông cảm cho các thí sinh nên lần này Liên không cảm thấy run sợ như những lần thi trước.

Có xe rồi, có bằng lái rồi Liên bắt đầu lái xe đi làm. May mắn thay chỗ làm của cô không quá xa, chỉ lái xe một đường thẳng là tới. Đối với Liên, lái xe ở Mỹ tuy dễ mà khó. Dễ là mọi người đi xe hoặc đi bộ một cách rất trật tự, tuân theo luật lệ an toàn giao thông, không chen lấn, không lạng lách. Đường xe có vẽ lane rõ ràng. Còn khó là ở chỗ trước khi muốn quẹo trái hay quẹo phải thì người lái xe phải biết trước để vô exit, mà cái bảng ghi tên đường thì nhỏ xíu nằm cheo leo trên đỉnh cột đèn đỏ ấy. Đã vậy mắt Liên nhìn xa không thấy rõ nên lắm lúc đi đến trung tâm ngã tư rồi Liên mới phát hiện mình đã đi lố đường. Không có cách chọn lựa nào khác, Liên phải chạy thẳng. Đi một hồi lâu Liên mới tìm ra đường quay lại. Cô luôn bị đi lạc đường hoặc chạy lố đường. Nhưng giờ đây cô không phải lo nữa vì đã có người tự nguyện làm "tài xế" cho cô suốt đời rồi. Đó là người yêu của Liên.

Từ lúc quen anh ấy Liên không phải lái xe nữa. Đi đâu anh ấy cũng chở . Khoảng hai năm sau thì anh ấy cưới cô. Sau đó cô sanh đứa con trai đầu lòng. Số cô may mắn được sanh con ở một bệnh viện lớn của Mỹ. Liên nhớ nhất là lúc cô đau bụng sanh, cô được các bác sĩ, y tá chăm sóc rất tận tình và có trách nhiệm. Liên rất cảm động và lắm lúc muốn ôm chầm lấy cô y tá và nói lời cảm ơn rất nhiều. Trước khi rời bệnh viện, Liên không quên để lại tiền tip trong phòng. Nhưng khi phát hiện có tiền trong phòng thì cô y tá tức tốc chạy theo Liên và trả lại số tiền đó cho cô và bảo rằng người làm việc trong bệnh viện không được quyền lấy tiền của bệnh nhân, cho dù là tiền tip.

Sau 10 năm sống ở Mỹ, một miền đất đầy hứa hẹn và hy vọng, giờ đây Liên đã có nhà, có xe, có chồng, có con và có một nghề làm nail nuôi gia đình. Suy nghĩ lại những điều buồn vui Liên đã trải qua, Liên tự cảm thấy Liên thật là may mắn hơn những người khác là được sống trên một đất nước có nhiều cơ hội để học hỏi và tiến thân. Tương lai của cô sẽ sáng lạng hơn nữa nếu cô biết quí trọng những gì cô đang có và cô luôn luôn nhớ câu: "uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây." Khá khen cho cô là người biết suy nghĩ, có lần Liên nói với tôi rằng cô lúc nào cũng thầm cảm ơn chính phủ Mỹ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cô, nhờ đó mà Liên có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Hương Hoàng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,965,609
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.