Hôm nay,  

Little Saigon Ở Đâu?

27/11/200500:00:00(Xem: 261915)
Người viết: Sao Nam Trần ngọc Bình
Bài số 880-1471-207-vb8112705

Tác giả là cư dân Greenville, SC, đã góp một số bài viết về nước Mỹ, trong đó có loạt bài “Hành Trình về phương Đông” kể chuyện dọn nhà đường bộ từ Nam Cali. Sau đây là bài viết mới của ông.
*
Nếu có ai hỏi bạn câu hỏi trên thì bạn sẽ trả lời thế nào" Riêng tôi thì sẽ đáp:
Thật ra, cái tên gọi Litlle Saigon chỉ là một danh xưng thể hiện sự trân trọng những gì Cộng Đồng người Việt đã đạt được về mọi mặt như xã hội, chính trị, kinh tế và văn hóa v..v..
Tại quận Cam, Nam Cali, để công nhận những thành tích xuất sắc của người Việt, chính quyền địa phương đặt tên một cách biểu tượng cho một khu vực khoảng 1 dặm bán kính của đại lộ Bolsa ở thành phố Westminster. Dần dần, do sự tập trung đông đảo của người Việt từ các nơi đổ về vùng cư ngụ của người Việt lan dần đến các thành phố kế cận khác như Garden Grove, Midway, Santa Ana. L.S không phải là một địa danh cho nên không có ranh giới hành chánh, điều mà một địa danh thường phải có.
Từ nơi tôi ở là Greenville, SC, mỗi lần muốn về Little Saigon thăm các con và các cháu nội, ngoại thì tôi phải mua vé máy bay và tùy theo hãng thì có khi phải sang phi cơ tới ba lần thì mới tới Little Saigon.
Có hãng thì tôi phải đáp loại phi cơ thương mại nhỏ do Brazil chế tạo có lối 40 chỗ ngồi bay xuống Atlanta, Georgia rồi đổi sang phi cơ lớn hơn, tiếp tục bay tới Phoenix, Arizona, lại đổi phi cơ lần nữa thì mới tới California. Có hãng thì từ Greenville, SC nơi tôi chọn làm quê hương đã hơn 10 năm nay, bay thẳng lên phía bắc, đáp ở Cleveland, Ohio rồi đổi phi cơ lần nữa thì mới đến California. Có hãng thì lại cho phi cơ bay đến St. Louis, Missouri rồi mới tiếp tục không trình tới Cali, có hãng thì lại cho phi cơ bay tới phi cảng ở Chicago, Illinois cho hành khách sang phi cơ khác rồi mới bay tiếp về Cali. Mỗi lần đổi phi cơ nhất là vào lần thứ hai thì nhờ đi nhiều lần về Cali như thế tôi mới nhận ra là mỗi hãng hàng không như Delta, Continental, South West, đều có một phi trường dành riêng để tập trung toàn thể phi cơ của hãng mình vào một nơi duy nhất để tu bổ. Nếu như bình thường không có gì trở ngại về thời tiết thì những lần chờ đổi phi cơ như vậy phải mất lối từ 2 tới 4 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, có những lúc chỉ có lối 45 phút tới 1 tiếng đồng hồ để lên chuyến phi cơ kế. Thế là có một màn “chạy việt dã” đến gate làm thủ tục lên chuyến bay kế.
Nước Mỹ là nước của sự ganh đua, ai chậm chân thì sẽ bị bỏ lại phía sau. Nếu ở phi trường Atlanta, bạn phải đi bộ một quãng rồi “xuống đèo, leo đèo” tức là lên thang máy rồi xuống thang máy, kế đến bước vào metro để đi đến gate đã được chỉ định trước thì trái lại ở phi cảng St.Louis bạn phải đi bộ một quãng đưỡng khá xa lối 2 mile “có nghỉ” vì khi bạn “đi” trên những tấm băng truyền tự động này, nếu cảm thấy muốn ngừng chân nghỉ thì tấm băng trượt này tiếp tục “đưa” bạn “đi” dù bạn vẫn đứng yên một chỗ. Còn ở phi trường Houston, bạn phải đi bộ một quãng rồi mới có xe buýt đưa bạn tới gần cái gate ấn định cho chuyến phi cơ tiếp rồi bạn lại phải đi bộ nốt quãng đường còn lại. Tại phi cảng ở Ohio, bạn phải đi bộ và phải chui xuống đường hầm rồi “ngoi” lên nhà ga phi cảng ở đầu cầu thang máy và đi bộ tiếp đến cái gate dành sẵn cho chuyến phi cơ của bạn.
