Hôm nay,  

Chọn Ai Bây Giờ?

14/07/200500:00:00(Xem: 174301)
Người viết: NGUYỄN DUY AN
Bài số 784-1363-209-vb4071305

Tác giả Nguyễn Duy-An, cư dân Virginia, hiện là Vice President, phụ trách Information Technology của National Geographic. Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, ông gửi một tự truyện và một truyện tình, đều bắt đầu từ Bình Giả, một địa danh quen thuộc của Việt Nam thời chiến. Hiện nay, trong số 10 bài có nhiều người đọc nhất, riêng Nguyễn Duy An đã chiếm tới 3 bài, với tổng số gần 12,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ sáu của ông, thêm một... chuyện tình.

Suốt mấy tháng nay, cuộc sống của tôi bị đảo lộn từ trên xuống dưới. Tất cả đã bắt đầu từ khi chú Trường quyết định dời cư tới Virginia, và tôi phải vâng lời cha mẹ qua một lá thư gởi từ Việt Nam: Dọn đến ở chung với chú và ba em Trang - Yến - Oanh “cho có chú có cháu, có anh có em nơi xứ lạ quê người”!
Chú tôi mới qua Mỹ được hơn một năm nay theo diện H.O. và định cư tại tiểu bang Minnesota “lạnh nhức xương buốt thịt” theo kiểu nói của chú mỗi khi tôi gọi điện thoại hỏi thăm. Chú tôi đã phải sống cảnh gà trống nuôi con từ khi mự Hoa bỏ mình trong một tai nạn giao thông ở Ba-Rịa hồi tôi mới sang Mỹ được vài năm. Khi nghe tin chú và ba đứa em họ sắp sửa được qua Mỹ, tôi cũng muốn làm giấy bảo lãnh cho gia đình chú. Khổ một nỗi, tôi vẫn còn đi học và chỉ đến tiệm một người bạn làm “Nails” cuối tuần, vào những buổi chiều không có lớp, để lĩnh tiền mặt sống qua ngày nên không đủ tiêu chuẩn làm giấy tờ. Thêm vào đó, chú tôi cũng nghe một vài người bạn sang trước “cố vấn” là nên đi theo “diện chùa” để dễ xin tiền trợ cấp trong những ngày đầu ở Mỹ. Đó là lý do tại sao gia đình chú tôi đã “bị đày” lên vùng băng giá Minnesota.
Gia đình chú tôi tới Mỹ vào mùa hè nên khí hậu cũng không đến nỗi nào. Mấy tuần sau, tôi lái xe lên thăm chú và các em. Tôi không ngờ chú tôi bây giờ già quá! Mái tóc bồng bềnh nghệ sĩ của chú chỉ còn lơ thơ mấy sợi, và gương mặt rất “điển trai” bây giờ trông thê thảm quá sức tưởng tượng của tôi. Chú tôi mới ngoài 50 mà trông cứ như một cụ già hom hem gần đất xa trời. Trái ngược với “ông chú già” của tôi, ba cô em họ bây giờ lớn và xinh hơn tôi tưởng. “Bé Trang” sắp tròn 21 tuổi (suýt tý nữa đã không được đi Mỹ vì quá tuổi); còn hai đứa sinh đôi vừa tròn 17 thì chưa gặp tôi cũng đoán là đẹp rồi (gái mười bảy mà lỵ); có điều tôi không tài nào phân biệt được đứa nào là Yến, đứa nào là Oanh. Bữa cơm đoàn tụ kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ vì chú vừa ăn vừa kể cho tôi nghe chuyện quê nhà trong những năm gần đây. Gần 2 năm ở đảo và hơn 5 năm ở Mỹ đã làm tôi quên đi khá nhiều.
Cuối bữa ăn, thấy chú vui vui và cũng đã ngà ngà sau mấy loong bia, tôi bạo dạn hỏi chú:
- Mự mất cũng lâu rồi, răng chú không kiếm một o trước khi đi Mỹ cho đỡ cô đơn lạnh lẽo suốt mùa đông dài ở bên ni"
- Mi chỉ ăn nói lăng nhăng. Chú già cả, hết “xí quách” rồi!
- Thì ít ra chú cũng “cứu vớt được một linh hồn”.
- Có cứu được không hay là cả hai dắt nhau xuống “vũng lầy” chết chìm cả cụm với nhau thì khốn! Còn mi mần ăn ra răng mà cứ lang thang mãi rứa" Cũng gần ba mươi rồi đó.
- Lo chi chú, chờ sang năm ra trường rồi cháu về Việt Nam kiếm một o, chớ con gái bên ni làm cao lắm, không đứa nào ưng thằng cháu “khố rách áo ôm” của chú mô, rắc rối lắm!
Mấy đứa em đang lo dọn dẹp nhưng cũng không bỏ sót một câu nào. Một đứa, không biết là Yến hay Oanh chi đó lên tiếng:
- Rứa anh Thành có cần em làm mai cho một đứa bạn học ở Bình Giả không" Bảo đảm “công dung ngôn hạnh” đủ sức kềm hãm ông anh tuổi ngựa...
Đứa khác thêm vào:
- Trước khi đi hai bác cứ dặn đi, dặn lại là sang đây phải thúc dục anh cưới vợ... Cứ lang thang mãi như “ngựa không cương” rứa thì mần răng mà khá lên được. Đúng là tuổi ngọ có khác!
- Thì tại hai bác sinh tau vào năm ngựa chớ bộ tau chọn ngày sinh tháng đẻ cho mình được à"
Đúng là chị hai và cũng là “mẹ” trong nhà, Trang từ nãy giờ chỉ lo rửa chén, bây giờ mới “chững chạc” lên tiếng:
- Anh Thành hào hoa phong nhã lắm mà. Lúc trước ở Bình Giả đã làm nhiều o điêu đứng, ở đảo mấy năm chắc cũng không ít...
Tôi vội vàng cải chính:
- Không có mô nà. Tau rời Bình Giả khi mi còn mặc quần thủng đít chạy rông thì biết chi! Chỉ giỏi “ăn ốc nói mò” thôi. Mà bên ni cũng khó kiếm được ốc lắm. Xuống California hay Texas thì may ra.
- Em nghe người ta nói lại chớ bộ. Với lại anh nói cuối tuần đi “cầm tay người đẹp kiếm tiền” thì thiếu chi.
- Thôi... Thôi... Thôi! Mấy mệ nớ các vàng tau cũng nỏ dám mô. Toàn là Mỹ đen với Mễ, bà mô bà nấy nặng hơn tạ. Lỡ một cái là ông anh nhà bây bị đè bẹp lép, chết không kịp ngáp chớ ngồi đó mà ham.
- Rứa mấy o trong ca đoàn thì răng"
- Bây mới sang không biết chớ ca đoàn bên ni lạ lắm. Đa số là các mẹ sồn sồn thôi, con gái lo đi nhảy đầm mô cả... Có o mô đường được thì chỉ đủ cho các “sĩ” với “sư” chớ mần chi mà đến phiên mình.
- Thì anh cũng sắp ra trường kỹ sư rồi chi"
- “Sắp” thì ăn thua gì! Người ta ra trường cả chục năm trước, công việc ngon lành, nhà cao cửa rộng, xe mới cáo chỉ... Mà thôi, không nói chuyện tau nữa.
Tôi quay sang thấy ông chú đang thiu thiu ngủ gật, bèn nhỏ nhẹ:
- Chú vô ngủ đi cho khỏe, mai cháu chở chú và các em đi chơi lòng vòng cho biết.
- Ừ. Sang đây răng mà hay buồn ngủ quá sức. Tuần sau lại phải đi học ESL (English As Second Language) với con Trang rồi. Hai cha con học chung một lớp. Được cái trường cũng gần đây, đi bộ mươi phút là tới rồi. Còn Yến và Oanh thì đi học lại lớp 12, có xe bus chở đi, chở về ngay khu chung cư nên cũng tiện.
Chú tôi vào phòng ngủ. Tôi rủ ba đứa em họ:
- Anh em ta đi một vòng cho biết thành phố về đêm hầy"
Yến và Oanh chưa kịp lên tiếng, “chị hai Trang” đã bàn rùn:
- Thôi, ở nhà nói chuyện đi anh Thành. Anh lái xe cả ngày lên đây cũng mệt rồi, chơi một tý rồi đi ngủ cho khỏe.
- Tau thức đêm quen rồi. Nhưng bữa nay ở nhà chơi cũng được. Tau còn ở đây cả tuần, lo chi. Mà mấy đứa bây có anh mô đến làm quen chưa"
- Nhà em mới chân ướt chân ráo sang đây mà anh cứ ngạo chi rứa" Với lại phải lo học tiếng Anh rồi kiếm cái nghề chi mà sống đã chớ.
- Bây giờ thì nói ngon lắm.
- Trên ni ít người Việt, buồn lắm. Nhưng cha nói phải ở đây ít là môt năm cho Yến và Oanh học hết trung học đã. Cũng có người rủ cha dọn xuống California hay Texas, nhưng cha nói ở mấy chỗ nớ xô bồ lắm, phải không anh"
- Cũng tuỳ. Nhưng ở trên ni thì buồn thật, và chắc là lạnh lắm. Mấy tháng nữa tới mùa đông rồi “biết người, biết ta”.
- Mình sang trễ, khổ thật đó anh Thành hầy!
- Hồi người ta mới qua cũng rứa chứ có hơn chi mình! “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”! Từ từ rồi quen đi.
Mấy anh em tôi thức nói chuyện tới gần sáng. Chuyện buồn, chuyện vui đủ cả. Tôi ở chơi với chú và các em một tuần rồi lái xe về Virginia chuẩn bị đi học lại.
*
Ngày tôi ra trường, chú tôi xuống để mừng và thăm thưng xem có thể dọn về ở vùng này được không vì cả bốn cha con đã ê chề với mùa đông buốt giá ở Minesota. Mùa học cuối cùng ở đại học, tôi chỉ còn 2 lớp nên rất thong thả. Tôi ráo riết kiếm việc và cũng tăng thêm giờ làm ở tiệm “Nails”; và cũng vì thế, tôi khám phá ra mình bị dị ứng với các chất hóa học dùng trong tiệm nên đành phải nghỉ làm “Nails”. Cùng lúc đó, Hoàng, một anh bạn gốc người Bình Giả cũng ở trong vùng, rủ tôi đi thầu cắt cỏ và chăm sóc cây cảnh cho những nhà giàu có và các dinh thự chung quanh miền bắc Virginia. Công việc tuy vất vả, nhưng nhờ làm ngoài trời suốt ngày nên tôi cảm thấy khỏe hẳn ra.
Lúc ra phi trường đón chú, cả hai đều sững sờ nhìn nhau rồi bật cười ròn rã. Chú tôi sau một năm giam mình trong nhà vì trời lạnh, và chắc là hợp với thức ăn của Mỹ nên mập và trắng trẻo hẳn ra. Phần tôi, bây giờ gầy hơn năm ngoái, da lại ngăm ngăm đen vì mấy tháng giang nắng trồng cây và cắt cỏ. Chú tôi đi theo cắt cỏ một ngày đã quyết định sẽ dọn xuống ở vùng này để làm nghề cắt cỏ, vì công việc tuy mệt hơn đi quét nhà trường, nhưng tiền bạc cũng khá hơn, và nhất là ông đã quá sợ những trận bão tuyết và cái “lạnh nhức xương buốt thịt” ở Minesota.
Hai chú cháu tôi chạy ráo riết kiếm nhà thuê và cậy nhờ vợ chồng người bạn chủ tiệm “Nails” cho Trang về học việc; còn chú tôi và Yến - Oanh chờ tới hết năm học sẽ dọn xuống vào tháng Bảy năm đó.
Bạn bè thấy tôi thuê nhà mới, đi đâu cũng có Trang ngồi bên cạnh, cứ tưởng tôi mới về Việt Nam cưới vợ đem sang nên gặp đâu cũng chọc “tiểu đăng khoa” rồi “đại đăng khoa”. Tôi giải thích thế nào cũng chẳng ai tin, kể cả mấy đứa trong ca đoàn. Tôi đành lờ luôn, ai muốn hiểu sao thì hiểu.
Tôi vẫn ráo riết kiếm việc làm với mảnh bằng Kỹ Sư Điện còn nóng hổi, nhưng cũng chẳng được việc gì. Trái lại, công việc cắt cỏ của chúng tôi càng ngày càng phát triển, phải thuê thêm vài người làm phụ, và làm cả Thứ Bảy cũng không hết việc.
Sau khi chú tôi dọn xuống Virginia, bạn bè mới tin Trang là em họ của tôi. Mỗi tuần hai tối đi tập hát với ba đứa em họ cũng tương đối xinh nên tôi đâm ra có giá. Những anh chàng độc thân trước đây coi tôi không ra gì, bây giờ cứ năn nỉ mời tôi đi uống cà phê, đi tầu ra biển câu cá, đi Atlantic City đánh bài cũng như hứa sẽ giúp tôi tìm việc nữa... Và cuộc đời của tôi bắt đầu bị xáo trộn từ đó!
Một buổi chiều Thứ Bảy, tôi rủ Hoàng ra khu thương xá Eden để gởi tiền về giúp gia đình và uống cà phê nghe nhạc cho thanh thản đầu óc sau một tuần cắt cỏ mệt nhọc. Tôi cũng muốn lợi dụng dịp này để xúi Hoàng tấn công nhỏ Trang vì thấy chú tôi cũng quý hắn; và nhất là nếu Hoàng không “nhanh tay lẹ chân” thì mất ngay vì đang có nhiều chàng đang “rấp ranh bắn sẻ”. Tôi biết hắn mê nhỏ Trang ngay từ hôm đầu gặp mặt, nhưng tôi nói bao nhiêu lần hắn cũng cứ ì ra đó vì mặc cảm! Vừa ra khỏi văn phòng dịch vụ chuyển tiền, Hoàng đã đòi về:
- Về thôi Thành. Ngoài này xô bồ quá, mình không thích.
- Thì làm một ly cà-phê, nghe vài bản nhạc sống cho “thư giãn” một tý rồi về. Vả lại mình muốn bàn với cậu một tý công chuyện.
- Về nhà bàn cũng được. Cà-phê thì em mày pha còn ngon hơn ngoài tiệm.


- Tớ biết cậu chỉ muốn về ngắm người đẹp thôi, nhưng nó chưa về đâu. Ít ra cũng phải 8 giờ tối, vì mùa này đang đông khách. Mà sao tớ bảo cậu tiến tới đi kẻo mất mà cứ ì ra vậy" Chú mình cũng quý Hoàng lắm.
- Mình đâu dám trèo cao thế. Công danh sự nghiệp không có, làm sao so bì với mấy anh chàng kỹ sư, bác sĩ, rồi nha sĩ, dược sĩ kia được.
- Bằng cấp thì nhằm nhò gì, ăn thua ở tư cách con người chớ. Vả lại, tớ cũng có bằng kỹ sư như ai mà có hơn gì cậu đâu. Chú mình và cái Trang không đến nỗi đâu. Tớ chỉ lo hai đứa nhỏ, tụi nó có vẻ bị “Mỹ hóa” nhanh như phản lực, còn con bé Trang được lắm. Từ mấy năm nay nó vẫn săn sóc chú mình và hai đứa em như một người mẹ tốt trong gia đình.
- Thôi để hôm nào rảnh mình tâm sự sau. Vô nghe nhạc một lát rồi về.
Cái thằng thật là cù lần “hết nước nói”! Chắc cuối năm phải rủ hắn về Việt Nam kiếm vợ chớ “ù ù cạc cạc” như ri thì mần răng mà bồ mấy em bên Mỹ được. Mình muốn giúp cho một tay mà hắn cứ lờ đi. Chán thì thôi!
Hai đứa tôi vừa vào tiệm thì anh chàng Thăng ở đâu chạy ra vồn vã kéo tay mời chúng tôi đến ngồi chung bàn với mấy đứa bạn khác. Tôi từ chối thế nào cũng không được nên đành miễn cưỡng nhập bọn. Tôi biết Hoàng khó chịu lắm, nhưng đã lỡ rồi nên hắn cứ theo sau lưng tôi.
Thăng là một người Việt Nam khá thành công và nổi tiếng trong vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Hắn đang làm giám đốc cho một hãng Nhật khá lớn trong vùng. Tôi cũng gởi đơn xin việc vô hãng của hắn ta mấy tháng trước, nhưng chẳng thấy ai gọi đi phỏng vấn. Tự nhiên hôm nay Thăng vồn vã mời tới ngồi chung bàn, không nói tôi cũng đã hiểu tại sao, nhưng cứ làm ra vẻ “ngây thơ cụ” để đỡ tốn tiền một chầu cà-phê.
Vừa ngồi xuống ghế, Thăng đã gọi cô hầu bàn lấy 2 ly cà-phê sữa đá loại đặc biệt cho tôi và Hoàng, rồi quay sang hỏi:
- Nghe nói anh Thành mới ra trường kỹ sư điện. Đã đi làm gì chưa" Nếu anh muốn, em đưa đơn vào hãng giúp cho.
- Cám ơn Thăng. Mình có việc rồi. Làm “kỹ sư môi trường”.
- Ủa. Anh đổi ngành hồi nào vậy"
- Thì xin hoài chẳng ma nào nhận cho làm kỹ sư điện nên mình theo Hoàng mở hãng để làm “kỹ sư môi trường” vậy.
Cả bàn lúc đó mới hiểu ra và bắt đầu cười nói ầm ĩ. Thằng Quốc lên tiếng hỏi cắc cớ:
- Thế anh với Hoàng mở hãng gì thế, khá không"
Hoàng đã khó chịu sẵn nên gằn giọng:
- Hãng mẹ gì! Anh em tụi tôi không ai thuê nên tự thuê lấy mình, đi cắt cỏ làm vườn sống qua ngày thôi. Chứ đâu như các anh lúc nào cũng ăn trắng mặc trơn.
Biết Hoàng khó chịu nên tôi lên giọng bênh vực:
- Nghề nào cũng tốt cả, miễn là mình không ăn cắp ăn trộm, không cướp của giết người là được rồi. Nếu các cậu không giữ tư cách của những người có học thì để anh em tụi này qua bàn khác.
Một người có vẻ là đàn anh trong bọn, dược sĩ Tùng, lên tiếng:
- Quốc lộn xộn quá! Xin hai anh bỏ qua cho. Tụi mình đã từng quen biết nhau mấy năm trước trong ca đoàn, đừng làm mất tình anh em bè bạn.
Câu chuyện trở nên gượng gạo và tôi phải uống vội cho xong ly cà phê, nói vài câu từ giã rồi cùng Hoàng ra xe. Mấy đứa cùng bàn với thằng Quốc, đứa nào cũng hẹn hôm sau gặp ở nhà thờ, hôm nào có dịp sẽ ghé nhà chơi... Toàn những câu sáo ngữ làm Hoàng càng khó chịu thêm. Trên đường về Hoàng tâm sự với tôi là hắn đã từng thấy mấy thằng kia đến tiệm “Nails” nơi Trang làm hầu như mỗi chiều. Anh chàng Thăng còn bày đặt lấy hẹn đến làm móng tay như đàn bà nữa chứ. Tôi không ngờ thằng bạn lù khù của tôi cũng theo dõi tình hình kỹ thế.
*
Từ đó, hầu như tối nào tôi cũng có “bạn” đến thăm, nhất là cuối tuần. Yến và Oanh được các chàng trai trẻ o bế nên “phổng mũi như hai quả cà chua”. Chú tôi cứ cằn nhằn nhắc nhở hai đứa phải biết tự trọng, và chuẩn bị thi vào Đại Học Cộng Đồng, mặc dầu hai chị em cũng theo Trang đi làm “Nails” và có vẻ khá lắm.
Hai đứa mè nheo với tôi là không muốn đi học, vì cũng như anh đó, đi học bao nhiêu năm bây giờ phải đi cắt cỏ! Chú tôi thỉnh thoảng phải ngồi giải thích cho hai em hiểu rõ mục đích đi học không phải chỉ để kiếm mảnh bằng, hay để lên mặt với người khác. Mình học cho chính mình để đầu óc mở mang hơn, biết suy nghĩ chín chắn và nhận định cái đúng, cái sai... Hai đứa tuy còn trẻ, nhưng biết cha đã phải hy sinh nhiều cho mấy chị em từ ngày mất mẹ, nên cũng ngoan ngoãn lắng nghe. Suốt mấy tháng hè cũng không thấy Hoàng nhúc nhích gì về chuyện tình cảm của hắn, tôi đâm ra sốt ruột vì càng ngày càng thấy nhiều chàng theo đuổi Trang. Từ nhà thờ tới tiệm “Nails”, lúc ở nhà, lúc ở các khu thương xá... đi đâu con bé cũng có người săn đón. Được cái bé Trang cũng khôn ngoan và biết giữ gìn lắm. Lúc nào cũng đi với hai em, hoặc cùng đi với tôi hay chú Trường nên cũng có vài chàng nản chí vì bị “kỳ đà cản mũi”. Một hôm tôi hỏi nó:
- Mi đã chấm anh mô chưa"
- Em còn nhỏ mà anh. Mới hơn 22. Em muốn lo cho cha và chờ Yến-Oanh học xong đã. Chắc dăm năm nữa em mới tính. Lập gia đình rồi lấy ai lo cho cha... và cả anh nữa!
- Tau có nói mi phải lấy ngay bây giờ đâu. Nhưng mi phải chọn lấy một đứa chớ để cả đám tới quấy rầy nhiều khi cũng bực mình. Mấy thằng đến nhà đàng hoàng không nói làm chi. Đằng ni có mấy thằng cứ đón mi ở tiệm hay tệ hơn nữa là thằng Thăng, nghe nói hắn cứ lấy hẹn đến tiệm “sửa” móng tay móng chân để có dịp gần mi. Tau chỉ muốn tống cho một đạp.
- Em cũng hiểu, nhưng người ta vào tiệm thì mình phải làm chứ anh.
- Đành thế. Nhưng hắn cứ theo mời mọc đủ thứ làm tau khó chịu quá. Lâu ni 90% điện thoại gọi đến nhà là của mấy thằng nhóc đó. Tau nản quá nên chẳng thèm bắt điện thoại nữa vì có ai gọi cho mình đâu. Mà mi có hay nói chuyện với Hoàng không"
- Một vài lần anh ấy gọi điện thoại kiếm anh, nên cũng hỏi thăm đôi câu.
- Hắn đi làm với tau cả ngày, cần chi mà gọi điện thoại" Chắc hắn muốn gặp mi đó.
Trang thẹn thùng im lặng. Tôi nghĩ chắc hai đứa đã chịu đèn nhau nên cũng yên tâm phần nào. Hôm sau đi làm, gặp lúc chú Trường bận tỉa mấy cây cảnh xa xa, tôi bắt chẹt Hoàng:
- Chuyện cậu với con Trang tới đâu rồi"
- Chuyện chi"
- Chớ không phải hai đứa bây vẫn tâm sự điện thoại mỗi đêm, hay hẹn gặp nhau trước giờ đóng cửa tiệm “Nails” à" Thú thật đi.
- Cậu chỉ đoán mò thôi. Thỉnh thoảng trên đường về, đi ngang tiệm “Nails” mình cũng ngừng xe, chiêm ngưỡng người đẹp ít phút thôi. Còn điện thoại thì chỉ nói với Trang vài lần khi cậu không có nhà.
- Phét vừa vừa thôi nhé! Lâu nay có bao giờ cậu gọi điện thoại cho tớ đâu! Cần thì xách xe chạy thẳng đến nhà; vả lại làm chung cả ngày rồi còn cần chi nữa mà tìm với kiếm. Muốn lấy cớ để nghe “giọng oanh vàng thỏ thẻ” thì nói đại đi.
- Chỗ anh em mình nói thật là cũng muốn lắm, nhưng không dám... Mình im lặng cho Trang có cơ hội chọn lựa những người cao trọng hơn mình. Mà chuyện cậu với con nhỏ trong ca đoàn răng rồi"
- Em Phượng đó hả" Tụi mình đặt tên cho nó là “Người Giáo Hội”, chỉ kính nhi viễn chi thôi, vì em đang có ý định đi nhà dòng.
- Chắc không đâu. Trước lễ Phục Sinh nó đi thử một tuần “come and see” rồi thôi vì thấy không hợp...
- Vậy hả" Để cuối tuần mình thả một quả bóng thăm dò xem sao. Cả bọn trong ca đoàn không đứa nào dám ho he vì thấy em đạo đức quá; ngày nào cũng đi lễ, sau đó còn ở lại đốt nến Đức Mẹ nữa chớ. Nó mà không đi tu thì tớ làm liền chớ sợ gì. Đạo đức như Phượng mình khỏi phải đi học nhảy đầm.
Tôi đang nói thì chú Trường trở lại. Với bạn bè thì tôi “bạo mồm” lắm, nhưng vì “chú cũng như cha” nên tôi không dám nói lăng nhăng trước mặt ông chú, đành phải đánh trống lảng:
- Hôm rồi Hoàng nói với cháu là bàn với chú xem mình có nên thử nhận làm sàn nhà, lót thảm hay sửa điện trong nhà để có việc làm vào mùa đông. Chú nghĩ được không"
- Chú chỉ đi theo phụ hai đứa chớ biết chi mà bàn. Bây tính răng tau theo rứa. À quên. Tuần tới nghỉ lễ Lao Động, tiệm “Nails” cũng đóng cửa, mấy em muốn làm bữa cơm mời vợ chồng anh chị Trọng, chủ tiệm và cháu Hoàng đến chơi, gọi là tỏ lòng biết ơn những người đã giúp đỡ cha con chú từ những ngày...
Chú tôi chưa nói hết ý thì Hoàng đã nhanh nhẩu:
- Chú làm rứa cháu rầy lắm. Cho cháu xin đi. Để chú tiếp đãi anh chị Trọng được rồi. Người Bắc họ nhiều lễ nghĩa chớ cháu thì cần chi.
- Chú thì răng cũng được, nhưng mấy em nó bắt chú phải mời được anh Hoàng rồi chúng nó mới mời anh chị Trọng; bằng không mấy đứa chỉ mời anh chị Trọng đi dự Đại Nhạc Hội rồi ăn tiệm thôi. Nghe nói anh chị ấy thích nhảy đầm lắm. Thôi, Hoàng chịu khó chiều mấy em một lần cho vui.
Tôi được dịp thêm vào:
- Thôi mà, làm khó nhau chi nữa, coi chừng mai mốt bị đì lại nghe cậu!
Hoàng chỉ còn biết mỉm cười vâng dạ.
Tối hôm đó tôi nói chuyện riêng với chú Trường mới biết là ông ấy còn tinh mắt và tế nhị hơn tôi nhiều. Chú tôi đã biết chuyện hai đứa để ý nhau, nhưng cả hai “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”; và chú Trường cũng nghĩ Hoàng là nhất trong đám bạn của tôi vì ngoài tư cách của hắn, chú còn biết cả tông tích gia đình nội ngoại của Hoàng ở Bình Giả. Chú tôi đưa ra một câu kết luận chắc nịch là “nỏ chi bằng trâu ta ăn cỏ đồng ta mô cháu nạ”; nhưng cũng còn tuỳ nơi sự chọn lựa của Trang chứ chú không ép.
*

Chú Trường và tôi ngồi sau vườn uống bia, đốt lò chuẩn bị nướng thịt. Đã gần tới giờ rồi nhưng chưa thấy Hoàng xuất hiện, mặc dầu hôm trước hắn đã hứa là sẽ đến sớm giúp tôi. Thấy lò đã nóng, tôi lò dò vô cửa sau để vào nhà bếp. Chưa kịp mở cửa lưới để vào, tôi nghe giọng Trang nhỏ nhẹ từ trong bếp vọng ra:
- Anh ra vườn chơi với anh Thành đi rồi em mang thịt ra sau. Anh Thành đã nghi chuyện tụi mình rồi đó. Anh ấy cứ sợ em chọn người khác!
- Anh vui lắm. Anh cám ơn Trang đã chọn anh. Anh thật không là gì so với cả tá kỹ sư, bác sĩ đang theo đuổi em.
- Nếu không phải là anh thì em biết chọn ai bây giờ" Những người kia hầu hết chỉ có cái mã bên ngoài thôi anh ạ. Em quý anh vì tư cách, vì sự thành thật, và cái vẻ cù lần của anh nữa.
Tôi bật cười thật to khi nghe câu nói “tỏ tình” của Trang. Biết việc “nghe lén” của mình đã đã bị lộ tẩy, tôi đành mở cửa bước vào... Hai đứa trợn mắt nhìn tôi chòng chọc, chắc là “rầy” lắm vì mặt đứa nào cũng đỏ rực như mặt trời mới mọc!

Nguyễn Duy-An

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến