Hôm nay,  

Hai Dòng Sữa Mẹ Một Mảnh Đời

18/08/200500:00:00(Xem: 131912)
Người viết: MÂY BẠT
Bài số 808-1397-234-vb6081905

Tác giả Mây Bạt, tên thật Nguyễn Cảnh, cựu đại úy Pháo Binh QLVNCH, hiện là cư dân Garden Grove, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết đặc biệt của ông dành cho Lễ Vu Lan báo hiếu.

+

Mỗi năm cứ độ xuân sang, hè về, nay là tháng Bảy, ngày lễ Vu Lan lại đến. Tôi nhớ lại ngày nào mới ra đi, nay đã 15 mùa bông hồng cài áo trên đất khách.
Vu Lan, hai chữ Vu Lan, nghe yêu thương da diết, đã làm cho tôi nhớ đến hình ảnh người mẹ hiền năm xưa, đã sinh ra tôi,và nuôi tôi khôn lớn, mặc dầu hôm nay, người mẹ kính yêu của tôi, đã yên ngủ bên kia thế giới, xin cùng ai đó, có được diễm phúc còn mẹ, và những ai đã bạc hạnh, mẹ không còn nữa, cho xin chia xẻ niềm hạnh phúc, cũng như sự đớn đau ấy, cho cả hai trường hợp, mẹ còn bên cạnh người, và mẹ đã bỏ ta ra đi vĩnh viễn!
Xa rồi, ngày ấy, tuổi đời tôi, vừa tròn hai mươi ba mùa xuân, tôi phải chịu đựng những buồn thương nỗi nhớ, khi mẹ mất, tôi cảm thấy đời đều là vô nghĩa, tôi đã mất tất cả, những tình thương, mẹ tôi đã dành cho tôi, lúc tôi đang chập chững bước vào đời.
Người Mỹ thường nói " trái tim của mẹ, là trường học của con". Ngoài ra, một nhà viết về ngụ ngôn, có tên Florian, mẹ mất lúc còn bé, khi ông ta đi đường, gặp một đứa bé đang khóc. Florian vỗ vào má em bé nói "nín đi em, em bị mẹ đánh hả" em còn sướng hơn qua, vì em còn có mẹ để đánh em" .
Dù tuổi đời có khôn lớn đến đâu, hay đã đến lúc có gia đình, sinh con đẻ cháu, nếu ta còn có mẹ, mẹ vẫn chia vui, xẻ khổ cùng ta, nỗi lo âu nhất của người mẹ, khi có con đi chiến trường sôi động, thì mẹ nơi quê nhà, lòng nặng trĩu ưu phiền, mất ăn mất ngủ, cầu nguyện ơn trên, mong con mình bình an nơi đầu tuyến.
Hôm nay, nơi khung trời đất khách, đứng bên nầy bờ Đại Dương, nhìn về đất mẹ, nơi quê hương xa cách muôn trùng, dù có phải " ruột đau chín chiều", đó là điều phải chấp nhận, cái giá đắng cay, nghiệt ngã, ra đi để tránh khỏi nanh vuốt loài quỷ đỏ, là mang theo niềm thương nổi nhớ cố hương, vẫn cảm thấy canh cánh bên lòng, nơi đất mẹ, tôi còn hai món nợ chưa trả xong.
Nợ to lớn nhất của Trời Đất, đó là món nợ làm con, chưa đáp đền chữ hiếu, đến công ơn dưỡng dục sinh thành, đã là con, không một ai có thể nóilà quên được.
Dòng sữa nào, mẹ tôi nuôi tôi khôn lớn ,tình thương nào mẹ tôi âu yếm tôi, từng đêm khuya, mẹ tôi ru con ngủ, " năm canh dài thức đủ năm canh", nào ai đó săn sóc, nào ai kia dỗ dành, bên cạnh nôi con đang ngủ.
Nợ làm con chưa trả xong, nợ Non Sông đang réo gọi, tổ quốc lâm nguy, trai thời loạn, ắt hữu trách, chế độ đổi chủ thay ngôi, giang sơn cắt bán, đất nước nghiêng ngửa, chưa đến hồi kết cuộc, đành phải quăng gánh giữa đường, phủi sạch tay.
Mỗi năm, mỗi mùa, vạn vật cỏ cây đều biến chuyển, tiết trời nắng mưa cũng đổi thay, không năm nào giống hệt năm nào. Đã thế, nhân loại ngày càng tiến bộ, con tàu vũ trụ, đã thám hiểm lên sao hỏa, từ nếp sống xa hoa, những đồ chơi trẻ em, là thứ vô tri vô giác, cũng biết nói biết cười, khi ta chỉ cần ngón tay bấm nút, đến thức ăn hằng ngày, cũng thay đổi cho thích hợp.
Ngày trước, mẹ ru con ngủ, dốc hết từng hơi thở, dệt lên từng lời ru con, bằng con tim của người mẹ, bằng lời ru thống khổ, bằng hơi thở nhọc nhằn, để cho con, có được giấc ngủ say! nhưng hôm nay, mẹ ru con ngủ, bằng tiếng hát lời ca, từ trong băng nhạc casette, trong DVD, trong phim truyện Tàu, hay trong khúc nhạc Rock, Tango! không còn trong tiếng hát à ơ, ở nơi canh khuya, hay trong giấc điệp mơ màng, những dư âm đó, không còn nữa, song con mẹ, vẫn ngủ say!
Tiếng hát lời ru cổ điển, mà người mẹ năm xưa, từng ru tôi ngủ một thời, nay đã không còn hợp cách, ở thời đại hôm nay. Song tôi xem nó, là loại nhạc classic vô cùng quý giá, khó kiếm, khó tìm!
Những giọt sữa mẹ! Sữa mẹ Việt Nam! đã cưu mang tôi khôn lớn, là kết hợp những tinh khiết, phải bắt nguồn, từ những bông lúa đơm bông, ngoài đồng ruộng , từ những trái ngọt cây lành, từ những vùng đất xa xôi mang lại, đã tạo nên bát gạo chén cơm, làm nên dòng sữa huyết thống, lấy từ dòng máu mẹ, tình thương cha, giờ nầy, cũng ít kẻ nuôi con theo kiểu này, có lẽ vì nhan sắc, nếu nuôi con bằng giọt sữa mẹ, ngại rằng, ngực xệ vai u! Có lẽ, đó không phải là do lòng vị kỷ, mà để cho hợp với sự tiến bộ của con người, ở thời đại hôm nay.
Mẹ nuôi con bây giờ, từ bình sữa bột, chế biến từ sữa động vật, thực vật, sữa bò sữa trâu, sữa đậu, hay là loại sữa làm bằng hóa chất.
Rồi một mai kia, sự tao sinh vô tính cho con người, nếu được lưỡng viện quốc hội Mỹ chấp thuận, trở thành luật, thì phương pháp Cloning cấy từ tế bào gốc, tạo nên con người một cách ung dunbg, không còn một ai phản đối, lúc ấy, sẽ không cần phải mẹ sinh cha dưỡng, không còn mang nặng đẻ đau, và cũng đến lúc, con người sẽ không còn nghĩ đến "ơn cha nghĩa mẹ" hay "chiều chiều ra đứng ngõ sau, nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều" làm gì nữa!
Vì vận nước, phải trôi dạt nơi đất người, khi ra đi, tôi không thể mang theo cả một giang san gấm vóc, nên quên hương đành bỏ lại. Thứ mà tôi khônt thể bỏ lại được, vẫn canh cánh bên lòng, là tôi còn mắc hai món nợ, đang dở dang chưa trả xobg, một là nợ báo hiếu cho cha mẹ, hai là món nợ núi sông. Hai loại nợ này, tôi không thể nào trả bằng hiện kim, hay trả bằng hiện vật, vì đó, là loại nợ về đạo đức tinh thần, nợ về trách nhiệm của một công dân chân chính. Những người anh em, những người chiến hữu của tôi đã nằm xuống vì lý tưởng tự do, cho non sông, cho một miền Nam phú cường, không phải là vô nghĩa, cũng không phải là để cho kẻ chiến thắng, ngày đêm bai bải chưởi rủa, đào mồ cuốc mả, ở nơi các nghĩa trang quân độiViệt Nam Cộng Hòa. Nợ non sông phải trả bằng máu, lương tâm tôi không thể ngoảnh mặt làm lơ.
Nợ nhà, nợ nước, nơi cố hương chưa trả xong, tiếp theo sau, nơi quê hương người tôi còn mang thêm vào thân, nhiều món nợ khác, nợ "trần ai, ai dễ biết". Nợ nhà, nợ xe, nợ bảo hiểm, nợ thuế.... Mượn nợ, phải có bổn phận trả nợ, đó là trách nhiệm của con người biết lương thiện, đó là việc làm công bằng, vì rằng, nợ mòn con lớn, không trả nhiều thì cũng phải trả ít, trả đều đặn hằng tháng, trả để lấy uy tín, làm niềm tin cho chủ nợ, để cho mình có credit tốt. Hằng tháng, giấy nợ đủ loại, đủ thứ, gởi đến. Ba tháng không trả nỗi, tôi chỉ còn có món nợ "Liều Mạng" trở thành homeless là xong chuyện. Đã có nợ thì phải lo, từ chỗ lo đi tới chỗ sợ. Ngoài những loại nợ kể trên, còn có loại nợ đáng sợ nhất, nợ ân tình, cũng là loại nợ oan gia, khi thương nhau thì cau sáu bửa ba, khi rước đựơc về nhà, thời gian sống chung không còn thích hợp ,bây giờ là lúc, cau sáu bửa ra làm mười, cho nên, người ta có câu nói rằng, "con là nợ, vợ là oan gia" một duyên hai nợ là thế đó.
Nguyễn Công Trứ, ngày trước, cũng than thân trách phận, vì chữ nghèo cho nên phải mang nợ.
" Mang danh tài sắc cho nên nợ
Quen thói phong lưu hóa phải vay"
Ngày xưa, lời mẹ tôi khuyên, "ở sao phải phải, phân phân, cây đa cậy thần, thần cậy cây đa." Người chủ nợ, và người mượn nợ, như cây đa và ông thần, cần phải tương trợ nhau để sống. Chủ thuyết cộng sản, thường tuyên truyền, xuyên tạc rằng, chế độ Tư Bản bóc lột tận xương tủy con người. Người Cộng Sản nói vậy, nhưng không phải vậy, chính chế độ cộng sản, không những là người bóc lột, song họ còn chủ trương vét sạch, lấy sạch của mồ hôi và nước mắt dân lành.


Họ đưa ra chủ thuyết đấu tranh giai cấp, lấy của người giàu, sang bằng cho dân nghèo, trên thực tế, bọn chóp bu lãnh đạo, lấy của người giàu bỏ vào túi, chính họ là thủ phạm, là những con người, không làm mà vẫn có ăn, họ còn tìm đủ mọi cách bóc lột, tham nhũng bỏ đầy túi. Nói đến đây, tôi lại nhớ đến một người ở thôn xóm tôi, tên Trần Nhị, tên địa phương thường gọi là Lang, ngày tối không bao giờ đi làm, ông ta cứ xách gậy ba toong, chống đi chơi, miệng còn rêu rao, " tao đợi cộng sản vào đây, lấy của người giàu mà ăn, dại gì phải đi làm cho mệt." Sau này mới biết ra, đó là tên cộng sản nằm vùng.
Nhân dịp Vu Lan, tôi đi chùa, gặp được người bạn thân, ông ta hỏi tôi "mua xe bao nhiêu tiền mà bóng thế"" Tôi trả lời, " thật ra, tôi đang nghèo cháy túi, song nhờ có credit tốt, nên hãng xe cho mua trả góp dài hạn, do đó, tôi phải trả tiền lời cao, nhưng tôi không cần quan tâm đến điều đó, tôi chỉ biết hiện tại, hằng tháng tôi chỉ trả ba trăm đô thôi, thế nhưng, tôi lại có chiếc xe mới, làm phương tiện đi làm, ai nói Tư Bản bóc lột đâu" Tôi đây, thấy thì tốt mã, nhưng rã đám, mỗi lần xăng hết, phải tìm từng cent (penny) đi đổ xăng, người đứng tính tiền (cashier) nơi đây, thấy tôi là họ sợ, tuy nhiên gương mặt họ, không để lộ một chút gì khó chịu, vẫn lịch sự nhã nhặn, đếm tiền cent xong, ông ta còn cảm ơn, và xin hẹn gặp lại".
Tôi rất khâm phục người Mỹ, họ có tinh thần tự trọng cao, họ không khinh bỉ, mỉa mai, khi gặp kẻ nghèo khó, họ đã học thuộc, bài học tự trọng "xin hãy trọng người, rồi người ta mới trọng mình".
Ca dao Việt Nam "cây khô tưới nước vẫn khô, vận nghèo đi tới xứ mô vẫn nghèo" gia đình tôi đang ở hoàn cảnh này. Lợi tức thấp, liên bang giúp cho Food stamp, thế nhưng, tôi đến một số chợ, mua thức ăn, gặp một người đứng tính tiền, cùng chung ngôn ngữ như tôi, họ có vẻ kiêu ngạo, trề môi, nhún mỏ, khi tôi trả tiền bằng phiếu mua thực phẩm. "Nghĩ phận thằng nghèo phải biết thân", nên tôi giữ thái độ im lặng, tuy nhiên, vẫn thấy xót xa, chính bản thân tôi và thương hại cho con người ấy.
Nếu trong một tình cờ nào đó, gặp lại người tôi vừa nói ấy, mặc dầu chẳng quen biết, nhưng người nước Việt, ra đi vì nước Việt, chắc chắn sẽ mở lên nụ cười héo hắt, do quê mẹ điêu linh, ra đi quê hương bỏ lại, thì không lý do gì, "người không biết thương người", có cùng chung một hoàn cảnh giống nhau!
Cũng có một số người nói rằng "tôi không sợ, người đầu tóc nâu, tóc vàng, tóc đỏ, song tôi chỉ sợ, người đầu tóc đen, mũi tẹt da vàng" nói như vậy cũng không phải là quá đáng lắm đâu!
Quê hương điêu tàn, non sông nước Việt tôi, cộïng thù đã cướp mất, người dân Việt đau khổ, tù đày, trấn áp. Bây giờ, người nước Việt gặp người nước Việt trên đất khách, lại thiếu tình người. Ai nghĩ gì" Ai nhớ gì" Trước bảy lăm, và sau bảy lăm" Ra đi trôi dạt trên biển cả, xác mẹ, xác con, xác em bé Việt Nam trôi bồng bềnh, trên sóng nước Đại Dương. Xác cha, thây chị, trên rừng sâu núi cao, bị cọp vồ gấu xé, chưa kể việc hải tặc, lâm tặc, đạo tặc cướp của, hiếp dâm, chém giết, còn nhớ hay quên. Xin được những phút giây lắng động tâm tư, để tưởng nhớ về những tháng năm đầy đau khổ ấy, cho dầu, khoảng thời gian đã hơn ba muơi năm qua, nhưng tôi chỉ xem đó như một ngày dài thê lương, của người dân Miền Nam bất hạnh, nói riêng, và dân tộc Việt Nam nói chung.
Nếu mai này, đất nước tôi thanh bình trở lại, ở đó dân tộc tôi, mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau, được có tiếng nói của lẽ phải, khi thấy bất công, và mọi sự công bằng đều trả lại cho người dân, thì lúc đó " tàu đưa tôi đi, tàu sẽ đón tôi trở về", gia đình tôi sẽ quay lãi cố hương, giờ phút đầu tiên ấy, tôi sẽ tìm đến các nghĩa trang, khắc lại những tên tuổi, trên mộ người chiến hữu của tôi, đã nằm xuống, bị kẻ thù đập phá sang bằng, tôi sẽ đi, và sẽ đi đến tận bìa rừng, trèo lên những đồi cao, băng qua vực thẳm, đến tận góc biển, chân trời, nơi này, người đồng đội của tôi, đã hy sinh ở giờ thứ 25, tôi sẽ xin được giây phút thổn thức, ngậm ngùi, xót đau, và tưởng nhớ đến người bạn nằm xuống, không một lời trối trăn, không bạn bè đưa tiễn, không có ai mai táng, và xin thắp lên một ném hương lòng, sau bao tháng năm lưu lạc xứ người.
Gia đình và các con tôi, sẽ đóng góp một phần nhỏ, những gì đã học hỏi được xứ người, cùng với bà con, xây dựng lại xứ sở, mà qua bao nhiêu năm, đất nước bị tàn phá, nghèo đói và lạc hậu. Các tôi, sẽ tiếp tục con đường, mà trước đây, ông cha nó bỏ dang dở. Tuy nhiên, không phải vì thế và " ăn cháo đá bát", hay " hết rên quên thầy", chúng tôi luôn luôn tâm niệm rằng, dù hôm nay, ngày mai, hay mãi mãi mai sau, chúng tôi sẽ không bao giờ quên, những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã nằm xuống vì đại nghĩa dân tộc, và xin ghi ơn nước Mỹ, người đã cưu mang, gia đình tôi, đồng bao tôi, tránh được cơn bão lửa Quốc Nạn 30 tháng 4 năm 1975, đến tạm dung, trên quên hương thứ hai này.
Điều xác minh ở đây, gần một triệu người Việt Nam, đang tỵ nạn trên nước Mỹ nói chung, và hơn ba trăm ngàn người Việt, ở miền Nam Cali nói riêng, không những chỉ có biết ơn, nhớ ơn dân tộc Mỹ , không phải bằng lời nói suông. Song đã biểu tỏ, cho người dân Mỹ thấy rằng, người dân Việt Nam chân chính, hiếu hòa, lương thiện, biết cần cù lao động, làm ra của cải vật chất, xây dựng một phần không phải là nhỏ trên quê hương thứ hai này. Tuy rằng, người dân Việt, bỏ nước ra đi vì hai chữ tự do, niềm đau và tủi nhục, vẫn còn bám chặt trong tâm tưởng, sẽ không bao giờ quên, nhưng bản chất lương thiện của người Việt Nam, khi đến được bến tự do, sẽ không nản lòng, nản chí, khi lúc tay còn trắng tay, quyết tâm xây dựng cuộc sống mới, cho chính bản thân mình, và đóng góp cho xã hội, cho quê hương mình đang cưu mang. Thượng nghị sĩ John Mc Cain đã nói về cuộc chiến Việt Nam, " cuộc chiến này đáng lẽ, kẻ thiện phải thắng kẻ ác, nhưng một điều rất phi lý, kẻ ác lại thắng". Điều này đã chứng minh một lần nữa, cho người Mỹ biết rằng, dân tộc Việt Nam, là một dân tộc lương thiện và yêu chuộng lẽ phải, thích tự do, nên dù ở cố hương, hay lưu lạc trên xứ người, vẫn yêu quê người như yêu quê hương tôi.
Xin hãy nhìn vào đường phố Bolsa, và các con đường đại lộ, thuộc miền phụ cận, lấy móc thời gian, trước năm bảy lăm, Bolsa có gì" những khu đất hoang không người ở, đường đi lại buồn hiu, chỉ vài ba nông trại trồng dâu tây, trồng cà, trồng ớt của người Nhật, Đại Hàn, hoặc của người bản xứ, và thử nhìn lại sau năm bảy lăm cho đến hôm nay, ba mươi năm trôi qua, chúng ta đã thấy những gì, người Việt Nam xây dựng ở nơi đó, nhà cửa , building mọc lên san sát, thương xá, shop vải, hàng may, tiệm ăn, chợ búa.v..v... người đi như kiến, xe chạy như nêm. Con em chúng tôi, đang hòa nhập vào dòng chính của nước Mỹ, kẻ kỹ sư, người tốt nghiệp bác sĩ, kẻ làm dân biểu tiểu bang, người làm hội đồng thành phố. Nhìn các thành quả nói trên, chúng tôi xin được chia xẻ một chút vinh dự đến những người bạn có được người con, người em gặt hái được sự thành công to lớn ấy, đó cũng là một phần an ủi lớn trên quê hương thứ hai này, sau ngày miền Nam mất.
Ngày hôm nay, trên đất khách, nơi gia đình tôi dừng chân nơi đây tìm lẽ sống, xin tạm gọi là quê hương tạm dung, là người mẹ nuôi tinh thần, mở rộng vòng tay chào đón những kẻ bất hạnh tránh được hiểm hoạ diệt vong, của chủ thuyết giáo điều cộng sản. Gia đình tôi xin được làm người cúi xin tấm lòng bao dung, ơn cao nghĩa nặng ấy như nơi quê mẹ sinh tôi ra và tôi xem đó như hai dòng sữa mẹ đã nuôi tôi và che chở tôi trong mảnh đời còn lại hôm nay.

Cali, Mùa báo hiếu 2005.
Mây Bạt.

Ý kiến bạn đọc
02/01/201205:02:15
Khách
I found myself ndoding my noggin all the way through.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,303,496
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”