Có lần đang mải miết đi thật nhanh thì bất chợt tôi nghe có tiếng nói ở phía đằng sau văng vẳng : ”Coi kìa, coi kìa .” , giật mình, ngừng và quay đầu nhìn lại thì ra là “nửa cuộc đời của tôi đang đứng ”ăn vạ” giữa làn sóng người chen chúc vì nàng đi dép cao gót nên không theo kịp tôi, thật là hú vía.
Có một điều lạ là người Việt mình nhỏ con so với người Mỹ thế nhưng khi nói chuyện dù chỉ là có hai người với nhau thì bao giờ tiếng nói cũng to hơn người ngoài cuộc, nếu muốn tò mò thì có thể lắng nghe và biết rõ câu chuyện, trái lại người Mỹ thì lại luôn nói nhỏ nhẹ, người ngoài cuộc dù tò mò lắng nghe cũng đành chịu thua, có lẽ đây là nét văn hóa nổi bật nhất của hai dân tộc chăng. Có được dịp đi như thế thì mới thấy nước Mỹ được gọi là lục địa Mỹ quả là không ngoa chút nào và khi có dịp lắng nghe một số bài hát phổ thông qua radio thôi nhé, và chỉ lắng nghe riêng phần nhạc đệm cho bài hát không thôi người nghe sẽ cảm nhận được cái bao la, bát ngát và rộng lớn thật là mênh mông của nước Mỹ như thế nào. Khi đến Little Saigon thì lại cũng tùy theo chuyến bay và tùy theo hãng và cũng còn tùy theo sự lựa chọn của khách hàng mà phi cơ có thể đáp ở phi cảng John Wayne hay ở Los Angeles và nếu ở J.W thì người thân sẽ đỡ phải đi lên mãi tận Los đón.
Đặt chân đến vùng đất mới mà cũ này thì người Việt tị nạn nào cũng cảm thấy bồi hồi xúc động y như khi trở lại Saigon yêu dấu năm xưa, nếu ngày trước ở Việt Nam ta thường nói đùa mỗi khi nhắc đến Chợ Lớn qua câu nói ở cửa miệng: ”Hồng Kông bên hông Chợ Lớn” thì bây giờ khi lái xe quanh khu Little Saigon thì nhìn phía tay phải, phía tay trái, qua kính chiếu hậu, hướng nào cũng thấy dânVN ta, đậu xe tại parking, quay đi quay lại cũng thấy VN.


Ở xa về Cali chơi và khi ghé vào khu Phước Lộc Thọ hay khi đi chợ thì thật là thích thú nhất là khi đi đâu cũng gập đồng bào và bên tai thì tiếng Việt líu lo lên bổng xuống trầm, còn gì vui hơn, thế nhưng ở đâu cũng có luật bù trừ của ông Trời cả, có lần người viết bài này đang loay hoay để đưa xe đậu đúng giữa hai vạch trắng tại một tiệm bán gà sống thì một giọng đàn bà đanh đá, chua ngoa vang lên ở phía sau làm nhức cả óc mãi cho tới tận bây giờ mỗi khi hồi tưởng lại:
- Có biết lái xe không"
Giọng nói trống không,hách dịch, đượm vẻ khinh người của một người Việt có lẽ đang làm ăn khấm khá nơi xứ người làm tôi giật mình. Ngoảnh nhìn về phía sau thì hóa ra là một bà người Việt đang ngồi trước tay lái trên một chiếc xe cáu cạnh vẻ mặt cau có vì phải chờ, kỷ niệm ấy không thể nào quên cho tới bây giờ .
Chạy xe dọc đường Bolsa, con đường đầu tiên của người Việt tại quận Cam đầy rẫy các tiệm ăn uống, dịch vụ, nhà thuốc tây, nhà thuốc đông y, văn phòng luật sư, địa ốc, báo chí v…và v… với các tấm bảng hiệu bằng chữ Việt làm bạn choáng ngộp, hoa cả mắt cứ y như là bạn đang đi giữa một Saigon năm xưa. Thò tay mở đài FM thì giọng oanh vàng thỏ thẻ của các xướng ngôn viên như rót vào tai bạn những quảng cáo đủ loại nghe mà rất thích thú vì nơi tôi ở không có đài phát thanh của người Việt vì số lượng đồng bào ta ở nơi đây không nhiều. Thế nhưng cái gì nhiều quá thì cũng hóa nhàm, các con tôi ở đây đã lâu thì đều nhất loạt cho rằng nghe mãi các loại quảng cáo này thì chỉ cảm thấy nhức đầu và hễ khi nào đến mục này thì chúng đều tắt máy radio.
Món ăn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của một dân tộc. Sau hơn 30 năm lưu vong ở xứ Cờ Hoa này, văn hóa Phở đã chinh phục người Mỹ và phở đã không những chinh phục người Mỹ mà còn các sắc dân khác trên thế giới, nếu ở đó có người Việt và có tiệm phở, các tiệm phở không cần hay chỉ cần hàng chữ Anh rất nhỏ: ”Beef soup noodle” ở phía dưới và chữ ”Phở” ngạo nghễ ở phía trên với đầy đủ các dấu kèm theo là khách bản xứ đã quen với phở, đã nghiền phở biết liền. Lái xe đi chơi trên nước Mỹ, khi ghé bất cứ thành phố nào chỉ việc lật phone book nơi cây xăng ra là bạn đã thấy tô phở nóng hổi vừa thổi vừa ăn hiện ra trước mắt.
Ngoài phở được coi là món tiêu biểu, còn có các món ăn địa phương như bún bò Huế, mì Quảng, bánh tôm, bánh canh cua, bánh bèo, chả cá Hà Nội, cơm tấm, cơm sườn nướng, bún chả... kể sao cho xiết, một nước Việt Nam thu nhỏ với toàn là những món đặc sản địa phương để cho khách “thập phương” người Việt hễ cứ nhớ “quê hương” mình thì chỉ cần ít phút lái xe là niềm thương nhớ đầy vơi sẽ nguôi đi phần nào, nếu như “quê hương” là một món ăn tiêu biểu nào đó cho quê hương của riêng địa phương của mình.
Ngoài ra còn phải nói đến “kỳ công” của một ông chủ chợ khi ông mang đến cho người Việt một món quà “quê hương” từ Mễ Tây Cơ đó là trái mít, nhờ tài tháo vát và có óc kinh doanh, ông đã âm thầm sang nước Mễ tìm nơi thích hợp khí hậu để đầu tư trồng mít phục vụ bà con ta. Trước đây, mít phải nhập từ Việt Nam, Thái Lan gía quá mắc còn bây giờ thì khi mùa mít đến thì cứ vào chợ Đồng Hương là ê hề tha hồ mà lựa. Vậy thì các bạn còn đợi gì mà không làm một chuyến du Little Saigon vào lúc mùa mít chín"
Về món ăn tinh thần thì người Việt ở Little Saigon có khoảng 55 ấn bản báo chí đủ mọi thể loại, về phía phát thanh và truyền hình Little Saigon có khoảng 20 chương trình phát thanh và 4 chương trình truyền hình Việt Ngữ, (theo như bài viết của tác giả Thiện Giao trong báo Xuân Người Việt 2005) dĩ nhiên là do người Việt chủ trương. Còn phía chính quyền thì sao, do bản chất thực tiễn của người Mỹ, họ không “quên” người Việt nên khi vào các thư viện tại các city thì sách Việt cũng không thiếu, ấy là chưa kể một Thư Viện của riêng người Việt do nỗ lực của những vị có tâm huyết với tiền đồ của văn hóa Việt nơi xứ tạm dung đã chung lưng đấu cật tạo nên.
Khi về tới Little Saigon bạn không thể không đến viếng thăm tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ, nơi mà những chiến sử oai hùng của toàn quân và toàn dân Miền Nam với sự hy sinh vô bờ bến của hai dân tộc Việt và Mỹ đã được thể hiện để bày tỏ sự thương tiếc và biết ơn những người đã nằm xuống vì một Miền Nam Tự Do Độc Lập và Dân Chủ.
Tới đây, chắc quý bạn sẽ tự hỏi thế người Việt ở các nơi khác không có Little Saigon riêng của họ hay sao" Xin thưa, theo thiển ý thì tại nước Mỹ này không thôi những nơi có đông người Việt cư ngụ như Houston, TX, như Falls Church, VA, như Atlanta, GA, như New Orleans, LA và Cabrammata ở Australia thì những nơi đó tuy không mang tên Little Saigon nhưng vẫn là một Little Saigon trong tâm khảm của các đồng bào Việt Nam ta sinh sống tại nơi đó.
Có thể nói mỗi người Việt sống xa xứ đều mang trong tâm tư một Little Saigon của riêng mình.
Sao Nam Trần ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,551,977
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến