Hôm nay,  

Viết Về Nước Mỹ - Viết Về Chúng Ta

14/08/200500:00:00(Xem: 103920)
LTS. Chủ nhật 28-8 sắp tới sẽ là ngày họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách “Viết Về Nước Mỹ 2005. Ban tuyển chọn chung kết giải thưởng năm nay, như tin đã loan, do nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa làm trưởng ban tuyển chọn. Phần “Viết Về Nước Mỹ” hôm nay xin dành một kỳ để giới thiệu bài viết đặc biệt của ông.
*

Sau này cả trăm năm, hậu thế có muốn tìm hiểu về Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam thì đã có tài liệu của các học giả, sử gia hay hồi ký của nhiều nhân vật trong cuộc. Nhưng, nếu tương lai muốn tìm hiểu về người Việt Nam trong xã hội Mỹ thì chưa chắc đã có nhiều tài liệu tham khảo đến như vậy. Và nếu tương lai sẽ thiếu tài liệu tham khảo của các nhà nghiên cứu xã hội về những trang sử đầu tiên của người Việt tại Mỹ thì đã có bộ sách đồ sộ "Viết Về Nước Mỹ".
Đây là cảm nghĩ - không, đây là một sự khám phá - của người viết bài này. Một khám phá muộn màng, nhưng vẫn hữu ích. Muộn màng vì người viết mới chỉ tham khảo bốn tập sách đầu, thu thập những bài viết được tuyển chọn và đăng tải cho đến 2004. Hữu ích vì sau khi đọc, người viết đã học hỏi được nhiều qua các tác phẩm được đăng tải, và nhận lời vào "ban tuyển chọn" chấm giải cho năm 2004.
Thông thường, nhận lời vào một ban tuyển chọn nào đó là một việc dại dột, chẳng những trùng cách "cơm nhà ngà voi" mà còn gặp chuyện khó xử, nhiều khi nhức đầu. Nhưng trường hợp ở đây lại khác: người viết bài này tìm ra nhiều điều lý thú. Chẳng vậy mà còn dại thêm một bước là nhận làm trưởng ban tuyển chọn năm nay!
Không ai thăng quan tiến chức trong cõi nghiệp dư ấy mà lại phải giải thích.
Tôi xin giải thích…
Cách đây năm năm, để chuẩn bị kỷ niệm 25 năm hình thành cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, Việt Báo đã lần đầu tiên tổ chức một cuộc thi viết, với đề tài rất bao quát là "Viết Về Nước Mỹ". Đòi hỏi duy nhất về đề tài là "có liên quan đến nước Mỹ" - tức là dù ở bất cứ nơi nào người viết cũng có thể tham dự, chứ không chỉ có người Việt định cư tại Mỹ- Về nội dung thì giản dị là "càng nhiều chi tiết đời sống thực, càng hay." Hình thức bài viết được giới hạn từ hai đến năm bẩy trang (viết theo cỡ chữ 12 point thì từ khoảng 1.300 đến 4.800 chữ). Trị giá giải nhất là 10.000 Mỹ kim, trị giá tổng số các giải ở khoảng 20.000. Năm năm trước, một giải thi viết trị giá một vạn Mỹ kim thì không nhỏ nếu ta để ý đến các giải của Mỹ, từ 500 đến vài ngàn bạc là nhiều. Năm nay, tổng số trị giá các giải lên tới 30.000, cao hơn 50%!
Sáng kiến ban đầu của Việt Báo là sáng kiến có hậu.
Giải thưởng đã bước qua năm thứ năm và số người tham dự ngày một đông hơn. Trước sau có hơn sáu ngàn bài được gửi tới. Tính đến ngày 12-8-2005 thì số lượng bài được tuyển chọn và phổ biến vừa chẵn 1.500 bài(*) của cả ngàn tác giả. Đấy là chỉ kể về lượng. Tự thân, điều ấy cũng đáng chú ý vì nhiều lý do.
Thứ nhất, ban tổ chức duy trì được một giải thưởng liên tục như vậy trong năm năm, với nhịp độ mỗi ngày đều có thêm một bài viết mới được tuyển chọn và phổ biến, là điều thực ra không dễ khi ta nhớ tới trị giá khá cao của giải thưởng, và những nỗ lực khá chật vật để vận động sự ủng hộ của nhiều người. Văn chương hạ giới vốn rẻ như bèo, nhất là khi hạ giới này lại là nước Mỹ, mà gìn giữ được sự liên tục như vậy thì quả là điều đáng quý.
Thứ hai, quan trọng hơn cả, là giải thưởng đã được sự hưởng ứng của nhiều người, từ khắp nơi, kể cả Pháp hay Đức và đặc biệt là ngay tại Việt Nam.
(Xem tiếp trang 1)
Qua Internet, số lượng người Việt trong nước tìm đọc những bài Viết Về Nước Mỹ ngày càng đông đảo, sôi nổi tới mức ngành xuất bản quốc doanh tại Việt Nam, từ năm 2002, đã phải trích lại những bài Viết Về Nước Mỹ trong giải thưởng Việt Báo, in thành sách mang tựa đề "Trên Đất Mỹ: Người Việt ở Mỹ viết về Nước Mỹ (**)" và ghi rõ: "Tất cả những bài viết trong tập sách này được biên soạn, tuyển chọn từ nhiều tác giả tham dự Giải thưởng Việt Báo trong ba năm qua." Hiện tượng ấy, hơn là những tin tức sôi nổi, cho thấy một làn sóng ngầm đang chảy trong cộng đồng người Việt ở khắp nơi. Và có làm thay đổi tâm tư của người Việt, kể cả người Việt trong nước.
Đây là lý do thứ ba.
Cộng đồng người Việt ở hải ngoại bị bứng khỏi quê hương, đem theo rất nhiều hành trang của quá khứ. Chúng ta có nhiều tác phẩm viết về cuộc đổi đời 1975 và đoạn đường ra đi đầy bi thảm ấy. Nhiều người đã đi mà không đến; những người đến nơi lại phải trải qua một chặng gian nan: đảo ngược thói quen phiêu lưu và can trường cố hữu, người ta phải có một sự can trường khác để tự dung hợp với cuộc sống mới, vốn có những kỷ cương và đòi hỏi khác hẳn. Chúng ta cũng đã có nhiều tác phẩm viết cuộc sống mới đó trong cõi tự do, về những thảm kịch hay thành tựu trên quê hương mới.


Những bài viết về nước Mỹ lại không thuộc hai thể tài chính yếu kể trên, mà là chuyện của người Việt Nam về những gì liên hệ đến nước Mỹ. Yếu tố quan trọng ở đây là "chuyện", không phải "truyện".
Tinh thần chung của các bài viết là kể lại những chuyện thực, vui buồn, ngộ nghĩnh, nhẹ nhàng hay u uẩn, tất cả đều là những kinh nghiệm thật. Sau khi tham khảo ý kiến của ban tổ chức và ban điều hành giải thưởng, thì khi tuyển chọn và cuối cùng chấm giải, người viết bài này chú ý nhất đến nội dung hơn là giá trị văn chương nhưng phải thú nhận là nhiều bài có giá trị văn chương rất bất ngờ, xứng đáng có mặt trong các tạp chí văn học.
Có thể là bất ngờ, ban tổ chức giải thưởng đã thu thập được nhiều kinh nghiệm sinh động và đầy cảm xúc về cái nhìn và nếp sống của người Việt đối với xã hội Mỹ. Ngoài tiêu chuẩn "kinh nghiệm thực", được phản ảnh qua nội dung sống động, các tác giả được đặc biệt chú ý khi nói lên tinh thần nhân bản của cả người Việt Nam lẫn xã hội Mỹ.
Nhờ vậy, từ năm 2000 đến nay, chúng ta đã có một tấm kính vạn hoa ghi lại hàng ngàn mẩu chuyện thật ý nghĩa, cảm động và rất độc đáo lạ kỳ, từ những người sinh sống khắp năm châu. Đa số tác giả là những người đã thành công trong xã hội - tức là có cuộc sống vật chất ổn định - mà vẫn ngoái nhìn ra ngoài đời sống của riêng mình, để cất công viết thành chuyện và chia sẻ với người khác.
Vì những yếu tố ấy trong tinh thần giải thưởng "Viết Về Nước Mỹ", bộ sách gồm bốn (sắp thành năm) tuyển tập những tác phẩm đã xuất bản là bức tranh xã hội đa dạng và khá chính xác về người Việt ở hải ngoại và ở riêng Hoa Kỳ.
Luật sư Trần Thái Văn, một dân biểu của Tiểu bang California, là một chính khách tinh đời khi lấy bộ sách này làm sách gối đầu giường: ông hiểu rõ tâm tư người Việt qua những tác phẩm ấy, qua phút nói thật và nghĩ thật, không bị trang trí hay được tráng men bởi nhu cầu lập thuyết hoặc sáng tác văn chương.
Ngần ấy lý do khiến người viết bài này thích thú theo dõi tiết mục "Viết Về Nước Mỹ" đăng trên Việt Báo - một tiết mục ăn khách nhất - và năm nay còn nhận lời làm trưởng ban chấm giải, như một việc tự nhiên để cảm tạ những người đã hưởng ứng cuộc thi. Hầu cho trăm năm sau nữa, chúng ta vẫn còn giấy trắng mực đen về tâm tư người Việt trong một giai đoạn khá đặc biệt của lịch sử.
Ngày 28 tháng Tám này, chúng ta có thể gặp một số tác giả và thân hữu trong lễ giới thiệu và trao giải "Viết Về Nước Mỹ" năm thứ năm. Bộ sách chung của 1.000 tác giả thêm được cuốn thứ năm, mỗi cuốn 640 trang. Đây là bộ sách không thể thiếu cho cả quá khứ lẫn tương lai của chúng ta: tuyển tập những tác phẩm thật sự sống động và xúc động. Những giọt lệ thật. Và những nụ cười thật.
NGUYỄN XUÂN NGHĨA

Ghi chú:
(*) Danh mục 1.500 bài viết hiện được phổ biến trên mạng internet, tại www.vietbao.com, mục writing contest / thi viết.
(**) Chi tiết về sách in trong nước:

2513_1

Hình trên là bìa sách Trên đất Mỹ (Người Việt ở Mỹ viết về nước Mỹ). Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003. Bìa sau ghi nguyên văn: "Tất cả những bài viết trong tập sách này được biên soạn, tuyển chọn từ nhiều tác giả tham dự "Giải thưởng Việt Báo" trong 3 năm qua."
Trong bài "Lời Giới Thiệu" ký tên người tuyển chọn và giới thiệu là Đỗ Quang Hạnh có đoạn viết nguyên văn như sau:
“... Tất cả những bài viết trong tập sách này được biên soạn, tuyển chọn từ nhiều tác giả tham dự "Giải thưởng Việt Báo" trong 3 năm qua. Năm 2000, tờ Việt Báo (ở California) đã có sáng kiến tổ chức cuộc thi hàng năm này. Thể loại các bài dự thi khá đa dạng, nhưng tôi chỉ chọn những bài viết không phải thể loại sáng tác - đúng như lời khuyến cáo của cuộc thi: "Càng nhiều chi tiết đời sống thực, càng hay". Cuộc thi này đã lôi cuốn hàng ngàn người tham dự. Đã có 3 tuyển tập, mỗi cuốn 640 trang trong bộ sách dự định 12 cuốn 7.680 trang, được xuất bản, đó là chưa kể một cuốn tuyển chọn in bằng tiếng Anh.
Nhận thấy có nhiều bài viết sống động và thực tế về đời sống người Việt tại Mỹ cũng như sự mô tả nhiều góc cạnh được trải nghiệm bằng mồ hôi và cả nước mắt về nước Mỹ hiện tại, tôi đã biên soạn tập sách này. Với quan niệm tôn trọng các tác giả ở mức cao nhất, nhưng nếu có những gì trong bài viết có thể làm bạn đọc trong nước khó thông cảm cũng như không có lợi cho sự đoàn kết dân tộc thì xin mạn phép lược bỏ"
...
Sách "Trên đất Mỹ" ấn hành tại Việt Nam dầy 400 trang, trích lại 46 bài viết về nước Mỹ, đề giá bán 38,000đ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,961,091
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.