Hôm nay,  

Chú Cả

20/04/200500:00:00(Xem: 113594)
Người viết: TRỌNG ĐẠT
Bài số 727-1306-75-vb7-041605

Tác giả Trọng Đạt cư trú tại Texas, đã xuất bản một số sách sáng tác và biên khảo văn học, thường “góp bài cho vui” với giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ức về một người chú của ông một đời hai lần bỏ vợ bỏ con chạy cộng sản. Ông chú vào Mỹ được mười mấy năm thì bị bệnh, mất giữa một mùa đông giá lạnh tại một tiểu bang nhỏ ở miền trung nước Mỹ.
*

Chúù Cả ở cách nhà tôi chừng hai ba thửa vườn hàng xóm, chú hay đến nhà chơi với thầy tôi luôn, chú và thầy tôi vừa là anh em họ mà cũng là đôi bạn thân. Hai ba ngày chú lại sang chơi, có khi chú sang hàng ngày. Chú với thầy tôi thân nhau lắm, hôm nào cũng chè Tầu, thuốc lào hay đánh chén với nhau. . chú thích món "mộc tồn", chú làm rựa mận, món sáo, dồi, lòng . .ngon không chê vào đâu được vì thế mà thầy tôi với chú tương đắc lắm. Nhưng mẹ tôi lại không thích chú, mỗi lần thấy chú sang mẹ tôi lại lườm nguýt bảo:
-Cái ông này mười voi không được bát nước sáo!
Khi nghe tiếng chó sủa gâu gâu ầm ĩ chúng tôi biết ngay chú sang chơi, mẹ tôi thường nói:
-Chú Cả thích ăn thịt chó nên chó nó ghét nó sủa!
Mà thật vậy, mỗi lần chú vừa vào đến sân là con Vện, con Vá, con Mực. . xúm nhau lại sủa gâu gâu, chúng tôi phải lấy gậy đánh đuổi mãi mới được, đuổi chó xong chúng tôi cứ tủm tỉm cười khiến chú tức giận quát ầm lên:
-Chúng mày cười cái gì hả"
Chú và thầy tôi ngày càng thân thiết như bóng với hình, mẹ tôi khó chịu quá cho rằng chú cứ rủ rê thầy tôi mãi bèn lên tiếng phản đối, tôi thấy có lần mẹ tôi lời qua tiếng lại với chú và từ đấy không thấy chú sang chơi. Ít lâu sau nghe nói chú đang ra sức trồng cải bắp, chú bảo cải bắp bán lãi to lắm, nhiều tiền lắm, chú nuôi mộng làm giầu và ra sức trồng trọt. Hễ nói đến chú, mẹ tôi và các chú bác trong họ thường bảo:
-Mười voi không được bát nước sáo!
Người ta không tin chú có thể làm giầu. Mấy năm trôi qua nhanh thật, tôi đã lên lớp nhì, lâu lâu mới thấy chú Cả sang chơi nghe nói chú làm hương sư dạy học ở một làng gần đây, thấm thoắt thời gian lại trôi qua, tôi đã lên lớp nhất học ở làng bên, Việt minh về tiếp thu Hà Đông, Hà Nội đã được mấy tháng qua, làng tôi thuộc tỉnh Hà Đông.
Một hôm tôi nghe thầy mẹ nói chuyện về chú Cả, nghe nói chú và bác Năm cũng làm nghề hương sư đã rủ nhau xuống Hải Phòng để vào Nam, thím Cả và bác Năm gái vẫn còn ở làng, tôi cũng nghe nói chắc là họ đi dò đường chơi chứ vợ con còn ở đây thì đi Nam sao đành.
Nhà giầu trong làng đã lục đục ra đi, họ hàng bên nội tôi cũng đã lần lượt đi Nam, Quận Đội Quốc Gia và Quân Đội Pháp vẫn còn đóng ở Hải Phòng, độ bốn năm tháng nữa họ mới vào Nam vì thời hạn rút lui là ba trăm ngày kể từ khi ký Hiệp Định Genève, thầy mẹ tôi cuối cùng cũng phải quyết định ra đi vì thấy Việt Minh ngày một gớm ghiếc, họ tỏ thái độ căm hờn địa chủ ra mặt, sưu cao thuế nặng è cổ, chính phủ muốn triệt hạ tận gốc bọn địa chủ, vả lại họ nội đã đi Nam nhiều lắm rồi.
Chú Cả đi được mấy tháng thì gia đình tôi cũng trốn đi, cả nhà tôi xuống được Hải Phòng bình an, tôi nghe anh chị tôi nói tháng trước chú Cả và bác Năm có nhờ anh chị tôi nói với thím Cả, bác Năm gái đi Hải Phòng và cũng nhờ anh chị tôi lo giùm giấy thông hành giả để đi từ Hà Nội xuống Hải Phòng.
Chúng tôi ở Hải Phòng một tháng thì lên đường vào Nam bằng tầu thủy Mỹ, tôi nhớ đó là tầu Marine Adder. Đến Sài Gòn chính phủ phát tiền cho mỗi người tám trăm đồng rồi đưa đi trại dư cư. Nhà tôi được đưa tới trại di cư bên kia cầu Nhị Thiên Đường, thuộc khu vực của Bình Xuyên. Đây là một căn nhà gỗ khổng lồ nghe nói xưa là kho thóc của quân Nhật. Chú bác trong họ, người làng tìm đến thăm gia đình tôi, họ nói chú Cả làm đơn xin vào yết kiến Thủ Tướng chính phủ để hiến kế, người ta đồng ý và mời chú vào dinh, hôm ấy một ông bộ trưởng đại diện Thủ Tướng tiếp chú tại dinh, ông nói Thủ Tướng bận việc nên cử ông làm đại diện, chú Cả bèn trình bầy kế hoạch:
-Thưa ông bộ trưởng, mình phải ở thế công mới thắng được địch, ở thế thủ chắc sẽ thua!
Rồi chú đem truyệân Tam Quốc Chí, Đông Chu Liệt Quốc. . ra để dẫn chứng cho lý luận của mình! Ông bộ trưởng nghe xong đáp:
-Thưa ngài! tôi sẽ xin đạo đạt ý kiến của ngài lên Thủ Tướng!!.
Chúng tôi ở trại được ít ngày thì chú Cả hỏi thăm được chỗ ở của gia đình tôi và đến chơi. Câu chuyện thật là ròn rã kể sao cho siết, khi ấy tôi nghe anh chị tôi, mẹ tôi nói cho chú biết nhà tôi không giúp được chú, không đưa được thím Cả và các em đi, nghe nói phần vì thím không chịu đi, phần vì không lo được giấy thông hành gì đó.


