Hôm nay,  

Người Y Tá Nhân Hậu

13/10/200500:00:00(Xem: 105494)
- Người viết: CMPN
Bài số 847-1437-273-vb6101405

Tác giả CMPN danh tính đầy đủ là Christine Mai Phương Nguyễn, cho biết bà và gia đình là cư dân Westminster và làm việc tại California. Lần đầu dự viết về nước Mỹ, CMPN gửi một loạt ba bài viết. Sau đây là bài thứ hai.
*
Sau hai ngày nghỉ thứ bẩy và chủ nhật, ai cũng uể oải khi phải tới công sở vào ngày thứ hai. Ngày đầu tuần là một ngày bận rộn và dồn dập hồ sơ nhiều nhất. Tôi đang đầu tắt mặt tối để giải quyết cho một số hồ sơ của những người thi nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Nhìn thấy line 1 nhấp nháy trên điện thoại, tôi chưa kịp nhấc phone lên, thì đã nghe tiếng operator, tổng đài nhắc trên loa: “Ms. Nguyen! You have an emergency call, please.” Tôi vội vàng nhấc điện thoại, thì nghe đường dây bên kia:
- Hi! Are you Ms. Nguyen" Xin chào! Có phải cô là cô Nguyễn"
- Yes, I’m. Dạ vâng, tôi đây.
Tiếng cô y tá nói thật mau như líu cả lưỡi:
- My name is Alice, a nurse from Fountain Valley Hospital. I call you because your mom is in emergency room. You need to come immediately to see her. Tên tôi là Alice, là y tá từ bệnh viện F.V. Hospital. Tôi gọi cô, vì mẹ cô đang ở trong phòng cấp cứu. Cô cần tới gặp bà ngay.
Sau khi nghe tin mẹ tôi trong phòng cấp cứu, tôi chỉ trả lời ngắn gọn một câu:
- All right, I’ll be there. Thanks for calling.
Buông phone xuống, tự nhiên tôi toát mồ hôi vì không biết trường hợp mẹ tôi ra sao. Tôi nhìn lên đã thấy ông Giám Đốc của tôi đứng trước mặt và nói:
- Thôi, có trường hợp khẩn cấp thì cứ đi đi. Để việc đó tôi liệu.
Tôi chỉ còn biết gật đầu. Rồi cứ thế là tôi phóng ra xe, nổ máy và lái xe thẳng xuống bệnh viện Fountain Valley. Sau 20 phút thì tới nơi, tôi đậu xe trong sân bệnh viện và đi thẳng vào phòng cấp cứu, có mẹ tôi trong đó. Tôi vừa bước vào cửa thì cô y tá nhận ra tôi ngay, có thể vì nhìn thấy tôi rất giống mẹ tôi. Cô Alice hỏi một vài câu và đưa tôi vào gặp mẹ tôi. Bác sĩ cho biết là mẹ tôi bị nghẽn tim, cần phải mổ. Tôi quay qua hỏi mẹ:
- Mẹ bị nghẽn tim, bác sĩ nói là mẹ phải mổ để thông tim. Mẹ nghĩ thế nào"
Mẹ tôi nhìn tôi và gật đầu như giao phó tất cả cho tôi quyết định, mẹ tôi thều thào:
- Bác sĩ và y tá bảo thế nào, thì cứ để họ làm.
Tôi ái ngại:
- Con biết, nhưng lỡ có chuyện gì thì….
Mẹ tôi nói giọng mệt nhọc:
- Không sao đâu con, con đừng lo gì cả! Nếu không mổ, thì mẹ cũng không thể sống được. Con cứ ký vào giấy tờ là đồng ý để bác sĩ chữa cho mẹ.
Tôi nhìn mẹ tôi, cầm tay mẹ, tôi an ủi:
- Con sẽ làm theo ý mẹ muốn, con mong mẹ được bình an. Mẹ hãy can đảm lên mẹ nhé!
Cô Alice bước vào và đứng bên cạnh tôi như hiểu được sự đau đớn của đứa con thương mẹ trong những giờ phút định mệnh. Cô choàng vai tôi và nói: “I understand!”
Nước mắt tôi…Tôi nắm bàn tay mẹ tôi một lần nữa, rồi bước ra ngoài để làm thủ tục cho mẹ. Bác sĩ và cô y tá cho biết là cần phải làm một số thủ tục hồ sơ, và người nhà phải ký vào giấy tờ nghĩa là đồng ý uỷ quyền cho bệnh viện, bác sĩ cũng như y tá và những người có trách nhiệm về bệnh tình của mẹ tôi trong cuộc giải phẫu. Sau khi nghe bác sĩ giải thích trường hợp tim bị nghẽn tim rất là nguy hiểm. Tôi đã suy nghĩ và không còn sự lựa chọn nào khác hơn, tôi đành phải ký vào giấy tờ. Ký xong rồi, đầu óc tôi như quay cuồng, choáng váng và tôi tự hỏi: “Chữ ký tôi có phải là một định mệnh cho cuộc sống của mẹ tôi"” Vì nếu tôi không ký, thì căn bệnh nghẽn tim của mẹ tôi cũng không qua khỏi. Tôi chỉ còn biết cầu xin ơn Trên cho mẹ tôi được bình an để còn về nhà với con với cháu.
Trong khi chờ đợi tin tức của bệnh viện, tôi vẫn phải đi làm như thường lệ. Vì nếu nghỉ một ngày là hôm sau hồ sơ trên bàn bị ứ đọng lại rồI cũng tới phiên mình phải giải quyết. Sau giờ trưa, tôi trở lại thì có miếng giấy nhỏ của cô thư ký để trên bàn: Mrs. Nguyễn Làm ơn gọi cho Alice ngay! Tự nhiên tay tôi run khi bấm số điện thoại cho cô y tá. Mới có tiếng chuông thứ nhất, tôi đã nghe đầu dây bên kia:


- This is Alice from F.V. Hospital, how may I help you"
Vừa dứt lời, cô y tá nghe tiếng tôi “Hello”, thì cô nhận ra ngay. Cô reo lên:
- Hi! Ms. Nguyen, the job for your mom has done. But your mom’s still stayed in here some days to be checked and also see what is going on… Chào cô Nguyễn, mẹ cô đã được giải phẫu xong rồi, nhưng bà cần phải ỏ lại bệnh viện một vài ngày để được coi sóc xem sức khoẻ bà như thế nào!
Tôi mừng quá và khóc như chưa bao giờ cảm thấy sự sống của mẹ tôi đang trong tôi một cách mãnh liệt:
- Wow! I can’t believe it. It’s so wonderful! Thank you all for taking care of my mom in this case. After work, I am going to see my mom, is it all right" Ồ! Tôi không thể tin được là công việc quá tốt đẹp như vậy. Cám ơn quí vị đã săn sóc mẹ tôi trong hoàn cảnh này. Sau khi tan sở, tôi sẽ đi thăm mẹ tôi, được không"
Cô y tá trong giọng nói vui tươi:
- Sure. It is absolutely.
Sau khi nói một vài câu với cô, và hẹn cô tôi sẽ có mặt tại bệnh viện. Tôi ngừng điện thoại và nhìn đồng hồ thì chỉ còn nửa tiếng nữa là tan sở. Tôi thu xếp hồ sơ và xem lại tên của những người có hẹn cho ngày mai trong thời khoá biểu. Tôi đứng lên duỗi hai cánh tay cho đỡ nhức, vì phải ngồi cả ngày làm việc. Mặc dù ngày hôm nay tôi quá vất vả, nhưng tôi cảm thấy được yên tâm sau khi nghe cô y tá báo tin vui về mẹ tôi.
Trên đường lái xe thẳng tới bệnh viện để thăm mẹ, tôi thầm cảm tạ ơn Trên đã thương mẹ tôi sau cuộc giải phẫu được an toàn. Nhìn trước mặt, bệnh viện đây rồi, tôi thong thả lái xe đi tìm chỗ đậu, và cuối cùng, tôi đã tìm được chỗ đậu ở cuối dãy bên kia. Thôi, không sao, xa cũng được, miễn là có chỗ đậu xe. Bước ra khỏi xe, tôi thở phào nhẹ nhõm như trút được lo âu trong đầu mà tưởng như không thể tránh khỏi. Vừa bước vào, thấy cô Alice đang ghi toa thuốc và chỉ dẫn rất cẩn thận cho một bệnh nhân sắp sửa được xuất viện.
Tiến thẳng về phía tôi, tôi chưa kịp mở lời chào, thì đã nghe tiếng cười của cô như thân tình từ lâu. Cô đưa tôi vào thăm mẹ tôi. Tôi nhìn mẹ nằm như người bất động, và trên cơ thể của mẹ được gắn rất nhiều loại giây mà chỉ có trong ngành chuyên môn mới hiểu được. Mẹ tôi đang được truyền nước biển. Tôi ngồi xuống ghế và yên lặng, nhìn xuyên qua cửa kiếng, tôi thấy các bác sĩ và y tá, ai cũng bận rộn. Có vào bệnh viện, tôi mới hiểu được sự thực và nhìn tận mắt sự đau đớn của con người về thể xác với mỗi căn bệnh. Tôi lai càng hiểu được thân phận con người là sinh, bệnh, lão, tử theo lời Phật dậy. Khoảng 15 phút sau, tôi nhìn mẹ rồi thầm nói lời chào và chúc mẹ mau bình phục. Tôi bước ra, chào cô y tá Alice và cô hẹn ngày tôi trở lạ khi mẹ tôi đỡ hơn.
Khoảng một tuần sau thì tôi có hẹn để trở lại đón mẹ tôi nhằm vào ngày thứ bẩy. Lần này thì có nhà tôi và thằng bé cũng đi đón bà.
Vào đến bệnh viện chỗ mẹ tôi nằm thì đã thấy cô Alice thu xếp quần áo, đồ đạc cho mẹ tôi xong xuôi cả rồi. Cô y tá Alice đã ghi toa thuốc cho mẹ tôi, và cô cũng căn dặn rất là kỹ lưỡng và cẩn thận. Tôi cũng hết lời cám ơn các bác sĩ cũng như các cô y tá đã săn sóc cho mẹ tôi một cách chu đáo. Tôi rất cám ơn cô Alice, đặc biệt cô là người rất vất vả và tận tình để săn sóc cho mẹ tôi trong những ngày bà nằm ở bệnh viện. Đưa mẹ tôi về, chúng tôi săn sóc cho mẹ để sức khoẻ mẹ mau bình phục.
Những tuần sau đó, cô y tá Alice vẫn ghé nhà thăm chúng tôi, và xem sức khoẻ của mẹ tôi diễn tiến ra sao sau lần giải phẫu. Gia đình chúng tôi rất quí cô và xem cô như một người thân trong gia đình. Đáp lại, cô cũng rất thân tình và thường xuyên thăm hỏi mọi người trong gia đình, nhất là mẹ tôi được cô luôn quan tâm săn sóc. Cứ mỗi lần cô tới thăm, và khi ra về, cô luôn nhắc khi nào có chuyện gì thì cứ liên lạc với cô, đừng ngần ngại! Tôi nghĩ: “Đúng là Lương Y như Từ Mẫu.”
Cô không những là một người luôn có trách nhiệm trong công việc, mà còn là một người y tá đầy nhân hậu đối với mọi người.
CMPN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,082,391
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến