Hôm nay,  

Bạn Cũ

21/04/200500:00:00(Xem: 281371)

Người viết: PHẠM HOÀNG CHƯƠNG
Bài số 732-1311-79-vb4-042005

Tác giả Phạm Hoàng Chương đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Ông là một nhà giáo, hiện là cư dân Riverside, nam California.
*

Tình cờ trong buổi tiệc họp mặt Xuân Ất Dậu ở San Jose, Hải may mắn được một người bạn cho số phone của Chấn, một người bạn rất thân thời thơ ấu đã thất lạc lâu ngày, hiện đang ở Oakland.
Mười lăm năm trước, vừa mới tốt nghiệp ra trường làm Teacher, Hải có lên Oakland chơi và tình cờ gặp lại Chấn và Cảnh. Chấn là bạn người Hoa hồi lớp nhất tiểu học trường Nam ở Phan Rang. Cảnh là bạn Đại học Sư Phạm Huế. Chấn và gia đình tơi tả vượt biên qua Mỹ năm 1980, còn Cảnh được học bổng qua Mỹ học Đại học từ năm 1973, lấy bằng Ph.D, làm top manager cho Met Life Insurance và ở luôn tại Mỹ, chưa hề nếm mùi Cộng Sản.
Chấn từng là triệu phú trước 75, làm chủ hai ba hãng xuất nhập cảng ở Chợ Lớn, bị đánh tư sản mại bản, tước hết tài sản, ở tù, đi kinh tế mới, chốn về vượt biên lọt được qua đảo rồi qua Mỹ theo diện nhân đạo.
Năm đó, Cảnh gọi Hải mời luôn Chấn tới nhà Cảnh ở Dublin chơi. Chấn thì lái xe Honda cũ mèm, dáng dấp gầy gò khép nép, còn Cảnh thì nhà cao cửa rộng ung dung cười nói tự mãn.
Ngồi ăn bún bò giữa hai người bạn triệu phú, một người triệu phú trong quá khứ và một người triệu phú đương thời, mà ngậm ngùi chắc lưỡi cho cảnh đời dâu bể trớ trêu.
Sau lần gặp gỡ duy nhất đó, Cảnh được Met Life đổi qua tiểu bang khác làm, còn Chấn dời nhà, nên Hải mất liên lạc với cả hai. Nghe Cảnh vẫn giàu có, nhưng Chấn thì biền biệt bặt tin. Suốt cuộc đời Hải chỉ gặp Chấn có 3 lần, lần 1954 học chung lớp nhứt thầy Mạnh trường Nam Phan Rang, lần Chấn chở đi chơi ăn uống bằng xe Huê Kỳ sang trọng năm 1973 ở Chợ Lớn và lần cuối ở Dublin, Bắc Cali, tại ngôi nhà độ xộ của Cảnh năm 1990.
Năm học lớp nhứt thì Hải mới 11 mà Chấn đã 16, là một thiếu niên cao lớn khỏe mạnh đẹp trai, thông thạo hai thứ tiếng Tàu Việt, vừa học giỏi, hát hay, vừa hoạt bát lanh lợi, lại hay bênh vực, giúp đỡ, che chở cho bạn bè. Hải coi Chấn như thần tượng. Nhà Hải và Chấn ở cùng trên một con đường ngang sân Tennis, ngày nào mà không tới chơi, không đùa giỡn ăn uống. Rồi vì gia cảnh khó khăn, gia đình gửi Chấn vào Sài Gòn học trung học trường Hoa, cho đi làm công cho các hãng buôn ở Chợ Lớn. Chia tay là cả một sự đau lòng, Chấn và Hải trao đổi thư từ, quà cáp cho nhau.
Chấn tâm sự những giờ sử ký trong lớp thầy giảng quân Tàu bị quân Việt Nam đánh đuổi về nước là những giờ Chấn cắn răng chịu đựng nhục nhã. Chấn mơ ước được về Trung Hoa Lục Địa học lên Đại Học, nhưng thời thế chiến tranh và gia cảnh khó khăn ngăn trở chí hướng, phải vào Saigon đi làm công.
Hải ở lại Phan Rang tiếp tục lên trung học Duy Tân, ra Nha Trang học Võ Tánh, ra Huế học đại học, tốt nghiệp ra dạy học dưới Sóc Trăng, bị động viên ra tác chiến, lưu lạc một thời gian rồi trở về Phan Rang, lập gia đình, mở tiệm sách, có con. Lúc đó Hải thường hay vô Sài Gòn lấy hàng, tình cờ gặp lại Chấn năm 73. Ôi sao mà mừng, mà ngỡ ngàng.
Chấn bây giờ là nhà kinh doanh lớn, có xe Huê Kỳ bóng loáng, đại lý độc quyền bán "tole" lợp nhà cho nhiều tỉnh trên toàn quốc, chuẩn bị mở hai hãng xuất nhập cảng và lò gạch ở Biên Hòa. Mừng cho Chấn với hai bàn tay trắng, xa Phan Rang mới có mười sáu năm mà đã nhanh chóng leo lên tộït đỉnh vinh hoa phú quý, thành công vượt bực.
Hải hãnh diện có một ông bạn thân triệu phú như Chấn. Chấn bây giờ đã có một vợ ba con, sang nhà 4 triệu bạc, ra vô bộ kinh tế, thương mại gặp gỡ các tay chính quyền cao cấp như đi chợ, nói chuyện làm ăn mua bán toàn chục triệu trở lên trong khi Hải chỉ là một công chức bực trung với tiệm sách nhỏ vốn liếng năm ba trăm ngàn.
Đùng một cái, Miền Nam bị giải phóng. Hải vào tù cải tạo một năm. Còn Chấn bị liệt kê vào hàng đại tư sản mại bản, bị tịch thu hết tài sản, vốn liếng, xúc đi kinh tế mới, vợ con mất nhà mất cửa, ở nhờ ở đậu tá túc khắp nơi. Hoàn cảnh chung của đất nước, thương xót cho Chấn chưa bao lâu thì nghe Chấn và vợ con đã được khách hàng cũ giúp cho đi bán chính thức thoát qua Mỹ năm 80.
Người như Chấn đâu dễ gì bó tay chịu thua hoàn cảnh. Kế đến mấy năm sau, Hải cũng may mắn vượt biên lọt qua Hồng Kông, qua Mỹ. Nghe Chấn đi làm đâu đó trên Bắc California, mà mãi đến 1990 mới thật sự hội ngộ với Chấn ở Dublin. Cũng là mười sáu mười bảy năm sau lần gặp thứ nhì ở Chợ Lớn.
- Hello, dạ chị làm ơn cho gặp Chấn Hưng.
- Chấn Hưng hả, ok, chờ một chút.
- Xin lỗi, Chấn đây, cho biết ai gọi ở đầu dây"
- Chấn ơi, Hải đây, Hải Phan Rang đây.
- Hải hả"!!!
- Trời ơi, dời nhà mua nhà mới mà không cho người ta biết số phone. Bao nhiêu năm nay hỏi hoài không ai biết ông ở đâu.
- Trời oi, từ bữa gặp ở Dublin tới giờ bặt tin Hải luôn, hỏi thăm ông hoài mà không ai biết ở đâu. Dời nhà mà đâu có dời số phone, vẫn giữ phone cũ mà.
- Vậy hả" Tại Hải nghĩ Chấn đổi số phone nên không gọi số cũ nữa. Uổng ghê, mười mấy năm bặt tin.
- Bây giờ Hải ở đâu đâ" Cho số phone ngay đi. Cho địa chỉ nữa.
- Ở San Jose 9 năm nay. Dạy học ở đây 9 năm rồi. Hồi mình gặp Chấn ở Dublin là mới tốt nghiệp ra trường. Bây giờ sắp về hưu rồi. Tháng 6 này về hưu xuống Riverside ở luôn. Mua nhà dưới đó. Chấn về hưu chưa" Ba đứa nhỏ có gia đình hết chưa"
- Tôi về hưu sớm 4 năm nay rồi. Nhà này hai vợ chồng ở, mấy đứa nhỏ có gia đình, có nhà cửa riêng hết rồi. Chỉ có đứa út chưa có vợ, nhưng cũng có nhà riêng rồi...
Vẫn giọng nói khỏe mạnh, nhiệt tình, mạnh bạo, sốt sắng, tích cực, nói lên con người thẳng thắn, cương trực, thực tế, dám nói, dám làm. nói chuyện hơn một tiếng đồng hồ với Chấn mà như sống lại với dĩ vãng xa xôi 50 năm trước ở Việt Nam.
Khi buông phone, nằm xuống ngủ, trí óc Hải vẫn lan man với những hình ảnh, kỷ niệm đẹp thời thơ ấu, với Chấn như một người bạn tốt, một người hùng bỏ xứ ra đi tạo nên sự nghiệp oai hùng, xa cách biền biệt nhiều năm, giờ đây trở lại.
*
Sáng thứ bảy tuần sau, Hải gọi Chấn chỉ đường tới nhà rồi hăm hở một mình lái xe lên Oakland thăm.
Vợ chồng Chấn ngày thường giữ mấy đứa cháu nội, chỉ có weekend rảnh. Nhà cửa ở downtown Oakland xây theo một lối kiến trúc cũ kỹ, buồn cười. Nhà Chấn cũ, nằm khiêm tốn trên một đường dốc cao, có hẻm bên hông chạy thẳng tới garage đằng sau.
Bấm chuông vừa xong, đã thấy Chấn ăn mặc nai nịt gọn ghẽ mở cửa ra tiếp đón, thân mật bảo Hải đậu xe sâu vào phía trong garage, rồi ân cần đưa vào nhà giới thiệu bà xã. Hải ngỡ ngàng nhìn Chấn, nhìn vợ Chấn. Vợ Chấn hiền lành, chất phác, ngơ ngác, nói tiếng Việt lơ lớ, tuy bằng tuổi chồng nhưng trông còn trẻ.
Ngỡ ngàng nhìn Chấn, theo Chấn đi coi khắp nhà, trên lầu dưới lầu, ngoài sân, garage, basement.
Mặc dù biết Chấn không còn trẻ trung, Hải không khỏi bùi ngùi ái ngại nhìn Chấn với nhiều thất vọng. Không ngờ mới thoáng đó mà Chấn đã già đi rất nhiều. Không còn là người đàn ông tráng kiện nhanh nhẹn đứng tuổi Hải gặp ở Dublin mười lăm năm trước.
Chấn đã hoàn toàn là một ông già, nét mặt in hằn những đường nhăn của tuổi tác, những vết hằn mệt mỏi của thời gian. Mái tóc lông mày còn đen nhưng thưa thớt, dáng đi khập khiễng, cái bụng mập trễ tràng, quần áo ăn mặc không mỹ thuật như bất cứ ông già Huê Kiều nào ta thường thấy ở Chợ Lớn, ở San Fran.
Nhà Chấn không rộng, nhưng ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, thứ tự. Có bàn thờ Quan Thế Âm, bàn thờ Quan Công. Một dãy chậu hoa lan nho nhỏ nở hoa tím sắp hàng trước cửa sổ nhà bếp, trông xuống một cái sân nhỏ trống trải ở phí sau. Chấn pha cà phê cho 2 đứa rồi ép Hải ngồi thoải mái xuống bàn ăn nói chuyện. Hải hỏi Chấn chi tiết về sự tan gia bại sản của Chấn năm 75, chuyện tù đày, lý do làm sao tay trắng mà có tiền vượt biên ra khỏi Việt Nam, những chi tiết mà hồi gặp ở Dublin chưa có thì giờ hỏi.
Chấn hăng hái kể lể, lập đi lập lại những chi tiết đớn đau với sự hằn học bực tức nung nấu trong lòng mấy chục năm nay. Có một lúc, dường như lời nói chưa đủ diễn tả cho cảnh tù đày khổ ải, Chấn lấy ra một tờ giấy, vạch đi vạch lại những đường nét chằng chịt diễn tả đường đến trại tù, vùng kinh tế mới, đường lối vượt biên như thế nào.
