Hôm nay,  

Thằng Bạn Thất Nghiệp

10/09/200500:00:00(Xem: 117418)
Người viết: DÂN ĐEN
Bài số 822-1412-249-vb8091105

Tác giả tên thật là Lý-Văn-Năm, cựu sĩ quan Hải Quân QLVNCH, hiện là kỹ sư điện tữ, làm việc tại tiểu bang Oklahoma. Với bài viết “Biển Mặn” kể lại những ngày di tản đầu tiên tại đảo Guam 1975, ông là tác giả đã được trao tặng giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm vừa qua. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

Lời tác giả: Thân tặng những người đã thất nghiệp, những người đang thất nghiệp, những người đã bị chèn ép, những người đang bị kỳ thị…trong cái đời sống hiện tại trên nước Mỹ nầy đây.
Hôm nay nhận được giấy màu hồng
Chẳng phải thiệp vui ngày đám cưới
Không là tình nồng của ai đây
Buồn thật! Giấy hồng báo sa thải
Đã gần hai năm rồi, tình cờ tôi gặp lại Charles, khi ghé vào nhà băng sau giờ tan sở . Hắn là người bạn Mỹ da đen đã làm việc chung với tôi hơn mười tám năm, đã chia sẻ những vui buồn với nhau một thời gian thật dài trong quá khứ.
*
Tôi còn nhớ rõ ràng, ngày thứ nhất đi làm việc, tới hãng, sau khi làm những thủ tục cần thiết cho một nhân viên mới, sau khi ông xếp căn dặn, giới thiệu với những người bạn đồng nghiệp làm chung trong nhóm, ông ta giao cho tôi một chồng tài liệu, sách vở để học hỏi, nghiên cứu.
Ngồi một mình tại cái bàn giấy rộng rải, trống trơn, chung quanh tòan là những tên Mỷ trắng, tóc vàng, tôi cũng hơi khớp, cứ mong mỏi có một ông Mít (Việt Nam) nào ở đâu đây thì cũng đỡ buồn cho những ngày “chân ướt, chân ráo” làm việc cho một công ty điện tử thật lớn ở tiểu bang “khỉ ho cò gáy” nầy đây.
Lần đầu tiên, Charles đến chào tôi và giới thiệu về hắn. Ngày cuối cùng, mười tám năm sau, tôi tìm hắn, hai thằng bắt tay từ biệt, trước khi từ giã vĩnh viễn cái hãng điện tử nầy, một nơi mà tôi và hắn đã trải qua những thăng trầm của đời sống.
Hai thằng chúng tôi đều bị sa thải cùng một lúc.
Phải thú thật rằng trước khi vào làm việc ở đây, tôi không thích gì mấy ông da đen. Nhìn những sinh họat của mấy ông đen trong thời gian ở đại học, những hình ảnh, thái độ, những lời đối thoại của họ tôi ít khi nào chịu được, thành thử tôi luôn luôn xa lánh họ, tự dưng tôi trở thành một tên kỳ thị lúc nào không hay.
Nhưng ông Trời chắc muốn tôi sửa đổi thái độ hay sao, lại xui khiến tôi gặp tên Charles nầy.
Tôi được hãng mướn khi vừa tốt nghiệp đại học, trong thời gian nền kinh tế của Mỹ ở mức độ khủng hoảng rất cao, đa số hãng xưởng đã và đang sa thải công nhân ào ạt. Công ty nầy có đại đa số (99%) kỹ sư là những tên Mỷ da trắng tóc vàng. Mình đã có đầu óc kỳ thị người nầy, thì mình phải bị người khác kỳ thị lại, giống y như định luật nhân quả của trời đất đả đặt ra.
Lúc đó, chỉ có mình tôi là một tên “da vàng, mũi tẹt” làm việc chung với hàng trăm tên “mũi lỏ, mắt xanh, râu quai nón”. Đa số các bạn đồng nghiệp của tôi là những người bạn Mỹ trắng rất thân thiện, đa số đều có lòng tốt giúp đở, dìu dắt một tên “lính mới ra lò”. Nhưng chỉ có một số nhỏ đồng nghiệp coi bộ có họ hàng với con cháu Hitler- những tên có máu kỳ thị muôn năm- có tên còn là hội viên của đảng KKK, xe hơi của bọn hắn luôn luôn treo cờ của Nam quân ( lá cờ nầy của dân miền Nam nước Mỷ-ủng hộ chế độ nô lệ) trong thời kỳ Nam-Bắc phân tranh.
Mặc dầu có những giấy tờ về luật lệ ngăn cấm sự phân biệt kỳ thị treo đầy trên tường, nhưng trong lòng họ đả in sâu rồi thì làm sao biến cải được.
Ai đã từng làm việc ở đất Mỷ nầy mà chưa bao giờ “được” mếm mùi “kỳ thị” thì có lẻ người đó hạnh phúc nhất trên đời.
Charles và tôi tự nhiên trở thành đồng minh, thành bạn lúc nào không hay. Chúng tôi như những tên thiểu số thường hay tâm tình những việc đã xẩy ra trong những lúc làm việc,tìm cách đối phó khi phải đụng chạm với những anh chàng có máu KKK. Từ nhỏ tôi rất sợ lôi thôi với cò bót, sợ mấy cái vụ thưa kiện, kiện thưa, cho nên cái văn phòng (EEO) chuyên bênh vực những người bị kỳ thị sờ sờ trước mặt như thế đó mà chúng tôi chưa bao giờ đặt chân tới. Tên Charles nầy thì lúc nào cũng lấy sự thương yêu và tha thứ làm đầu như đúng với tinh thần của đạo giáo, còn tôi có lẻ còn chất Việt Nam hơi nhiều, học thuộc cái câu “vĩ hòa, vi quý” nên cũng dùng kế thứ ba mươi sáu gì đó, chạy là thượng sách, xa lánh mấy ông KKK cho êm cửa, êm nhà.
Charles đả có bằng tiến sỉ, lại đi giảng đạo ở nhà thờ như một ông mục sư trong những ngày cuối tuần, tính tình rất hiền lành, đáng mến. Lúc nào hắn cũng nói:


-Mọi việc đều có Thượng Đế che chở và sắp đặt... mình cứ yên ổn tinh thần mà cầu nguyện là được hết...
Đối với người Mỷ, có những việc riêng tư mà họ luôn giử kín, nhưng với thằng bạn như Charles, tôi và hắn cứ nói thẳng thừng, huỵch toẹt ráo trọi..., như mổi năm, hai thằng đều kể cho nhau nghe số tiền được tăng cho năm tới, số tiền đã tiết kiệm được bao nhiêu, những buồn vui của cuộc đời khi phải đối phó với mấy ông Mỹ da trắng kỳ thị..., những thăng trầm của công việc ở hãng- một thiên đàng của người da trắng...
Tôi bị sa thải sau hơn 18 năm làm việc chăm chỉ, giử được việc làm sau nhiều đợt sa thải đả qua, sau hơn bốn tháng được lảnh giải thưởng nhân viên xuất sắc của hãng. Tôi ra đi với một niềm an ủi lớn lao là được lảnh tiền hưu bổng hàng tháng cho đến hết cuộc đời, cái check đầu tiên sẽ nhận được qua bưu điện vào đầu tháng tới.
Còn Charles sau 22 năm làm việc, bị sa thải với hai bàn tay trắng bởi vì còn trẻ chưa đủ số tuổi được lảnh tiền hưu, hãng chỉ cho một số tiền nho nhỏ tương đương với 22 tuần lương mà thôi... Hắn có gia đình, một vợ và năm đứa con...thằng con trưởng đang học lớp 12...Trong những năm dài làm việc, hắn không để dành được bao nhiêu, bởi vì hắn lo nhiều cho việc bố thí, lo việc phúc đức như Thượng Đế đả phán truyền...
Trước những ngày rời hãng, tôi thương Charles vô cùng, tôi thật lòng lo cho hắn lắm. Từ đó đến bây giờ đả hơn 27 tháng, lòng tôi lúc nào cũng buồn cho hắn, cứ thầm nhủ mong rằng Thượng Đế không bỏ hắn, xin đừng bỏ những người như hắn, lúc nào lòng tôi cũng mong hắn có việc làm để nuôi một đàn con năm đứa.
Ngày cuối cùng, trước khi rời hãng, Charles tặng tôi một cuốn sách kỹ thuật mới tinh, cuốn sách luyện thi về Điện Toán. Hắn muốn tôi nghiên cứu thêm để dễ dàng nói chuyện lúc đi phỏng vấn xin việc làm trong tương lai. Chắc là hắn cũng có lòng lo lắng cho thằng bạn da vàng sẽ thất nghiệp vào tháng tới nầy đây…
Tôi nhứt định không lấy, Charles cứ bảo tôi rằng, hắn không cần nửa bởi vì hắn sẽ nhận một chân giảng sư tại trường đại học cộng đồng ở thành phố Oklahoma.
Tôi rất mừng cho hắn, nhưng cũng chua xót và thương mến hắn thật nhiều khi biết ra rằng đồng lương dạy học chỉ bằng một phần ba số lương hiện tại...
Thật sự tôi cũng buồn và lo cho tôi nhiều lắm, mình đã đi làm gần hai mươi năm, cứ nghỉ là sẻ làm việc ở đây cho đến lúc thật già, nhưng bị sa thải như thế nầy, như một người bổng nhiên rớt xuống bể sâu, còn quá trẻ để nghỉ già, nghỉ hưu trí,… nhưng lại quá già để xin việc làm trong cái ngành điện tử.
Tôi có hai đứa con, lúc sắp sửa bị sa thải, đứa nào cũng còn đang học trung học. Đất Oklahoma nầy là đất tốt cho việc học hành, tôi muốn chúng nó tiếp tục lên đại học ở đây nên chần chừ không muốn kiếm việc làm bên ngoài tiểu bang... tôi cũng có trăm chuyện để buồn, cũng có ngàn chuyện để lo... nhưng buồn cho mình thì ít mà buồn cho hắn thì buồn gấp năm, gấp mười...
Những ngày sau nầy, tôi được đi làm việc cho một hãng khác, thỉnh thoảng có gọi Charles, nhưng ít khi gặp hắn. Dần dần quá bận rộn với những công việc mới, thỉnh thoảng lo nghĩ về số phận của hắn, của những người bị thất nghiệp như chúng tôi, thương mến hắn thật nhiều...rồi phôi pha với thời gian, tôi mất liên lạc luôn với hắn.
Hôm nay, tình cờ gặp lại Charles, gặp lại thằng bạn ngày xưa cùng làm chung một sở, tôi mừng muốn khóc! Tôi lại mừng gấp trăm, gấp ngàn lần khi biết rằng Charles đang có một việc làm mới, có đồng lương gấp đôi của tôi bây giờ.
Tôi mừng như một người vừa trút được một gánh nặng ngàn cân. Tôi mừng cho hắn, tôi cũng mừng cho tôi! Thượng Đế trên trời đã không bỏ hắn! Thượng Đế thật sự đang ở gần với hắn, thật gần! Như hắn thường hay nói “ God will take care us...” ( Thượng Đế sẻ săn sóc chúng ta...)
Tôi bây giờ một lòng thật mừng cho hắn, mừng cả vạn lần cũng chưa được đủ. Mong rằng Charles đang có một công việc yên ổn, không còn có những lo lắng về vấn đề “sa thải”, công việc thứ hai nầy sẽ bền vững cho đến ngày thật sự về hưu.
*
Trời hôm nay thật lạnh, gió từ hướng Bắc thổi ào ạt, nhưng tin mừng của thằng bạn thất nghiệp ngày xưa nào đó, như những nguồn hơi nóng thật đầy, sưởi ấm ngút ngàn tâm hồn của tôi, cho một ngày hôm nay, có thể, cho hết những ngày còn lại.

DÂN ĐEN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,368,259
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến