Hình trên là hoạ sĩ Lê Khánh Thọ (góc phải), nhận giải thưởng hội hoạ Pháp năm 2005. Năm 2000, bà cũng đã nhận giải thưởng hội hoạ thứ nhất. Bà Thọ cũng là một tác giả được giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. ï Hiện nay, bà sống tại Châteauroux, France. Công việc: Dạy Pháp ngữ cho đồng bào tị nạn Việt nam và Á Rập -Animatrice viện dưỡng lão Pháp- và làm thông dịch cho cộng đồng Việt tại Châteauroux- France. Bà cho biết thường du lịch Mỹ thăm thân phụ và 4 anh em. Bài viết mới lần này là cuộc trò truyện giữa tác giả và thân phụ, một cựu đại tá VNCH, cựu tù nhân cải tạo, về chuyện cầu cơ trong trại tù Nam Hà.
Mấy hôm rồi giấc ngủ vẫn chập chờn chưa quen giờ giấc thay đổi…Tiếng chim hót líu lo vào buổi sáng mùa hè Cali và sự yên tĩnh dễ chịu tương tự như vùng tôi ở bên nước Pháp. Vợ chồng cô em út đã đi làm từ lâu. Có tiếng lách cách khóa cửa. Tôi lên tiếng:
- Ba hở Ba"
- Ờ, Ba đây. Ba mới đưa hai đứa nhỏ tới trường.
Ba hay thật ! 83 tuổI vẫn còn lái xe! Bước ra vườn thấy bóng dáng Ba lù khù đang kéo một thùng rác thật lớn ra sân trước, tôi lật đật chạy tới phụ nhưng Ba tôi khoát tay biểu: «Thôi con! Ba làm quen rồi! ». Tôi ái ngại nhìn theo, bùi ngùi nhớ hình ảnh thời Ba còn giữ chức vụ Tham mưu trưởng Quân đoàn 2, oai nghiêm trong bộ quân phục đính ba bông mai trắng.
Buổi trưa chỉ có hai cha con ngồi ăn cơm. Trên bàn bày ê hề thức ăn của cô em út mỗi sáng chịu khó dậy từ 6 giờ nấu nướng. Tôi ngạc nhiên vì Ba không gắp những món ngon mới nấu, Ba cứ loay hoay với hủ cá chà bông. Chắc chắn đồ ăn thừa sẽ cất vào tủ lạnh, rồi lại đổ cho đàn mèo hoang sau vườn như mọi hôm. Tôi hỏi:
---Răng Ba không ăn mấy món kia Ba"
- Con Mỹ gởi từ Sài gòn qua cả tháng mà không đứa mô ăn, ba phải ăn kẻo bỏ uổng. Hồi còn ở tù Cọng sản làm chi có được món quí như ri con!
Tôi nghĩ thầm sẽ dặn cô em bên Việt nam đừng gởi đồ khô qua đây nữa. Nó không biết Ba vẫn luôn luôn ám ảnh về dĩ vãng hãi hùng của 13 năm tù cải tạo.Tôi tò mò hỏi:
- Hồi ở trong tù Ba ăn chi rứa Ba"
- Ba ăn sắn khô, loại dành cho súc vật ăn và bo bo nguyên vỏ của Ấn Độ viện trợ. Cực khổ lắm !Mỗi ngày đều có năm ba người chết vì đói, vì rét hay lao động kiệt sức.
- Con nghe nói tù cảI tạo đói quá vô rừng thấy rắn rít chi cũng bắt ăn phảI không Ba"
- Đúng rứa. Con chi cũng ăn, chỉ trừ con bù lon là không ăn thôi! Thành ra có một số ngườI chết thảm vì ăn trúng độc.
Tôi ngạc nhiên:- Con bù lon là con chi rứa Ba"
- A, lối nói của anh em trong tù. Ý là… bù lon đinh ốc ăn không được!
Tôi bật cười nhưng vội nghiêm lại khi chạm phải gương mặt u uẩn của Ba.
- Có ai bỏ trốn không Ba"
- Chỗ đó toàn là đá vôi. Khó trốn lắm! TrạI Ba ở có một số anh em trốn thoát nhưng qua vài ba ngày sau cũng bị bắt lại.
- Họ bị đánh không Ba"
Ba tôi phẫn uất:- Úi chầu! tụI nó đánh gần chết! Như trường hợp Linh mục Nguyễn hữu Lễ bị đánh và bác Tiếu cũng bị đánh gãy xương sườn.TộI nghiệp Bác qua tớI Mỹ chưa sướng được bao lâu thì mất! Chút nữa Ba đưa con đọc cuốn “Tôi phảI sống” của cha Lễ viết.
Tôi bàng hoàng nhớ tớI ĐạI tá Trịnh Tiếu, bác nguyên là Trưởng phòng 2, quân Đoàn II, sau này bác làm Tỉnh trưởng Ban mê Thuộc, là bạn thân của ba tôi và con gái bác là bạn thân của tôi. Trước ngày vượt biên, Trúc Mai tớI từ giã và cho biết bác Tiếu nhất định trốn không ra trình diện cảI tạo, nhưng không may cuộc vượt biên thất bại!
Nghe chuyện ngườI đánh ngườI, tôi bỗng nao nao buồn. Cùng một dân tộc, cùng một màu da, cùng một tiếng nói mà họ nỡ lòng nào! Ôi Cọng Sản Việt nam sao tàn nhẫn quá! Họ “gieo gió” rồI có ngày sẽ “gặt bão”!
*
Pha ly nước trà sen bưng ra phòng khách, tôi rón rén ngồi đốI diện với Ba. Bất động, ngẩng mặt nhìn vào chân không, trên gương mặt vốn cương nghị của Ba đầy những nếp nhăn tuổi lão hằn sâu biểu hiện niềm chịu đựng, nhẫn nhục và cay đắng. Đôi mắt u uẩn xa xăm dường như đang trở về quá khứ, một quá khứ ai oán của tù nhân chính trị khóc cho thân phận mình, cho đất nước và cho cả một dân tộc Việt nam đang bị một bọn ngườI dã man, vô lương tâm thống trị.
Tôi chợt nhớ lại khoảng năm 82 đang ở Pháp, được thư cô em bên nhà kể chuyện lần đầu tiên thăm nuôi Ba: “Em nhận Ba không ra chị ơi. Ba rụng hết răng rồi, trông Ba như bộ xương khô xiêu vẹo biết đi!”. Mặc dù tôi không quên gởI quà cho Ba nhưng trong tôi vẫn áy náy mang mặc cảm mình thiếu sót bổn phận làm con, vì đã không lặn lội đường xa vạn dặm đến thăm Ba, động viên tinh thần trong lúc Ba đang ở trong tận cùng của nổI nghiệt ngã cuộc đời.
Mẹ tôi mất vào lúc Ba đang du học bên Mỹ, khi tôi tròn 13 tuổI. Cái tuổi dậy thì đầy mộng mơ nhưng đột nhiên mất thăng bằng, hụt hẩng tình mẫu tử và tôi đã đặt tất cả niềm thương yêu, ngưỡng mộ vào Ba. Cho dù đến bây giờ vớI số tuổI 53, mãi mãi Ba vẫn là thần tượng của tôi.
Phá tan sự im lặng, tôi mờI Ba uống nước và nhỏ nhẹ khơi chuyện:
- Ba có còn nhớ hết những nhà tù của Ba không"
- Nhớ chớ sao không nhớ! ThờI gian lao lý của Ba bắt đầu vào tháng 6/1975. Ban đầu chúng nhốt ở Long Khánh, sau nó đưa tụi Ba về trai SuốI Máu ở Biên Hòa. Đến tháng 6/ 1976, nửa đêm tất cả bị di chuyển ra ngoài Bắc ở tỉnhYên Báy. Có lần nhóm Ba đi làm trong rừng, gặp một vài ngườI cũ hồI xưa kiểu như Tri Huyện, Chánh Tổng, Địa Chủ, quan chức chính quyền quốc gia trong liên hiệp Pháp thời trước, nay vẫn còn bị quản thúc trên núi. Họ kể bọn Cọng Sản độc ác đến nổI khi họ lao động được 1 hay 2 năm, trồng cây, trồng chuối khá rồI thì tụi nó bắt di chuyển đi nơi khác và bắt đầu làm lại. Cái vòng luẩn quẩn ấy đã mấy mươi năm rồi. Họ uất hận và đau buồn lắm! Họ than thở: “Chúng tôi cứ tưởng các ông ở trong đó ra đây giảI phóng chúng tôi. Chớ ai ngờ bây giờ các ông cũng bị lâm vào hoàn cảnh này thật là bi đát không khác gì chúng tôi!”.
- Sau đó Ba bị đi đâu"
- Tháng 6/79 Trung quốc rục rịch chuẩn bị cho thằng Việt Cộng bài học, do đó các trại tù bị di chuyển về trại Nam Hà, vùng rừng núi tỉnh Hà Nam Ninh. Trại này gọi là trại Ba Sao. Trại Nam Hà do công an bộ nộI vụ quản lý. Chế độ vô cùng khắc nghiệt, cuộc sống hết sức bi thảm. Đúng là địa ngục trần gian! Ngày mô cũng có vài ngườI chết. Khiếp đảm lắm! Những ngườI nào may mắn có đức tin chỉ biết thành tâm cầu nguyện vì đó là nơi bám víu duy nhất để sống và nuôi hy vọng.
Tất cả các tôn giáo đều cầu nguyện. Gồm có đủ các vị lãnh đạo tinh thần như Cao Đài, Hòa Hảo, Công giáo, Phật giáo. Sau gần một tháng khẩn cầu thì tốI 12/12/1979 có một vị Thánh giáng cơ vào buồng 1, tức là buồng của Thủ tướng Lộc, Phó chủ tịch Thượng Viện Hoàng xuân Tửu, Linh mục Nguyễn văn Minh, Bộ trưởng Lê ngọc Chấn…Vị thánh là cụ Phan đình Phùng, danh hiệu Tùng La.
Cảm giác hồI hộp thích thú như hồI còn bé được nghe kể chuyện siêu hình thần bí, tôi rờI chỗ xích tớI ngồI gần Ba hơn. Tôi nôn nóng:
- Hay quá! Cầu cơ à! Thánh viết chi rứa Ba"
- Thánh cho thơ:
Đông phong thúc dục cảnh sầu thương
Chạnh bấy lòng dân khó liệu lường
Trắc ẩn khuyên ai đừng ngán nổI
Có buồn có khổ rạng đài gương
Sau đó Cụ cho luôn thơ bằng chữ Nho:
Trì trì bộ bộ bộ trì trì
Cử bộ thờI lai hữu hỉ kỳ
Nguyên phụ cao bồi tư hóa dục
Thanh phân thiên tảI tụng hòa vy
Tôi ngẩn người ra:
- Con không hiểu chi hết!
- Ý Cụ dạy là phải chậm từng bước, ơn trên đang lo lắng cho mình. Còn đây là bài Cụ cho về vấn đề cuộc đời là một sự vay trả:
Vay trả cuộc đời thói đổi thay
Bể dâu riêng khóc hận vơi đầy
Tay khoanh há dễ ôm hờn tủI
Mặt ngoảnh đành cam chịu đắng cay
Hay dở biết nhìn khi phảI tỉnh
Đảo điên trông thấy lúc cần say
Mày râu giữ trọn nguyền sông núi
Vay thỏa sức bằng đợi gió mây
Cụ dạy bài thơ này thuộc về loại thuận nghịch đọc. Đọc ngược cũng được.
Mây gió đợi bằng sức thỏa vay
Núi sông nguyền trọn giữ râu mày
Say cần lúc thấy trông điên đảo
Tỉnh phảI khi nhìn biết dở hay
Cay đắng chịu cam đành ngoảnh mặt
TủI hờn ôm dễ há khoanh tay
Đầy vơi hận khóc riêng dâu bể
Thay đổI thói đờI cuộc trả vay
Tôi ngạc nhiên bày tỏ niềm thán phục:
- Tuyệt quá! Thơ đọc được cả hai chiều!
Thấy tôi hăng say theo dõi câu chuyện, Ba sôi nổi kể tiếp:
- Hồi ở trại Yên Bái chật lắm! Phải nằm nửa người thôi, nằm nghiêng nghiêng với nhau vì không có chỗ. Khi về trại Nam Hà cũng chật nhưng may nằm vừa sát. Mỗi phòng có khoảng 100 tù nhân. Ba nằm gần anh Dương Ngọc Bảo, cựu đại tá tham mưu trưởng bộ chỉ huy tiền phương quân đoàn 4 và anh Đàm Quang Yêu, cựu Đại tá tư lệnh biệt khu Quảng Đà. Phòng có hai tầng, tầng trên là ván gỗ. Ba lựa ngủ tầng dưới ciment vì Ba sợ rệp, nhưng nền ciment thì lại bị lạnh lắm! Ba ở buồng 8, thành khẩn khấn nguyện xin Thánh Tùng La soi sáng cho biết tương lai bản thân mình sẽ được trở về quê hương hay là sẽ bị ngã gục trong lao tù Cộng sản. Sáng ngày khi trại tù mở cổng, anh Hoàng xuân Tửu ở buồng 1, nguyên là Phó chủ tịch Thượng Viện, đưa bài thơ có ghi dưới hàng chữ “Cho ĐạI tá Bình hiện đang khấn nguyện ở buồng 8”. Anh kể anh thưa với Cụ:
“Con biết anh Bình. Vậy con xin nhận bài thơ này. Sáng ngày lao động con sẽ đưa lại cho anh Bình”.
Tôi nôn nóng:
- Ba còn thuộc không Ba"
Gương mặt Ba rạng rỡ, say sưa ngâm:
Huế xinh Huế đẹp đất thần kinh
Ấp ủ bao năm một khốI tình
Dâu bể tang thương cùng tuế nguyệt
Hẹn ngày tái ngộ vớI Hương Bình
Anh Tửu kể thêm: Cụ giảI thích Cụ dùng chữ “khốI tình” có ý là tình nhà, tình nước, tình dân tộc. Ba đọc xong lòng cảm thấy vui mừng và phấn khởi vô cùng, chứa chan hy vọng và tin tưởng ở tương lai. Hàng tháng ngày rằm hay mồng một hoặc lúc nào thuận tiện thì anh em tất cả có thành tâm cầu nguyện là được ngài giáng cho thơ, tùy theo sở nguyện của cá nhân hay tập thể. Đặc biệt những bài thơ Cụ cho Ba thường có chữ Hương Bình.
Ngày sau trở lại chốn Hương Bình
Sông núi bấy giờ thật đẹp xinh
France, 2005
LÊ KHÁNH THỌ