Hải chăm chú nhìn khuôn mặt già nua của Chấn sau bao năm tháng nhọc nhằn vất vả trên xứ người nuôi ba đứa con ăn học thành tài. Đôi mắt nhỏ đi, tia mắt không còn ánh sáng của tuổi thanh xuân ranh mãnh, hai đường nhăn chạy dài hai bên khóe miệng, hàm dưới rụng mất một cái răng, chỉ còn cái mũi cao dài thẳng tròn bóng láng là còn giữ lại một chút hào hùng nào đó của thời trai trẻ.Tất cả đều trôi lui vào quá khứ, dáng dấp đẹp trai, nhà cao cửa rộng, nụ cười tự tin, hãng xưởng đồ sộ ở Chợ Lớn, lò gạch, xe cộ, tất cả chỉ còn là dĩ vãng. Ở Chấn chỉ còn có giọng nói, giọng nói có âm sắc mạnh mẽ, bất khuất, nhiệt tình mà bất cứ ai thoạt nghe cũng có thể tin cậy được.


Mấy ngày sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, Chấn có tên nằm trong danh sách Tư Bản mại sản dân tộc, phải làm tờ khai tài sản, công xưởng hàng hóa bị kiểm điểm tịch thu hết.
Công an vào nằm trong nhà mấy tháng, cho người điều tra về tận Phan Rang. Thấy Chấn không có nợ máu với nhân dân, họ xếp Chấn xuống hàng Tư Sản mại bản. Chấn được đổi tiền mười triệu, nhưhg bị ép buộc phải đầu tư vào công kỹ nghệ. Chấn cùng với ba người bạn bỏ hết tiền đầu tư vào hãng làm bột giặt Vinaco, làm chủ mà thực tế ngày ngày phải đi lao động như thợ không có lương. Được gần một năm thì đến đợt cải tạo công kỹ nghệ.
Thấy tư sản bị đàn áp khống chế tàn nhẫn, Chấn thức thời rủ đồng nghiệp hiến trọn nhà máy cho chính phủ rồi hàng ngày lang thang tìm đến các tòa Đại Sứ nước ngoài bắt chước làm đơn từ xin phép được bốc đi ngoại quốc. Trong khi đó, công an ngày đêm tới nhà tra hỏi bức bách Chấn nhiều thứ, có lúc điên đầu Chấn muốn liều chết một phen với họ, muốn buông bỏ tất cả để chạy thoát lấy người...
Họ tìm được trong nhà một lá cờ vàng 3 sọc đỏ quốc gia, kết tội Chấn là thành phần chống đối nguy hiểm, gửi đi nhốt cùng với nhiều người khác trong một cái phòng chật chội, không cho uống nước, ban đêm ngủ rệp cắn ghẻ lở cùng mình. Chấn kể muốn uống nước phải kê miệng bú vào vòi nước hút ra. Mỗi lần lên văn phòng trình diện phải đi chân đất băng qua một cái sân rộng tráng đầy dầu hắc nóng bỏng. Được mười mấy ngày thì cho về nhà, giam lỏng, cho người vào sống ngày trong nhà, dò xét, lục lọi. Đánh hơi sự nguy hiểm gần kề, Chấn tìm cách lén gởi con cái cho bà Vú nuôi, vừa kịp lúc hai vợ chồng sau đó bị đuổi ra khỏi nhà, áp giải xuống lục tỉnh với một ít bàn tủ, xoong chảo linh tinh để đi kinh tế mới.
Lúc ghé đến Cần Thơ, thừa lúc công an sơ ý, ghe ngừng, Chấn đẩy vợ đến bờ sông ép lội lên bờ trốn về Sài Gòn, còn mình Chấn bị đầy xuống một bán đảo nhỏ ở Rạch Giá, Cà Mau, cùng với những thành phần chống đối khác nhau từ các nơi đưa về.
Trên đảo toàn nước phèn, đất cứng không cách gì trồng trọt được, Chấn phải tháo gỡ đồng hồ, mắt kiếng, nhẫn vàng, đổi lấy nước ngọt, thức ăn sống qua ngày. Mỗi tuần có một xe chở nước ngọt từ thị xã xuống, bán nước cho dân kinh tế mới. Sau một vài tuần, Chấn lanh lợi làm quen với anh chàng tài xế chở nước điều đình xin dấu Chấn trong xe chở Chấn trốn về tỉnh lỵ, đổi lấy vật dụng nhà cửa bàn tủ Chấn bỏ lại trên đảo.
Từ tỉnh lỵ Rạch Giá, Chấn lần mò về Sài Gòn, nương náu nhà người quen, gặp lại vợ con, bắt đầu tìm cách vượt biên. Năm 79 chính quyền cho phép người Hoa bán chính thức tổ chức đóng ghe rời Việt Nam. Trớ trêu thay, Chấn thuộc thành phần tư bản mại bản, có tên trong sổ đen, không được phép đóng góp vàng đi theo diện này, mà trong túi Chấn cũng không còn một chỉ vàng. Nhưng không hiểu Trời thương hay do một phép lạ nào đó, theo lời Chấn kể, mà một người đàn bà quen ở trại tù nhường cho một mối đi đã đầu tư nửa chừng, Chấn đã móc nối với bà con hai bên chịu chi vàng để lãnh trách nhiệm đưa con cháu họ cùng ra nước ngoài.
Chấn kể 80 người lênh đênh trên một chiếc ghe lớn, không đủ thức ăn nước uống, bị hải tặc cướp và phá ba máy hư hết hai, chỉ còn một máy lết đến Mã Lai, ngày đêm nước tràn vào thuyền, Chấn phải điều động thanh niên thay nhau tát nước biển. Tới Mã Lai, Mã Lai không nhận, đuổi thuyền ra khỏi, thuyền lại khập khiễng hai ngày đi thêm tới Indonesia, ở đây gặp quý nhơn muốn giúp với điều kiện thuyền phải chìm. Chấn bèn hô hào mọi người phá máy chọc lủng thuyền để thuyền chìm, thế là được đón vào đảo, rồi được đưa qua trại tị nạn.
Chấn không thuộc diện ngụy quân ngụy quyền, nên mãi 18 tháng sau gia đình mới được Mỹ nhận cho định cư theo diện nhân đạo. Thời huy hoàng đã qua, tứ cố vô thân trên đất Mỹ, tiếng Anh không thạo, người quen không có, tánh tình khẳng khái không muốn nhờ vào trợ cấp Xã Hội, vợ chồng Chấn nai lưng đi làm công cho đến ngày hôm nay, nuôi ba con ăn học thành tài có sự nghiệp nhà cửa vững vàng ở Oakland..
- "Mình chưa hề bao giờ có kinh nghiệm với Cộng Sản cho nên mới ra cớ sự", Chấn tâm sự, "lại quen chấp hành luật pháp, không dám tẩu tán tài sản, nên kết quả sự nghiệp nhà cửa tan nát, không có một chỉ vàng trong tay. May mà Trời còn thương, còn cho có cơ hội ra khỏi nước, không thì không biết giờ này ra sao."
- Bây giờ Việt Nam khác rồi, Sài Gòn Chợ Lớn giàu sang, xô bồ nhộn nhịp bằng năm bằng mười ngày xưa, sao Chấn không về chơi một chuyến cho biết. Đi không, mình bao tiền máy bay cùng về chung một chuyến"
Chấn lắc đầu ngao ngán: "Không bao giờ, còn ai ở đó nữa mà về. Ba má chết lâu rồi. Mấy bà chị an phận ở Phan Rang. Anh Tư ở Phú Quí cũng đã chết. Về thấy cái giàu sang phú quý đồ sộ của người ta mà xót xa nhớ tới cái tan nát thê thảm của mình sao" Thực ra tâm mình chưa có đủ rộng lượng để bỏ qua những cách đối đãi tàn ác của họ với mình trước kia. Muốn quên nhưng rất khó quên. Hai mươi lăm năm ở Mỹ, mình đã chẳng làm gì ra hồn. Có học 2 năm Accouting ở College, nhưng không lên cao được vì trở ngại nói tiếng Anh. Hải còn đi học lại, đi dạy, có lương cao, mình làm tạp nhạp đổi hãng ba bốn phen, không có tiền hưu. Hãng đổi qua Texas, nên xin về hưu sớm, vì sớm nên lãnh Socia Security bị trừ 20%, tính ra hai vợ chồng chỉ đuợc 1100 một tháng, con cái phải bồi đắp thêm. Nhà này mình chỉ pay down, tụi con trả payments."
Mải nói chuyện nhìn lại đồng hồ đã hơn 12 giờ, Chấn đưa Hải đi ăn, dành trả tiền. Nói tiếng Quảng Đông hay Triều Châu gì đó xì xồ một lúc với một người quen gặp ở quán. Chấn nói Hải hôm nào thu xếp lên đây ở chơi lâu hơn, ngủ lại đêm nói chuyện cho đã. Hải cười, có công việc phải làm buổi chiều ở San Jose nên cực chẳng đã phải về gấp.
Lái xe về trong một tâm trạng vui buồn lẫn lộn khó tả. Sau những năm tháng lạc lõng mưu sinh xứ người, Hải như đánh mất quá khứ. Gặp Chấn lại, ôn chuyện cũ, như người thấy lại một phần quá khứ của đời mình. Chấn là hiện thân của quá khứ êm đềm những năm tháng giữa thập niên 50 ở Phan Rang, khi thành phố còn nguyên vẹn những nét đẹp đơn sơ yên ổn của một tỉnh nhỏ thời bình.
Phan Rang với nhà cửa ít ỏi, đường sá thưa thớt vắng vẻ xe cộ, những tàn cây me tây khổng lồ che mát các con đường nhỏ giữa bờ đê, chợ và đường Thống Nhất. Phan Rang với trừơng Nam hiền lành đơn sơ, Tòa tỉnh trưởng um tùm cây cối, nhà thờ Tấn Tài cũ kỹ giữa những cánh đồng lúa xanh bát ngát, con sông Dinh nước cạn và chiếc cầu thời Pháp để lại gầy guộc nhỏ xíu bắc ngang.
Chấn gợi lại những ngày đi học vô tư vui vẻ, những chiều ngồi quanh cây lim khổng lồ với thầy Mạnh ở sau trường, những ngày cả lớp trồng cà trồng ớt ở miếng vườn nhỏ bên hông lớp, ngày leo núi đá chồng ở Ninh Chữ, những kỷ niệm ngày thơ hồn nhiên của tuổi ấu thơ tỉnh nhỏ.
Ngoài Chấn ra, lớn lên ở Vietnam Hải cũng có nhiều bạn thân khác, bạn trung học, đại học, bạn võ nghệ, bạn thầy tu, bạn trong quân đội, bạn tù cải tạo... có người đã chết, có người thất lạc tông tích, có người ở xa, có người thỉnh thoảng gặp lại trong chốc lát, nhưng xét ra chỉ có Chấn là người mang lại cho Hải một ấn tượng mạnh hơn cả về tình bạn và tính vô thường của cuộc đời.
Muốn giảng cho Chấn nghe về "vô thường", "vô ngã", về 'bát phong chẳng động" trong đạo Phật, tức là được, mất, hơn, thua, chê, khen, thịnh, suy đều không mảy may tác động đến tâm, về chữ "xã" trong tứ vô lượng tâm, để Chấn buông xả tâm nuối tiếc quá khứ huy hoàng, để Chấn có một cách nhìn lạc quan hơn trong lúc cuối đời. Muốn nối lại tình bạn ấu thơ, ở gần gũi giao du thừơng xuyên hơn với Chấn cho bù lại những năm tháng trẻ trung xa cách, nhưng hoàn cảnh thực tế phũ phàng ngăn cản.
Cuộc đời như những dòng sông chảy muôn nẻo, mỗi ngừơi có một số phận riêng, chính Hải cũng sắp phải rời vùng vịnh để về hưu tại Nam Cali và biết đâu sẽ còn đI giang hồ nhiều nơi khác nữa. Chấn thì nhứt định ở lại Oakland, ăn ngày một bữa, chiều chiều tản bộ, không chơi bè bạn, không du lịch xa, an phận lủi thủi sống nốt cuộc đời lưu vong lạt lẽo, vô vị, tầm thường trong ngôi nhà cũ kỹ.
Công danh phú quý như giấc mộng Nam Kha. Tìm thấy hình bóng vỡ vụn của quá khứ huy hoàng chỉ là thỉnh thoảng trong giấc mơ.

Phạm Hoàng Chương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,313,087
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.