Nghe tin sét đánh, chú bèn biến sắc mặt, tôi thấy đôi mắt chú bỗng đỏ ngầu vì đau đớn, tôi thấy những tia gân đỏ như máu chạy từ con ngươi ra trông y như lá cờ hải quân Nhật, chú gục đầu một lúc rồi ngước mắt lên yên lặng nhìn mẹ tôi, anh chị tôi. Thế là hết hy vọng, từ nay chú sẽ vĩnh viễn xa vợ xa con. Nếu chú muốn về lại làng cũ với thím thì cũng còn kịp chán vì thời hạn vào Nam ra Bắc vẫn còn, chú có thể lên Ủy Hội Quốc Tế xin đi tầu Ba Lan ra Bắc, nhưng chúng tôi biết không đời nào chú chịu trở về, thà bỏ vợ con ở lại chứ chú không chịu đội trời chung với Việt Minh. Đến nay đã gần nửa thế kỷ qua tôi vẫn không thể nào quên được hình ảnh đôi mắt chú, tôi như trông thấy tất cả nỗi khổ đau không cùng của chú trong hai con mắt đỏ ngầu đầy gân máu y như những tia lửa ấy, tôi cũng không quên được sự thất vọng ê chề trên khuôn mặt chú.
Nhà tôi ở khu Vực Bình Xuyên được vài tháng thì sảy ra chiến tranh giữa Quân đội Quốc Gia và đảng cướp Bình Xuyên nên phải bồng bế nhau chạy loạn tới Gia Định, nhiều nhà bên họ nội cũng dọn lên đây ở gần nhau cho vui và cũng để thăm hỏi nhau, chú Cả cũng ở gần nhà tôi, thỉnh thoảng chú vẫn sang chơi.
Mấy năm sau, tôi học đệ lục, đệ ngũ thì chú Cả lấy vợ khác, chú có đưa thím lại nhà thăm hỏi chúng tôi, nghe nói thím có vốn, hai vợ chồng khuếch trương làm nghề dệt. Chú vay thêm tiền để làm ăn lớn, chú vẫn nuôi mộng làm giầu.
Tôi lên đại học, thầy tôi mất, nhà tôi di cư sau cùng không đem được gì nên túng bấn lắm, chú bác giúp đỡ chôn cất thầy tôi xong chú Cả đại diện họ hàng bảo chúng tôi:
-Này! Tao với các chú các bác lo chôn cất cho thầy chúng mày như thế cũng là tươm tất rồi đấy nhá!
Chẳng bao lâu nghe tin chú Cả làm ăn thua lỗ, ngành dệt thủ công bị phá sản vì máy móc cạnh tranh, bao nhiêu vốn liếng của chú thím đi đời nhà ma hết, còn nợ nần đầm đìa ra nữa! Khi ấy người ta lại nói:
-Cái ông này hỏng! đúng là mười voi không được bát nước sáo!
Ít lâu sau chú thím dọïn ra ở Phú Quốc làm ăn, nghe nói trồng trọt, chăn nuôi, và từ đấy chúng tôi không nghe ai nói gì về chú nữa.
Năm sáu năm sau, tôi bỏ nghề dạy học vào học trường Hành Chánh của chính phủ, khi ấy chú Cả lại tái xuất giang hồ! Chú ở Phú Quốc về thăm họ hàng bà con, bây giờ nghe nói chú làm ăn phát tài lắm, có vườn tược, chú về thăm họ hàng và trang trải tất cả nợ nần ngày trước, chú gửi con trai cho trọ học tại Sài Gòn. Bây giờ chú lại huyênh hoang như xưa nhưng không ai chê chú được nữa vì nay chú ngon lành rồi!. Từ đấy cũng ít thấy chú về Sài Gòn nhưng thỉnh thoảng thím đưa các em về thăm họ hàng.
Chiến tranh ngày càng mở rộng cho đến ngày ký Hiệp Định Ba Lê cuối năm 1972 mới êm êm được một tí, lợi dụng lúc Mỹ rút quân bỏ miền Nam, hai năm sau Cộng Sản sua đại quân vào nuốt trọn hết . . Dân Sà-Goòng ai nấy bàng hoàng, hồn lạc phách siêu vì khi mở mắt ra họ bỗng thấy Cộng quân đã tràn ngập khắp phố phường. Thấm thoắt đã hai mươi năm qua, mới ngày nào tôi cùng bọn trẻ lên đê đón các anh bộ đội trở về sau chiến thắng Điện Biên, họ qua làng tôi để về tiếp thu Hà Đông, Hà Nội, thế mà bây giờ lại thấy các anh bộ đội, lại cờ đỏ sao vàng, cũng lại Hồ Chủ Tịt. . . Hai mươi năm trôi qua đánh vù một cái. .
Thời giờ thấm thoắt thoi đưa
Nó đi đi mất có chờ đợi ai.
Sau 30 tháng 4 mấy ngày tôi đi ngang qua dinh Độc Lập tưởng như đang trải qua giấc mơ Trang Sinh Hồ Điệp, không biết mình hoá ra bướm hay bướm hóa ra mình, không biết mình tỉnh hay mơ. mới ngày nào Tổng Thống, Chính Phủ hội họp, làm việc tại đây . .thế mà bây giờ nó đã hoàn toàn lột xác, chỉ thấy toàn là cờ đỏ, khẩu hiệu. . và bức hình “Bác” vĩ đại.
Hồi xưa tôi thấy Bác ở trường làng hay ở ngoài đình, hồi ấy Bác gầy gò ốm yếu, má hóp, bên phải Bác có Mao Chủ Tịt, trán cao mập mạp, tươi cười, bên trái Bác có đồng chí Ma Lăng Cốp, Chủ Tịt nước Liên Sô, hai mắt gườm gườm . . Nay Bác ngồi một mình không có Mao Chủ Tịt và đồng chí Ma Lăng Cốp ngồi cạnh như xưa. Bác mập mạp béo tốt hơn xưa nhiều, phía dưới bức hình có một cái băng đỏ chữ vàng thật dài và to đề: “Hồ Chủ Tịch Vĩ Đại Sống Mãi...” Thế là tôi lại gặp Bác sau hai mươi năm xa cách, Bác ngồi trên cao nhìn tôi bằng cặp mắt hóm hỉnh như muốn bảo tôi: - Quả đất tròn, chúng ta lại gặp nhau!
Thế rồi một buổi chiều, mẹ tôi cười cười bảo:
-Chú Cả lại bỏ vợ con chạy đi Mỹ rồi! Hồi xưa di cư đã bỏ vợ con chạy, nay lại bỏ vợ con chạy nữa!
Số là khoảng giữa tháng tư thím đưa các em về Sài Gòn thăm bà con và có chút công chuyện gì đấy, rồi tình hình biến chuyển nhanh quá thím không về nhà kịp. Khi ấy chú Cả đang ở Phú Quốc đợi mãi không thấy thím về, Sài Gòn vừa thất thủ xong, chú sợ quá theo mấy người bạn nhẩy lên tầu chạy. Hễ Hồ Chủ Tịt đến đâu là chú chạy đến đấy, bất kể vợ con, gia tài, quê cha đất tổ. . .
Mấy năm sau 1975, chú có liên lạc trợ cấp và làm giấy tờ bảo lãnh cho gia đình. Chú Cả vào Mỹ được mười mấy năm thì bị bệnh, mất giữa một mùa đông giá lạnh tại một tiểu bang nhỏ ở miền trung nước Mỹ. Một cái chết cô đơn, trống trải, xa vợ, xa con nhưng chú được toại nguyện: Chú không phải đội trời chung với những kẻ mà chú ghét cay ghét đắng.

Trọng Đạt

Ý kiến bạn đọc
02/06/201916:35:51
Khách
Chú Cả lấy cô trong họ tôi là cô Hồi, có ba người con. Khi còn ở VN tôi có ra Phú Quốc thăm cô chú.
Cuộc sống trên đảo cũng bình thường, có vườn rộng sau nhà, nhưng bỏ hoang chả trồng trọt gì được. Tệ hơn đời sống của dân canh nông miền Tây rất nhiều, không thể nói là khá giả hay thành công. Chỉ có điều cô chú rất hào sảng và qúy mến họ hàng.
Tôi còn nhớ khi gia đình cô tới Houston, các anh chị em chúng tôi thăm cô. Cô nhìn tôi và nhớ tới người con trai của cô. Cô nói kể tôi nghe y cũng như chú cả thích…nhậu.
06/06/201804:28:43
Khách
quê tác giã cùng quê với mẹ tôi ..... ngày còn nhỏ , ỡ VN thường nghe mẹ tôi kễ về tĩnh Hà Đông , về ông bà Ngoại tôi và các bác , dì và dòng họ bên Mẹ ( mẹ tôi di cư vào Nam khi còn nhõ, 1mình với gia đình bà cô ) tôi rất hãnh diện về họ cũa mẹ tôi , họ An ( ông ngoại tôi tên An VT ) kg biết họ của ông ngoại tôi có dòng máu gì với vua An Duong vương không nũa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,027,050
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến