Hôm nay,  

Chuyện Bão Tố Ở Chùa Vạn Phước, Biloxi

11/09/200500:00:00(Xem: 118841)
Người viết: NGUYỄN VIẾT TRƯỜNG
Bài số 823-1413-250-vb2091205

Tác giả Nguyễn Viết Trường, cư dân Rosemead, CA, vừa gửi tới bài viếtõ đặc biệt về việc gia đình ông liên lạc với cô Leyna Nguyễn của đài truyền hình KCAL – CBS nhờ tìm tin bà mẹ thất lạc trong cơn bão lụt vừa qua tại Biloxi. Ông Trường, cựu sĩ quan phi công Không Lực VNCH (khóa 64C SVSQPH), cựu tù nhân cùa CSVN, tới Mỹ theo diện HO8, từng là Đại diện hội áí hữu không quân miền trung California tại Los Angeles (13 năm), cựu trưởng ban tổ chức Hội chợ Tết LA 2003, chủ nhiệm kiêm chủ bút Đặc San Phi Đoàn 116. Sau đây là bàithứ hai của ông về chuyện phái đoàn chùa Quan Âm trong cơn bão lụt ở vùng Biloxi, được ghi theo lời kể của Hoà Thượng Thích Đạo Quang và cụ bà Diệu Bảo.
*

Chùa Quan Âm ở Garden Grove thuộc tiểu bang California tổ chức một phái đoàn gồm các thầy và các đạo hữu do Hòa Thượng trụ trì Thích Đạo Quang dẫn đầu, sang dự lễ khánh thành chùa Vạn Đức ở Biloxi thuộc tiểu bang Mississippi.
Mọi người đến đây một tuần lễ trước khi trận bão Katrina xảy ra .
Thoạt đầu,cơn bão còn nhẹ khi lướt qua Florida, và hướng gió chuyển đến Louisiana thì trở nên khốc liệt, thành phố New Orleans tan hoang thảm khốc.
Chính quyền và dân chúng ở Alabama và Mississippi do không lường trước được hướng đi của bão nên đều không chuẩn bị tránh bão đúng mức.
Chủ nhật (08/28/05), Trời Biloxi nắng đẹp, ánh nắng chan hòa rạng chiếu khắp muôn nơi. Buổi lễ Khánh Thành chùa Vạn Đức tưng bừng và trang nghiêm, thành công mỹ mãn,mọi người đều hoan hỷ. Trong chánh điện tượng Đức Thích Ca cao gần ba mét uy nghi ngồi nhìn trông bao dung và thanh thản , ngoài sân chùa tượng Phật Bà Quan Âm chắp tay, trông thánh thiện và gần gũi vô ngần.
Tan buổi lễ, những người ở xa có phương tiện đường bộ cũng lục tục ra về, tuy lúc đó đài phát thanh, phát hình, chưa tuyên bố bão sẽ xuống Mississippi!
Phái đoàn của chùa Quan Âm ở Garden Grove đến Biloxi bằng hai phương tiện : xe hơi và máy bay. Nhóm đi bằng xe hơi cũng lên xe về lại Cali, nhóm còn lại (có cả Hoà Thượng) còn ở lại để đợi chuyến bay. Mọi người chưa quan tâm lắm về cơn bão Katrina.
Tin tức về trận bão càng lúc càng dồn dập hơn. Đến 03 giờ chiều, qua thông tin và phán đoán tiên liệu, mọi người thấy ở lại chùa là không nên, phải tìm nơi trú bão. Hòa Thượng Thích Đạo Quang quyết định dắt phái đoàn (đa số là các cụ bà) đến trú tại một ngôi trường học mới xây cất khoảng một năm, nhưng khi đến nơi thì Cảnh sát chỉ xuống một ngôi trường học khác (gần chùa Vạn Đức) vì nơi đây chỉ dành cho các cụ già đang phải thở bằng bình dưỡng khí, và không đi lại được!
Một phật tử ở địa phương khuyến cáo ngôi trường sẽ đến này đã quá cũ kỹ, cũng ở sát biển như chùa, chi bằng trở về chùa tránh bão là hơ. Mọi người đồng tâm, Hòa Thượng đi đâu thì mọi người đi theo đó. Vậy là mọi người đều trở lại trú bão ở chùa Vạn Đức, tuy lúc đó chưa thấy cơn bão đến …
Thình lình, có tin cơn bão Katrina chuyển hướng, nhắm hướng tới Mississippi. Kkhoảng 8 giờ tối thì bão tới gần Biloxi. Đạo Hữu Trưởng ban của chùa Vạn Đức liên lạc với Cảnh sát thì được cho biết: chạy trú bão nơi khác hay cứ ở tại chùa cũng được, nếu bão tới họ sẽ giúp, bây giờ thì chưa có phương tiện"
Một phật tử có con làm Cảnh sát ở đó liền gọi và Cảnh sát cho một chiếc xe hơi 4 chỗ ngồi tới" Nếu di chuyển hết phái đoàn thì cũng gay go lắm, mà chắc gì mọi người đã có thể ở cùng một chỗ! Đa số các cụ lại nói tiếng MyÕ không thông, lạ nước lạ cái, thôi đành ở lại chùa, không ai nói ai nhưng các phật tử chắc cũng cùng một suy nghĩ: nuơng nơi cửa Phật, nếu được chết cùng Hòa Thượng và các thầy cùng các đạo hữu tại chùa này thì cũng mãn nguyện lắm rồi, chết thì ai chẳng phải có lúc chết , nhưng trong hoàn cảnh hiện tại thì …cứ như thế này là thượng sách.
Đến 3 giờ đêm,qua thông tin trên đài bão còn đang tàn phá New Orleans.
Đến 3giờ 30 phút, đạo hữu Trưởng Ban đề nghị: mọi người nên sửa sọan đi, bão có thể sẽ tới… Muốn liên lạc với cảnh sát để xin họ tiếp cứu nhưng cảnh sát đã đi đâu hết rồi, không liên lạc được!
Trước tình hình nghiêm trọng này, Hòa Thượng thật bình tĩnh, nhờ cụ bà Diệu Bảo nấu gì cho mọi người ăn ấm bụng đã, trước khi có những quyết định cụ thể. Cụ bà Diệu Bảo hăng hái làm theo lời thày dạy, cũng không quên nấu một tô mì chay mời Hòa Thượng, phải ép mãi thày san sẻ cho thày Tâm Hoàng cùng ăn.
Đến 5 giờ điện tắt, điện thoại ngưng hoạt động,mọi liên lạc gián đoạn.
Đến 5 giờ 30 phút, nước bắt đầu ào vô tới chùa. Mọi người di chuyển lên chánh điện (vùng đất cao hơn) sau khi đóng cửa chùa lại. Nước theo chân mọi người, như những con bạch tuộc cuốn chân mọi người lại, mức nước tràn vào thật nhanh, lên tới đầu gối…
Hòa Thượng phân phối mọi người hãy lấy toàn bộ bàn ghế trước đây dùng cho lễ khánh thành, chất chồng lên nhau làm thành hai tầng, tất cả hãy nhanh chóng lên ngồi ở tầng thứ hai, còn Hòa Thượng ngồi xem xét tình hình ở tầng thứ nhất.
Hòa Thượng nghĩ nước chắc chỉ lên tới tầng thứ nhất là cùng,vì đất ở chánh điện cao hơn mặt đất ngoài đường nhiều, nhưng mực nước cứ tiếp tục dâng cao, Hòa thượng cũng phải lên tầng thứ hai. Nước dâng lên càng lúc càng nhanh. Những người còn có sức hợp cùng mấy thày bắc những tấm ván bàn lên những đà ngang sát nóc, để mọi người cùng lên.
Thày Tâm Hoàng và một phật tử phải xốc nách Hòa Thượng đưa lên, các thày trẻ can đảm vẫn ở dưới. Nước vẫn tiếp tục dâng. Tíc tắc là đã lên tới ngực.
Gió vẫn thét gào, giông bão đến đây vô cùng khủng khiếp, trời như muốn sập… Mặc cho ngoại cảnh hãi hùng, Hòa Thượng vẫn tịnh tâm ngồi với tượng Phật Bà Quan Âm và khuyên bảo mọi người hãy niệm Phật và chú Đại bi. Tất cả đều thành tâm nghe theo. Đạo hữu Thánh Phước cầm một đèn cầy bên thày, đèn cháy tới tay mà chẳng màng đau đớn,vẫn thản nhiên cùng các đạo hữu khác tụng kinh niệm Phật.
Bỗng ngoài cửa chùa, những tiếng kêu cứu, cùng những tiếng đập cửa vang dội. Thày Thiện Chí người tuy nhỏ nhắn nhất trong các thày, nhưng lại rất nhanh nhẹn, đã can đảm bơi ra cố hết sức mở cửa chùa. Cửa chùa vừa mở, sóng nước đã cuốn hút thày bật ra ngoài, may nhờ thày Minh Thông và một số thanh niên kịp bơi ra tiếp cứu. Cũng nhờ việc mở cửa chùa mà đã cứu được thêm một gia đình người da đen gồm 8 người, tiếp đó thêm khoảng 6 người Việt Nam nữa…
Bên ngoài nước đã lên khỏi đỉnh đầu, và cứ từ từ dâng mãi. Sóng nước đánh vào các bức tường ầm ầm, nghe tựa những tiếng bom nổ cận kề! Những người ngồi sát tường đều tức ngực, phải xích ra xa cho đỡ đau. Nước đã lên tới sát ván bàn lót trên đà chùa... Chỉ thêm chút nữa là tất cả không còn đường nào thoát. Hòa Thượng và mọi người vẫn tiếp tục hết lòng cầu nguyện Đức Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát, có lẽ cũng nhờ vậy mà Đức Đại Bi cảm ứng, gia hộ cho mọi người. Nước đang tiếp tục lên, đã tới nơi mọi người đang ngồi thì mực nước thình lình dừng lại và từ từ rút xuống.
Đạo hữu Trưởng Ban quá mừng rỡ đã nói lớn:
- Nam Mô A Di Đà Phật. Phật đã cứu chúng ta!
Chờ cho mực nước rút hết, sau khi quan sát tình hình thấy an toàn thật sự, Hòa Thượng mới nói mọi người xuống. Hòa Thượng khuyên mọi người hãy tìm xem còn thứ gì ăn được hãy ăn tạm rồi sẽ lên đường lánh nạn, phải nhanh chóng rời khỏi nơi đây thôi.
Quang cảnh nơi chánh điện thật nát lòng người, tan hoang đổ nát sau khi nước rút đi.


Cô bác sĩ Liên Minh lội bì bõm ra ngoài đường để xem xét động tĩnh thì gặp một chiếc xe ủi đất, ủi những cây ngã cho thông đường, trên đó có một người cảnh sát, cô trình bày tự sự và được người cảnh sát này hứa sẽ nói quân đội đến cứu ngay… ôi hạnh phúc làm sao! Hy vọng làm sao !
Không bao lâu Quân Đội cho xe tăng lội nước đến cứu.
Đợt đầu có 20 người được chở đi đến một nơi tập trung, không rõ là nơi nào.
Đợt hai còn hai chỗ trống, mọi người đề nghị Hòa Thượng đi, nhưng Hòa Thượng lại muốn nhường cho mọi người đi trước. Nói mãi không xong, sau cùng phải dùng tới biện pháp “cưỡng bách di tản”: Thày Tâm Hoàng tự động ẵm Hòa Thượng bỏ lên xe lội nước.
Đợt ba còn khoảng gần 10 người, gồm đạo hữu Trưởng Ban, thầy Tâm Hoàng và các thày, cùng các đạo hữu khác.
Thế là mọi người đã rời khỏi chùa Vạn Đức, rời bỏ một nơi có thật nhiều kỷ niệm thân thương cũng như đau thương, để đi đến một nơi chẳng biết sẽ ra sao.
Trước khi đi ai cũng ngậm ngùi nhìn lại cảnh hoang phế, đổ nát điêu tàn sau cơn bão. Trong Chánh Điện, tượng Đức Thích Ca đổ ngược, đầu sát bệ cúng như đang cúi đầu khấn nguyện cho mọi người ra đi được bình an. Ngoài sân chùa, tượng Phật Bà Quan Âm đứng lặng yên, mặt còn chan hòa nước mưa. Tượng Phật Bà bất động giữa cơn bão lụt, nhưng cũng đã cứu được mạng người. Sau này nghe kể là trong phong ba bão táp có một số người bị nước cuốn trôi đến chùa, nhờ ôm tượng Phật Bà trụ lại mà sau đó đã được cứu sống.
Những người đi đợt đầu và đợt ba cùng ở tạm trú một nơi tập trung, còn Hoà Thượng và một số người đi đợt hai lại ở một nơi khác biệt. Không nước, không thực phẩm, không liên lạc thông tin, cũng không có sự hiện diện của Chánh Quyền. May mắn sau đó bà con cùng trú nạn đã biếu một chai nước uống cho phái đoàn, mọi người vô cùng súc động cảm ơn.
Hòa Thượng cả đêm không ngủ, lo lắng về số phận những người đi trong hai đợt kia vô hạn. Sáng hôm sau, Hòa Thượng quyết định phải đi tìm họ bằng được nhưng lại trở ngại vì xe cộ bị xình bùn bám đầy hư hại, các cây xăng tê liệt nên đành bó tay. Trong lúc còn đang bí lối như vậy thì một phật tử từ xa, lái xe đến thăm hỏi, và đưa phật tử nữ là cô Tùng về nhà xem tình hình ra sao. Khi về đến nhà cô Tùng vô cùng ngạc nhiên là nhà vẫn còn khá nguyên vẹn, (chả bù cho trước đây cứ mỗi khi có bão là nhà bị lụt lội ngay, nước mặc sức mà tràn vào nhà).
Cô Tùng mời mọi người đến tạm trú ở nhà cô tiện lợi hơn. Vì mưa bão nên hai thùng phuy có đầy nước. Gần nửa giờ sau nước máy bỗng hoạt động lại nữa do vậy mọi người có cơ hội tắm rửa và giặt giũ…
Nhờ nhà cô Tùng còn có những chai đựng nước, cùng những lon gas nhỏ, Cụ bà Diệu Bảo mới lại có dịp trổ tài nấu nướng cho mọi người cùng ăn, món bánh canh chay của cụ khiến chủ nhà làông chồng của cô Tùng vô cùng ngạc nhiên thốt lời khen tặng: ăn chay mà ngon như thế này ai chả muốn ăn!
Thày Minh Chơn ở cách nhà cô Tùng khoảng nửa tiếng lái xe, vì ở vùng cao nên không bị hư hại nặng, Thày đi kiếm Hòa Thượng Thích Đạo Quang, tình cờ đi ngang thấy đông người nên ghé vào, và thật mừng rỡ khi gặp lại Hòa Thượng. Thày cho mượn xe để kiếm những người đợt một và đợt ba, kiếm hai ngày trời vẫn không ra… 10 giờ đêm Hòa Thượng vẫn còn ở sở cảnh sát, Cảnh sát trưởng đề nghị ngồi chờ để họ tìm cách kiếm dùm.
Một nhà báo,( có thể là ở đài truyền hình ) đề nghị hãy gặp Thị Trưởng có lẽ hữu hiệu hơn, xem ra có lý nhưng mọi người đâu biết ông ấy ở đâu giờ này mà kiếm.
Hòa Thượng được ông Cảnh sát trưởng cung cấp cho một lô địa điểm tập trung, do đó, sáng hôm sau đi tìm và thật là diệu kỳ đã tìm ra những người của đợt đầu và đợt ba. Các cụ gặp lại Hòa Thượng khóc nức nở vì sung sướng, mọi người từ nay đã được kết hợp lại như trước, đúng như mong muốn của Hòa Thượng.
Được biết phi trường ở Alabama mở cửa, Thày Quảng Danh muốn Hòa Thượng về Cali trước tiên, nhưng Hòa Thượng không chịu, cứ để mọi người về trước Hòa Thượng sẽ về sau cùng, như vậy Hòa Thượng mới an tâm.
Đợt đầu chỉ có được 4,5 người thôi vì phương tiện di chuyển từ Tiểu Bang này qua Tiểu Bang khác thật khó khăn.
Đợt hai dự định khởi hành thì xe hết xăng, không thể tiếp tục được nữa. May mắn thay thày Hạnh Đạt và thày Nhuận Thông từ Louisiana đi xe hơi qua để kiếm Hòa Thượng, trên xe có sẵn một can xăng dự phòng. Nhờ vậy đợt “di tản” hoàn tất.
Tại Alabama, sư Huệ Thông khi gặp Hòa Thượng cũng đề nghị Hòa Thượng và mọi người hãy về chùa ở lại, nghỉ ngơi để bồi dưỡng sức khoẻ trước khi về lại Cali, nhưng Hòa Thượng và mọi người đều mong muốn về ngay Cali để có thể khởi sự ngay những phương án cứu trợ đồng bào còn lâm nạn trong những vùng Bão đi qua,
Sư Huệ Thông về Tịnh Xá, cùng mọi người ở đó mang thực phẩm đến cho phái đoàn dùng tạm để sáng hôm sau có thể phần nào vững tâm cường sức ra về.
Do sự phối trí, giải quyết từng phần của nhân viên ở phi trường, nên phái đoàn còn lại phải đi làm nhiều chuyến, Hòa Thượng đi chuyến chót lúc 12giờ 20 đêm.
Hòa Thượng đi sau mà lại về trước , vì máy bay chở Hòa Thượng đáp ở Orane County, còn mọi người thì lại đáp ở LAX,
Xe hơi đưa Hòa Thượng về lúc đó đã chiều, mọi người trong chùa và các thân nhân của các phật tử đi theo phái đoàn cũng có mặt chào đón khá đông, mọi người đều vô cùng xúc động khi thấy Hòa Thượng từ trên xe khoan thai bước xuống. Hòa Thượng mời mọi người cùng ngồi xuống nơi Chánh Điện đàm đạo trong lúc chờ đợi phái đoàn đang trên đường về lại chùa.
Gần 02 giờ sau, mọi người trong phái đoàn lục tục về đến, mọi người cùng hoan hỷ ăn một bữa cháo chay mừng Hội ngộ…
Sau đó thì mọi người từ giã Hòa Thượng và xin phép được trở về nhà. Ai nấy đều nhớ lời Hòa Thượng dặn dò:
“Chúng Ta luôn phải tu tập lâu dài, tịnh tâm,kiên định, nhiệt thành cầu nguyện. Ngày thường khi thọ bát, thày chưa hài lòng, vì chưa thấy sự thanh tịnh hoan lạc nơi các phật tử , nhưng nay thày hết lời tán thán đến phái đoàn,bởi những việc làm của các phật tử trong những ngày qua”…
*
Mấy ngày sau, vào trưa ngày thứ hai (09/05/05), khi Đặc phóng viên Dave Loper của đài truyền hình số 2 Hoa Kỳ đến chùa Quan Âm phỏng vấn Hòa Thượng và phái đoàn, cùng thân nhân những người đi trong phái đoàn, Hòa Thượng cho biết đã xin cứu trợ 10.000 đô la đến các đồng bào còn đang lâm nạn tại những vùng cơn bão đi qua, và sẽ cố gắng vận động các phật tử cùng những đồng bào hảo tâm để tiếp tục gửi thêm trong những ngày tới…
Cả phái đoàn của chùa đa số là những cụ bà, đã như chết đi sống lại sau cơn bão lịch sử, không ai bị thương tích hay kiệt quệ tinh thần, về lại chùa hôm trước thì hôm sau các thày, các phật tử trong phái đoàn này đã tình nguyện hăng hái đi quyên góp để cứu trợ cho những người còn sống thiếu thốn trong các nơi tập trung tỵ nạn.
Thành phố Biloxi có khoảng 5.000 người Việt sinh sống, 90% nhà cửa tan nát và những người Việt ở nơi đây đã bị ảnh hưởng rất nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần, chưa rõ chính xác số ngưới Việt bị tử vong, nhưng có khoảng 400 người hiện vẫn từ chối vào những nơi tập trung tị nạn, họ tự động căng lều bạt sống bên xa lộ 10 suốt hơn tuần qua.
Việt nam ta có câu:
“Miếng khi đói bằng gói khi no.“ Tuy nhiên, của cho không quý bằng cách cho, cũng xin mọi người chúng ta hãy cùng chung tâm niệm này.
Xin cám ơn một lần nữa xướng ngôn viên chương trình đài KCAL-CBS Leyna Nguyễn, phóng viên Dave Loper, các đài số 2,số 4,số 7, số 9 của đài truyền hình Hoa Kỳ, đã góp công góp sức trong việc cùng chùa và thân nhân những người trong phái đoàn, kiếm tìm những người trong phái đoàn của chùa bị lâm nạn trong những ngày qua.

NGUYỄN VIẾT TRƯỜNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,208,361
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến