Hôm nay,  

Nhìn Người Rồi Ngẫm Đến Ta

13/08/200500:00:00(Xem: 126660)
Người viết: SAPY ĐI ĐI
Bài số 805-1393-230-vb7081305

Tác giả Sapy Đi Đi đã góp cho Viết Về Nước Mỹ loạt bài đặc biệt viết về đề tài người mẹ. Bà cho biết bà tên thật là Nguyễn Đinh Thị Dĩ, hiện hưu trí tại San Diego. Bài viết mới của bà lần này kể lại chuyến du lịch vùng Đông Bắc Hoa Kỳvào dịp “giao thừa thiên niên kỷ” đầu năm 2000, khi Tháp Đôi (World Trade Center) còn chưa bị khủng bố phá xập.
*

Vào những ngày cuối năm 1999, trong lúc mọi người đang thấp thỏm lo sợ con bọ Y2K tác yêu tác quái, có thể làm khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, thì vợ chồng tôi vẫn có được sự thanh thản, sửa soạn cho chuyến du hành thăm viếng vùng Đông Bắc Hoa Kỳ và Canada. Ðây không phải là một chuyến du lịch bình thường, bởi chúng tôi cần đi xa để quên mau những điều không may, đã đổ ập xuống gia đình trong suốt mấy năm cuối cùng của Thiên Niên Kỷ Thứ II.
Xuyên qua khung kính nhỏ chiếc Boeing 767, tôi ngắm nhìn những tia nắng đầu ngày, rồi thầm nói lời tạm biệt Cali nắng ấm, trước lúc phi cơ cất cánh bay vào vùng băng tuyết. Chuyến này, tôi bị mất cái háo hức thường có trong những lần đi chơi xa, bởi mọi nơi sắp dừng chân, chúng tôi đều đã đi qua từ hơn mười năm về trước.
Lúc còn ngồi trong lòng chiếc máy bay ấm áp, tôi cảm nhận ngay được cái lạnh lẽo đang chực chờ bên ngoài, khi phi cơ đáp xuống phi trường John Kennedy. Chưa tới 5 giờ chiều mà bầu trời New York như đã chìm vào giấc ngủ. Thấy tôi định đứng dậy, nhà tôi bảo:
- Lát nữa họ đưa mình về khách sạn là xong một ngày du lịch đầu tiên, em không cần phải vội vàng!
Nối gót theo sau vài hành khách cuối cùng rời khỏi máy bay, vợ chồng tôi chậm rãi kéo hành lý dọc theo các lối đi thênh thang. Chẳng biết mình có mang tâm bệnh hay không, bởi đến bất kỳ nơi nào, tôi cũng đều hay nhìn người rồi ngẫm đến ta. Cho nên niềm vui được đi dưới ánh đèn sáng choang, bước trên nền gạch bóng lộn, giẫm chân lên thảm nhung êm ái của một phi trường lớn vào bậc nhất thế giới, vụt qua nhanh khi hình ảnh phi trường Nội Bài, Tân Sơn Nhất hiện lên trong tâm trí. Khiến đầu óc tôi quay về với một quê hương từng gánh chịu nhiều đau thương, tang tóc nhất do chiến tranh gây ra trong suốt một thế kỷ sắp qua đi. Giờ đây, trước lúc bước sang một thiên niên kỷ mới, người dân Việt vẫn còn nghèo khó từ miếng ăn đến các quyền căn bản của một con người.
Tôi quay về thực tại, chú tâm tìm kiếm chiếc va ly mình đang lềnh bềnh trôi theo dòng chảy của chiếc thang chuyển vận. Phụ giúp chồng lấy hành lý xong, nhìn ra bên ngoài, tôi nhận ra người hướng dẫn đang tươi cười đứng đón chờ du khách. Lúc bắt tay chào hỏi, làm quen với mấy chục người đi chung đoàn, tôi chợt nhận ra: tuy đã bước qua cái tuổi ngũ tuần, nhưng vợ chồng tôi được xem là hai người trẻ nhất trong đoàn.
*
Ngay lúc vừa bước chân ra khỏi cửa khách sạn, để khởi sự cho ngày đầu đi ngoạn cảnh. Cái giá rét liền bao trùm lấy toàn thân tôi, như chế diễu việc tôi rời nơi nắng ấm để ra đi giữa lúc đông buồn giá lạnh. Ðường phố New York tuy rộng rãi, thênh thang, nhưng trở nên chật hẹp trước lượng xe cộ cùng người qua lại quá đông đúc. Chiếc xe buýt dềnh dàng lúc nhanh lúc chậm, len lỏi qua hàng ngàn hàng vạn cao ốc thẳng tắp, để đưa chúng tôi đến viếng Tòa Tháp Đôi (World Trade Center).
Tôi không nhớ chính xác phải mất bao nhiêu thời gian, chiếc thang máy to lớn, mới đưa cả đoàn chúng tôi lên tới đỉnh. Nhưng chắc nó phải nhanh hơn tốc độ con mắt tôi đứng ngắm nhìn tòa tháp từ dưới đất lên đến tận nơi cao chót vót. Giờ đây, tất cả các cao ốc mà tôi vừa xuýt xoa chiêm ngưỡng qua khung cửa kính chiếc xe buýt, đều đã ở dưới chân. Mọi thứ tôi cho là to lớn đã trở nên nhỏ bé, nhỏ đến nỗi tôi không còn nhận ra khi đứng nhìn từ trên trời cao. Lúc mắt tôi đang dõi theo những tòa cao ốc trùng điệp, kiến tạo nên một thành phố to lớn vào nhất thế giới. Nhà tôi nhìn xa xăm rồi hạ giọng:
- Nhìn những ngôi nhà chọc trời chen chúc nhau bên dưới, làm anh nhớ đến một câu chuyện có liên quan đến việc sử dụng chữ nghĩa được lưu truyền trong sử sách. Qua đó khiến anh liên tưởng đến một câu chuyện khác mới xảy ra. Anh nghĩ cái kết thúc của câu chuyện sau này cũng chẳng khác gì câu chuyện cũ.
Tôi nhìn chồng mỉm cười chờ đợi. Nhà tôi nói tiếp:
- Em còn nhớ chuyện ông cựu Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm, “con hùm xám Cai Lậy” ra kinh lý Hà Nội, được nhân sĩ Bắc Hà tặng cho bức hoành phi sơn son thiếp vàng viết 4 chữ “Ðại Ðiểm Quần Thần” không"
Tôi lắc đầu. Nhà tôi chậm rãi kể:
- Bốn chữ hán tự ấy có nghĩa là người bầy tôi giữ chức quyền to lớn nhất nước. Tấm hoành phi đã được ngài Thủ tướng treo lên một nơi trang trọng, để mọi người nhìn thấy rõ cái quyền cao tước trọng và cái vinh quang của mình. Vài tháng sau, ngài Thủ tướng cay đắng sai người gở bỏ tấm hoành phi xuống. Nghe đâu có một nhân sĩ giảng giải cho ngài hiểu: đại có nghĩa là to, điểm là chấm, chấm to nói lái thành chó Tâm. Còn 2 chữ quần thần có nghĩa là bầy tôi, lái lại thành bồi Tây. Bức hoành phi “Ðại Ðiểm Quần Thần” kia chính là câu chửi “chó Tâm bồi Tây” của nhân sĩ Bắc Hà gởi tặng ngài.
Bằng lối kể chuyện dí dỏm của nhà tôi, khiến tôi không nén được tiếng cười. Nghe xong câu chuyện cũ, tôi lên tiếng:
- Qua giai thoại dùng chữ của các cụ ngày xưa này, làm anh liên tưởng đến chuyện gì"
- Em còn nhớ một câu nói về niềm tự hòa của kẻ chiến thắng sau biến cố 30-4 không"
Tôi lắc đầu nói:
- Sau biến cố ấy, có hàng trăm hàng ngàn câu vè, câu thơ, câu chuyện... châm biếm chế độ được lưu truyền trong dân gian, làm sao em biết anh muốn nhắc tới câu nào!
Chồng tôi nhấn từng tiếng một:
- Việt Nam là đỉnh cao trí tuệ loài người!
Tôi mỉm cười gật đầu. Nhà tôi nói tiếp:
- Anh nghĩ câu này chắc cũng do một vị nhân sĩ Bắc Hà tặng cho mấy ông đang say men “đại thắng mùa Xuân” lúc đó. Nghe khen các ngài tưởng mình tài giỏi thật, liền trương câu ấy lên trên nền vải đỏ chữ vàng, cho treo khắp các đầu đường góc phố, cố rót vào tai mắt dân chúng qua các phương tiện báo chí, phát thanh, truyền hình...
Nói đến đây nhà tôi im lặng, như đang cố đẩy lùi quá khứ để quay về thực tại, giọng nhà tôi lại thao thao bên tai:


- Từ trên đỉnh cao tòa Tháp Đôi, mọi người đều thấy được một sự kết hợp tuyệt vời của con tim, khối óc, đã và đang kiến tạo nên biết bao công trình hữu ích, góp phần làm thăng hoa cuộc sống. Còn đứng trên cái gọi là “đỉnh cao trí tuệ loài người” kia, chỉ thấy toàn nghèo nàn lạc hậu, khiến lòng người não nề thêm cho số phận hẩm hiu của một dân tộc. Càng thấy rõ sự tàn phá khủng khiếp gây ra bởi những con tim, khối óc sắt máu, hám danh... đã hướng dẫn dân tộc Việt đi lạc lối, sai đường.
*
Rời Tòa Tháp Đôi, cả đoàn xuống phà qua viếng bà cụ một trăm mười sáu tuổi, người đàn bà nổi danh nhất trên thế giới.
Chúng tôi viếng thăm cụ vào đúng thời điểm khắc nghiệt nhất giữa mùa đông giá. Ai cũng phải khoác lên người nhiều quần áo, găng tay, mũ nón... Thế mà bà cụ chỉ mặc trên mình có mỗi tấm áo mong manh, đứng chơi vơi giữa trời giá lạnh đón chào du khách. Không ai không ngẩn ngơ trước vẻ đẹp thanh cao rực rỡ của cụ. Theo lẽ thường tình, phụ nữ tuổi càng cao thì nhan sắc càng tàn phai và vẻ đẹp càng “xuống cấp”. Chỉ riêng cụ bà này, tuy tuổi hạc đã cao mà da cụ vẫn mịn màng, má môi cụ luôn hồng thắm, mơn mởn như con gái ở tuổi trăng tròn. Đã ngoài bách niên, vậy mà cụ đẹp gấp trăm vạn lần ngày còn mười tám đôi mươi. Cụ già mà tôi đang nhắc đến chính là Nữ Thần Tự Do, một biểu tượng và cũng là niềm hãnh diện của đất nước tôi đang sống. Đứng dưới chân cụ, tôi mới hiểu tại sao nhiều người muốn đến viếng cụ như vậy.
Ngày cụ chào đời người dân Hiệp Chúng Quốc vẫn chưa có nhiều Tự Do. Biết bao người phải đấu tranh, phải chết cho hai chữ Tự Do ấy. Nhưng tất cả mọi hy sinh ấy đều không vô nghĩa, vì cánh hoa Tự Do đã và đang nở rộ, để hương thơm tỏa rộng khắp muôn phương. Nếu hoa Tự Do tàn lụi, thì ai dại gì bỏ phí thời giờ, tiền bạc đi viếng thăm cùng chiêm ngưỡng bà cụ vô hồn này!
Đứng dưới chân Nữ Thần Tự Do, tôi nghĩ nhiều đến dân tộc tôi, nghĩ đến cái khẩu hiệu “Không Có Gì Quý Hơn Độc Lập Tự Do” được dựng lên ở khắp các nẻo đường, được sơn son thiếp vàng, được dạy nơi trường học, được ra rả lập đi lập lại trên các loa phóng thanh đặt nơi đầu đường xó chợ... Vậy mà ngay trong giờ phút này, người Việt Nam trong nước vẫn khao khát Tự Do, vẫn phải tranh đấu để có Tự Do và vẫn bị tù tội vì muốn Tự Do. Tại sao vậy" Người Việt trong và ngoài nước phải làm gì để quê hương có được Tự Do"""
*
Rời New York, chúng tôi đến bang Philadelphia, cái nôi lập quốc Hoa Kỳ, đi thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nơi có nhiều dinh thự, đền đài, bảo tàng viện... Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam, gây cho tôi nhiều xúc động đáng ghi nhớ nhất trong chuyến du hành.
Tôi đứng ngắm nhìn bức tường đá cẩm thạch màu đen bóng từ đằng xa. Dãy tường chạy từ dưới thấp, tiến dần lên cao khỏi đầu người, thoai thoải dựa theo thế đất, nép mình dưới thảm cỏ xanh. Xa xa vài tàng cây cổ thụ vươn ra như đang ôm ấp 58,196 chiến binh Hoa Kỳ đã vĩnh viễn nằm xuống trong cuộc chiến Việt Nam.
Đến bên tường, tôi muốn bước đi chậm rãi để nhìn cho rõ những họ tên được khắc ghi dầy đặc trên tường đá lạnh. Nhưng tôi lại bước nhanh, để trốn chạy cảm xúc trào dâng lên trong lòng, để cố dấu đi những giọt nước mắt đang sắp rơi xuống. Tôi nhìn thấy, thân nhân người đã khuất lần ngón tay theo từng nét chữ với giọt lệ lăn dài trên má, mấy bó hoa nằm bên vài cây nến nhỏ rải rác cạnh chân tường. Dưới bầu trời xám đục của một chiều đông, dưới cái lạnh tê tái đến se lòng, hình ảnh cuộc chiến tàn khốc cũ đã quay về ngập hồn tôi. Tôi chợt nhớ đến lời một ai đó:
- Hãy nhìn từ phía sau bức tường đen ấy, sẽ thấy được niềm đau của người Việt Nam trong cuộc chiến đã qua.
Tôi lặng lẽ, thẫn thờ lần bước ra sau bức tường, thả mình xuống thảm cỏ buốt giá, ôm đầu cầu nguyện cho mọi người đã hy sinh trong cuộc chiến. Cầu nguyện cho ước vọng thật đơn sơ của mỗi người Việt Nam, sớm được một quê hương “Độc Lập - Tự Do - Ấm No - Hạnh Phúc” thực sự, chứ không phải chỉ có được bằng tuyên cáo, khẩu hiệu hay những lời chót lưỡi đầu môi.
Đột nhiên mấy vần thơ đầy nhân tính của thi sĩ Cao Tần, mà đôi lần tôi nghe chồng ngâm nga, chợt vụt sáng trong tôi:

“...Ông sẽ mở ra nghìn lò cải tạo
Lùa cả nước vào học tập yêu thương
Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp
Phản động gì cũng chỉ sống trăm năm
Bồ bịch hết không đứa nào là ngụy
Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng”

Nơi thủ đô Mỹ Quốc, chúng tôi mừng Sinh Nhật Chúa cuối cùng của Thiên Niên Kỷ Thứ II, đúng với ý, lời bản nhạc “Hang Belem” của cố nhạc sĩ Hải Linh: “Ðêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời”. Rồi còn được anh chị Nguyễn Bạch Mai, người bạn thân mời dùng bữa cơm tối với canh chua, cá kho tộ...
Ngồi bên lò sưởi ấm ngắm nhìn tuyết rơi cùng thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị quê nhà, thật không còn gì tuyệt cho bằng!
*
Tiếp tục cuộc hành trình chúng tôi đến Niagara, nơi có thác nước lớn nhất thế giới, vượt biên giới qua Canada thăm thành phố Toronto, thủ đô Ottawa và thành phố Montréal. Mùa đông không mấy thích hợp cho việc đi chơi ngắm cảnh, vì bầu trời chỉ toàn một màu xám ảm đạm, mặt đất tuyết phủ trắng xóa, cây cối trụi lá trơ cành. Tôi thầm nghĩ: rất có thể vì đông buồn như vậy, nên con người nghĩ ra nhiều lễ hội vào lúc đông giá để đem nguồn vui đến cho mọi người.
Buổi chiều cuối cùng của Thiên Niên Kỷ Thứ II, phi trường nào cũng vắng khách. Chuyến bay về San Diego chẳng có mấy người đi, nhờ vậy chúng tôi có chỗ ngả lưng nằm ngủ thoải mái để quên đi chuyến bay dài. Còn hơn một tiếng đồng hồ nữa về tới San Diego, phi công trưởng thông báo:
- New York đang bước sang năm 2000!
Con bọ Y2K vẫn nằm yên, phi cơ tiếp tục bay như bình thường rồi từ từ hạ cánh nhẹ nhàng an toàn xuống phi đạo. Thời tiết San Diego lúc nào cũng đẹp, phút giao thừa gần đến, vậy mà bước ra ngoài chờ xe đến đón tôi chỉ khoác lên người mỗi chiếc áo len mỏng, nhưng vẫn cảm thấy ấm áp, còn lòng thì nhẹ nhàng, thanh thản vì những ưu phiền, những thất bại, những khó khăn của hai năm qua, chúng tôi đã chôn vùi hết dưới những đống tuyết lạnh. Một nếp sống mới vui tươi, hạnh phúc như đang vẫy gọi, mở cửa chào đón chúng tôi. Tôi thầm cầu nguyện xin bình an cho quê hương cùng dân tộc tôi trước thềm một Thiên Niên Kỷ mới.
SAPY ĐI ĐI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,559,835
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến