Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Chồng Bé

13/09/200500:00:00(Xem: 218684)
Người viết: BỒ TÙNG MA
Bài số 825-1415-252-vb4091405

Bồ Tùng Ma là một tác giả kỳ cựu và rất được bạn đọc Viết Về Nước Mỹ quí trọng. Ông tên thật là Nguyễn Tân, 60 tuổi, cựu sĩ quan, định cư tại thành phố Glendale, hiện làm việc tại một dịch vụ di trú ở Los Angeles. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*

Thật là một sự tình cờ thích thú khi cả ba chúng tôi, những người bạn rất thân hồi còn học trung học, tình cờ gặp nhau trong buổi họp mặt đồng hương. Chúng tôi quên cả ăn uống, quên cả chương trình văn nghệ rất đặc sắc trong buổi họp mặt và dĩ nhiên quên luôn cả bài diễn văn dài thườn thượt của ông Hội trưởng. Ở Mỹ tôi đã gặp Diên hay Chính nhiều lần, nhưng chưa bao giờ gặp một lúc cả hai thằng bạn thân như thế này. Sáng hôm sau, nhằm ngày Chủ Nhật, vì có hẹn trước nên chúng tôi lại gặp nhau tại khu Phước Lộc Thọ. Chính rủ đi ăn mì Quảng tại một tiệm ăn gần tượng đài Việt Mỹ nhưng tôi nói:
-Mì Quảng ở đó ngon thật, nhưng không giống mì Quảng… thật. Tô mì Quảng gì mà lớn quá, sạch sẽ quá.
-Thôi, ta uống cà phê đi. Nghe nói gần đây có tiệm "cà phê vỉa hè" gần giống như cà phê vỉa hè ở Việt Nam, nghĩa là trông nó có vẻ dơ dơ. Ta đến đó đi- Chính nói.
Chúng tôi dễ dàng tìm ra quán cà phê. Quán vắng khách, ngoài chúng tôi ra, chỉ có một ông ngồi trong góc quán, nên chúng tôi tha hồ nói oang oang. Chúng tôi quên hẳn mình không còn là những cậu trai mới lớn.
Ba đứa chúng tôi khác tính nhau, nhưng rất thân nhau. Tôi thuộc loại người "chìm trong đám đông", không có gì đáng được nói đến. Diên được chúng tôi đặt tên là "Diên Tiết Kiệm". Hắn có lối tiết kiệm không- tiết- kiệm chutù nào cả. Hồi còn đi học hầu như hắn không bao giờ mua sách vì tiếc tiền, chỉ muợn sách của thư viện. Nhưng Diên hay làm mất sách và ghi chú trong sách, nên bị thư viện bắt bồi thường. Số tiền hắn bồi thường cho thư viện trong một năm học còn nhiều hơn cả tiền tôi mua sách. Ở Mỹ Diên vẫn không bỏ thói tiết kiệm đó. Hắn có thể lái xe từ nhà đi vòng vòng trong thành phố suốt nửa giờ để tìm một trạm xăng rẻ hơn trạm xăng gần nhà hắn 1 cent mỗi gallon.
Nhưng người "cần phải quan tâm đặc biệt" nhất trong ba chúng tôi không phải là Diên mà là Chính. Chính người cao to, đẹp trai. Cái "ăn tiền" nhất của Chính khi về Việt Nam là hắn giống Tây nhưng không phải Tây. Ngày nay tại Việt Nam có không ít phụ nữ ái mộ Tây, kể cả "Tây Ba-Lô" lang thang trên đường Bùi Viện như mấy anh homeless. Vì thế khi ở Việt Nam Chính rất có giá.
-Hi, may I help you"
Mấy cô bán hàng chào hỏi Chính như vậy và hắn vui vẻ trả lời:
-Vietnamese please!
-Ồ, Việt Nam hả.
Sau đó họ bắt chuyện với Chính. Để không khí thêm thân mật, nếu là trong một tiệm cà phê hay một nơi thích hợp nào đó, Chính không ngại ngùng cất tiếng hát, dù không có đàn họa theo, nhưng hay không thua gì Elvis Phương:
-Tung cánh chim tìm về tổ ấm
Nơi sống bao ngày giờ đằm thắm…
Mọi người vỗ tay. Sau đó Chính bắt bồ với một phụ nữ nào đó, xong bắt bồ với một phụ nữ khác. Hắn lấy việc này làm thú tiêu khiển.
Chính đã đính hôn với một đám đàng hoàng ở Texas. Những khi về Việt Nam chơi hắn nói với hôn thê rằng hắn thăm mẹ già yếu. Có lần hắn thổ lộ với tôi:
-Nói dại, nếu sau này mẹ tao qua đời, không biết tao lấy cớ gì để về Việt Nam.
-Thì cúng giỗ, dời mồ. . .-Tôi nói.
-Không mấy thuyết phục.
Khi ba đứa chúng tôi hội ngộ là lúc Chính vừa từ Việt Nam trở về. Hắn nói:
-Việt Nam bây giờ vui lắm.
Diên, vẫn còn độc thân, rất "kẹt về chuyện đàn bà", nói:
-Chắc chỉ có "chuyện ấy" là vui thôi. Giá bao nhiêu" Ở đây đắt quá. Bữa nào mình đi Mexico chơi, mấy cô đứng đầy đường. Giá chỉ bằng một phần ba ở đây, lại khỏi sợ nữ cảnh sát giả dạng.
-Chắc mầy tính mua vé tàu bay khứ hồi qua đó chơi.
Tôi nói và mọi người cười ồ lên. Bỗng Chính im bặt, nhìn về phía sau lưng tôi. Tôi nhìn lui. Một phụ nữ tiến lại chỗ chúng tôi ngồi. Khi người ấy đến gần tôi mới nhận ra là người Á Đông. Cô ta khẻ chào mọi người rồi nói với Chính:
-Honey, Why are you here" How come you didn't wait for me"
-Who told you I'm here, honey"
-I keep watch for you.
Tôi và Diên nhìn nhau chưa hết ngạc nhiên thì cô ta đã tiếp:
-Excuse me! I' m going to smoke
Tôi nói:
-Sure.
Chính kéo cô ta ra chỗ khác. Hai người thì thầm gì đó. Tôi nháy mắt với Diên:
-Thì ra nó có cả bồ ngoại quốc, chắc là Thái Lan
-Có lẽ Phi- Lip- Pin. Người Phi nói tiếng Mỹ giỏi lắm.
Diên nói đến đây thì Chính và cô ta cũng vừa trở lại. Chính giới thiệu:
-Kiều Loan, … bà …xã tôi. Còn đây là Diên và Tân.
Chúng tôi khẻ chào Loan và phóng những tia mắt dò hỏi về phía Chính. Một phút im lặng. Tôi nói:
-Chị là người Việt, mà tôi tưởng là…
-Người Phi -Diên nói.
Loan nhún vai:
- Xin lỗi, tôi đến đằng kia hút thuốc.
Tôi nói:
-Chúng ta đang ở ngoài hiên, chị cứ ngồi đây hút, không sao cả.
Loan ngồi xuống ghế, hai chân gác lên chiếc ghế đối diện, miệng phì phà điếu thuốc. Lát sau Loan gọi với vào bên trong:
-Có la-de không, ông chủ"
-Dạ không, chúng tôi không có phép bán la-de.
-Đi mua giùm được không"
Không có tiếng trả lời.
-Đi mua giùm được không"
Vẫn không nghe tiếng trả lời, Loan nói:
-Bất lịch sự quá! Buôn bán mà không biết câu "Khách hàng là Thượng Đế". Cho ly cà phê đen đi! Nóng, đậm.


Mấy phút sau, vẫn không thấy cà phê, "Thượng Đế" nói lớn:
-Đợi cà phê mấy người chắc chết già quá! Cho cô-ca đi!
Một lát sau cô-ca được mang ra. Loan vừa nhấm nháp cô-ca vừa ngâm:
-Bên ly cô-ca đó, em thèm điếu Dunhill…
Thỉnh thoảng Loan lại hát một bài gì đó rất mới lạ và lấy muỗng gõ vào ly đánh nhịp.
Được một lát Loan ngửa mặt lên trời, miệng làm thành hình chữ O và cho lên không gian những vòng khói thuốc như pháo bông đêm Quốc Khánh.
Chính nghiêng người, nói vào tai Loan:
-Hồi sáng em hơi quá chén. Để anh đưa em vào xe nằm nghỉ.
Chiếc xe của Chính đậu ngay gần đó nên anh dễ dàng dìu Loan vào trong xe, hạ kính xuống và đóng cửa xe lại.
-O, my God! Bộ you muốn thiêu tôi sao. Cho kính lên đi, cho máy nỗ, cho máy lạnh.
Chính làm theo lời Loan, xong ra ngồi cạnh chúng tôi. Cả ba không nói với nhau lấy một lời, cho đến khi Diên bật cười thành tiếng. Chính hỏi:
-Mày cười gì vậy"
-Không có chi.
Diên nói nhưng miệng vẫn cười. Chính gần như sừng sộ:
-Bộ tao không biết mầy cười gì sao. Tao chờ mầy hỏi đây.
Tôi nói:
-Thì chị ấy quá chén, "tửu nhập ngôn xuất", bọn mình cũng vậy. Thôi, thành thực khai báo đi. Cưới hồi nào, sao không cho tụi tao biết. Khai đi, không tao mét Loan tội mầy trốn về Việt Nam…
-Cho mầy mét đi. Về Việt Nam chơi mới gặp bà ấy đấy!
-Vậy à! Tao cứ tưởng… Mầy đem bà ấy qua Mỹ hồi nào"
-Bà ấy mới bước chân đến Mỹ lần đầu tiên hôm kia. Thôi, để tao kể đầu đuôi cho nghe. Năm ngoái tao về Đà Nẵng, cùng mấy người bạn đến quán Aloha nhảy đầm. Thật ra đây là một quán cà phê, có nhạc sống, có bục nhảy, ai muốn nhảy thì nhảy, ai muốn lên hát thì hát.
Hôm đó sau khi lên bục hát một bản nhạc rất mùi, Unchange Melody, tao trở lại bàn ngồi với mấy người bạn. Tao thấy một đám phụ nữ ngồi bàn bên cạnh đang cụng ly nhau, nói cười ha hả chẳng khác gì các đấng nam nhi. Tao để ý đến một cô lớn tuổi nhất nhưng đẹp nhất trong bọn. Cô ta đang "chiếu tướng" tao và tao cũng "chiếu tướng" lại. Bốn mắt nhìn nhau, hai bên mở tung "cửa sổ tâm hồn", đọc được tất cả những ý nghĩ thầm kín rất trần tục của nhau. Dù sao cô ta cũng là phái yếu, có vẻ mất tự nhiên, giả vờ nhổm người dậy, nhìn cái gì đó phía sau lưng tao. Tao quay nhìn lui, chỉ thấy một bức tường trống trơn. Tao nhìn lại cô ta và bắt găp nụ cười thú tội "tôi đã ngả qụy" dưới chân chàng…
Diên ngắt lời Chính:
-Thôi, thôi. Mầy cứ làm như mầy là Don Juan. Thật là Trời trả báo. Ngắn gọn đi. Vợ mầy đang nhúc nhích trong xe kia kìa. Coi chừng bà ấy ra "ngả qụy", bà ấy chưa heat say đâu.
-Liền đó tao qua mời cô ta nhảy đầm với dáng điệu rất Tây. Cô ta nói:"Người ta đang chơi Slow, liệu có bất tiện không" Tại sao không đợi Bebop, Cha Cha Cha or something like that" Nghe cô ta sính nói tiếng Mỹ to cũng trả lời bằng tiếng Mỹ: " I only know Slow. I hope you teach Bebop to me later". Đêm đó tụi tao ôm cứng lấy nhau mà nhảy. Sau một mớ la-de, tụi tao càng bạo dạn hơn. Đêm kế tiếp, sau khi nhảy, chúng tao vào Hội An… thuê phòng ngủ… . Người phụ nữ đó là Loan. Như tụi bay thấy đó, Loan khá đẹp. Nhưng đó không phải là cái làm tao "dính" Loan.
Ngừng một lát Chính nói:
-Về Việt Nam chơi mà có xe hơi đi, tài xế là người đẹp như Loan, thì còn gì thích bằng. Tuyệt diệu hơn nữa là Loan rất chịu chi. "Việt Kiều bây giờ không sang bằng Việt Cộng đâu. Để em trả cho". Đó là câu nói của Loan mà tao thích nhất. Khi không say rượu Loan khá dễ thương; nhưng khi say Loan trông tợn quá, lái xe hơi rất ẩu , lại còn dùng điện thoại trong khi lái xe nữa. Ớn quá! Thế nên chỉ quen nhau được 10 lần…khách sạn là tao tìm cách de. Tao nghĩ mình về đến Mỹ là thoát, Loan không có cách gì "truy lùng" tao được vì bà ấy không thuộc một diện gì để Mỹ cho nhập cảnh. Không HO , không ODP , không du học...
-Vậy Loan qua đây bằng cách nào"
-Quan hệ Bình thường Mỹ Việt: Tham quan, du lịch. Có lẽ thế. Tao dốt chính trị, rất mù mờ về việc vừa nói. Qua đến Mỹ, không hiểu sao Loan tìm ra nhà tao ngay. Tao có cảm tưởng như Loan theo dõi tao sát nút. Vừa rồi Loan cũng có nói đó, "I keep watch for you". Sáng nay Loan đã mừng tái nghộ với tao bằng một chầu bia Henekein tại khách sạn. Uống xong Loan lại say và ngủ. Tao để Loan ở lại khách sạn và ra đây với tụi bây. Tao không biết bây giờ phải ăn nói làm sao với Dung, hôn thê của tao, nếu Dung biết chuyện.
Ngập ngừng một lát, Chính nói:
-Diên, hay là mầy giúp tao. Có ai …thắc mắc, mày cứ nhận đại Loan là vợ mày. Nếu cần, mầy nhận…thiệt cũng được. Loan giàu lắm, mầy khỏi phải tiết kiệm.
-Nói vậy mà nghe được sao. Thứ nhất, tao không đến nỗi "tiết kiệm" như mày nghĩ. Thứ hai, dù sao Loan cũng là … của mầy. Thứ ba, Loan không "chịu" tao đâu. May ra tao chỉ có thể giúp đại khái như thế này: Thí dụ có ai thấy Loan ngồi trong xe mày và tố cáo với Dung, mầy cứ nói Loan là…của tao.
-Phải, mầy giúp tao như vậy cũng được.
Tôi nói với Chính:
-Nói dại; nếu Dung biết sự thật, Dung có thể từ hôn. Nếu thế, mầy lấy quách Loan là xong.
-Không dám đâu.
Diên nói:
-Mầy sợ tốn tiền Henekein hả"
-Chuyện nhỏ.
-Vậy sợ gì"
Tao sợ làm … chồng bé của Loan. Loan đã có chồng, Giám đốc một Công ty gì đó. Loan nói: "Ông ấy có vợ bé thì em cũng có chồng bé được chứ! Nam nữ bình quyền mà."

Bồ Tùng Ma

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,589,966
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.